Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
53,04 KB
Nội dung
NHỮNGĐỀCHUNGVỀDỰÁNĐẦUTƯVÀTHẨMĐỊNHDỰÁNĐẦUTƯ I. DỰÁNĐẦUTƯVÀTHẨMĐỊNHDỰÁNĐẦU TƯ. 1. Dựánđầu tư. 1.1. Khái niệm vềdựánđầu tư. a. Khái niệm. Hoạt động đầutư là một hoạt động cần lượng vốn lớn, thời gian tiến hành đầutư cũng như vận hành kết quả đầutư kéo dài và mang tính rủi ro cao. Mặt khác, hoạt động đầutư vừa phải mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầutư vừa phải phù hộp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để tiến hành một công cuộc đầutư phải có sự chuẩn bị hết sức nghiêm túc. Sự chuẩn bị đó biểu hiện bằng việc nghiên cứu, soạn thảo các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm tiến hành hoạt động đầu tư. Kết quả của việc nghiên cứu và soạn thảo đó được thể hiện qua dự án. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mọi công cuộc đầutư đều phải tiến hành theo dự án. Dựánđầutư được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau: * Trên góc độ quản lý: Dựánđầutư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính trong một thời gian dài. * Về mặt hình thức: Dựánđầutư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầutư phát triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai lâu dài. * Trên góc độ kế hoạch hoá: Dựánđầutư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của mỗi công cuộc đầutư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết địnhđầutưvà tài trợ. Dựánđầutư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất, là khâu đầu tiên trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. * Về mặt nội dung: Dựánđầutư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Mặc dùdựánđầutư được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể khái quát bản chất và hình thức một dựánđầu tư. Về bản chất, dựánđầutư là tập hợp nhữngđề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Về hình thức trình bày, dựánđầutư là tài liệu do chủ đầu chịu trách nhiệm lập, trong đó có thể hiên một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện và toàn bộ nội dung các vấn đề có liên quan đến công trình đầu tư. Nhằm giúp cho việc ra quyết địnhđầutư được đúng đắn và bảo đảm hiệu quả của vốn đầu tư. Tóm lại, dựánđầutư bao gồm 4 phần chính: -Mục tiêu của dư án; -Các kết quả; -Các hoạt động; -Các nhuồn lực. Trong 4 thành phần trên thì kết quả chính là thành phần đánh dấu tiến độ của dự án. Kết quả có thể được biểu hiện dưới dạng kết quả tài chính, kết quả kinh tế và kết quả xã hội. Kết quả tài chính là các lợi ích về tài chính thu được từdựán biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá thị trường. Kết quả kinh tế là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá kinh tế. Giá kinh tế là giá trị chi phí các nguồn lực hoặc các khoản thu nhập từdựán xét trên góc độ chung của quốc gia. Kết quả xã hội là kết quả được biểu hiện dưới dạng các lợi ích xã hội (trình độ dân trí, khả năng phòng chống bệnh tật, bảo đảm môi trường .) kết quả này biểu hiện rất phong phú và thường không thể đo lường một cách chính xác. b.Vai trò của dựánđầu tư. Dựánđầutư có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với chủ đầutư mà còn đối với Nhà nước và các bên liên quan. Cụ thể là: * Dựán là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư. * Dựán là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra qua trình thực hiện đầu tư. * Dựán là cơ sở quan trọng để thuyết phục các tổ chức tài chính, tín dụng cho vay vốn để tiến hành đầu tư. * Dựán là căn cứ quan trọng để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những tồn tại vànhững vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình. * Dựán là một trong những cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh đầu tư. Riêng đối với chủ đầu tư, dựán còn là cơ sở để: xin phép được đầu tư, xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, xin hưởng các ưu đãi vềđầu tư, xin gia nhập khu chế xuất-khu công nghiệp . c. Yêu cầu cơ bản của dự án. Với vai trò quan trọng của mình, dựánđầutư khi được soạn thảo phải đảm bảo những tính chất sau: * Tính khoa học, được thể hiện: -Thông tin, số liệu phải đảm bảo trung thực; - Hình thức phải đảm bảo rõ ràng sạch đẹp; - Phương pháp lý giải phải đảm bảo tính logic và chặt chẽ giữa các nội dung đã nêu trong dự án; - Phương pháp tính toán phải đảm bảo sự chính xác. * Tính thực tiễn: Các nội dung của dựán phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầutư (về thời gian và không gian). * Tính thống nhất: Được thể hiện từnhững bước tiến hành đến nội dung, hình thức, cách trình bày của dựán cần tuân thủ những qui địnhchung mang tính quốc tế. 2.2. Nội dung của dựánđầutư Một dựánđầutư thông thường bao gồm những nội dung chính sau đây: * Một là: Các căn cứ lập dự án, sự cần thiết phải đầutư xây dựng dự án. Cần nêu căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn của toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện toàn bộ dự án. * Hai là: Nghiên cứu về thị trường của dự án. Cần đề cập đến các vấn đề: - Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh theo dựán - Các luận cứ về thị trườngđối với sản phẩm được lựa chọn. - Dự báo nhu cầu hiện tại, tương lai của sản phẩm, dịch vụ đó. - Xác định nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu đó. - Xem xét, xây dựng mạng lưới để tổ chức tiêu thụ sản phẩm của dự án. * Ba là: Nghiên cứu về phương diện kỹ thuật - công nghệ của dựán theo các nội dung chủ yếu sau. - Xác định địa điểm xây dựng dự án. - Xác định qui mô chương trình sản xuất. - Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nguồn và phương thức cung cấp - Lựa chọn công nghệ và thiết bị. *Bốn là: Nghiên cứuvề tổ chức quản trị dự án. Tuỳ theo từng dựán cụ thể để xác định mô hình tổ chức bộ máy cho thích hợp, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu nhân lực. *Năm là: Nghiên cứu về phương diện tài chính của dự án. Cần giải quyết các nội dung chủ yếu sau: - Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn và nguồn tài trợ. - Đánh giá khả năng sinh lời của dự án. - Xác định khả năng hoàn vốn của dựán - Đánh giá mức độ rủi ro của dựán *Sáu là: Nghiên cứu mặt kinh tế - xã hội của dự án. Cần đánh giá so sánh giữa lợi ích do các dựán tạo ra mà cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực trên các mặt chủ yếu sau: - Khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách - Tạo công ăn việc làm - Nâng cao mức sống của nhân dân - Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ *Bảy là: Kết luận và kiến nghị. Thông qua các nội dung nghiên cứu trên cần kết luận tổng quát về khả năng thực hiện của dự án, những khó nhăn vànhững thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với các tổ chức có liên quan đến dự án. 2.3. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dựánđầu tư. Để hình thành và vận hành một dựánđầutư phải trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn kế tiếp nhau được gọi là chu trình của dự án. Có nhiều cách phân chia, xem xét liên quan đến quá trình hình thành và quản lý dự án. Để phù hợp với yêu cầu của công tác chuẩn bị đầutưvà các hoạt động chủ yếu trong quá trình hình thành và quản lý vận hành dự án, có thể phân chia chu trình dựán thành các giai đoạn được mô tả theo sơ đồ sau đây: Nghiên cứu cơ hội đầutư Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi Thực hiện dựán Vận hành khai thác Đánh giá sau dựán Kết thúc dựán a. Nghiên cứu cơ hội đầu tư. Giai đoạn này có nhiều ý tưởng ban đầuvề dựa án được hình thành dựa trên cơ sở cảm tính trực quan hoặc là dựa trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển của vùng, khu vực hay của quốc gia. Kết thúc giai đoạn này có kết quả là một kế hoạch mang tính chỉ đạo về phương hướng đầutưvà hình thành tổ chức nghiên cứu. b. Nghiên cứu tiền khả thi. Là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dựánđầutư như vị trí, quy mô, thiết bị, công nghệ, nhu cầu về vốn cũng như tổ chức thực hiện dự án. Trong giai đoạn này, người ta cũng xác định chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả cơ bản của dựánđể làm cơ sở cho việc xem xét lựa chọn dự án. Kết quả của giai đoạn này làm cơ sở cho việc quyết định tiếp tục hoặc chấm dứt việc nghiên cứu dựán ở các bước tiếp theo. c. Nghiên cứu khả thi. Qua công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu tiền khả thi nếu thấy dựán có nhữngdấu hiệu khả quan theo các chỉ tiêu phân tích thì có thể nghiên cứu khả thi. Trong giai đoạn này cần phải nghiên cứu toàn diện và chi tiết các yếu tố của dự án. Ngoài ra trong giai đoạn này cần thực hiện một số nghiên cứu riêng như nghiên cứu địa chất, thuỷ văn, thị trường và các điều kiện pháp lý, chính sách. . .trong trường hợp các nghiên cứu này có tính chất quyết định đối với sự thành công của dựán hoặc điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án. Nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết có độ chính xác cao hơn giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Đây là cơ sở quyết địnhđầutưvà làm căn cứ để triển khai thực hiện dựán trên thực tế. d. Thực hiện dựánđầu tư. Giai đoạn này là giai đoạn biến các dựđịnhđầutư thành hiện thực nhằm đưa dựánvà hoạt động trong thực tế của đời sống kinh tế-xã hội. Giai đoạn này bao gồm một các loạt quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dựán vào vận hành khai thác. Nó bao gồm các công đoạn chính sau: - Thiết kế: Bao gồm tất cả các khâu khảo sát, tính toán, thiết kế và thực hiện các nội dung thiết kế trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Một số khâu thiết kế có thể thực hiện trong quá trình xây dựng. - Xây dựng: Gồm các khâu chuẩn bị mặt bằng (giải phóng mặt bằng), tổ chức đấu thầu, xây dựng, mua sắm và lắp đặt kết cấu, trang thiết bị đến khâu vận hành thử trước khi đưa vào vận hành chínhh thức. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng có liên quan chặt chẽ với việc đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến quản lý chi phí và tiến độ thực hiện của dựánvà cả hiệu quả đầu tư. e. Vận hành dựánđầu tư. Giai đoạn này kể từ khi đưa dựánđầutư vào hoạt động, khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động theo chức năng của dựánvà quản lý dựán theo các kế hoạch đã tính trước. Tuy nhiên, có một số dựán có thể vận hành và khai thác ngày cả trong thời đoạn thực hiện ( sử dụng từng phần, từng công đoạn). Một số dựán được chia thành các giai đoạn phát triển nên quá trình khai thác và sử dụng có thể tiến hành xen kẽ nhau. f. Đánh giá sau dự án. Thực chất của giai đoạn này là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của dựán trong giai đoạn vận hành và khai thác. Đánh giá trong giai đoạn này nhằm: - Hiệu chỉnh các thông số kinh tế-kỹ thuật để đảm bảo mức đã dự kiến trong nghiên cứu khả thi trên cơ sở phát hiện và tìm các biện pháp cần thiết để đảm bảo các thông số vận hành của dự án. - Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dựán hoặc điều chỉnh các yếu tố của dựán cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả của dự án. Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích tình hình vận hành khai thác dựánđể có quyết định đúng đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án. g. Kết thúc dự án. Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dựán như thanh toán công nợ, thành lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác. Trong công tác nghiên cứu soạn thảo một dựánđầu tư, các giai đoạn được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, tỷ mỷ nhưng không tránh được khỏi những sai xót. Do đó, chúng ta cần có một quy trình thẩmđịnh các dựánđầutư nhằm phát hiện và sửa chữa những sai xót đó đồng thời bổ sung thêm các biện pháp để đảm bảo tính khả thi cao cho việc thực hiện dựán 2. Khái niệm và sự cần thiết phải thẩmđịnhdựánđầu tư. 2.1. Khái niệm. Thẩmđịnhdựánđầutư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án. Từ đó ra quyết địnhđầutưvà cho phép đầu tư. Thẩmđịnhdựánđầutư nhằm phân tích và làm sáng tỏ về một loạt vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dựánđể đứng vững trong thời gian hoạt động, về quản lý dự án, góp phần đóng góp kinh tế của dựán vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. . .với các thông tin về bối cảnh các giả thiết sử dụng trong dựán này. Đồng thời đánh giá để xác định xem dựán có giúp cho đất nước những lợi ích về mặt kinh tế-xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào và liệu có đạt được mục tiêu về hiệu quả tài chính hay không để có thể mang lại lợi ích cho chủ đầutưvà các đơn vị và các tổ chức có liên quan khác. Thông thường, công tác thẩmđịnh các dựánvà chương trình đầutư thường xem xét ảnh hưởng của dựánvề mặt tài chính (ngân sách) kinh tế và phân phối thu nhập như là ba kết quả độc lập. Tuy nhiên, khía cạnh này của dựánđầutư thường liên quan chặt chẽ với nhau và xem xét như ba phần trong một thể thống nhất. Một điều kiện cần thiết trước khi một dựán có thể cho tác dụng phân phối lại thu nhập là tính khả thi về tài chính của dựán hoặc là dựántự hạch toán được hoặc là dựán có cơ chế phân bổ nguồn ngân sách cho dựán sao cho nó có khả năng vận hành một cách có hiệu quả nhất. Việc phân tích tài chính, kinh tế và xã hội của một dự còn phải được liên kết mật thiết với nhau, bởi vì cơ sở thông tin thu được sau mỗi giai đoạn thẩmđịnh có thể rất cần thiết để hoàn tất việc thẩmđịnh một khía cạnh khác của dự án. Thực chất của việc thẩmđịnhdựán là việc phân tích, đánh giá tính khả thi của dựán trên tất cả các phương diện: công nghệ, tài chính, kinh tế-xã hội. . . trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dựán một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩmđịnhdựán đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầutư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩmđịnh là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết địnhđầutưvà cho phép đầu tư. 2.2. Sự cần thiết phải thẩm địnhdựánđầutưThẩmđịnhdựánđầutư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Một Nhà nước luôn có trách nhiệm đảm bảo cho việc đầutư do mình tiến hành hoặc được mình cho phép tiến hành đóng góp vào lợi ích chung. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dựánđầu tư. Tất cả các dựánđầutư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy, trước khi ra quyết địnhđầutư hay cho phép đầutư các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần phải biết xem các dựán đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không ? Nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào ? Một dựánđầutưdù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo, vẫn có thể có những sai xót trong việc xác định mục tiêu, phạm vi hoạt động hay lựa chọn các giải pháp kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích và chi phí vốn còn mang tính chủ quan. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự án. Các nhà thẩmđịnh thường có cái nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dựán nhằm làm rõ phải chuẩn xác đánh giá tính đúng đắn hợp lý của dựán trên cơ sở phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan đến tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dựánđể đứng vững trong vòng đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng để xem xét phần đóng góp kinh tế của dựán vào sự tăng trưởng kinh tế và các lợi ích xã hội mà dựán đem lại. Mặt khác, khi soạn thảo dựán có thể có những sai xót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm trí có nhữngtừ ngữ sơ hở gây ra những tranh chấp giữa các đối tác tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư. Thẩmđịnhdựánđầutư sẽ phát hiện ra những sai xót đó và sửa chữa. Qua đó chúng ra thấy rằng, thẩmđịnhdựánđầutư là cần thiết và là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đầutư nhằm đem lại hiêụ quả cao cho dựánvà tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. 2.3. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của thẩmđịnhdựánđầu tư. 2 a. Mục đích của thẩmđịnhdựánđầu tư. Công tác thẩmđịnhdựánđầutư được tiến hành nhằm mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, lợi ích vật chất cho chủ đầutưvà các tổ chức khác có liên quan. Trên cơ sở thì mục đích của thẩmđịnhdựánđầutư được thể hiện như sau: * Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý của dựán được biểu hiện một cách tổng hợp (biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. * Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả của dựán được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. * Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩmđịnhdự án. Một dựán hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng đểdựán có tính khả thi. Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dựán như xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án. . . Ba mục đích trên cũng đồng thời là yêu cầu chung đối với mọi dựánđầu tư. Một dựán muốn được đầutư hoặc tài trợ vốn thì dựán phải đảm bảo được những yêu cầu trên. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thẩmđịnhdựán còn tuỳ thuộc vào chủ thể thẩmđịnhdự án. Có các chủ thể thẩmđịnhdựán khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi chức năng riêng mà các chủ thể thẩmđịnh thực hiện công tác thẩmđịnh của mình để đạt được mục đích mà minh muốn đạt được: - Các chủ đầutư trong và ngoài nước thẩmđịnhdựán khả thi để đưa ra các quyết địnhđầu tư. - Các định chế tài chính (Ngân hàng, Tổng cục Đầutư phát triển. . .) thẩmđịnhdựánđể ra quyết định tài trợ hoặc cho vay vốn. - Các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, các Bộ và các Cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố. . .) thẩmđịnhdựán khả thi để ra quyết định cho phép hoặc cấp giấy phép đầu tư. b. Ý nghĩa của thẩm địnhdựánđầutưThẩmđịnhdựánđầutư giúp cho các dựánđầutư khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn nhữngdựán mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và chủ đầutư cũng như các chủ thể có liên quan khác. Góp phần đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầutư có hiệu quả. ý nghĩa của thẩmđịnhdựánđầutư được thể hiện như sau: * Thẩmđịnhdựánđầutư giúp cho chủ đầutư có lựa chọn được phương ánđầutư tốt nhất. * Thẩmđịnhdựánđầutư giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dựán với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. * Thẩmđịnhdựánđầutư giúp cho việc xác địnhnhững cái lợi, cái hại của dựán trên các mặt khi đi vào hoạt động. Từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế được các mặt hạn chế. * Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác cho vay hoặc tài trợ cho dựánđầu tư. Qua thẩmđịnh giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. c. Yêu cầu của việc thẩmđịnhdự án. Thẩmđịnhdựán được tiến hành đối với tất cả các dựán thuộc thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước như: Ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi. . .và các dựánđầutư không sử dụng vốn Nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu của công tác thẩmđịnh đối với các dựán này cũng khác nhau. Theo Nghị định 42 CP ngày 16/7/1997 của thủ tướng Chính phủ thì tất cả các dựánđầutư có xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thẩmđịnhvề quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ và các khía cạnh khác của dự án. Đối với các dựánđầutư sử dụng vốn Nhà nước còn phải thẩmđịnhvề phương diện tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Đối với các dựán có sử dụng vốn ODA phải phù hợp với các quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế. 2.3. Các quan điểm đánh giá quyết địnhđầutư trong quá trình thẩmđịnhdự án. Một dựánđầutư có thể xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. [...]... được quyết định đúng đắn khi tham gia thực hiện dựán 2.5 Cơ sở và phương pháp thẩm địnhdựánđầutư a Cơ sở thẩm địnhDựánđầutư được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định khi hồ sơ của dựán được xem là đầy đủvà đúng thủ tục như sau: * Đơn xin đầutư * Ý kiến của cấp trực tiếp quản lý chủ đầutư * Bản dựán nghiên cứu tiền khả thi hoặc nghiên cứu khả thi hoặc các báo cáo đầutư đối với... toán các nghĩa vụ tài chính Đây có thể nói là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tổ chức cho vay vốn và các dựán có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép thực hiện dựán 5.2 Thẩmđịnhvề mặt tài chính của dựán a Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầutưvà tiến độ bỏ vốn Vốn đầutư xây lắp: xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dựánvà mức độ hợp lý của đơn giá được áp dụng Vốn đầu. .. tổng quát của dự án, do đó ở giai đoạn này khó có thể phát hiện ra những vấn đề cần bác bỏ của dựán hoặc những hạn chế của dựán cần được bổ sung hoặc sửa đổi Chỉ khi tiến hành thẩmđịnh chi tiết những vấn đề sai xót của dựán mới được phát hiện + Thẩmđịnh chi tiết Đây là bước được tiến hành sau thẩmđịnh tổng quát Việc thẩmđịnh này được tiến hành với từng nội dung của dự án, từ việc thẩmđịnh các điều... dựng Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của các loại dự án, nhu cầu xây dựng của các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật được xác định 3.6 Đánh giá về chương trình tiến độ thực hiện dựán Xem xét tiến độ thi công công trình và chương trình sản xuất của dựánđể có kiến nghị giúp dựán hoàn thành đúng kế hoạch 4 Thẩmđịnhvề tổ chức điều hành dự ánDự án. .. của dựán Cơ cấu vốn nội tệ hay ngoại tệ: Cần xác địnhđủ cơ cấu vốn đầutưvà chi phí sản xuất bằng ngoại tệ của dựánđể có cơ sở quy đổi tính toán hiệu quả của dựán Mặt khác, việc phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định nguồn ngoại tệ thích hợp đáp ứng nhu cầu của dựán d Thẩm tra và xác định doanh lợi của dựán Doanh lợi của dựán được xác định trên sở chi phí sản xuất giá bán sản... biết giá trị hiện thuần của cả đời dự án, là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại các khoản thu được trong tư ng lai và tổng số vốn đầutư ban đầu n 1 i =1 (1+ r ) NPV = ∑ Bi n i 1 i =1 (1+ r ) − ∑Ci i NPV >0 dựán có lợi nên đầutư NPV . NHỮNG ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Dự án đầu tư. 1.1. Khái niệm về dự án đầu tư. . cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. 2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là cần