Hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 56 tuổi bao gồm: hệ thống khái niệm công cụ, các kỹ năng giao tiếp cơ bản của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, môi trường giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Trang 1
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2020
Trang 2
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng … năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 8
1.1.2 Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 14
1.1.3 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 19
1.2 Một số khái niệm công cụ 21
1.2.1 Chậm phát triển ngôn ngữ 21
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói 23
1.2.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 29
1.3 Lí luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 30
1.3.1 Đ c điểm của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 30
1.3.2 Đ c điểm kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 31
1.4 Lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 35
1.4.1 Một số quan điểm tiếp cận giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 35
1.4.2 Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 38
1.4.3 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 39
Trang 51.4.4 Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ
5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 39
1.4.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 41
1.4.6 Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ thông qua xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân 44
1.5 Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non 49
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 52
1.6.1 Yếu tố khách quan 52
1.6.2 Yếu tố chủ quan 54
Kết luận chương 1 55
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 57
2.1 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng 57
2.1.1 Mục đích khảo sát 57
2.1.2 Nội dung khảo sát 57
2.1.3 Phương pháp và công cụ khảo sát 58
2.1.4 Thời gian, khách thể và địa bàn khảo sát 60
2.1.5 Quá trình khảo sát cách thu thập số liệu khảo sát 61
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 62
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 62
2.2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 75
2.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 88
2.3 Đánh giá chung về thực trạng 90
2.3.1 Thuận lợi 90
2.3.2 Hạn chế 90
2.3.3 Nguyên nhân 91
Trang 6Kết luận chương 2 91
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 93
3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 93
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 93
3.1.2 Đảm bảo tính phát triển 93
3.1.3 Đảm bảo tính cá biệt hóa 93
3.1.4 Đảm bảo tính tích cực, tự giác của trẻ 94
3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ 94
3.2.1 Nhóm biện pháp 1: Thiết kế môi trường giao tiếp, kích thích nhu cầu và tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trải nghiệm giao tiếp bằng lời nói 95
3.2.2 Nhóm biện pháp 2: Thực hành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 107
3.2.3 Nhóm biện pháp 3: Hỗ trợ cá nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tăng cường chất lượng lời nói 112
3.2.4 Nhóm biện pháp 4: Bồi dư ng nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non 120
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 124
3.3 Thực nghiệm sư phạm - nghiên cứu 2 trường hợp 124
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm 124
3.3.2 Nghiên cứu điển hình và kết quả nghiên cứu 127
3.3.3 Một số ý kiến bình luận về 2 trường hợp nghiên cứu 142
Kết luận chương 3 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC
Trang 74 GD KNGT Giáo dục kỹ năng giao tiếp
5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1 Tổng hợp lĩnh vực và mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của
trẻ 5-6 tuổi CPTNN 62
Bảng 2.3 Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá bằng phiếu hỏi giáo viên trực tiếp dạy trẻ 75
Bảng 2.4 Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá của cha mẹ trẻ bằng phiếu hỏi 76
Bảng 2.5 Hình thức GV lựa chọn để giáo dục KNGT cho trẻ CPTNN 80
Bảng 2.6 Hình thức giáo dục mà cha mẹ trẻ lựa chọn 81
Bảng 2.7 Biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN của giáo viên 82
Bảng 2.8 Ý kiến của GV về cơ sở xây dựng hoạt động giáo dục KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN 84
Bảng 2.9 Ý kiến của cha mẹ trẻ về vấn đề cần chú ý khi tổ chức các hoạt động GD KNGT cho trẻ CPTNN 85
Bảng 2.10 Khó khăn của giáo viên 86
Bảng 2.11 Khó khăn từ phía gia đình 86
Bảng 2.12 Đánh giá của GV và cha mẹ trẻ về sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình trong giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN 87
Bảng 2.13 Phân tích hồi qui tuyến tính đơn của yếu tố ảnh hưởng đối với KNGT bằng lời nói 88
Bảng 2.14 Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội của các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT 89
Bảng 3.1 Tổng hợp các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN 95 Bảng 3.2 Phân tích hồi qui tuyến tính đơn - dự báo của yếu tố đối với KNGT tổng hợp 128
Bảng 3.3 Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội - Dự báo của các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT tổng hợp của trẻ CPTNN 129
Bảng 3.5 Điểm trước thực nghiệm của K.L 130
Bảng 3.6 Kết quả sau khi tác động đối với K.L 132
Bảng 3.8 Điểm về KNGT bằng lời nói của T.Đ trước thực nghiệm 136
Bảng 3.9 Kết quả sau tác động đối với T.Đ 139
Trang 9Biểu
Biểu đồ 2.1 Mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN 64 Biểu đồ 2.2 Tần số mức độ thực hiện kỹ năng định hướng của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN 65 Biểu đồ 2.3 Tần số mức độ thực hiện kỹ năng nghe hiểu của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN 66 Biểu đồ 2.4 Tần số mức độ thực hiện kỹ năng biểu đạt của trẻ 5-6 tuổi CPTNN 70 Biểu đồ 2.5 Tần số mức độ thực hiện kỹ năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN 73 Biểu đồ 2.6 Tần số mức độ thực hiện kỹ năng duy trì hội thoại của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN 74 Biểu đồ 3.1 Kết quả KNGT bằng lời nói của K.L sau 4 tháng tác động 133 Biểu đồ 3.2 Kết quả KNGT bằng lời nói của T.Đ sau 4 tháng tác động 139
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1 GT có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển của con người nói chung và của trẻ em nói riêng GT là điều kiện để con người lĩnh hội tri thức, bồi bổ tâm hồn, thiết lập cho mình những mối quan hệ với thế giới xung quanh
và gia nhập vào xã hội Đối với trẻ em, GT là nền tảng của các mối quan hệ, là tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ, nếu không có GT thì trẻ sẽ không thể tham gia vào xã hội và được xã hội hóa, không thể trở thành Người Đối với trẻ CPTNN thì việc tăng cường khả năng GT để PTNN càng quan trọng hơn, bởi việc can thiệp sớm và đúng hướng sẽ giúp trẻ sớm hoà nhập với bạn bè cùng trang lứa, thúc đẩy hiệu quả quá trình xã hội hoá của đứa trẻ
1.2 KNGT bằng lời nói là phương tiện GT cơ bản, giúp trẻ thể hiện bản thân tốt hơn và chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, giúp trẻ tự tin trong cuộc sống và sẵn sàng hoà nhập được với xã hội
Trẻ CPTNN là những trẻ có mức độ PTNN chậm ít nhất một độ tuổi so với mốc phát triển của trẻ đồng trang lứa [94] Những trẻ CPTNN có biểu hiện rõ về các
m t hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ chiếm tỷ lệ khoảng 10% ở các nước như Mỹ, Canada, New Zealand, Anh, [97] CPTNN ở trẻ em gây
ra nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ bằng ngôn ngữ nói, trong việc hiểu ngôn ngữ nói và qua ánh mắt, nét m t, cử chỉ cơ thể, có thể dẫn đến
sự rối nhiễu về cảm xúc, hành vi xã hội, làm suy giảm nhận thức của đứa trẻ Đ c biệt CPTNN ở độ 5-6 tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn bị vào lớp 1 và học phổ thông sau này Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để cải thiện như: phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ, khả năng hiểu ý nghĩa từ ngữ, năng lực lĩnh hội cấu trúc ngữ pháp và khả năng phát âm chuẩn Trong các biện pháp trên, GV, cha mẹ trẻ có vai trò đ c biệt trong việc tạo môi trường ngôn ngữ và dạy các KN đ c thù Lựa chọn những biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN trên thế giới vào điều kiện cụ thể, thực tiễn ở Việt Nam là một trong những vấn đề đ t ra để giải quyết của Luận án
1.3 KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống từ việc phát hiện với những công cụ cụ thể nhằm xác định mức độ phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt bằng lời nói, đến các kỹ
Trang 11năng cụ thể trong pha GT; các biện pháp GD nhằm cải thiện KNGT bằng ngôn ngữ nói của những trẻ này trong môi trường với những đ c điểm kinh tế, xã hội và văn hóa cụ thể là vấn đề cần được giải quyết trong Luận án
Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời
nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ” có ý nghĩa thiết thực và vô cùng
cần thiết Nếu thành công nghiên cứu sẽ giúp cho GV, cha mẹ trẻ có những biện pháp hỗ trợ để trẻ CPTNN có thể đáp ứng được yêu cầu PTNN theo độ tuổi, chuẩn
bị sẵn sàng vào lớp Một
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về KNGT bằng lời nói và thực trạng KNGT bằng lời nói, đề xuất được một số biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN góp phần giúp trẻ đạt chuẩn phát triển
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN với các biện pháp GD KNGT được sử dụng cho trẻ CPTNN
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp GD phù hợp theo hướng xây dựng môi trường giao tiếp kích thích nhu cầu, tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trải nghiệm GT bằng lời nói, rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói trong pha GT, phối hợp ch t chẽ với gia đình trẻ thì sẽ phát triển được KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN ở trường mầm non
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN 5.2 Nghiên cứu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
5.3 Đề xuất và thực nghiệm sư phạm các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
Trang 126 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào vấn đề GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN học ở các trường mầm non: Khái niệm công cụ và khung lý luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN;
Thực trạng KNGT của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói của
GV và của cha mẹ trẻ CPTNN;
Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi và tác động của các biện pháp đối với trẻ thông qua 2 trường hợp điển hình
6.2 Về qui mô nghiên cứu
- Đánh giá sàng lọc 360 trẻ 5-6 tuổi, xác định mức độ KNGT của 34 trẻ có biểu hiện CPTNN; phân tích các biện pháp GD KNGT của 24 GV và 34 phụ huynh
có con CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh
- Nghiên cứu sâu/ nghiên cứu điển hình qua 2 trường hợp trẻ 5-6 tuổi CPTNN được áp dụng các biện pháp GD KNGT theo hướng giả thuyết của đề tài tại trường
MN trên địa bàn thành phố Vinh
7 Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống (tiếp cận cấu trúc - hệ thống)
- Con người là một chỉnh thể thống nhất và vô cùng phức tạp Các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi là kỹ năng phức hợp, có các thành tố cấu trúc có liên quan ch t chẽ và ảnh hưởng qua lại với nhau Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi xem xét KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi trên nhiều m t như biểu hiện, mức độ phát triển; các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến KNGT bằng lời nói như các yếu tố tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, điều kiện, môi trường, phương pháp GD
- Giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN là một hệ thống, gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng vì vậy, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN phải tạo ra một hệ thống tác động GD toàn diện đến trẻ một cách tuần tự, phù hợp với đ c điểm khả năng và nhu cầu của trẻ, qua đó tác động tích cực đến phát triển KNGT bằng lời nói ở trẻ CPTNN
- Quá trình triển khai nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm thể hiện tính hệ thống, logic, ch t chẽ
Trang 137.1.2 Tiếp cận hoạt động
- Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học khẳng định: Tâm lý, ý thức của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động và được thể hiện ra bên ngoài bằng hoạt động KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cũng bị ảnh hưởng, tác động bởi các hoạt động khác như GT, vui chơi, trải nghiệm, khám phá
Vì vậy, nghiên cứu KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cần nghiên cứu các hoạt động trẻ trải nghiệm Đồng thời, nhà GD cần tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm hoạt động phong phú, hấp dẫn, đ c biệt trải nghiệm GT bằng lời nói; được tương tác, trao đổi, chia sẻ và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ
- Vận dụng cách tiếp cận hoạt động trong luận án nhằm xác định được trẻ CPTNN bằng lời nói; đánh giá mức độ phát triển và biểu hiện KNGT của trẻ 5-6 tuổi CPTNN thông qua các hoạt động và thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN
7.1.3 Tiếp cận cá biệt hóa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Mỗi trẻ CPTNN là một cá thể, có những đ c điểm riêng về nguyên nhân gây ra chậm và mức độ chậm, các vấn đề KNGT đi kèm, về đ c điểm tính cách, môi trường gia đình, khả năng, nhu cầu và sở thích riêng Do vậy, đề xuất biện pháp GD KNGT bằng lời nói luôn dựa trên sự phù hợp với đ c điểm riêng của trẻ CPTNN, hài hòa với môi trường GD bình thường ở trường MN Đồng thời, cũng phải tiếp cận cá nhân tới từng trẻ CPTNN, đưa ra các biện pháp GD và có sự điều chỉnh phù hợp tới từng trẻ trong sự thống nhất và không ảnh hưởng tới toàn thể trẻ trong lớp học
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hoá
và cụ thể hoá các vấn đề lý luận có liên quan qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu… nhằm xây dựng hệ thống khái niệm công cụ của đề tài, xây dựng khung lý luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
(1) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV, cha mẹ của những trẻ CPTNN nhằm tìm hiểu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
Trang 14(2) Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn một số GV dạy trẻ CPTNN, cán bộ quản lý tại các trường MN có trẻ CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh; chuyên viên Phòng GDMN, Sở GD & ĐT Nghệ An để làm rõ hơn các nội dung thu thập từ phiếu hỏi về thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trường MN
(3) Quan sát
- Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN trong quá trình GT với GV, với trẻ em khác
- Quan sát hoạt động GD KNGT của GV cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
(4) Phương pháp sử dụng bảng kiểm (checklist)
Đề tài sử dụng bảng kiểm để sàng lọc và nhận diện trẻ CPTNN; xây dựng bảng hỏi (checklist) để đánh giá mức độ KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN trước
và sau thực nghiệm tác động
(5) Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đề tài nghiên cứu hồ sơ gồm: Kế hoạch GD KNGT của trẻ 5-6 tuổi; các giáo
án tổ chức hoạt động của GV để phát triển KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN, các nhật ký ghi chép sự tiến bộ về KNGT bằng lời nói của trẻ
(6) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Nghiên cứu trường hợp trên trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trường MN
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 2 trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trường MN nhằm kiểm nghiệm tính khoa học và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất
7.2.3 Nhóm phương pháp bổ trợ
(1) Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê và phần mềm SPSS 22.0 hỗ trợ xử lý
số liệu để lượng hóa kết quả nghiên cứu
(2) Phương pháp chuyên gia
Trao đổi và hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục học, Giáo dục mầm non, Giáo dục đ c biệt nhằm có được:
- Góp ý cho lựa chọn và triển khai nghiên cứu của đề tài
- Góp ý cho thu thập và phân tích kết quả nghiên cứu và trình bày sản phẩm nghiên cứu
Trang 158 Những luận điểm cần bảo vệ của luận án
- Trẻ 5-6 tuổi CPTNN khó nhận diện, dễ bị bỏ qua, không được hỗ trợ đúng phương pháp, thời điểm và có nguy cơ chậm phát triển so với chuẩn phát triển về định hướng GT, nghe hiểu lời nói, biểu đạt bằng lời nói, quá trình tương tác trong
GT, duy trì, phát triển và kết thúc GT
- Thực trạng KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN bao gồm: Kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt còn hạn chế; các kỹ năng định hướng GT, kỹ năng tương tác và duy trì hội thoại cần thiết phải hỗ trợ kịp thời để phát triển KNGT bằng lời nói, qua đó giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động và GT ở trường, lớp MN để phát triển GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN có thể thực hiện tốt trong điều kiện GD mầm non hiện nay khi GV xây dựng kế hoạch GD phù hợp với
đ c điểm của trẻ CPTNN và phù hợp với các yếu tố chủ quan, khách quan
- Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN được đề xuất theo hướng xây dựng môi trường đa dạng, phong phú kích thích nhu cầu GT bằng lời nói; tạo cơ hội cho trẻ CPTNN trải nghiệm GT bằng lời nói; các biện pháp tác động vào nghe, hiểu và biểu đạt bằng lời nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN trong pha GT; Đồng thời, nâng cao năng lực GV, phối hợp ch t chẽ với cha
mẹ trong GD nói chung và GD KNGT bằng lời nói nói riêng
9 Những đóng góp mới của luận án
9.1 Về lí luận
Hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi bao gồm: hệ thống khái niệm công cụ, các KNGT cơ bản của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN, môi trường GD và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, rèn luyện KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN
Trang 16Đây là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các GV dạy trẻ 5-6 tuổi cũng như cha mẹ trẻ trong việc CS-GD trẻ CPTNN trong nhà trường, tại gia đình cũng như ngoài cộng đồng
- Nội dung của Luận án là những chất liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các tài liệu tập huấn cho GV, cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại các trường mầm non; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo sinh mầm non
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
1.1.1.1 Quan niệm chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
CPTNN ở trẻ em được quan niệm khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhưng có thể nhận ra một số điểm chung là: trẻ CPTNN là trẻ bị chậm khoảng 2 độ lệch chuẩn (SD) dưới trung bình theo độ tuổi về các dấu hiệu ngôn ngữ điển hình: tiếp nhận ngôn ngữ (từ ngữ, lời nói và các biểu cảm), biểu đạt ngôn ngữ; CPTNN có dạng thứ phát (kèm theo những khó khăn ho c khuyết tật như tự
kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ…) và khởi phát (không kèm theo khó khăn nêu trên)
Paul R [118] và Whitehurst GJ, Fischel JE [132], cho rằng sự chậm trễ ngôn ngữ xảy ra khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi theo các mốc phát triển điển hình Ví dụ, một đứa trẻ có thể 4 tuổi, nhưng hiểu và / ho c sử dụng ngôn ngữ điển hình của một đứa trẻ chỉ có thể 2,5 tuổi Trẻ
có thể có sự phát triển chậm về hiểu ngôn ngữ (tiếp nhận ngôn ngữ) ho c chậm phát triển sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ biểu cảm) Sự CPTNN có thể là khởi phát ho c thứ phát Khi sự CPTNN khởi phát là chính, sẽ không kèm theo khó khăn khác Còn CPTNN thứ phát thì thường là hệ quả của những khó khăn ho c khuyết tật khác như: tự kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ
Dorothy V.M., Bishop Laurence, B Leonard, (2000) trong tác phẩm “Chậm
phát triển Ngôn ngữ và lời nói: nguyên nhân, đặc điểm can thiệp và kết quả” đã
tổng hợp các nghiên cứu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Anh được thực hiện với trẻ từ 5 đến 8 tuổi cho thấy, CPTNN thường đi kèm với các thiếu hụt đ c hiệu về ngôn ngữ, tỷ lệ trẻ CPTNN ở các độ tuổi là: 11% ở trẻ 5 tuổi, 9,7% ở trẻ 6 tuổi, trong đó, tỷ lệ những trẻ sống ở thành thị CPTNN cao hơn những trẻ sống ở nông thôn [95] Theo điều tra của Đại học Chăm sóc y tế Michigan, Mỹ, tỷ lệ trẻ CPTNN
và lời nói chiếm từ 5 - 10% trong số trẻ trong cùng độ tuổi [134]
Phân loại quốc tế về bệnh ICD-10 (Tổ chức Y tế Thế giới 1992) trẻ CPTNN
có mức độ phát triển chậm hơn có 2 độ lệch chuẩn (SD) dưới trung bình, với các kỹ
Trang 18năng nói ít nhất 11 độ lệch bên dưới các biện pháp của chức năng nhận thức phi ngôn ngữ
Trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn thần kinh DSM-V (Hiệp hội Tâm thần Mỹ năm 2012) đề xuất ngoài chức năng lệch chuẩn về nhận thức bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ còn thêm yếu tố độ lệch chuẩn có ảnh hưởng đến thành tích học tập ho c nghề nghiệp, hay với sự tương tác xã hội Những trẻ CPTNN thường rơi vào những trẻ có chỉ số IQ 1 độ lệch chuẩn (khoảng 85 ho c cao hơn) hay thường gọi là chậm phát triển ranh giới [95]
1.1.1.2 Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
Theo Lowry, người có nhiều năm làm việc tại Trung tâm Writer và Hanen, Mỹ [108], CPTNN được biểu hiện qua việc: hiểu ngôn ngữ, biểu đạt ngôn ngữ qua các câu, và rối loạn trong ngữ pháp
Nghiên cứu của Anderson N.B & Shames G.H, (2006), trong “Rối loạn giao
tiếp” [81] đã chỉ ra các biểu hiện là chậm tiếp nhận và chậm biểu đạt bằng lời nói;
ho c khi trẻ học ngôn ngữ thứ 2 sau ngôn ngữ mẹ đẻ bị chệch khỏi mẫu ngôn ngữ điển hình cùng độ tuổi, khả năng ngữ âm, từ vựng và các biểu cảm kém
Theo Trung tâm Thính học, Lời nói, Ngôn ngữ và học tập, Mỹ [87] CPTNN được biểu hiện bằng các yếu tố sau đây:
- Hạn chế trong khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ Các kỹ năng bao gồm
làm theo các hướng dẫn đơn giản, trả lời tên của trẻ khi được gọi, chỉ vào hình ảnh khi được đ t tên và xác định các bộ phận cơ thể và quần áo
- Khả năng tiếp nhận từ ngữ rất hạn chế Số lượng từ vựng mới được đứa trẻ
tiếp nhận trở thành vốn từ riêng của mình sau mỗi thời gian hạn định, có thể là tháng, quý ho c năm ngay cả khi không được dạy trực tiếp
- Khả năng sử dụng cử chỉ điệu bộ hạn hẹp Tất cả trẻ em ban đầu sử dụng cử
chỉ nhưng thường vượt xa chúng khi chúng phát triển ngôn ngữ Trẻ em có thể sử dụng cử chỉ thay lời nói để truyền đạt ý định của chúng Các cử chỉ có thể bao gồm chỉ vào đối tượng khi cần yêu cầu, chỉ vào người khác, vẫy tay chào và tạm biệt
- Độ rõ ràng của lời nói Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể truyền đạt một thông điệp,
kể một câu chuyện và mô tả các sự kiện ho c hình ảnh bằng lời nói
- Khó khăn trong một số vấn đề về học tập hoặc hành vi có liên quan đến ngôn
ngữ ở nhà trường
- Sử dụng GT bằng ngôn ngữ cử chỉ và GT bằng lời nói với người khác trong
Trang 19sinh hoạt, học tập, trong các trò chơi xã hội với bạn, cũng như sự quan tâm của chúng đối với bạn và người lớn khác, đ c biệt là sử dụng GT bằng mắt
1.1.1.3 Nghiên cứu về nguyên nhân của hiện tượng CPTNN
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng CPTNN, tuy nhiên các nguyên nhân
cơ bản được chỉ ra qua các nghiên cứu đó là do yếu tố bẩm sinh- di truyền; các yếu tố
về thể chất- sinh lý, thần kinh tạo ra những khó khăn ho c bệnh tật cản trở sự PTNN
bình thường; và môi trường tương tác xã hội không đáp ứng được nhu cầu PTNN
Các nghiên cứu của Capone & McGregor (2004), Roberts & Price (2003), Cablandrella & Wilcox (2000), Rosetti 1996, Burchinal & Neebe (2002), McCaythren, Were & Yoder (1996), Wetherby, Yonclas & Bryan (1989), trong “Rối loạn giao tiếp” của Anderson N.B & Shames (2006) [81] chỉ ra rằng, nguyên nhân của CPTNN của trẻ
là không đáp ứng được nhu cầu PTNN trong các giai đoạn tiền ngôn ngữ nói Đó là tương tác ngôn ngữ nói thấp, nghèo vốn từ, tương tác hạn chế, sai lệch về phát âm và các cử chỉ thông thường trong giao tiếp, và thiếu kết nối, các kỹ năng xã hội đối với những trẻ có đ c điểm phát triển khác nhau trong từng giai đoạn
Các nghiên cứu của Rockville, Md (2006) trong “Sàng lọc chậm ngôn ngữ và
lời nói ở trẻ mầm non” [124], và các công trình của tác giả như Leung AK, Kao CP
(1999) [111] trong “Đánh giá và quản lý trẻ chậm phát triển tiếng nói”; Punner D., Beisler.F, Scheeres.H (1990) “Kỹ năng giao tiếp” [121], Rae Pica (1999) [122] trong “Tiến tới và học thông qua chương trình - hoạt động và trò chơi tạo sự vui vẻ”
đã nêu được một số đ c điểm và nguyên nhân gây ra CPTNN ở trẻ như sau:
- Yếu tố di truyền có liên quan đến CPTNN: Tiểu sử gia đình của những trẻ CPTNN: 30% trẻ CPTNN có bố/mẹ CPTNN Có khoảng 3% đến 10% trẻ CPTNN trong tổng dân số nói chung [121], [122]
- Một số tác động về bệnh lí cũng có thể ảnh hưởng đến sự CPTNN như bệnh viêm tai giữa, cân n ng tăng chậm, nhưng vẫn không có đủ bằng chứng chứng minh chúng là những yếu tố chính gây ra rối loạn PTNN đ c hiệu Ngoài ra, cũng có những yếu tố liên quan đến gen di truyền trong gia đình Bên cạnh đó là cả yếu tố môi trường cũng có tác động lớn tới việc CPTNN ở trẻ
- Chấn thương não do bệnh não do thiếu oxy - thiếu máu cục bộ (HIE) ảnh hưởng đến các kết nối trong não dẫn đến chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ
và các m t phát triển khác [92]
Trang 20- Ở trẻ trước tuổi đến trường, trong số các rối loạn phát triển nhận thức, các bệnh lý về ngôn ngữ nói chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 2% đến 12% Có thể là các bệnh
lý về ngôn ngữ nói với các rối loạn phát triển phân ly (ho c rối loạn đ c hiệu, ho c chứng khó đọc, viết) và các rối loạn thứ phát (như trong một hoàn cảnh nhất định, đó
là rối loạn cảm xúc thần kinh có nguồn gốc trước, trong và sau sinh, ho c từ các dạng chậm phát triển ho c thiếu hụt cảm giác)
Nghiên cứu của Gina Conti-Ramsden & Kevin Durkin (2012) trong “Phát
triển và đánh giá ngôn ngữ trẻ mầm non” [101], đã chỉ ra rằng ở trẻ CPTNN có mật
độ chất xám và trắng trong cấu trúc bán cầu não trái ít hơn ở trẻ em có ngôn ngữ điển hình và người lớn
Từ những nghiên cứu nguyên nhân gây ra CPTNN ở trẻ, các tác giả cũng chỉ
ra các biểu hiện và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nói chung và phát triển khả năng GT nói riêng
1.1.1.4 Nghiên cứu về đánh giá mức độ chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ
Việc đánh giá mức độ CPTNN ở trẻ em nói tiếng Anh đã được một số tác giả nghiên cứu Law, J., Garrett, Z., & Nye, C (2010) [110]; Fischel, J., Whitehurst, G., Caulfield, M., & De Baryshe, B (2009) [132]; Hoff, E (2010) [104]; Wiley (2009) [133] đã đưa ra nhận định: mức độ CPTNN phụ thuộc vào quá trình, các điều kiện ảnh hưởng đến PTNN, các lĩnh vực ngôn ngữ như tiếp nhận, và ngôn ngữ biểu đạt
từ nhiều góc độ khác nhau như môi trường tương tác và tần suất GT độ chuẩn của
âm thanh tiếng nói, người tương tác trong quá trình GT,… như bố thường giao tiếp với con kém hơn mẹ
Để đánh giá các mốc PTNN, trên cơ sở đó xác định mức độ CPTNN và lời nói của trẻ nói tiếng Anh, hiện tại có thể thống kê khoảng 100 loại công cụ khác nhau dành cho phụ huynh trẻ, dành cho các trung tâm, trạm y tế và trường học sử dụng, hay dành cho các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu Gina Conti-Ramsden & Kevin Durkin [101] đã tổng hợp một số công cụ được sử dụng nhiều và đáp ứng tương đối đầy đủ các tiêu chí về độ tin cậy, tính hiệu lực, hiệu quả, khả thi như: (1) British Ability Scales Third Edition (BAS3) Elliot, C D & Smith, P dành cho trẻ
từ 3 tuổi đến 17 tuổi 11 tháng, đã được thử nghiệm cho 1,480 trẻ ở Anh; công cụ này đánh giá khả năng nhận thức và thành tích GD: đánh giá sự phát triển bằng lời nói, hiểu biết, nhận thức và trí nhớ, cùng với sự hiểu biết về các khái niệm định
Trang 21lượng cơ bản ở tuổi học đường; đánh giá lý luận, nhận thức, tốc độ xử lý và bộ nhớ bằng cách sử dụng các tài liệu bằng lời nói, số và tượng hình, bao gồm các hình dạng trừu tượng, hình ảnh và vật liệu ba chiều; (2) British Picture Vocabulary Scale Third Edition (BPVSIII) Dunn, L M., & Dunn, D M Dành cho trẻ từ 3 đến 16 tuổi Đánh giá khả năng tiếp thu từ vựng ở trẻ, đã được thử nghiệm với 3,278 trẻ ở Anh; (3) Early Repetition Battery (ERB) Seeff-Gabriel, B., Chiat, S., & Roy, P dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi 11 tháng đã được đánh giá 418 trẻ em ở Anh Nội dung tập trung vào đánh giá loạt các kỹ năng ngôn ngữ biểu cảm và tiếp thu ở trẻ nhỏ Nó cung cấp 7 mẫu chuẩn trong: Cấu trúc câu, lời, cấu trúc ý nghĩa từ vựng, và nhiều công cụ khác Tác giả cho rằng: để đánh giá sự PTNN trẻ em đòi hỏi việc xem xét cẩn thận về bối cảnh, cách tiếp cận, phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá Đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ em trước tuổi đến trường cần đánh giá cả hai
kỹ năng diễn đạt và tiếp nhận, không nên chỉ đánh giá một chiều, và nếu có thể cũng cần đánh giá khả năng của trí nhớ ngắn hạn âm vị học [97]
Tuy nhiên, thực sự rất khó khăn khi chẩn đoán, đánh giá mức độ CPTNN dựa trên sự khác biệt đó ở trẻ nhỏ Bởi trên thực tế, đối với phần lớn trẻ, việc nắm vững ngôn ngữ không phải là một quá trình phát triển liên tục; nó bao gồm những bước tiến triển, bước thụt lùi, những giai đoạn tăng trưởng lúc nhanh, lúc chậm và thường bao gồm cả những thoái lui đó là điều hoàn toàn bình thường
Nhiều biện pháp đánh giá đã được các chuyên gia giới thiệu và sử dụng để xác định trẻ có bị CPTNN hay không Một trong những bài kiểm tra định mức chuẩn là biện pháp chuẩn hóa cho phép so sánh hành vi của trẻ có dấu hiệu CPTNN với những trẻ đồng trang lứa khác Đồng thời, thu thập thêm các thông tin từ việc quan sát, các báo cáo gốc, phỏng vấn nói chuyện với gia đình, với GV và những người trông trẻ mới có thể thu được bức tranh đầy đủ nhất về các KNGT của trẻ và các thông tin về sự PTNN của trẻ [dẫn theo 81]
Để đánh giá các KNGT của trẻ CPTNN không chỉ căn cứ từ những nghiên cứu
về các dấu hiệu mà cần phải có các sàng lọc phân loại các kỹ năng phát triển khác bởi không có nguyên nhân chung nào liên quan đến CPTNN
1.1.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của chậm phát triển ngôn ngữ đến kỹ năng giao tiếp
và sự phát triển của trẻ
A.R Luria, L.X Xvetcova cũng đồng nhất quan điểm CPTNN, đ c biệt là
Trang 22ngôn ngữ tiếp nhận là nguyên nhân chính của những hình thức khó khăn về đọc và đọc hiểu thuộc nhóm này [12]
Các nhà nghiên cứu Catts, Fey, Tomblin& Zang (2002); McCardle& Chhabra (2004); Nathan, Stackhouse, Goulandris & Snowling (2004) [dẫn theo 81] cho rằng,
sự CPTNN không chỉ cản trở việc GT bằng lời nói mà có thể có vấn đề trong việc học đọc Hơn nữa, các tác giả Brinton, Fujiki & Higbee (1998); Brinton, Fujiki & McKee (1998); Gertner, Rice & Hadley (1994) đã chứng minh CPTNN của trẻ trong độ tuổi chuẩn bị vào trường phổ thông ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển và
kỹ năng tương tác xã hội của trẻ Trẻ CPTNN thì thường không được lựa chọn cùng chơi với bạn của chúng Trong nghiên cứu của Rice, Alexander & Hadley (1993) khi đo tỉ lệ các mẫu âm thanh của trẻ CPTNN với những trẻ cùng độ tuổi, cho thấy,
tỉ lệ sự phát triển, trưởng thành về m t xã hội, khả năng lãnh đạo và tính cộng đồng của trẻ CPTNN thấp hơn so với các trẻ cùng độ tuổi; Bên cạnh đó, CPTNN thường kéo theo chậm về KNGT như kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, bao gồm nghèo về từ vựng, khó khăn trong việc nhớ câu và nhắc lại các nội dung (Chapman, Hesketh&Kistler (2002), Ezell & Goldstein (1991) [dẫn theo 81]
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra việc CPTNN không chỉ đ t đứa trẻ vào những khó khăn với GT như KNGT bằng lời nói, đến kỹ năng nghe hiểu lời nói, mà còn ảnh hưởng tới khả năng tương tác xã hội và sự thành công trong học tập khi vào trường phổ thông
1.1.1.6 Nghiên cứu cách thức hỗ trợ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Harry (2002) cho rằng, điều quan trọng là người can thiệp phải hiểu rõ tiềm năng, đ c điểm phát triển của trẻ khi thiết kế chương trình can thiệp tác động với nhiều mức độ kinh nghiệm xã hội khác nhau Crago (1990); Van Kleeck & Langdon tiếp cận cách đ t mục tiêu vào việc tiếp nhận ngôn ngữ sớm bao gồm việc tập trung vào tương tác của trẻ trong các điều kiện chung (cùng nhóm chơi, cùng sinh hoạt, học tập) và dựa trên kỹ năng tương tác với người lớn tạo điều kiện cho việc tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ [81]
Bredekamp & Copple, (1997) cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ, GV
và mối quan hệ giữa các lực lượng trong việc GD phát triển các KNGT cũng như phát triển toàn diện cho trẻ [dẫn theo 88] Đồng thời, quan tâm nghiên cứu vấn đề chẩn đoán và can thiệp sớm để giúp trẻ CPTNN được cải thiện tốt nhất về kết quả
Trang 23của sự phát triển theo đúng độ tuổi, tránh hình thành các nhân tố rủi ro cho sự phát triển của trẻ Các nhà nghiên cứu quan tâm cách tiếp cận quản lý về can thiệp sớm cho trẻ bao gồm khắc phục, bù đắp, can thiệp và cải thiện Các nỗ lực can thiệp ngôn ngữ hiệu quả nhất theo các nhà nghiên cứu là gắn trẻ với ngữ cảnh của các hành động cụ thể và các thói quen thường ngày [81]
Từ những thông tin trên cho thấy, quan điểm chung của các nhà GD là thống nhất quan niệm, nghiên cứu các biểu hiện CPTNN và đ c điểm phát triển của cá nhân trẻ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để xác định đúng nguyên nhân CPTNN và lựa chọn cách thức hỗ trợ phù hợp với trẻ CPTNN, trong đó đ c biệt đề cao vai trò của
GV, cha mẹ trẻ và sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong việc GD KNGT
1.1.2 Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
1.1.2.1 Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
(a) Nghiên cứu về kỹ năng
Ở góc độ Tâm lí học đã thể hiện hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Quan điểm thứ nhất: xem xét kỹ năng nghiêng về m t kỹ thuật của thao tác hay hành động hoạt động, coi kỹ năng như một phương thức thực hiện hành động
mà con người nắm vững Nghĩa là chỉ cần nắm vững cách thức của hành động là có
kỹ năng Đại diện là các tác giả: V.A.Krutexki [34]; A.G.Côvaliôv [11]; A.V.Petrovxki [50]; P.A.Ruđich; V.Tsebưsev; V.X.Cuzin; Trần Trọng Thủy Quan điểm thứ hai: kỹ năng được xem xét nghiêng về m t năng lực của con người Đại diện có các tác giả N.Đ.Lêvitôv [39]; Nguyễn Quang Uẩn [77], K.K.Platonov; X.I.Kixegof; G.G.Golubev,
Còn ở góc độ Giáo dục học, hiểu: “Kỹ năng là năng lực của chủ thể thực hiện một cách thuần thục một hay một chuỗi hành động, có tính kỹ thuật, tự giác, dựa trên cơ sở hiểu biết (kiến thức ho c kinh nghiệm) và những điều kiện sinh học - tâm
lí khác của cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định” [20];
“Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới” [25]
Đ ng Thành Hưng [30] và một số tác giả khác lại cho rằng kỹ năng ở đây không phải là khả năng, không phải là kỹ thuật hành động mà chính là hành động được thực hiện có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả
M c dù khác nhau về cách tiếp cận nhưng điểm chung trong quan niệm về kỹ năng đó là:
Trang 24- Tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động chính là
cơ sở nền tảng để hình thành kỹ năng
- Kỹ năng có tính linh hoạt, mềm dẻo thúc đẩy sự phát triển cá nhân
- Kỹ năng dựa vào ý thức, luôn chịu sự kiểm soát của ý thức và có tính tự giác
- Kỹ năng có logic và trình tự thực hiện các thao tác tương đối ch t chẽ
- Căn cứ vào nguyên tắc rèn luyện và dựa vào quy luật hình thành và phát triển chứng minh kỹ năng được hình thành qua quá trình trải nghiệm thực tế
- Kỹ năng luôn gắn với một hành động, hoạt động cụ thể nhằm đạt mục đích
đề ra
Như vậy, muốn hình thành kỹ năng ở lĩnh vực hoạt động nào thì trước tiên phải có tri thức (hiểu biết ho c kinh nghiệm) về lĩnh vực đó cộng với sự rèn luyện tích cực của chủ thể hoạt động
(b) Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp: có thể điểm qua một số hướng nghiên
cứu chính như sau:
- Nghiên cứu mặt kỹ thuật của kỹ năng giao tiếp
Khi xem xét kỹ năng trong hoạt động, nhiều nhà tâm lý học hướng vào m t kỹ thuật của hành động Đại diện cho hướng này là các tác giả: V.A Kruchetxki, E.X.Cudin, A.G.Kovaliov, S.Henrry (1981), V.V.Tsebưseva, Trần Trọng Thuỷ, Đào Thị Oanh…
Xuất phát từ chỗ coi KNGT là m t kỹ thuật của hành động GT (những phương thức, thủ thuật, thao tác thực hiện hành động GT) nên một số tác giả cho rằng, khi nắm được kỹ thuật hành động GT đúng theo các yêu cầu kỹ thuật thì GT sẽ đạt được kết quả Đóng góp quan trọng của hướng nghiên cứu này là đã chỉ rõ phương thức, thủ thuật, thao tác thực hiện hành động GT, cơ sở để xây dựng hình thành, củng cố các hành vi GT cụ thể cho mọi đối tượng Tuy nhiên, cũng nên nhận thấy rằng, GT không chỉ là những thao tác kỹ thuật hành vi đơn thuần, mà nó còn chứa đựng cả các yếu tố “người” khác mới có tính thuyết phục
- Nghiên cứu mặt năng lực của kỹ năng giao tiếp
Xuất phát từ hướng xem xét kỹ năng như là m t năng lực hành động của con người, các tác giả: E.A.Milenrian, A.V.Petrovski, N.D.Levitov, X.I.Kixegop,
K.K.Platonov, G.G.Gobulep đã nhấn mạnh m t năng lực của kỹ năng giúp con
người thực hiện một hoạt động có hiệu quả trong điều kiện mới Ngô Công Hoàn
Trang 25[22], Nguyễn Ánh Tuyết [75], Nguyễn Quang Uẩn [77], Vũ Dũng [13] cũng đều
cho rằng, kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức về hành động, hay các thao tác của hành động theo đúng quy trình để có kết quả mong muốn
Nghiên cứu m t năng lực của KNGT có 2 xu hướng:
Thứ nhất: xem xét kỹ năng giao tiếp như là năng lực thiết lập các mối quan hệ của con người trong GT
Các tác giả tiêu biểu như: L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, B.Ph.Lomov [41]; Mawhinney Linda, Mary Scott Mc Teague, (2008), [44]; IP.Dakharov [1]; J.Sean.McCleneghan (2006) [132]; Trần Tuấn Lộ [42], Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy [28],… cũng đều khẳng định vai trò của KNGT như là năng lực thiết lập các mối quan hệ trong GT đối với cuộc sống con người
Thứ hai: xem xét kỹ năng giao tiếp như là năng lực điều khiển quá trình giao tiếp của con người
Xu hướng nghiên cứu này cho rằng, KNGT là khả năng chủ thể GT có thể điều khiển được nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng GT để đạt được mục đích của mình trong quá trình GT Một số đại diện tiêu biểu như A.A.Leonchiev; A.Cubanova; IP.Dakharov; N.V.Kudơmin; M.Rakhmatulina; Hoàng Anh; [1], [2]; Đinh Nguyễn Trang Thu [63]
Khi vận dụng vào xem xét quá trình GT của con người, có thể khẳng định rằng, người được xem là có KNGT khi họ là người có năng lực nhất định, nhờ đó
họ mới thực hiện được quá trình GT có kết quả
L.X.Vưgotxki đề cập đến GT trong quá trình tiếp thu lịch sử xã hội Thông qua GT, mối quan hệ giữa người với người được thiết lập và tạo nên bản chất người [78] Theo ông, GT là mối quan hệ qua lại giữa người và người, là quá trình trao đổi thông tin, quan điểm và cảm xúc
Ngô Công Hoàn cho rằng “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp” [22] Phạm trù GT đã được mở rộng hơn như trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
Trong thực tế, các nghiên cứu đã nhìn nhận ở các góc độ khác nhau và đưa ra những định nghĩa khác nhau về GT Mỗi nghiên cứu khai thác khái niệm GT dưới góc độ khác nhau Tuy nhiên, thông qua những định nghĩa, các tác giả đều đã nêu ra
Trang 26những dấu hiệu cơ bản của GT Những dấu hiệu cơ bản đó là:
- GT là một hiện tượng đ c thù của con người, được diễn ra trong xã hội loài người; dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người
- GT thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau, chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã hội
- GT là nhu cầu tất yếu, đ c trưng của xã hội loài người, phương tiện GT được
sử dụng nhiều nhất là lời nói hay biểu cảm qua hành động, cử chỉ hay vật chất…, Năng lực GT của con người phụ thuộc vào KNGT và vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sống cùng các phẩm chất tâm lý của họ
Từ những dấu hiệu chung của GT, chúng tôi nhận thấy có thể xây dựng khái niệm công cụ trong nghiên cứu của đề tài từ quan niệm: GT là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm tạo nên các quan
hệ xã hội và mang bản chất xã hội lịch sử
1.1.2.2 Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi
- Một số các nghiên cứu về GT của trẻ nhỏ, chủ yếu là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo,
có thể nhắc đến các hướng nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu về đ c điểm GT của trẻ mầm non nói chung (nhu cầu, nội dung, phương tiện GT )
+ Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển GT của trẻ từ 0-6 tuổi
+ Nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh của GT như động cơ, thái độ, hành vi, nhu cầu, tính tích cực GT,
+ Những nghiên cứu về phương pháp luận, phương pháp thực tiễn chuyên sâu [69]
Các hướng nghiên cứu trên gắn với tên tuổi của các nhà khoa học như R.A.Spits (1960, 1968); G.M Liamina (1970); V.X Mukhina (1984); M.I.Lixina (1974); E.I.chikhiepva (1975); I.L Kolominxki và E.Panko (1985); H.A.Wallon (1879-1962); Bowlby & Ainswrth (1970); A.V.Vêđênôp; K.Lorep; R.A.Xmirnôva; I.X.Côn; IaL.Kôlôminxki; Nguyễn Ánh Tuyết (1987); Lê Xuân Hồng; Nguyễn Thạc, [dẫn theo 69]; Nguyễn Xuân Thức [69]; Hoàng Thị Phương [51];
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều thể hiện quan điểm chung, xem
GT là điều kiện cơ bản để phát triển toàn diện nhân cách trẻ, là nhân tố quan trọng
Trang 27để hình thành nhân cách trẻ em, là một trong các dạng hoạt động của con người vươn tới nhận thức và đánh giá bản thân thông qua người khác Khẳng định nhu cầu
GT của trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn có vai trò quan trọng trong việc PTNN, tâm lí nói chung
- Về KNGT của trẻ em nói chung, KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi nói riêng, có một số công trình nghiên cứu theo các nội dung chính sau:
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của trẻ 5-6 tuổi
Hướng nghiên cứu này chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ ngoài đ c điểm tâm lí lứa tuổi thì yếu tố môi trường và mối quan hệ giữa trẻ với gia đình, nhà trường và cộng đồng được nhiều tác giả đề cập [16]; [15]; [66]; [88]; Các tác giả Tara Winterton [55]; David Warden [92]; Charles A.S [88]; Rae Pica [122] đã nghiên cứu việc hình thành KNGT cho trẻ nhỏ Họ chỉ ra hoàn cảnh, môi trường, gia đình, các cộng đồng cũng như đ c điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ thể trẻ đã ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi GT của trẻ Vấn đề quan trọng ở đây là phải tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố trên để luyện tập KNGT cho trẻ
Eileen Allen & Marotz, (2003); Rodnick và Wood (1973), cho rằng trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh để phát triển các KNGT Đ c biệt Caroline Gooden & Jacqui Kearns còn nhấn mạnh tầm quan trọng đ c biệt từ phía gia đình, cha mẹ trẻ và GV trong việc kích thích, GD phát triển KNGT cho trẻ [86] McCleneghan, J.Sean.PR (2006) [112], cho thấy sự phát triển KNGT bằng lời nói, phát triển về cảm xúc, thể chất và nhận thức xã hội đều được tạo điều kiện thuận lợi nhờ những trải nghiệm mà trẻ có trong gia đình, trường học và cộng đồng trẻ sống Rodnick và Wood khẳng định, trẻ em PTNN và KNGT từ rất sớm, do đó trẻ nào có sự phát triển chậm hơn so với các bạn cùng độ tuổi vào giai đoạn trước 7 tuổi có thể là do yếu tố môi trường
KNGT là một hiện tượng xã hội, do đó muốn phát triển các KNGT bằng lời nói cho trẻ cần nhận ra được vai trò quan trọng của mối quan hệ gắn bó giữa trẻ với cha mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ
+ Nghiên cứu vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ
Các nghiên cứu khẳng định, khi trẻ phát triển các KNGT, chúng sẽ có khả năng thể hiện bản thân một cách rõ ràng và tự tin, trong tất cả các khía cạnh và lĩnh vực của cuộc sống KNGT càng được GD sớm tức là chúng ta đã xây dựng cho trẻ
Trang 28một tương lai thành công
Bredekamp & Copple, (1997), cho rằng trong những năm đầu đời, gia đình và
GV có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích phong phú các KNGT của trẻ Sự kích thích các KNGT phù hợp sẽ giúp tất cả các khu vực của trẻ em phát triển [dẫn theo 86] Khi trẻ có KNGT tốt thì sẽ ít g p khó khăn hơn trong việc đọc, viết và đánh vần khi vào trường phổ thông; ít g p khó khăn về hành vi; trẻ có thể dễ dàng kết bạn và chơi lâu với bạn bè; đ c biệt trẻ sẽ rất tự tin
1.1.3 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Charlotte Lynch & Julia Cooper (2016) [89] trong nghiên cứu về KNGT sớm
đã quan tâm đến các biện pháp tác động phát triển lời nói cho trẻ Tác giả đề xuất các biện pháp dựa trên khuôn khổ các hoạt động nhằm hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ ho c GV sử dụng khi ở nhà, trong nhóm chơi và trường MN Các hoạt động GD KNGT, ngôn ngữ và lời nói được đề xuất không yêu cầu các kỹ năng giảng dạy đ c biệt, mà cho phép cha mẹ, người chăm sóc và GV tổ chức một cách
tự nhiên nhất theo đ c điểm riêng từng trẻ
Kak Hai Nodich [31] đã nêu rõ sự PTNN của trẻ có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi Nhiệm vụ của nhà giáo dục là giúp trẻ PTNN theo đúng từng giai đoạn lứa tuổi ngay từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KNGT và trí tuệ của trẻ Bằng những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực tác giả đã giúp các bậc cha mẹ có con ở giai đoạn lứa tuổi này có thêm những kiến thức cơ bản trong việc GD và dạy dỗ giúp trẻ phát triển KNGT
Charles A.S [88], Beisler F, Caroline Gooden & Jacqui Kearns [86] đã nghiên cứu và chỉ ra các KNGT cơ bản của trẻ nhỏ gồm các kỹ năng để hiểu và bày
tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thông tin Phương tiện biểu đạt gồm ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ cử chỉ Các nghiên cứu đề cao vai trò của các tác động GD đúng hướng từ gia đình và nhà trường tới sự phát triển KNGT của trẻ nhỏ Rae Pica [122] đ c biệt chú
ý tới các vận động của cơ thể và coi đó như một loại KNGT, sự tích cực hoạt động tạo ra các cơ hội giải tỏa cho trẻ và tăng các mối quan hệ David Warden & Donald Christie [92] cũng đã chỉ ra hoàn cảnh, môi trường, gia đình, các cộng đồng cũng như đ c điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ thể trẻ đã ảnh hưởng đến sự phát
Trang 29triển hành vi GT của trẻ và cách thức luyện tập KNGT cho trẻ phải căn cứ trên những yếu tố ảnh hưởng nêu trên Vấn đề quan trọng ở đây là phải tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố trên để luyện tập KNGT cho trẻ
Các nghiên cứu thực tiễn về KNGT ở một số quốc gia như Mỹ đã cho thấy việc đề cao vai trò của KNGT trong sự phát triển chung của trẻ em, đã xem xét sự phát triển KNGT của trẻ trong mối quan hệ với sự CS-GD, giữa KNGT với sự phát triển nhận thức, đưa ra hướng dẫn để phát triển các KNGT cho trẻ (tác động tới cha
mẹ trẻ, cộng đồng, khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có…) Tara Winterton nghiên cứu những KNGT cho trẻ em có khó khăn trong GT dưới 13 tuổi, nghiên cứu đã đưa ra các thao tác cụ thể của từng KNGT cũng như các kĩ thuật tác động đối với trẻ đ c biệt [55]
Linda Maget đã giới thiệu những KNGT xã hội nhằm nâng cao khả năng GT, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc kết giao bạn bè Theo tác giả, muốn giúp trẻ GT phải tạo môi trường GT cho trẻ, phải cho trẻ học, chơi thì mới làm xuất hiện, nảy sinh nhu cầu GT [40] Steven Gutstin [127] cũng đưa ra phương pháp mới cho
GV, cha mẹ trẻ trong việc phát triển KNGT Để giúp trẻ phát triển KNGT cần phải hình thành và phát triển mối quan hệ xã hội, giúp trẻ hiểu được bản thân trẻ, hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong gia đình (tên gọi, đ c điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh L.M.Sipisuna, O.V.Dairinxcaia, T.A.Nhicolova đ c biệt quan tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát triển GT cho trẻ và đã đưa ra phương pháp “cùng xúc cảm trong tình huống” Điều quan trọng là nhà GD phải biết đ t mình vào vị trí của trẻ để
từ đó phân tích phản ứng của trẻ (phân tích tình cảm, ý nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong tình huống cụ thể để tìm ra biện pháp GD phù hợp
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung nhấn mạnh đến môi trường GT rất cần thiết
để GD KNGT, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ và GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi
Đối với trẻ CPTNN, một số nghiên cứu của Bagnato, Neisworth, Munson (1977) chú ý vào biện pháp đánh giá để xác định trẻ CPTNN như bài kiểm tra định mức chuẩn (nhằm so sánh các hành vi của trẻ với trẻ khác cùng độ tuổi), bài kiểm tra tiêu chuẩn (dùng để đánh giá mức độ hiệu quả ho c làm chủ các kỹ năng hay nhiệm vụ phát triển) và nghiên cứu báo cáo gốc nhằm thu thập thông tin từ nhiều
Trang 30nguồn để đánh giá đúng về khả năng của trẻ [dẫn theo 81]
Các nghiên cứu cho rằng, muốn thu được bức tranh đầy đủ về các KNGT và các mối quan tâm về sự phát triển KNGT của trẻ thì biện pháp vô cùng quan trọng không thể thiếu là cần nói chuyện với gia đình, với những người trực tiếp chăm sóc trẻ và các GV Cần tăng cường mối quan hệ ch t chẽ giữa gia đình và nhà trường trong GD KNGT cho trẻ CPTNN
Albrecht & Miller (2001) cho rằng nếu trẻ CPTNN thiếu sự quan tâm chăm sóc ho c thiếu khả năng tương tác với những người trực tiếp chăm sóc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển GT nói chung và KNGT nói riêng [dẫn theo 81] Biện pháp rất quan trọng để GD KNGT thành công cho trẻ CPTNN nói riêng của các tác giả Koegel (1995); Hwang & Hughes (2000); Woods & Wetherby (2003) là cho trẻ CPTNN được nhúng vào trong môi trường GT tự nhiên, môi trường đó khuyến khích trẻ tích cực GT và tương tác xã hội [dẫn theo 81]
Các nghiên cứu về GD KNGT cho trẻ CPTNN nói chung đã nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ, GV và những người trực tiếp chăm sóc trẻ; chỉ ra mối quan hệ
đ c biệt giữa họ với trẻ trong việc phát triển GT nói chung, KNGT nói riêng Đồng thời, xem môi trường GT tự nhiên và tạo cơ hội tương tác cho trẻ là biện pháp hiệu quả trong GD KNGT cho trẻ CPTNN nói riêng
Ở Việt Nam hiện nay, có một số nghiên cứu về KNGT của trẻ em MN nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng [16]; [66]; một số nghiên cứu về KNGT cho trẻ tự
kỷ, trẻ khuyết tật [58]; [63]; [19] và một số công trình nghiên cứu nhỏ lẻ liên quan Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung vào các biện pháp can thiệp hay cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng trẻ CPTNN nguyên nhân do khuyết tật hay bệnh lí, còn KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN nói chung, chưa được đề cập đến một cách hệ thống
Tóm lại, nghiên cứu GD KNGT cho trẻ CPTNN là lĩnh vực còn mới mẻ Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở trên thế giới tuy nhiều nhưng chỉ tập trung vào nghiên cứu cách phát hiện, chẩn đoán trẻ CPTNN, mà chưa nghiên cứu sâu và hệ thống về GD KNGT bằng lời cho trẻ CPTNN
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Chậm phát triển ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đ c biệt, nó tồn tại và phát triển theo sự
Trang 31tồn tại, phát triển của xã hội loài người Có nhiều lí thuyết cũng như các lĩnh vực khác nhau bàn về khái niệm ngôn ngữ Dưới mỗi góc độ, ngôn ngữ lại được định
nghĩa theo những cách khác nhau, điểm chung được thừa nhận, đó là:
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện phát triển tư duy, trao truyền và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Việc lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm sự lĩnh hội 3 khía cạnh cơ bản: (1) Nội dung (vốn từ và nghĩa của từ); (2) Hình thái hay cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp) và (3) Chức năng của ngôn ngữ
M c dù các tác giả như Noam Chomxky (1957); L.S.Vưgotxky [79]; A.N.Leonchiep [38]; Morrow M.L (2009) [113]; Otto Bervelly, (2010) [116]; K.Hai-nơ dich [31] và Nguyễn Huy Cẩn [9]; Bùi Thị Lâm [37] khi bàn về sự
PTNN có các góc nhìn khác nhau, song nhìn chung coi PTNN là phát triển khả
năng giao tiếp ngôn ngữ với sự phát triển đồng đều của các thành tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng, phát triển khả năng đọc viết phù hợp với độ tuổi của trẻ Đó là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đ c trưng
khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ; mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển
những thành tựu của giai đoạn trước
Muốn ngôn ngữ trẻ phát triển tốt cần phải đ t trẻ trong môi trường GT lành mạnh, thân thiện, đ c biệt cần có sự kích thích phù hợp và sự quan tâm, dạy dỗ chu đáo của gia đình và những người xung quanh trẻ
- Khái niệm về CPTNN cũng đã được một số tác giả nêu ra trong nghiên cứu của mình
Roth, F & Worthington, C.K (2001) [theo 59] cho rằng, trẻ CPTNN là trẻ có cùng tiến trình PTNN giống với trẻ cùng độ tuổi nhưng lại diễn ra theo một quá trình rất chậm Trong đó, trẻ có sự phát triển khác biệt lại bộc lộ những m t PTNN khác với những diễn tiến thông thường Montgomery (2002) trong nghiên cứu đã dùng khái niệm trẻ chậm và sút kém ngôn ngữ đ c biệt có khả năng nghe quãng bình thường và sự thông minh phi ngôn ngữ, không bị khuyết tật phát triển, chưa có khó khăn trong việc tiếp thu sản sinh và lĩnh hội ngôn ngữ Các trẻ này đ c biệt có khả năng đạt điểm chuẩn trong các trắc nghiệm phi ngôn ngữ
Trang 32Một số nghiên cứu xem CPTNN là một rối loạn GT, một thể loại bao gồm một loạt các khiếm khuyết ngôn ngữ chưa đạt các cột mốc PTNN theo độ tuổi
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu ở các lĩnh vực khác như Y học, Tâm lí học, Xã hội học Các tác giả ít nhiều đều đề cập đến sự chậm trễ của ngôn ngữ, nhấn mạnh đến khó khăn của trẻ trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ ho c/ và quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ Tuy nhiên, các khái niệm chưa thể hiện rõ ràng, đầy đủ về CPTNN ở trẻ mẫu giáo nói chung và cũng không có nhiều nghiên cứu chỉ rõ khái niệm trẻ CPTNN 5-6 tuổi nói riêng
Qua tổng quan chúng tôi thấy: xu hướng coi CPTNN không được gọi là một bệnh ho c khuyết tật mà là một tình trạng rối loạn PTNN Trong nghiên cứu này tập trung vào trẻ CPTNN có mức độ phát triển chênh lệch khoảng 1-2 độ tuổi so với mốc phát triển điển hình ở trẻ 5-6 tuổi ở giai đoạn trẻ chuẩn bị cho bước ngo t chuyển từ bậc mầm non lên lớp Một Những trẻ này có các cơ quan phát âm không khiếm khuyết, không lẫn các tật như trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính, rối loạn phổ tự
kỉ, khuyết tật vận động và các dạng tật khác
Trong nghiên cứu này CPTNN được hiểu là: CPTNN là mức độ PTNN chậm
hơn so với yêu cầu độ tuổi ít nhất 1 năm theo các tiêu chí điển hình về ngữ âm, vốn
từ, ngữ pháp, được thể hiện trong tiếp nhận và biểu đạt bằng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn việc nghe hiểu và thể hiện khó khăn trong biểu đạt ngôn ngữ bằng lời nói
và ngôn ngữ cử chỉ, gây khó khăn trong GT hàng ngày
Những trẻ CPTNN được nghiên cứu trong luận án này không kèm theo các dạng khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, tự kỷ,…
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề được nhiều nhà Tâm lí học, Giáo dục học trong nước và nước ngoài nghiên cứu Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn, với mục đích nghiên cứu khác nhau và cả quan niệm cá nhân của người viết Ở mỗi cách tiếp cận là những quan niệm khác nhau về kỹ năng, dưới đây luận án đề cập đến hai quan niệm chính về kỹ năng
Theo quan điểm hoạt động, kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo [38]
Quan điểm nghiêng về m t năng lực của con người, kỹ năng không đơn thuần
Trang 33là m t kỹ thuật hoạt động mà nó còn biểu hiện ở năng lực, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo Nhờ có sự mềm dẻo của kỹ năng mà con người có tính sáng tạo hoạt động thực tiễn, chú trọng đến kết quả hành động [39]
Ở Việt Nam các nhà Giáo dục học quan niệm kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện hành động Tác giả Nguyễn Công Hoàn cho rằng: “kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ” [22] hay “là năng lực tự giác hoàn thành một hoạt động nhất định, dựa trên sự hiểu biết và vận dụng những tri thức tương ứng [28] Từ
những phân tích trên, trong luận án này có thể hiểu kỹ năng là khả năng vận dụng
tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào thực hiện các hoạt động trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng sống và kỹ năng làm việc Nếu xét theo liên đới chuyên môn có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp Có thể hiểu rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên gọi khác nhau Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống Trong mỗi loại kỹ năng có nhiều kỹ năng thành phần, ví như kỹ năng sống hay kỹ năng mềm bao gồm nhiều
kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, từ chối, kỹ năng hợp tác, chia sẻ,… KNGT chỉ là một trong số nhiều kỹ năng sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau
1.2.2.2 Khái niệm giao tiếp
GT được nghiên cứu từ rất lâu thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như Triết học, Lí thuyết thông tin và điều khiển học, Xã hội học, Tâm lí học, Ngôn ngữ học Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu [dẫn theo 1]; [38]; [39]; [41]; [76] , chúng tôi thấy rằng: GT là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể GT GT thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người như lao động, học tập, vui chơi bảo đảm cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người Đó là một quá trình thiết lập mối quan hệ đa chiều giữa một người với một người ho c với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với
sự truyền đạt ấy, là quá trình qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, suy nghĩ, có ý
Trang 34kiến và thái độ để có được sự thông cảm và hành động tiến tới việc chia sẻ mà qua
đó, thông điệp đáp ứng được xuất hiện GT là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng
ta có thể hiểu và phản ứng với nhau trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e
dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong
Do vậy, quan hệ người - người được xác lập, vận hành và thể hiện trong GT
Về phương diện nhận thức, GT là một quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần thiết để đạt kết quả khi tiếp xúc với người khác Từ cơ sở đó, GT diễn ra dưới dạng trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhu cầu của các chủ thể tham gia vào quá trình GT Qua đó, mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình và hòa nhập vào xã hội trong quá trình GT
Đối với trẻ em, GT được xem là điều kiện cơ bản để phát triển, là nhân tố quan trọng để hình thành nhân cách, là một trong các dạng hoạt động của con người vươn tới nhận thức và đánh giá bản thân thông qua người khác Do đó, nếu hình thành được mối quan hệ GT tốt cho trẻ với những người xung quanh sẽ là điều kiện cho trẻ bộc lộ khả năng và thể hiện năng lực, tạo tiền đề cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ
Trong nghiên cứu đề tài này chúng tôi coi “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm
lý, tương tác lẫn nhau, trao đổi thông tin bằng các phương tiện GT khác nhau giữa các chủ thể và đối tượng/ nhóm đối tượng GT nhằm hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau và đạt được mục đích GT”
1.2.2.3 Khái niệm ngôn ngữ nói - lời nói
Ngôn ngữ nói là loại hình ngôn ngữ được biểu đạt bằng lời nói Ngôn ngữ nói bao gồm 3 thành tố: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt Nam là một ngôn
ngữ đơn vận (đơn âm, đơn lập) nhưng lại đa thanh Đơn vận: Là mỗi tiếng, mỗi chữ
chỉ gồm có một vần, nên khi nói rời từng tiếng, khi viết rời từng chữ, các vần các chữ không dính kết lại với nhau như một số ngôn ngữ khác Đa thanh: Là nhiều thanh điệu, nhiều dấu giọng Cụ thể là có 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 ký hiệu khác nhau: dấu sắc (Á), dấu huyền (À), dấu hỏi (Ả), dấu ngã (Ã), dấu n ng (Ạ) (Gọi tắt là 5 dấu 6 giọng) Không có dấu gọi là thanh-điệu “ngang” Ngữ âm Tiếng Việt có thể được xếp vào 3 vùng phương ngữ: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam Mỗi vùng phương ngữ lại có thể chia thành các vùng nhỏ hơn Trong vùng phương ngữ miền Trung có: Phương ngữ vùng Thanh Hóa, phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh,
Trang 35phương ngữ vùng Bình Trị Thiên Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh có đ c điểm: Không phân biệt thanh ngã với thanh n ng và cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn Trong luận án này, các yếu tố ngữ âm được sử dụng theo phương ngữ Nghệ Tĩnh, tức chấp nhận trẻ nói hay phát âm không phân biệt thanh ngã với thanh n ng
Theo các nhà ngôn ngữ học, lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo các qui luật và “chất liệu” của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện ở nội dung (tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí v.v ) cụ thể Có thể coi lời nói là những văn bản, những diễn từ Lời nói phân biệt với ngôn ngữ ở chỗ: nó mang mầu sắc cá nhân của chủ thể nói năng [46] “Lời nói - đó là phức hệ âm thanh
đ c biệt, là những kích thích phát âm, sau thành chữ viết Tất cả những kích thích này là những tín hiệu qui ước đã được khái quát từ những biểu tượng, và chúng biểu hiện những quan niệm nhất định” [54] Ngôn ngữ và lời nói là hai m t của một vấn đề: ngôn ngữ được thể hiện trong lời nói - ngôn ngữ nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang thực hiện chức năng, đang được dùng để GT giữa người với người Ngôn ngữ cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây hiệu quả của nó; những lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập Lời nói chính là ngôn ngữ đang ở dạng hoạt động, nó cũng mang trong mình m t xã hội của ngôn ngữ lẫn những mầu sắc
cá nhân của người nói Lời nói của những người khác nhau có những đ c trưng riêng, sự khác nhau thể hiện ở cách phát âm, lựa chọn từ ngữ và cấu trúc của câu Lời nói của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển tương ứng với năng lực nhận thức của cá nhân và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đ c điểm tâm lí riêng Đồng thời, lời nói mang đậm tính địa phương, vùng miền
1.2.2.4 Khái niệm giao tiếp bằng lời nói
GT bằng ngôn ngữ thể hiện ở 2 hình thức là lời nói và chữ viết GT bằng ngôn
ngữ là hình thức GT đ c trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ Đây là hình thức GT phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao Ngôn ngữ
là các tín hiệu được quy ước chung trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện tượng gọi chung là nghĩa của từ Người ta dùng từ ngữ để GT theo một ý nhất định Tiếng nói và chữ viết trong GT ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi GT tạo ra hiệu ứng tổng hợp Đây là phương tiện GT đa chức năng là thông báo, diễn cảm và tác động Tùy theo từng hoàn cảnh, đối tượng, mục đích GT, chủ thể và khách thể GT
Trang 36sẽ linh hoạt trong các hình thức sao cho đạt hiệu quả cao nhất
Giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ: Là hình thức GT không dùng lời nói (ho c
chữ viết) mà sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm nét m t và những phương tiện khác đòi hỏi những người tham gia GT phải hiểu về nhau một cách tương đối Trong tương tác GT bằng lời nói, lời nói được sử dụng như một cơ chế GT, được thể hiện bởi các hệ thống ngôn ngữ và được chia thành văn bản và bằng lời nói Yêu cầu quan trọng nhất đối với GT bằng lời nói là sự rõ ràng về phát âm, sự rõ ràng của nội dung, khả năng tiếp cận của việc trình bày ý nghĩ GT bằng lời nói có thể kích hoạt một phản ứng cảm xúc tích cực ho c tiêu cực Đó là lý do tại sao mỗi
cá nhân chỉ cần biết và áp dụng chính xác các quy tắc, chuẩn mực và kỹ thuật tương tác bằng lời nói sẽ đem lại hiệu quả trong GT
Bên cạnh đó, các thành phần quan trọng không thể thiếu trong GT là khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng những suy nghĩ và kỹ năng lắng nghe của chính họ Vì
sự hình thành mờ nhạt của những suy nghĩ dẫn đến một sự giải thích không chính xác của lời nói Và nghe không tốt, không đúng sẽ làm thay đổi ý nghĩa của thông tin phát sóng
Đối với trẻ MN nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng chủ yếu sử dụng phương tiện
GT ngôn ngữ bằng lời nói kết hợp với phương tiện ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ GT bằng ngôn ngữ lời nói của trẻ có hiệu quả hay không phụ thuộc vào những yếu tố như ngôn từ, âm điệu, tốc độ, cường độ nói, phong cách nói, cách truyền đạt của trẻ
1.2.2.5 Khái niệm kỹ năng giao tiếp
M c dù ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, các quan điểm cá nhân khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng, KNGT chính là m t tập trung nhất của vấn đề GT bởi kết quả GT phụ thuộc vào KNGT mà mỗi cá nhân có được [1]; [22] Cá nhân có KNGT là người có khả năng nhận biết diễn biến tâm lí bên trong và bên ngoài của đối tượng GT và biết hướng cuộc GT đi đúng hướng đề ra nhằm đạt kết quả nhất định [16]; [22]
Xét về bản chất, KNGT là sự phối hợp phức tạp giữa các vận động của cơ thể như ánh mắt, điệu bộ cơ thể, tốc độ và cường độ nói, sự điều khiển cảm xúc bản thân với ngôn ngữ căn cứ vào việc nhận biết những diễn biến tâm lí của người đối thoại [63]; [66]; KNGT là sự thực hiện một cách có hiệu quả những hành động
Trang 37trong hoạt động GT (m t thao tác) Kỹ năng là biểu hiện của năng lực (m t kỹ thuật của năng lực), chúng gắn với kết quả hành động KNGT bao gồm cả những tri thức
và lôgic các thao tác, hành động và hướng tới thực hiện mục đích của hoạt động GT [60]
Qua tổng quan các nghiên cứu về KNGT, chúng tôi thống nhất coi KNGT của
cá nhân theo tiếp cận năng lực Để có KNGT, cá nhân trước hết phải có vốn tri thức, hiểu biết sâu sắc, có kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó trong hoạt động cụ thể Sau đó,
cá nhân biết lường trước những thuận lợi và khó khăn có thể sẽ diễn ra trong quá trình GT, biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt trong từng tình huống GT cụ thể nhằm đạt mục đích GT Đồng thời, KNGT bao gồm nhiều kỹ năng thành phần, khi chủ thể thực hiện được hệ thống các kỹ năng thành phần chính là thực hiện được quá trình GT và đạt được mục đích GT
Trong đề tài nghiên cứu này, KNGT được hiểu là chuỗi hành động được chủ
thể thực hiện một cách thuần thục có tính kỹ thuật, tự giác dựa trên vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của cá nhân nhằm tác động đến đối tượng/ nhóm đối tượng GT thông qua các phương tiện GT bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, qua đó đạt được mục đích GT
1.2.2.6 Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
KNGT bao gồm nhiều nhóm kỹ năng cụ thể tùy thuộc vào cách tiếp cận theo những tiêu chí khác nhau Nghiên cứu tổng quan cho thấy, có các cách phân loại KNGT của V.P.Dakharov; A.Cubanova và M.Rakhmatulia; Hoàng Anh [1]; Đ ng Thành Hưng [30]; Trần Trọng Thủy [68] và một số tác giả khác như Nguyễn Thị Thu Hà [16]; Nhữ Văn Thao [60]; Đinh Nguyễn Thu Trang [63]; Phạm Thị Thu Thủy [66]
Theo hướng nghiên cứu của đề tài, hệ thống của KNGT bằng lời nói đi theo 2 cách tiếp cận sau:
Một là: Dựa trên các yêu cầu sử dụng lời nói trong GT, KNGT bằng lời nói
bao gồm: (i) Kỹ năng nghe hiểu lời nói của đối tượng và (ii) Kỹ năng biểu đạt bằng lời nói cho đối tượng hiểu
Hai là: Dựa trên diễn biến của quá trình GT thì KNGT gồm: (i) Nhóm kỹ
năng định hướng: giai đoạn bắt đầu GT; (ii) Nhóm kỹ năng thực hiện quá trình GT gồm kỹ năng tương tác để duy trì GT; và (iii) Nhóm kỹ năng kết thúc GT: kỹ năng
Trang 38phát triển và chấm dứt cuộc trò chuyện
Căn cứ vào cách phân loại của các tác giả trong và ngoài nước, dựa theo cách phân loại đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu năm (05) KNGT sau: (1) Kỹ năng định hướng GT bằng lời nói; (2) Kỹ năng nghe, hiểu thông tin qua lời nói của đối tượng GT; (3) Kỹ năng biểu đạt thông tin qua lời nói cho đối tượng GT; (4) Kỹ năng tương tác bằng lời nói để duy trì GT; (5) Kỹ năng phát triển và kết thúc GT bằng lời nói
Rinn & Markle [123] hiểu KNGT như là một sự thể hiện của những hành vi dùng lời nói và không dùng lời nói, hay Wiley (2009) [133]: “KNGT dùng lời và không dùng lời là những phương tiện con người dùng để GT với người khác và chúng tạo nên những yếu tố cơ bản của KNGT”
Nói là một dạng hoạt động lời nói sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy định của ngôn ngữ cụ thể để hình thành và thể hiện ý phù hợp với tình huống hay hoàn cảnh nói [dẫn theo 61] Lời nói có 4 biểu hiện cơ bản: (1) sử dụng ngữ âm theo quy định thể hiện ý; (2) sử dụng từ vựng theo quy định thể hiện ý; (3) sử dụng ngữ pháp theo quy định thể hiện ý; (4) sử dụng ngôn ngữ theo quy định thể hiện ý phù hợp với tình huống GT Khi cá nhân nắm vững ngôn ngữ sẽ sử dụng tổng hợp cả 3
m t ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Để thực hiện KNGT bằng lời nói, cá nhân cần sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ cụ thể để thể hiện ý muốn nói
Vì vậy, trong nghiên cứu này: KNGT bằng lời nói chính là KNGT được chủ thể
thực hiện chủ yếu thông qua phương tiện lời nói (hành động/hoạt động sử dụng ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy định) để thể hiện ý muốn của mình trong những điều kiện, tình huống GT nhất định
1.2.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
KNGT bằng lời nói được xem là năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, đ c biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ CPTNN GD KNGT bằng lời nói là GD, rèn luyện khả năng nghe, hiểu nghĩa của lời nói, sử dụng lời nói trong các tình huống GT một cách phù hợp và hiệu quả Trong đề tài nghiên cứu này, GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi được hiểu như sau:
GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN là hệ thống các tác động có hướng đích của nhà GD thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GD giúp trẻ CPTNN trải nghiệm GT trực tiếp, rèn luyện các KNGT bằng lời nói, như kỹ năng
Trang 39nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt trong các tình huống GT
Như vậy: (1) hình thành và rèn luyện KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chính là quá trình GD trẻ thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GD; (2) Yêu cầu trẻ phải được trải nghiệm GT trực tiếp bằng lời nói với người khác, với trẻ khác thông qua các tình huống GT cụ thể
Nội dung GD rèn luyện các KNGT bằng lời nói gồm kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt lời nói Đối với trẻ CPTNN, thì GD KNGT bằng lời nói cần giúp trẻ phát triển KNGT bằng lời nói đáp ứng yêu cầu của độ tuổi 5-6 tuổi
1.3 Lí luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
1.3.1 Đ c iểm của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ 5-6 tuổi CPTNN không đáp ứng được các mốc PTNN, mức độ PTNN đứng sau những đứa trẻ khác cùng tuổi ít nhất một năm Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Cẩn [8]; Lê Vân Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Lê Thị Cẩm Bích [3]; Hồ Lam Hồng [24]; Nguyễn Xuân Khoa [33]; Lưu Thị Lan [36]; Nguyễn Thị
Oanh [48]; Đinh Hồng Thái [57] chúng tôi nhận thấy:
- Về ngữ âm: Trẻ 5-6 tuổi CPTNN vẫn còn phát âm chưa đúng một số âm là
phụ âm đầu, phụ âm cuối ho c âm chính, nói âm nọ sang âm kia Trẻ phát âm thường sai, chậm hiểu quy tắc ngữ pháp, nhiều trẻ chậm biết nói, mỗi trẻ g p một vài lỗi riêng thể hiện sự khác biệt trong quá trình phát âm của từng trẻ Đến 5-6 tuổi,
đ c điểm tri giác âm thanh của trẻ nhanh nhạy hơn nhưng trẻ CPTNN chưa thể phát
âm mềm dẻo các loại âm của tiếng mẹ đẻ ho c thứ tiếng nước ngoài mà trẻ tiếp xúc, một số trường hợp trẻ còn nói ngọng, phát âm sai thanh điệu trong các cấu trúc âm
tiết, biểu đạt thiếu trôi chảy, trẻ nói nghe không rõ ràng
- Về từ vựng: sự phát triển về số lượng từ của trẻ 5-6 tuổi CPTNN không
nhiều, vốn từ của trẻ bị giới hạn, không phong phú Nội dung, ý nghĩa được phản ánh trong vốn từ của trẻ CPTNN ở giai đoạn 5-6 tuổi thì không phát triển so với trẻ cùng độ tuổi Vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, trong GT trẻ không mở rộng được nội
dung GT, thường l p lại những từ, câu đã sử dụng
Do bị giới hạn về vốn từ, từ loại, khó khăn trong phát âm nên sự hiểu biết về
cú pháp hết sức chậm Trẻ ít quan tâm đến các tín hiệu phi ngôn ngữ, chậm hiểu các câu nói châm biếm ho c những yêu cầu gián tiếp
Trang 40- Về ngữ pháp: Căn cứ kết quả nghiên cứu của N.N.Kitaev; V.I.Iadesco; Lưu
Thị Lan [36] cho thấy vốn từ và câu của trẻ 5-6 tuổi CPTNN chưa tốt, do đó trẻ
g p khó khăn khi trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu, mong muốn của mình Trẻ mới chỉ diễn đạt câu ngắn, cấu trúc câu còn lộn xộn, từ ngữ rời rạc, một số trẻ nói được nhưng vốn từ nghèo nên khó diễn đạt rõ ý trong câu, nội dung nói không phù hợp với ngữ cảnh, câu thiếu các thành phần ngữ pháp, thường nói ngược và thiếu các quan hệ từ đây là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ của trẻ CPTNN, thậm chí ít khi trẻ sử dụng câu có cấu trúc tầng bậc
Biểu hiện chung dễ nhận thấy ở hầu hết các trẻ CPTNN là:
Vốn từ nghèo nàn, nội dung GT kém phong phú, biểu đạt khó nên cuộc GT của trẻ CPTNN thường không kéo dài, ít có sự tương tác trong GT
Phát âm một cách khó khăn những từ khó, phát âm không chính xác một số
âm nhất định
Đ c biệt khó khăn với cú pháp của câu (không sắp xếp câu theo một thứ tự đúng), thường sử dụng câu cụt, diễn đạt rối rắm khó hiểu
Khó có thể kể lại rõ ràng, diễn cảm một câu chuyện đơn giản khi 4 -5 tuổi M c
dù trẻ vẫn hiểu những điều người khác nói nhưng do trẻ ít chú ý và quá trình nghe hiểu chậm nên trẻ có những phản ứng ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi, hầu hết trẻ thực hiện được khi có sự trợ giúp, do vậy khả năng làm theo hướng dẫn chậm và thường máy móc trong các tình huống GT
Tùy từng trường hợp cụ thể mà đ c điểm, biểu hiện của từng trẻ là khác nhau
Vì vậy, trong quá trình CS - GD trẻ, người lớn cần chú ý quan sát ngôn ngữ trẻ qua các giai đoạn phát triển, so sánh trình độ phát triển riêng của từng bé 5 - 6 tuổi so với trình độ phát triển chung của cả độ tuổi để biết sự phát triển là nhanh hay chậm,
lý (tự ti, thu mình ) Trong quá trình GT, trẻ CPTNN có những hạn chế nhất định
về KNGT bằng lời nói như sau:
1.3.2.1 Kỹ năng định hướng giao tiếp bằng lời nói
Trẻ 5-6 tuổi CPTNN vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân còn nghèo, do đó