quản lý băng tần tại các quốc gia trên thế giới, Nhóm đề tài đã nghiên cứu, đềxuất chính sách để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tầnphù hợp với điều kiện thực tế của
Trang 1BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI CÁC BĂNG TẦN ĐƯỢC
ĐỀ XUẤT PHÙ HỢP VỚI CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ.
ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu, định hướng, phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng”
Mã số: ĐTĐL-CN-01/16
Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trung tâm Kỹ thuật- Cục Tần số vô tuyến điện
Chủ nhiệm đề tài/dự án: Ths Đoàn Quang Hoan
Người chủ trì thực hiện nhánh đề tài
Lê Văn Tuấn
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Danh mục hình vẽ 6
Danh mục bảng biểu 7
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 8
I NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 10
1.1 Mở đầu 10
1.2 Nội dung khoa học công nghệ của chuyên đề cần giải quyết 11
1.3 Những công việc và quá trình thực hiện các nội dung nêu tại mục 1.2 .11
1.4 Các kết quả đạt được 11
1.5 Kết luận và kiến nghị 11
II TRÌNH BÀY BÁO CÁO 14
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 700 MHz TẠI VIỆT NAM 15
1.1 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổi công nghệ băng tần 700 MHz 15
1.1.1 Mỹ 15
1.1.2 Canada 21
1.1.3 Châu Âu 21
1.1.4 APT 24
1.1.5 Nhật Bản 26
1.1.6 Úc 29
Trang 31.1.7 Anh 301.1.8 Đánh giá 321.2 Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với các băng tần700MHz 371.2.1 Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quy hoạch băng tần 700 MHztại Việt Nam 371.2.2 Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quản lý và lộ trình chuyển đổicông nghệ băng tần 700 MHz tại Việt Nam 461.2.3 Đánh giá chung 521.3 Đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băngtần 700MHz 571.3.1 Đề xuất kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băngtần UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020 581.3.2 Cơ sở pháp lý để lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-806)MHz 591.3.3 Kết quả thực hiện quy hoạch kênh tần số theo thông tư 26/2013/TT-BTTTT và quyết định 80/QĐ-BTTTT 591.3.4 Đánh giá 611.3.5 Đề xuất nguyên tắc lập kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF giaiđoạn 2018-2020 621.3.6 Đề xuất ban hành kế hoạch chuyển đổi kênh tần số UHF (470-806)MHz giai đoạn 2018-2020 631.3.7 Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyềnhình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng
xa 671.3.8 Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH)đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa 721.3.9 Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-
Trang 4Kết luận 75CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆCTHỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 800 MHzTẠI VIỆT NAM 762.1 Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 800MHz tại Việt Nam 772.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyểnđổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 800 MHz 792.2.1 Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz 792.2.2 Hiện trạng sử dụng băng tần 800 MHz tại Việt Nam 802.2.3 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý đốivới băng tần 800 MHz 812.2.3.1 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lýchuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866-868 MHz 812.2.3.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách chuyểnđổi đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạt động ở băng tần 845-
851 MHz 84CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH,VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆCTHỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 900 MHzTẠI VIỆT NAM 893.1 Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần 900MHz tại Việt Nam 903.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyểnđổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz 933.2.1 Phương án quy hoạch lại băng tần 900 MHz 933.2.2 Hiện trạng sử dụng băng tần 900 MHz tại Việt Nam 943.2.3 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lýchuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 900 MHz 94
Trang 53.2.3.1 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanh nghiệp được nắm giữ ở băng tần
dưới 1 GHz 95
3.2.3.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3 100
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 1800 MHz TẠI VIỆT NAM 112
4.1 Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với hệ thống thông tin di động IMT (4G) trên băng tần 1800 MHz tại Việt Nam hiện nay 112
4.1.1 Xu hướng triển khai công nghệ di động băng rộng trên các băng tần 1800 MHz 112
4.1.2 Nhu cầu sử dụng thông tin di động băng rộng trong nước 112
4.1.3 Chính sách quản lý, quy hoạch tần số thúc đẩy phát triển công nghệ IMT trên băng tần 1800 MHz 113
4.1.4 Nhận xét 115
4.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz 116
4.2.1 Phương án quy hoạch lại băng tần 1800 MHz 116
4.2.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách quản lý chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tần 1800 MHz 117
4.2.3 Kết luận 138
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
Trang 6Danh mục hình vẽ
Hình 1: Phương pháp nghiên cứu của nhánh nghiên cứu số 8 10
Hình 2: Phân kênh tần số từ 746-806 MHz của Mỹ 16
Hình 3: Phương án quy hoạch băng tần 700MHz của APT (FDD và TDD) 25
Hình 4: Phân chia tần số đối với băng tần 700MHz 27
Hình 5: Triển khai băng tần 700MHz tại Nhật Bản theo quy hoạch APT (Band 28 của 3GPP) 28
Hình 6: Phân kênh tần số băng tần 470-790MHz của Anh 31
Hình 7: Quy hoạch sử dụng kênh tần số UHF (470 - 806 MHz) tại Việt Nam 42
Hình 8: Quy hoạch băng tần 850 MHz 78
Hình 9: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Châu Âu .79
Hình 10: Phương án quy hoạch lại băng tần 800 MHz theo phương án Bắc Mỹ .79
Hình 11: Phương án quy hoạch băng tần 850 MHz cho các hệ thống viba STLs, SOBs tại Austraylia 85
Hình 12: Một số thiết bị SOBs và các băng tần hoạt động 86
Hình 13: Một phương án quy hoạch băng tần 800 MHz của Việt Nam 87
Trang 7Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Kế hoạch triển khai của 03 nhà khai thác băng tần 700MHz tại Nhật Bản 28 Bảng 2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng phương thức thu xem truyền hình 56 Bảng 3 Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình UHF (470-806)MHz 63 Bảng 4 Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh vùng núi, có địa hình khó khăn, hiểm trở 68 Bảng 5 Kinh phí duy trì hoạt động của các trạm phát lại hàng năm 69 Bảng 6: Tỷ lệ thu xem truyền hình qua các phương thức khác nhau tại Việt Nam năm 2016 71
Bảng 7: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng băng tần cho RFID tại một số quốcgia trên thế giới 82Bảng 8: Bảng thống kê băng tần hoạt động của RFID theo ứng dụng 82
Trang 8Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Từ ngữ viết
tắt
Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
GSM Global System for Mobile
communication
Hệ thống thông tin di độngtoàn cầu (2G)
Telecommunication System
Hệ thống thông tin di độngtoàn cầu thế hệ thứ 3(3G)LTE Long-Term Evolution Hệ thống thông tin di động
thế hệ thứ 4 (4G)LTE-Adv LTE-Advanced Hệ thống thông tin di động
thế hệ thứ 4 – nâng cao
Telecommunications
Hệ thống thông tin di độngquốc tế
ISED Innovation, Science and
Economic Development
Bộ Khoa học và phát triểnkinh tế Canada
FCC The Federal Communications
Commission
Ủy ban liên lạc liên bang
OFCOM The Office of Communications Văn phòng truyền thôngNTIA National Telecommunication
and Information Administration
Cục Quản lý thông tin vàviễn thông quốc gia
RSM Radio Spectrum Management Quản lý phổ tần số vô tuyến
điệnARCEP The Autorité de Régulation des
APT Asia-Pacific Telecomunity Cộng đồng viễn thông khu
vực Châu Á – Thái BìnhDương
LVM Ministry of Transport and
Communications
Bộ Giao thông và Truyềnthông
DTT Digital Terrestrial Television Truyền hình số mặt đất
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo
mãGSM Global system for mobile
communications
Hệ thống viễn thông di độngtoàn cầu
FDD Frequency Division Duplex Song công phân chia theo tần
Trang 9sốTDD Time Division Duplex Song công phân chia theo
thời gianITU International
Telecommunications Union
Liên minh viễn thông quốc tế
SRDs Short Range Devices Thiết bị cự ly ngắn
ARNS Aeronautical Radio Navigation
Services
Dịch vụ vô tuyến dẫn đườnghàng không
Trang 10I NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 1.1 Mở đầu
Nhánh nghiên cứu số 8 thực hiện nội dung nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả lộ trình phân bổ lại các băng tần được đề xuất phù hợp với chuyển đổi công nghệ”, thuộc một trong 9 nhánh nghiên cứu của Đề tài nhà nước mã số
ĐTĐL-CN-01/16 về “Nghiên cứu định hướng, phân bổ lại các băng tần
700/800/900/1800MHz đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng”
Nội dung nghiên cứu chính của nhóm nghiên cứu là căn cứ trên hiện trạng
sử dụng, xu hướng sử dụng công nghệ (nội dung nghiên cứu của nhánh số 1),định hướng quy hoạch, phương án phân bổ các băng tần 700/800/900/1800 MHz(nội dung nghiên cứu của nhánh số 2) để đề xuất, kiến nghị các chính sách, vănbản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả lộ trìnhphân bổ lại các băng tần
Phương pháp nghiên cứu của nhánh đề tài được thể hiện như hình dướiđây:
Hình 1: Phương pháp nghiên cứu của nhánh nghiên cứu số 8
Trang 111.2 Nội dung khoa học công nghệ của chuyên đề cần giải quyết
Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả lộ trình phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz phù hợp với xu hướng sử dụng và chuyển đổi công nghệ tạiViệt Nam
1.3 Những công việc và quá trình thực hiện các nội dung nêu tại mục 1.2
Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băng tần700/800/900/1800 MHz
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý, lộ trình chuyển đổicông nghệ các băng tần 700/800/900/1800 MHz
Đề xuất chính sách quản lý thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệuquả băng tần 700/800/900/1800 MHz
1.4 Các kết quả đạt được
Trên cở sở nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với băngtần 700/800/900/1800 MHz tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu chỉ ra các vấn đềcòn tồn tại cần nghiên cứu, giải quyết khi thực hiện chuyển đổi công nghệ
Nhóm nghiên cứu tìm hiểu các thông tin, nghiên cứu kinh nghiệm của cácquốc gia trên thế giới đã tiến hành quy hoạch lại băng tần 700/800/900/1800MHz và rút ra các bài học kinh nghiệm và phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quy hoạch, xu hướng sử dụng công nghệ, địnhhướng quy hoạch các băng tần 700/800/900/1800 MHz và các bài học kinh nghiệm
từ các quốc gia trên thế giới, nhóm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các chính sáchquản lý tần số, chính sách về chuyển đổi công nghệ để áp dụng tại Việt Nam
1.5 Kết luận và kiến nghị
Kết luận:
Từ nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng các băng tần 700/800/900/1800
Trang 12quản lý băng tần tại các quốc gia trên thế giới, Nhóm đề tài đã nghiên cứu, đềxuất chính sách để thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, sử dụng hiệu quả băng tầnphù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam đối với từng băng tần cụ thể.
Đối với băng tần 700 MHz, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm chính sáchlớn:
- Đề xuất chính sách và lộ trình thực hiện chuyển đổi kênh tần số truyềnhình mặt đất băng tần 470-806 MHz giai đoạn 2014 – 2017 và 2018 – 2020 phùhợp với quy hoạch tần số đã nêu tại Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT;
- Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền hình
số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH) đốivới địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg
Đối với băng tần 800 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sáchnhư sau:
- Chính sách quản lý chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần866-868 MHz;
- Chính sách chuyển đổi đối với hệ thống viba truyền dẫn phát thanh hoạtđộng ở băng tần 845-851 MHz
Đối với băng tần 900 MHz, nhóm nghiên cứu và đề xuất 2 nhóm chính sáchnhư sau:
- Chính sách quản lý giới hạn số lượng phổ tần tối đa mà mỗi doanhnghiệp được nắm giữ ở băng tần dưới 1 GHz;
- Chính sách quản lý, chuyển đổi công nghệ di động thế hệ 2, thế hệ 3
Đối với băng tần 1800 MHz, Nhóm đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
về xu hướng kéo dài thời gian sử dụng đối với băng tần di động Bên cạnh đó,Nhóm phân tích tổng thể thị trường di động Việt Nam với những mục tiêu, tiêuchí quản lý thì việc tiếp tục gia hạn giấy phép khi giấy phép hết hạn là phù hợpvới Việt Nam Trên cơ sở đó, Nhóm đề xuất việc xem xét gia hạn giấy phép tạo
sự linh hoạt trong chính sách cấp phép đối với các giấy phép sử dụng băng tần
Trang 13đã cấp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nâng cao chấtlượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng phổ tần, đảm bảo hài hòa lợi ích của toàn xãhội.
Kiến nghị:
Trong bối cảnh các công nghệ viễn thông di động phát triển rất nhanh và như
là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, yêu cầuquy hoạch lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đặt ra đối với các quốc gia trênthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để đáp ứng sự phát triển đó là rất cấpthiết Trên cơ sở nghiên cứu các hiện trạng chính sách, kinh nghiệm quốc tế, Nhómnghiên cứu số 8 đã nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp chính sách để thúc đẩyviệc chuyển đổi công nghệ phù hợp với thực tế Việt Nam Nhóm nghiên cứu đềxuất sớm áp dụng các giải pháp chính sách này vào thực tế để sớm định hướng việc
sử dụng tần số, thúc đẩy công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ viễnthông di động trong băng tần 700/800/900/1800 MHz và mang lại lợi ích lâu dàicho kinh tế - xã hội
Chủ nhiệm đề tài/dự án Đại diện CQ chủ trì
(ký và ghi rõ họ và tên) (ký tên và đóng dấu)
Trang 14II TRÌNH BÀY BÁO CÁO
Trang 15CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI BĂNG TẦN 700 MHz TẠI VIỆT NAM
1.1 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản
lý và lộ trình chuyển đổi công nghệ băng tần 700 MHz
Theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia của Việt Nam, saunăm 2020, băng tần 700MHz sẽ được giải phóng để sử dụng cho thông tin diđộng IMT Vì vậy, để giải phóng được băng tần này, cơ quản quản lý cần xemxét đến các vấn đề liên quan nhằm đề xuất các chính sách phù hợp để thúc đẩyviệc chuyển đổi về công nghệ từ việc truyền hình sang thông tin di động, đảmbảo được trách nhiệm, quyền lợi của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đangtriển khai các hệ thống vô tuyến tại băng tần này
Nội dung của phần này sẽ đưa ra nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạchchuyển đổi công nghệ và các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình giải phóngbăng tần 700MHz tại các nước Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể xem xét một sốkinh nghiệm để áp dụng thực tiễn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội của Việt Nam
1.1.1 Mỹ
Theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Mỹ ban hành tháng 5/2013,băng tần từ 700 MHz (cụ thể từ 698-763MHz và 775-793 MHz được phân chiacho nghiệp vụ Cố định, Di động, Quảng bá là nghiệp vụ chính, đoạn 763-775MHz và 793- 805 MHz được phân chia cho nghiệp vụ CỐ ĐỊNH, DI ĐỘNG
và nghiệp vụ an ninh công cộng
Tại Mỹ, phân kênh tần số tại băng tần 700MHz gồm các kênh tần số từ 52
Trang 16dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, đặc biệt là các kênh UHF từ 52 tới
69
Mỹ bắt đầu triển khai số hóa truyền hình mặt đất vào năm 2005, tất cả cácđài truyền hình được yêu cầu chuyển đổi về kênh tần số từ 2 tới 51 theo lộtruyền hình số hóa truyền hình mặt đất Việc phân bổ lại tần số được diễn ra mộtcách liên tục, kênh tần số từ 52 đến 59 (698-746 MHz) được sử dụng nhiều hơncho truyền hình tương tự và số so với kênh 60 đến kênh 69 thuộc băng tần800MHz (hầu như không được sử dụng do vùng phủ sóng nhỏ hơn)
Hình 2: Phân kênh tần số từ 746-806 MHz của Mỹ
Theo Luật chuyển đổi số và an ninh công cộng ban hành năm 2005 của
Mỹ, các trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (trạm chính) sẽ ngừng hoạtđộng kể từ ngày 17/02/2009 Để hỗ trợ người dân, một ủy ban hỗ trợ đầu thu
Trang 17truyền hình số mặt đất được thành lập Tuy nhiên, việc ngừng phát sóng truyềnhình tương tự mặt đất tại Mỹ gặp một số khó khăn nhất định, số lượng hộ giađình cần được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất của Chính phủ vượt quá sốlượng dự kiến ban đầu Vì vậy, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tựmặt đất tại Mỹ đã được lùi tới tháng 12/6/2009, các trạm phát sóng chính truyềnhình tương tự mặt đất mới chính thức ngừng phát sóng Tại thời điểm ngừngphát sóng truyền hình tương tự mặt đất ban đầu vào ngày 17/2/2009, 641 trạmphát sóng (chiếm 36% trạm phát sóng chính) được chuyển đổi sang phát sóngtruyền hình số số mặt đất.
Câu hỏi đặt ra ở đây là sau khi Mỹ hoàn thành việc chuyển đổi từ truyềnhình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, kênh tần số từ 52-69 sẽ đượcgiải phóng và sẽ được quy hoạch lại như thế nào Câu trả lời cụ thể như sau:Các đoạn băng tần thuộc băng tần 700MHz đã được đấu giá vào các năm
2000 – 2003, 2008 Đoạn băng tần A, B, C, D được quy hoạch cho mục đích sửdụng thương mại và đã được đấu giá Đoạn băng tần từ 764-770MHz và 794-800MHz sử dụng cho hệ thống an ninh công cộng
Tuy nhiên, đến năm 2009 Mỹ mới hoàn thành việc số hóa truyền hình đốivới các trạm chính ở khu vực đô thị, đông dân cư, năm 2015 mới hoàn thành sốhóa truyền hình đối với trạm lặp ở vùng sâu, vùng xa Vậy giải pháp kỹ thuật vềtương thích giữa 2 hệ thống di động băng rộng và truyền hình của Mỹ là gì?Mạng LTE ở mỹ triển khai khi nào, chính sách gì để tương thích 2 mạng vớinhau khi mà tới 2015 mới hoàn thành ASO Đấu giá để lấy tiền hỗ trợ STB, giảiphóng băng tần nhanh hơn
Việc phân kênh tần số 6MHz tại băng tần 700MHz là để đảm bảo tươngthích với việc sử dụng băng tần này cho truyền hình trước đó Tuy nhiên, LTEdựa trên băng thông 5MHz, vì vậy phân kênh 6MHz là một thách thức về việctối ưu hóa hiệu quả phổ tần số
Trang 18Mỹ đã triển khai thúc đẩy quá trình giải phóng băng tần 700MHz nêu trênnhư thế nào, các chính sách mà Mỹ đã áp dụng để có thể chuyển đổi công nghệtại băng tần này ra sao sẽ được đưa ra trong nội dung tiếp theo Cụ thể:
Chính phủ Mỹ quy hoạch các trạm phát sóng truyền hình số mặt đất hoạtđộng từ kênh 2 đến kênh 51 sau khi số hóa truyền hình kết thúc và quy hoạchcác kênh từ 52-69 (698-806MHz) cho mục đích sử dụng mới
Sau khi xem xét rất kỹ lưỡng và đánh giá quy trình ban hành quy định,FCC đã cho phép các Đài truyền hình được phép linh hoạt trong việc sử dụngcác kênh truyền hình số mặt đất Các Đài truyền hình cũng được yêu cầu thờilượng phát sóng tối thiểu như các trạm phát sóng tương tự mặt đất trước đó, điềunày có nghĩa là nếu trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất hoạt động 24giờ/1 ngày thì trạm phát sóng truyền hình số mặt đất cũng sẽ được yêu cầu hoạtđộng 24 giờ/1 ngày
Các Đài truyền hình được cung cấp các dịch vụ gần như không giới hạnqua kênh 6MHz, và được yêu cầu truyền tải kênh chương trình không khóa mã(free-to-air) với độ phân giải tương đương với dịch vụ hiện có của đài Ngoài ra,các Đài truyền hình có thể cung cấp bất cứ dịch vụ nào khác mà các Đài đã chọntrên hệ thống truyền hình số mặt đất
FCC không có quy định pháp lý và cũng không yêu cầu các Đài truyềnhình phải cung cấp kênh truyền hình HD Tuy nhiên, các kênh truyền hình HDvẫn là tâm điểm đầu tiên của lộ trình số hóa truyền hình ở Mỹ và được áp dụngtrong suốt quá trình triển khai tại Mỹ
Liên quan tới vấn đề chi phí tần số đối với dịch vụ truyền hình trả tiền,Quốc hội Mỹ đã tìm cách để đảm bảo rằng các đài truyền hình sẽ phải trả khoảnphí tương đương với khoản phí cho phổ tần số đã được bán đấu giá Bằng cáchnày, người dân sẽ nhận được một phần của giá trị của phổ tần số đã cấp cho cácđài truyền hình Cụ thể, nếu các Đài truyền hình sử dụng kênh truyền hình sốmặt đất để cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền cho các thuê bao thì các Đài
Trang 19này sẽ phải trả cho Chính phủ Mỹ một khoản phí sử dụng tần số vào khoảng 5%tổng doanh thu từ các dịch vụ truyền hình trả tiền
Khi chuyển đổi sang công nghệ thu, phát truyền hình kỹ thuật số thì Chínhphủ Mỹ vẫn dành tần số cho cả truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình công ích
và kênh truyền hình thương mại Bằng việc cho đài truyền hình sử dụng tần sốđến ít nhất là năm 2006, không bán đấu giá phổ tần hoặc thu phí, Chính phủ Mỹ
hy vọng sẽ dễ dàng chuyển đổi sang truyền hình số Các đài truyền hình sẽ cóthời gian để thực hiện các khoản đầu tư đáng kể đối với các thiết bị kỹ thuật sốmới và thay đổi chiến lược và hoạt động; sản xuất TV sẽ có thời gian phát triển
và cải tiến sản phẩm mới và giá cả thấp hơn; và người tiêu dùng sẽ có thời gian
để mua thiết bị mới phục vụ cho việc chuyển đổi từ thu xem truyền hình tương
tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất
Để hỗ trợ các đài truyền hình đáp ứng được thời hạn chuyển đổi vào31/12/2006, FCC đã đưa ra lộ trình tăng tốc cho sự ra đời của truyền hình số mặtđất để tất cả người dân Mỹ có thể thu xem được vào năm 2002 Các mạngtruyền dẫn, phát sóng truyền hình hàng đầu của Mỹ gồm ABC, CBS, NBC, Foxphải thực hiện phát sóng truyền hình số mặt đất từ ngày 01/5/1999, tiếp đó là01/11/1999 Tất cả các trạm phát sóng thương mại khác phải thực hiện phát sóngtruyền hình số mặt đất từ ngày 01/5/2002
Kế hoạch chuyển đổi tại Mỹ đã yêu cầu các đài liên kết với 4 mạng truyềndẫn, phát sóng truyền hình lớn nhất của Mỹ tại 30 thành phố lớn để thực hiện sốhóa truyền hình đầu tiên Đối với các trạm phát sóng ở các thành phố nhỏ hơnthì thời hạn chuyển đổi được kéo dài hơn so với ở các thành phố lớn Đối vớicác trạm phát sóng truyền hình tương tự mặt đất thương mại, thời hạn chuyểnđổi sang truyền hình số mặt đất được kéo dài thêm 1 năm Trạm phát sóngtruyền hình tương tự mặt đất công suất thấp thường sẽ được phép chuyển đổisang truyền hình số mặt đất trên các kênh hiện có của họ
Trang 20Mỗi một trạm được ấn định một tần số mới để phát kênh truyền hình số mặtđất với độ cao anten, giản đồ anten, và công suất phát xạ tối đa trong nỗ lực đảmbảo vùng phủ sóng số mặt đất bằng vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất.Quốc hội Hoa Kỳ và FCC quyết tâm kết thúc chuyển đổi sang phát sóngtruyền hình số mặt đất càng nhanh càng tốt cho các lý do, đáng chú ý nhất đểgiải phóng 108 MHz phổ tần số tại băng tần 700MHz Các đài truyền hình cũngmuốn thực hiện việc chuyển đổi càng nhanh càng tốt để loại bỏ các chi phí củahoạt động phát song song truyền hình tương tự mặt đất và truyền hình số mặtđất.
Đầu năm 2006, Quốc hội Mỹ đã ban hành quy định yêu cầu các đài truyềnhình kết thúc truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày17/2/2009 Luật này bao gồm việc cung cấp lên đến 1,5 tỷ USD để trợ cấp đầuthu truyền hình số mặt đất (STB) cho các người dân thông qua việc phát phiếu(coupon) Mỗi hộ gia đình sẽ được phép áp dụng đến hai phiếu trị giá 40 đôla
Mỹ để mua STB, một phiếu cho phép mua 1 STB Giá một bộ STB ở Mỹ tạithời điểm đó vào khoảng 50 đôla Mỹ
Ngoài ra, để chuẩn bị sẵn sàng thiết bị thu truyền hình số mặt đất tại thịtrường Mỹ, FCC đã ban hành lộ trình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặtđất theo chuẩn ATSC đối với máy thu hình được sản xuất và nhập khẩu tại thịtrường Mỹ Tất cả các máy thu hình sẽ phải tích hợp chức năng thu truyền hình
số mặt đất theo chuẩn ATSC từ 01/03/2007
Mỹ đã thực thi nhiều chính sách để thúc đẩy quá trình số hóa truyền hìnhmặt đất và Mỹ đã hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào tháng 2/2009 đểgiải phóng phổ tần số trên phạm vi toàn quốc mà có thể được sử dụng để thúcđẩy hệ thống an toàn công cộng và an ninh quốc gia, và để hỗ trợ các dịch vụkhông dây mới sẽ là động cơ kinh tế tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới
Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi sang công nghệ khôngdây băng rộng, Mỹ cũng đưa ra các quy định liên quan tới việc xem xét phân
Trang 21chia băng tần 700MHz thấp (lower band) có độ phủ sóng rộng hơn cho khu vựcnông thôn để các khu vực này có thể tiếp cận công nghệ di động băng rộng, chophép các mức giới hạn công suất phát xạ cao hơn tại khu vực nông thôn, băngtần bảo vệ đảm bảo tránh nhiễu giữa các hệ thống hoạt động trong cùng băng tầnhoặc trong băng tần liền kề, các nhà khai thác phải đảm bảo giới hạn công suấtphát xạ ngoài băng và thực hiện các thủ tục phối hợp tần số, công suất phát xạtối đa của trạm gốc ở cả băng thấp và cao (lower band và upper band) của băngtần dành cho dịch vụ thương mại là 1kW/1MHz ERP ở khu vực đô thị,2kW/1MHz ERP ở khu vực nông thôn
1.1.2 Canada
Canada hoàn thành số hóa truyền hình vào tháng 8/2011, 108Mhz thuộcbăng tần từ 698-806MHz đã được giải phóng Chính phủ Canada đã quyết địnhtheo quy hoạch băng tần của Mỹ để tương thích và hài hòa với phổ tần cho hệthống an ninh công cộng và cứu trợ thiên tai PPDR của Mỹ Với mục đích củaChính phủ Canada là khuyến khích nhiều lựa chọn hơn và giá thành thấp hơncho người sử dụng dịch vụ vô tuyến tại Canada, băng tần 700MHz đã được đấugiá trong 22 ngày (từ 14/1/2014 – 13/2/2014), 97 giấy phép đã được cấp cho 8công ty viễn thông gồm Rogers, TELUS,… với tổng giá trị 5.27 tỷ đôla
1.1.3 Châu Âu
Tại các nước Châu Âu, băng tần 700MHz được phân chia cho nghiệp vụQuảng bá và nghiệp vụ Di động cùng là nghiệp vụ chính Hệ thống truyền hìnhtương tự mặt đất đã và đang sử dụng băng tần này Tuy nhiên, với nhu cầu pháttriển mạnh mẽ về dữ liệu di động đòi hỏi phải dành nhiều phổ tần số hơn cho diđộng, các nhà quản lý đã nhận thấy việc cần thiết giải phóng băng tần 700MHz
là một vấn đề vô cùng quan trọng Việc giải phóng băng tần 700MHz được coi
là một trong những mục tiêu chính của Chương trình chính sách phổ tần số vôtuyến điện của Liên minh Châu Âu (EU Radio Spectrum Policy Programme) và
Trang 22Khuyến nghị của ITU về thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tựmặt đất tại các khu vực là 17/6/2015 Tại Châu Âu, mục tiêu ngừng phát sóngtruyền hình tương tự mặt đất là vào tháng 01/2013 Tuy nhiên, thời điểm ngừngphát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các nước rất khác nhau Một số nước
đã triển khai sử dụng truyền hình số mặt đất được hơn 15 năm, trong đó có Anhtriển khai truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T từ năm 1997 Một số nướctriển khai phát sóng song song truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tựmặt đất, do đó đã kéo dài thời gian duy trì phát sóng truyền hình tương tự mặtđất lâu hơn so với kỳ vọng ban đầu
Các nhà quản lý đã nhận thấy tầm quan trọng mang tính quốc tế của băngtần 700MHz, tuy nhiên khi triển khai giải phóng băng tần này trên thực tế gặpphải rất nhiều vấn đề khác nhau Các nước đang triển khai mạng đa tần truyềnhình số mặt đất theo chuẩn DVB-T phải xem xét vấn đề nâng cấp hệ thống theochuẩn DVB-T2 và triển khai theo mạng đơn tần để đạt được hiệu quả cao hơn vềmặt sử dụng phổ tần số, đồng thời có đủ dung lượng để truyền tải các kênhchương trình HD Tuy nhiên, việc quy hoạch lại băng tần 700MHz gặp phải mộtvài thách thức như:
- Truyền hình số mặt đất vẫn được sử dụng như là nền tảng phát sóng dịch
vụ công ích ở nhiều khu vực của Châu Âu, mặc dù truyền hình cáp, truyền hình
vệ tinh, truyền hình qua internet cũng truyền tải các chương trình truyền hìnhthương mại tới các hộ gia đình Tại Pháp, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
và Anh là nơi mà truyền hình số mặt đất là phương thức phát sóng truyền hìnhchính, việc giải phóng băng tần đặt ra nhiều thách thức;
- Giấy phép tần số dài hạn được cấp cho các Đài truyền hình hoạt độngtrong dải tần từ 470-790MHz; các điều kiện giấy phép được cụ thể hóa như phảitruyền tải các kênh truyền hình công ích, và đảm bảo vùng phủ sóng ( phủ sóngtới 98.5% dân số ở Anh)
Trang 23- Việc phối hợp tần số biên giới là cần thiết trong việc quy hoạch phổ tần
số để tránh nhiễu giữa các quốc gia láng giềng Các thỏa thuận phối hợp cấpquốc gia được ban hành để tránh can thiệp vào khu vực biên giới ở Châu Âu.Bất kỳ sự thay đổi nào về quy hoạch băng tần phải được phối hợp chặt chẽ giữacác nước láng giềng
Hiệp hội các nhà quản lý về Bưu chính và Viễn thông Châu Âu và Ủy banTruyền thông Điện tử (CEPT ECC) đã dự thảo báo cáo Ủy ban châu Âu (EC) vềvấn đề cần thiết đưa ra một quy hoạch băng tần thích hợp, sắp xếp lại các kênhtần số cho nghiệp vụ Di động, sắp xếp kênh tần số thay thế (tần số song công)cho hệ thống làm chương trình và các sự kiện đặc biệt (PMSE) trong phát thanh,truyền hình, hệ thống an ninh công cộng và cứu trợ thiên tai (PPDR) sử dụng Quy hoạch băng tần 700MHz dự kiến cung cấp 2x 30MHz tần số songcông (FDD) sắp xếp theo quy hoạch của APT, với 20MHz bổ sung cho đườngdownlink (SDL) hoặc sẵn sàng cho hệ thống PMSE /PPDR song công Quyhoạch này hài hoà với quy hoạch 700MHz đã tồn tại trong các khu vực khác và
có khả năng đem lại lợi ích đáng kể về quy mô kinh tế trong sản xuất thiết bị.Việc các quốc gia sử dụng băng tần 700MHz theo các quy hoạch khác nhau
có tính khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng có thể không đem lại hiệu quả kinh tế nhưmong muốn Sau WRC-15, có khả năng một số quốc gia ở Châu Âu sẽ thực thingay các quá trình cấp các giấy phép 700MHz cho nghiệp vụ Di động Vấn đềphối hợp tần số biên giới trong quá trình số hóa truyền hình tại băng tần700MHz cũng được đặt ra tại các nước Châu Âu tương tự như quá trình chuyểnđổi việc sử dụng băng tần 800MHz từ truyền hình số mặt đất sang di động
Tuy nhiên, đối với băng tần 700MHz, vấn đề sẽ khác hơn là hệ thốngtruyền hình số mặt đất bị nhiễu từ đường lênh (uplink) của hệ thống LTE-700(tức là đường truyền từ các thiết bị di động) hơn là đường xuống (downlink) ởbăng tần 800MHz Các vấn đề liên quan đến việc chấp nhận sóng truyền hình số
Trang 24Các nước có thể phải tham gia hiệp định đa phương để đảm bảo đủ phổ tần sốtại mỗi quốc gia hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống truyền hình số mặt đất.
Vì vậy, trong khi có khả năng băng tần 700MHz được sử dụng cho diđộng thì nó vẫn được duy trì cho hệ thống truyền hình số mặt đất sử dụng ở cácnước láng giềng, giống như sự thay đổi về cách sử dụng sẽ dẫn đến thay đổi vềcác chi phí và các lợi ích ở bất kỳ thị trường quốc gia riêng biệt nào, cụ thể:
- Lợi ích của việc sẵn sàng về phổ tần số di động bao gồm tiết kiệm chi phímạng di động, cũng như các lợi ích bổ sung kết hợp với cải thiện vùng phủ sóng,công suất và hiệu suất mạng
- Tuy nhiên, việc giảm đồng thời phổ tần số cho phép đối với người sửdụng hiện tại trong băng tần 700MHz (DTT và PMSE) sẽ có nghĩa là thay đổichi phí đầu tư mạng truyền hình số mặt đất, thay thế dây ăngten và các thiết bịtrong nhà (Customer Premises Equitment – CPE), và thay thế thiết bị PMSE.Ngoài ra còn có chi phí cơ hội từ các dịch vụ truyền hình số mặt đất và làmchương trình các sự kiện đặc biệt không thể cung cấp các dịch vụ sử dụng băngtần 700MHz, có nghĩa là thu xem được ít kênh chương trình truyền hình hơn,hoặc thu xem các kênh truyền hình với độ phân giải thấp hơn
Tại Anh, Ofcom đã tiến hành phân tích chi phí, lợi ích của việc thay đổimục đích sử dụng và tìm kiếm các lợi ích, theo tính toán bởi Analysys Masonchi phí cho việc thay đổi rơi vào khoảng từ 900 triệu – 1.3 tỷ bảng Anh, lớn hơnrất nhiều con số 550-660 triệu bảng Anh mà Chính phủ Anh dự kiến sẽ hỗ trợcho việc chuyển đổi sử dụng băng tần 700MHz tại Anh Sau khi xem xét đếnvấn đề hỗ trợ chuyển đổi, Ofcom đã quyết định dành phổ tần số sẵn sàng cho dữliệu di động và tin rằng sẽ không gây ra sự gián đoạn đối với người xem truyềnhình số mặt đất (từ năm 2022)
Trong khi chi phí và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi sử dụng băng tần700MHz tại các nước Châu Âu là khác nhau, có một động lực thúc đẩy đã lanrộng khắp các nước sau thay đổi mục đích sử dụng băng tần này Nhóm Chính
Trang 25sách phổ tần số vô tuyên điện (RSPG) đã đưa ra hỗ trợ trong tương lai đối vớiviệc sử dụng băng tần UHF tại Châu Âu, trong đó nêu rõ việc quy hoạch lạibăng tần và thỏa thuận phối hợp biên giới có thể được kết thúc vào năm 2017.Các nước thành viên Châu Âu phải di chuyển tần số cái Đài PTTH ra khỏi băngtần 700MHz với một thời hạn nhất định, có thể vào năm 2020 hoặc 2022 Thực
tế, có thể thấy rằng phần lớn các nước Châu Âu đều sử dụng 700MHz cho thôngtin di động
1.1.4 APT
Quy hoạch băng tần của Liên minh viễn thông Châu Á Thái Bình Dương(gọi tắt là APT) là một dạng phân chia khác đối với đoạn băng tần từ 698-806MHz (băng tần 700MHz) được ban hành chính thức năm 2010 và đặc biệtđược cấu hình cho việc triển khai các công nghệ di động băng rộng, trong đó nổibật nhất là LTE Quy hoạch APT tồn tại hai phương án phân chia là FDD vàTDD đã được tiêu chuẩn hóa bởi các dự án của 3GPP và các khuyến nghị củaITU và được thiết kế để cho phép sử dụng phổ tần số hiệu quả nhất Do đó, quyhoạch này chia băng tần thành các khối các tần số liền kề nhau đủ lớn để có thểxem xét việc tránh nhiễu với các nghiệp vụ trong dải tần số khác
Trang 26Hình 3: Phương án quy hoạch băng tần 700MHz của APT (FDD và TDD)
Quy hoạch APT hỗ trợ các băng thông kênh tần số với phương án FDD703-748/758-803 MHz và phương án TDD 703-803 MHz như dưới đây:
Băng thông kênh tần số theo quy hoạch APT
Quy hoạch của APT cho phép có đến 4 nhà khai thác có thể nhận đượcđoạn băng tần mỗi nhà 2x 10 MHz, hoặc 3 nhà khai thác nhận được mỗi 2x 15MHz, hoặc cấu hình hỗn hợp khác
Trong khi đó, quy hoạch của Mỹ chỉ có hai nhà khai thác thương mại sửdụng các băng tần (AT & T và Verizon Wireless), mỗi nhà khai thác có 2x 10MHz phổ tần
Quy hoạch băng tần của APT đã đưa băng 700MHz trở thành băng tần có
độ hài hòa ở cấp đa khu vực và cung cấp một hệ sinh thái thống nhất cho các
Trang 27thiết bị LTE Hầu hết các nước châu Á, châu Mỹ Latinh đã chọn theo quy hoạchAPT Ngoài ra, một số nước Trung Đông và châu Phi đã thể hiện xu hướng theoquy hoạch băng tần của APT.
Quy hoạch của APT cho phép độ linh hoạt đối với quy hoạch phổ tần số tạimỗi quốc gia, cho phép điều chỉnh kích thước kênh tần số để phù hợp với đặcthù riêng của từng nền kinh tế bằng cách phân bổ các khối khác nhau, từ 2x 5MHz lên tới 2x 20 MHz
1.1.5 Nhật Bản
Trước đây, băng tần 700MHz được quy hoạch cho hệ thống truyền hìnhtương tự mặt đất tại Nhật Bản Để giải phóng băng tần 700MHz, Nhật Bản đãtriển khai số hóa truyền hình mặt đất từ tháng 6/2009 và kết thúc vào 25/7/2011.Truyền hình số mặt đất được truyền dẫn, phát sóng tại băng tần từ 470-710MHz
sử dụng tiêu chuẩn ISDB-T
Sau khi hoàn thành quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng từ truyềnhình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, và giải phóng được hoàn toànbăng tần 700MHz, Bộ Nội Vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) đã công bố kếhoạch sửa đổi và phân bổ lại tần số trong tháng 9/2011
Nhật Bản đã xem xét, nghiên cứu các vấn đề liên quan về sử dụng tần sốđối với truyền hình số mặt đất, việc sử dụng băng tần 700MHz và phát triển quyhoạch tái phân chia tần số đối với băng tần 700MHz được minh họa như hìnhdưới đây
Trang 28Hình 4: Phân chia tần số đối với băng tần 700MHz
Sau khi phân chia lại băng tần 700MHz, đoạn 718-748 MHz (dành chouplink) và 773-803 MHz (dành cho downlink), tổng băng thông là 2x 30MHzFDD được phân chia sẵn cho hệ thống IMT và phân chia này theo quy hoạchbăng tần của APT
Ngoài ra, MIC đã hoàn thành các nghiên cứu kỹ thuật về hệ thống IMTtrong băng tần 700MHz bao gồm quy hoạch băng tần (02/2012) và thiết lập quychuẩn kỹ thuật có liên quan, quy hoạch ấn định tần số, chính sách cấp phép.Cuối tháng 6/2012, MIC đã ấn định 600MHz thuộc băng từ 718-748 và 773-803MHz cho nghiệp vụ di động và cấp phép sử dụng băng tần 700MHz cho 3nhà khai thác là NTT DoCoMo, KDDI và e-Mobile, mỗi nhà khai thác được ấnđịnh 2x10MHz FDD
Bảng 1: Kế hoạch triển khai của 03 nhà khai thác băng tần 700MHz tại Nhật
Bản
eAccess Ltd NTT DOCOMO, INC. KDDI CORPORATION
(2 x 10MHz)
728-738 / 783-793MHz
(2 x 10MHz)
718-728 / 773-783MHz
(2 x 10MHz)
Trang 29Tuy nhiên, theo thông báo của các nhà mạng thì họ sẽ không thương mạihóa các dịch vụ LTE trên băng tần 700MHz tới năm 2015 khi các nhà mạng dựđoán được mức độ dịch chuyển của thuê bao 3G chuyển sang 4G.
Việc triển khai quy hoạch băng tần 700MHz đạt được thông qua việc sửdụng 1 phần của quy hoạch APT, cụ thể là phân chia băng 700MHz theo Band
28 trong bộ tiêu chuẩn 3GPP Hơn nữa, quy hoạch của Nhật Bản đạt được bằngcách sử dụng cấu hình truyền song công tại 1 thiết bị đầu cuối của người sửdụng Các quy định về điều kiện kỹ thuật liên quan ở Nhật cũng được phản ánhtrong bộ tiêu chuẩn 3GPP đối với Band 28
Hình 5: Triển khai băng tần 700MHz tại Nhật Bản theo quy hoạch APT
Đoạn băng tần từ 694-820MHz (126MHz) đã được ấn định cho nghiệp vụ
di động vào tháng 6/2010 Trên nền tảng quy hoạch của APT, Úc đã kết thúc đấugiá 60MHz thuộc đoạn băng tần từ 703-733MHz và 758-788MHz vào tháng5/2013
Trang 30Quá trình giải phóng băng tần 700MHz tại Úc là một quá trình phức tạpbởi truyền hình mặt đất đang hoạt động tại băng tần này Úc đã đưa ra lộ trìnhngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vào 31/12/2013 Một số cácchính sách để thúc đẩy quá trình số hóa truyền hình tại Úc cũng đã được triểnkhai bao gồm:
- Úc đã khởi động chương trình chuyển đổi hướng tới khách hàng mộtcách toàn diện, một loạt các sáng kiến của nhóm chuyên trách bao gồm: chươngtrình tư vấn bán lẻ, đào tạo tại các cửa hàng điện máy, gắn nhãn hàng hóa tại cácsản phẩm thiết bị truyền hình số, chương trình truyền hình về hướng dẫn lắp đặtthiết bị và ăng ten, v.v Kết quả của các chương trình này là tạo ra động lực đểcác nhà cung cấp khác nhau cùng tham gia chương trình, giúp đẩy nhanh quátrình chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất tại Úc
- Đối với người sử dụng không thể đáp ứng chương trình chuyển đổi, cácnhóm chuyên trách tổ chức hàng loạt sự trợ giúp nhằm giải quyết những khókhăn cụ thể để truyền hình số mặt đất có thể thâm nhập một cách thuận lợi hơnvào nhóm đối tượng này Cụ thể:
Trợ cấp và lắp đặt cho các hộ gia đình đủ điều kiện nhất định bị ảnhhưởng (chủ yếu là người nghỉ hưu có thu nhập thấp) một đầu thu truyền hình sốmặt đất (bao gồm cả anten) tương đương với khoản kinh phí hỗ trợ là 350 đô la
Úc cho mỗi hộ Tổng kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Úc ướctính vào khoảng 380 triệu đô la Úc (khoảng 390 triệu đô la Mỹ)
Hỗ trợ thu xem truyền hình qua vệ tinh đối với khu vực khó triển khaitruyền hình số mặt đất Mỗi hộ gia đình tại khu vực này được hỗ trợ khoảng từ400-700 đô la Úc
Trong năm 2009, chính phủ Úc đã phát động một Đề án hỗ trợ các hộ giađình một bộ giải mã miễn phí và ăng ten tương ứng cho các hộ gia đình đủ điềukiện được trợ giúp ( phải sở hữu một máy thu hình còn hoạt động và chưa được
Trang 31tiếp cận với truyền hình kỹ thuật số Các chi phí của đề án đã được phân bổtrong ba chu kỳ ngân sách nhà nước liên tiếp, cụ thể:
- 3 triệu đô Úc nhằm mục tiêu vào các khu vực nhỏ đầu tiên thực hiệnngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất;
- 69.3 triệu đô Úc để hỗ trợ cho vùng trung tâm;
- 308.8 triệu đô Úc để hỗ trợ các khu vực còn lại
Tính đến tháng 5 năm 2011, phân bổ của chương trình 15.1 triệu đô Úc đã
hỗ trợ hơn 38.000 hộ gia đình Chi phí trung bình tại thời điểm đó là khoảng 390
đô Úc cho mỗi hộ gia đình
Năm 2010, chính phủ Úc thông báo chương trình thu xem truyền hình sốqua vệ tinh (VAST), việc thu xem truyền hình miễn phí được sử dụng để cungcấp cho người xem truyền hình tại khu vực vùng lõm (là những khu vực trướcđây nằm trong vùng phủ sóng của truyền hình tương tự mặt đất, nhưng khó thuxem được truyền hình số mặt đất) thông qua chương trình hỗ trợ vệ tinh (SSS).Chương trình SSS hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình để mua một đầu thu vệtinh, cáp và chảo vệ tinh Mỗi hộ gia đình được trợ cấp 400 đô Úc, đối với các
hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ mức cao hơn vào khoảng từ 550 đô
Úc và 700 đô Úc
1.1.7 Anh
Theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Anh ban hành năm 2013,băng tần từ 470-790MHz được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá là nghiệp vụchính, Di động là nghiệp vụ phụ Trong đó, các hệ thống truy cập có giới hạnđược cho phép hoạt động tại đoạn băng tần 606-790MHz để thử nghiệm và pháttriển các thiết bị quân sự đối với các hệ thống khẩn cấp Các hệ thống truy cậpnày không được gây nhiễu tới hệ thống truyền hình hoặc làm hạn chế quy hoạchhoặc bất kỳ truyền dẫn nào liên quan tới việc thử nghiệm và phát triển các dịch
Trang 32vụ truyền hình Băng tần 470-790MHz cũng được cơ quan quản lý của Anh xemxét cho hệ thống thông tin di động trong tương lai.
Tháng 11/2014, Ofcom đã quyết định quy hoạch và giải phóng “sạch” băngtần 700MHz để phân chia cho hệ thống thông tin di động Tại thời điểm đó,băng tần này được sử dụng cho truyền hình số mặt đất, các dịch vụ làm chươngtrình và các sự kiện đặc biệt, và trong tương lai băng tần này được kỳ vọng cũng
sẽ được sử dụng cho các ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ TV WhiteSpaces Dự kiến tại Anh, băng tần 700MHz “sạch” sẽ được giải phóng hoàn toànvào năm 2022
Các điều chỉnh liên quan tới viễn thông đã khởi động một cuộc thảo luậnmới về việc quy hoạch lại mục đích sử dụng 25MHz của băng tần 700MHz màhiện nay đang được phân chia cho nghiệp vụ truyền hình số mặt đất, để chuẩn bịsẵn sàng băng tần cho hệ thống thông tin di động băng rộng (4G và có thể là 5G)trong thời gian tới Trong khi đó, hệ thống truyền hình số mặt đất bị ảnh hưởng
sẽ chuyển đổi sang băng tần 600MHz (cụ thể 550-606MHz)
Hình 6: Phân kênh tần số băng tần 470-790MHz của Anh
Ưu điểm của việc sử dụng băng tần 700MHz cũng giống như băng tần800MHz là hoạt động ở tần số thấp hơn nên vùng phủ sóng rộng hơn với giáthành thấp hơn, trong khi đó tỷ lệ thâm nhập qua tường để phủ sóng trong nhàhiệu quả hơn
Để giải phóng được băng tần 700MHz, dự án nâng cấp, chuyển đổi hạ tầngtruyền dẫn, phát sóng truyền hình số của Anh đã được diễn ra với nguyên tắctriển khai đảm bảo các đài truyền hình và các công ty truyền dẫn, phát sóng
Trang 33truyền hình được sắp xếp một cách rõ ràng, sự gián đoạn thu xem truyền hình ởmức tối thiểu trong giai đoạn chuyển tiếp khi giải phóng băng tần 700MHz.Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng cam kết hỗ trợ từ 550 triệu tới 660 triệubảng Anh (tương đương 827 triệu đô la Mỹ) để hỗ trợ cho việc thay đổi mụcđích sử dụng băng tần 700MHz, trong đó gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng,thanh toán các khoản kinh phí bù trừ phí tần số, hỗ trợ người sử dụng ở các khuvực khác nhau, điều chuyển các trạm phát truyền hình sang sử dụng các băngtần thấp hơn ở băng tần 600MHz
Ngoài ra, các quy định liên quan tới việc cùng tồn tại 2 hệ thống truyềnhình và thông tin di động băng rộng tại băng tần 700MHz cũng được xem xét:
- Giới hạn phát xạ ngoài băng (Out-of-band) của thiết bị đầu cuối di độngIMT;
- Khoảng bảo vệ giữa truyền hình và đường uplink của di động;
- Đánh giá các khả năng ảnh hưởng từ trạm gốc và thiết bị đầu cuối của hệthống thông tin di động tới truyền hình
Dự kiến, phát xạ ngoài băng của các thiết bị đầu cuối sẽ được quy địnhtrong tiêu chuẩn hài hòa của Châu Âu có liên quan (EN 301 908)
1.1.8 Đánh giá
Về lộ trình chuyển đổi
Từ các nghiên cứu về chính sách quản lý và quy hoạch tần số với băng tần700MHz nêu trên, đa phần các nước trên thế giới đã có kế hoạch để giải phóngbăng tần 700MHz mà trước đây được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá (truyềnhình tương tự mặt đất) để chuyển đổi sang phân chia cho nghiệp vụ Di động (hệthống thông tin di động băng thông rộng) Để giải phóng được băng 700MHz,các nước đều có kế hoạch triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặtđất và chuyển đổi sang phát sóng truyền hình số mặt đất, các Đài truyền hình
Trang 34giải phóng đoạn băng tần từ 694-806 MHz sẽ được phân chia cho hệ thốngthông tin khác thuộc nghiệp vụ cố định, di động Để đảm bảo lợi ích tối đa trongquá trình số hóa truyền hình mặt đất, các nước trong cùng khu vực sẽ thống nhấtviệc chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất nếu đạt được thỏa thuận về việcphối hợp tần số biên giới Châu Âu, Châu Phi, và một số nước Châu Á đã đạtđược sự thống nhất tại Hiệp ước GE 06
Nội dung hiệp ước GE 06 nêu rõ các mốc thời điểm bắt đầu và kết thúcviệc chuyển đổi sang truyền hình số, cụ thể:
Thời điểm bắt đầu thực hiện lộ trình chuyển đổi từ truyền hình tương tựmặt đất sang truyền hình số mặt đất vào ngày 17/6/2006
Thời điểm kết thúc lộ trình số hóa truyền hình được phân chia đối với 2băng tần như sau:
Đối với các nước được nêu tại GE 06 sẽ kết thúc quá trình chuyển đổi sangtruyền hình số vào 17/6/2020
Đối với băng tần UHF: kết thúc quá trình chuyển đổi sang truyền hình sốvào ngày 17/6/2020 tại tất cả các nước
Điều đó có nghĩa là sau thời điểm nêu trên, tất cả các ấn định cho truyềnhình tương tự mặt đất sẽ bị xóa khỏi bảng quy hoạch kênh tần số Các điềukhoản của GE 06 sẽ không được áp dụng thêm nữa đối với hệ thống truyền hìnhtương tự
Từ kinh nghiệm về lộ trình chuyển đổi công nghệ của các nước nêu trên,Việt Nam cũng đã nghiên cứu, áp dụng và ban hành lộ trình ngừng phát sóngtruyền hình tương tự mặt đất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình số mặtđất theo bốn Giai đoạn tại bốn Nhóm tỉnh khác nhau trên cả nước Cụ thể:
Giai đoạn I triển khai số hóa truyền hình tại 5 thành phố trực thuộc Trungương, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trước ngày
Trang 3531/12/2016 Hiện nay, Giai đoạn I đã hoàn thành vào ngày 15/08/2016, trễ 08tháng so với kế hoạch đã được phê duyệt do các nguyên nhân khách quan.
Giai đoạn II triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vàchuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 25 tỉnh trước ngày 31/12/2016.Giai đoạn III triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vàchuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 18 tỉnh trước ngày 31/12/2016.Giai đoạn IV triển khai ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vàchuyển sang phủ sóng truyền hình số mặt đất tại 15 tỉnh thuộc vùng núi, vùngsâu, vùng xa thuộc khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên trước ngày 31/12/2016
Về chính sách quản lý
Mỹ là một trong các nước triển khai số hóa truyền hình mặt đất từ rất sớm(năm 2005), tuy nhiên do điều kiện về địa hình tại các khu vực là khác nhau, tớinăm 2015 Mỹ mới hoàn thành việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặtđất và chuyển đổi sang phủ sóng truyền hình số mặt đất trên toàn lãnh thổ Từkinh nghiệm của Mỹ có thể tóm tắt lại một số kinh nghiệm có thể áp dụng cụ thểnhư sau:
- Thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất được áp dụngđối với các trạm phát sóng chính ở khu vực trung tâm sẽ thực hiện sớm hơn sovới các trạm phát lại đặt tại vùng sâu, vùng xa
- Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất (côngnghệ ATSC) vào thiết bị máy thu hình nhằm đảm bảo độ sẵn sàng về thiết bị thuxem của người dân;
- Hỗ trợ hộ gia đình 02 phiếu giảm giá để mua STB, 01 phiếu áp dụng cho
01 STB
- Sử dụng phí đấu giá tần số băng tần 700MHz để trích ra hỗ trợ STB chongười dân
Trang 36Úc hoàn thành số hóa truyền hình vào năm 2013, trong đó đáng chú ý làgiải pháp hỗ trợ thu xem truyền hình qua vệ tinh đối với các hộ gia đình tại khuvực vùng lõm thông qua chương trình hỗ trợ vệ tinh (SSS) Chương trình SSS
hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình để mua một đầu thu vệ tinh, cáp và chảo vệtinh
Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng cần xem xét là các quốc gia lánggiềng có chung đường biên giới, việc hài hòa phổ tần số vô tuyến điện được xemnhư vấn đề mấu chốt để đảm bảo việc hoạt động của các hệ thống thông tin vôtuyến trên cùng băng tần không gây can nhiễu tới nhau Canada là nước lánggiềng của Mỹ và đã lựa chọn quy hoạch băng 700MHz theo quy hoạch của Mỹ
để đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống Các nước tại khu vực Châu Âu,các thỏa thuận phối hợp cấp quốc gia được ban hành để tránh can nhiễu tại khuvực biên giới ở Châu Âu Bất kỳ sự thay đổi nào về quy hoạch băng tần phảiđược phối hợp chặt chẽ giữa các nước láng giềng
Từ kinh nghiệm về chính sách quản lý của các nước Châu Âu, Châu Mỹ,Châu Á, tại Giai đoạn I của Đề án số hóa truyền hình mặt đất, Việt Nam cũng đãban hành nhiều quy định nhằm hỗ trợ cho việc triển khai số hóa truyền hình mặtđất và thúc đẩy nhanh quá trình giải phóng băng tần 700MHz tại Việt Nam Cụthể:
Để chuẩn bị sẵn sàng về thị trường thiết bị thu truyền hình số mặt đất,
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về truyền hình số mặt đất; quy định lộ trình tích hợp chức năng thutruyền hình số mặt đất vào máy thu hình sử dụng công nghệ truyền hình số mặtđất thế hệ thứ 2 theo chuẩn DVB-T2/MPEG-4 (Thông tư 07/2013/TT-BTTTTngày 18/03/2013 quy định thời điểm cụ thể tích hợp chức năng thu truyền hình
số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam)
Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu máy thu hình tại ViệtNam đã thực hiện nghiêm túc các quy định nêu trên Các sản phẩm máy thu hình
Trang 37LCD, PDP, LED, OLED được sản xuất sau ngày 01/04/2015 đều đã được tíchhợp chức năng thu truyền hình số mặt đất theo quy định Các doanh nghiệptruyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phát sóng truyền hình số mặt đất tạicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo chất lượng theo quychuẩn kỹ thuật Quốc gia đã được ban hành (QCVN 63: 2012/BTTTT; QCVN64: 2012/BTTTT).
Ngày 22/01/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định
số 80/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đấtbăng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014-2017 để thực hiện quy hoạch sửdụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đếnnăm 2020 Trong đó, quy định Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹthuật số VTC, Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG, một số Đài Phát thanh
và Truyền hình địa phương phải chuyển đổi kênh tần số theo thời điểm được quyđịnh nhằm giải phóng các kênh tần số, đảm bảo cho việc triển khai số hóa truyềnhình mặt đất theo đúng lộ trình số hóa truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định 2451/QĐ-TTg
Tại Giai đoạn II của Đề án số hóa gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, NinhBình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiềutỉnh thuộc giai đoạn III, IV gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Lâm Đồng, Bình Phước, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai,Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Đắk Nôngcó địa hình rất phức tạp Tại địa bàn này hiện có số lượnglớn các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất đang hoạt động nên việc sốhóa truyền hình mặt đất sẽ khó khăn hơn nhiều và kém hiệu quả Do đó, cầnxem xét kết hợp phủ sóng truyền hình số mặt đất với truyền hình qua vệ tinh tạicác địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa
Trang 38Để triển khai Đề án số hóa phù hợp với tình hình hiện nay, cần phải xemxét sửa đổi, bổ sung Quyết định 2451/QĐ-TTg trên cơ sở đánh giá lại việc thaythế truyền hình tương tự bằng truyền hình số mặt đất tại các khu vực miền núi,vùng sâu, vùng xa để lựa chọn giải pháp hiệu quả hơn; điều chỉnh lại Giai đoạn
và địa bàn số hóa để phù hợp với điều kiện phủ sóng; xem xét việc hỗ trợ thu,phát sóng truyền hình số mặt đất với truyền hình số qua vệ tinh tại các khu vựcvùng sâu, vùng xa; xem xét lại yêu cầu thành lập doanh nghiệp truyền dẫn, phátsóng tại các địa bàn chưa có doanh nghiệp khu vực; làm rõ vai trò, trách nhiệmcủa địa phương trong quá trình triển khai Đề án số hóa trên địa bàn và một sốnội dung khác,…
Ngoài ra, để tiếp tục triển khai giải phóng băng tần 700MHz để sẵn sàngcho việc triển khai hệ thống thông tin di động trong giai đoạn thử nghiệm, cầnxem xét ban hành kế hoạch chuyển đổi kênh tần số đối với các Đài Phát thanhtruyền hình Trung ương, địa phương giai đoạn 2017-2020 trong thời gian tới đểđảm bảo tránh gây can nhiễu giữa 2 hệ thống
1.2 Nghiên cứu chính sách quản lý, quy hoạch tần số đối với các băng tần 700MHz
1.2.1 Nghiên cứu, đánh giá về chính sách quy hoạch băng tần 700 MHz tại Việt Nam
Tại Việt Nam, băng tần 700MHz được phân bổ cho nghiệp vụ Cố định, Diđộng, và Quảng bá Tới thời điểm hiện tại, băng tần này chủ yếu được sử dụngcho truyền hình tương tự mặt đất Trước khi nghiên cứu các quy hoạch đối vớibăng tần này, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu sơ lược hiện trạng hệ thống phátthanh, truyền hình tại Việt Nam Cụ thể:
Phát thanh, truyền hình là phương tiện thông tin truyền thông đại chúnghữu hiệu và có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp; là công cụ quan trọng trong việctuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước; đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần,
Trang 39dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân Ngoài ra, một vai trò rấtquan trọng nữa của phát thanh, truyền hình là tăng cường thông tin đối ngoại,đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc tế
Hiện nay, cả nước có 66 Đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địaphương, trong đó 02 Đài truyền hình Trung ương gồm Đài Truyền hình ViệtNam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), 64 Đài Phát thanh, Truyền hìnhđịa phương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 02 đài là Đài Truyền hình Thànhphố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Từ khoảng năm 2013 trở về trước, Đài Truyền hình Việt Nam truyền dẫn,phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất gần 90% diện tích lãnh thổ, phát sóng 7kênh: VTV1 (chính trị, tổng hợp), VTV2 (khoa học - giáo dục), VTV3 (thể thao,văn hoá, thông tin kinh tế, giải trí), VTV4 (thông tin đối ngoại và phục vụ chongười Việt Nam ở nước ngoài) và VTV5 (chương trình tiếng dân tộc), VTV6(Chương trình thanh niên), VTV 9 (phục vụ đồng bào Nam Bộ)
Các Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương tiếp, phát sóng các chươngtrình phát thanh truyền hình quốc gia và các chương trình do địa phương sảnxuất; mỗi đài đều được cấp kênh tần số riêng để phát sóng truyền hình tương tựmặt đất (analog) Có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có diện phủ sóngtruyền hình tương tự mặt đất của địa phương đạt 100% Các tỉnh miền núi diệnphủ sóng PTTH chỉ đạt 40 – 50% như: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, LaiChâu, Sơn La, Nghệ An, Kon Tum
Với thực trạng nêu trên, có thể thấy Việt Nam là một trường hợp đặc biệt
có số lượng Đài Phát thanh, truyền hình lớn so với các nước trên thế giới Tuynhiên, chất lượng truyền hình bao gồm cả chất lượng về nội dung kênh chươngtrình truyền hình và chất lượng tín hiệu truyền hình của các Đài chưa cao Việctruyền dẫn, phát sóng các kênh chương trình truyền hình của các Đài Phát thanh,truyền hình còn trùng lặp, gây lãng phí về tài nguyên tần số vô tuyến điện
Trang 40Về cơ bản, truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) là công nghệtruyền hình sử dụng tín hiệu analog để truyền tải hình ảnh và âm thanh Vớicông nghệ này, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được biến đổi “tương tự” với hìnhảnh và âm thanh có thật, đồng nghĩa với việc hình ảnh và âm thanh được biếnđổi trực tiếp thành tín hiệu điện mà tính chất của chúng không thay đổi Tuynhiên, do phải biến đổi “tương tự” như vậy nên tín hiệu analog thường chiếmmột khoảng không gian rộng (8MHz), chỉ có thể chứa được một chương trìnhtrong mỗi kênh phát sóng Ngoài ra, chất lượng hình ảnh và âm thanh của côngnghệ truyền hình này còn nhiều hạn chế, dễ bị nhiễu sóng.
Trong khi đó, truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) là công nghệ chuyểnđổi truyền hình mặt đất từ analog (tương tự) sang digital (kỹ thuật số) Ưu điểmcủa phương thức này là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiệntượng nhiễu và bóng ma (ghost) vốn là nhược điểm của truyền hình analogthông thường, loại bỏ tác hại của các tia sóng phản xạ, hạn chế ảnh hưởng nhiễuphát ra do máy vi tính, mô-tơ điện, sấm sét, v.v
Ưu điểm nổi bật của truyền hình số là đem lại hiệu quả sử dụng tần số, giúptiết kiệm chi phí phát sóng Nếu như với truyền hình tương tự, chỉ có thể truyềntải một kênh chương trình truyền hình trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹthuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải khoảng 20 chương trình truyềnhình độ nét tiêu chuẩn SD trên một kênh 8 MHz, nghĩa là truyền hình số sẽ cần
ít phổ tần số hơn số so với truyền hình tương tự Bên cạnh đó, truyền hình kỹthuật số mặt đất có khả năng thu cố định hoặc xách tay, thu di động trên cácphương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, tàu thủy… Để sử dụngcông nghệ này, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu truyền hình kỹthuật số (Set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu Chính vì vậy, sau khihoàn thành số hóa truyền hình sẽ có một phần băng tần dành cho truyền hình sẽdôi dư Băng tần này được gọi là Băng tần lợi ích số hóa truyền hình (băng tầnDigital Dividend) Băng tần Digital Dividend được bộ phận Thông tin vô tuyến