CẦNCÓCÁCHNHÌNTOÀNDIỆNVÀCÔNGBẰNG Trương Đình Tuấn Chủ tịch CĐCS – Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Tháng 9 năm 1996, cầm tờ quyết định của Sở GD-ĐT về trường THPT Mạc Đĩnh Chi để nhận công tác, đến cổng trường tôi sửng lại bởi một cảm giác khó tả làm tôi giật mình, cảm giác đó thật khó hiểu. Các câu hỏi liên tục xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Và câu hỏi lớn nhất mà tôi luôn nghĩ tới trong suốt sự nghiệp dạy học của mình đó là phải làm thế nào để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người thầy? Nằm trên trục đường liên huyện, nối các xã Thanh Quang, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Nam Tân, Nam Hưng. Ngôi trường được xây dựng từ năm 1979 với 5 dãy nhà cấp 4 được huy động từ nguồn đóng góp của nhân dân các xã phía bắc huyện để tiện cho việc học tập và đi lại của học sinh các xã lân cận. Cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, đội ngũ giáo viên thiếu nhiều, nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế, chất lượng đầu vào còn rất thấp. Song với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tập thể giáo viên nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu đã hoạch định chính xác phương hướng, nhiệm vụ để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ qua các năm học. Có thể thấy ở đây những tấm gương tận tụy hết lòng với sự phát triển của nhà trường là các thầy cô giáo: Thầy Dương Danh Yến ( Hiệu trưởng nhà trường), thầy Nguyễn Duy Dự ( Hiệu trưởng nhà trường), thầy Hoàng Văn Toàn ( Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường), thầy Phạm Huy Sim (Tổ trưởng tổ Văn), thầy Nguyễn Trung Kiên (Tổ trưởng tổ Văn), thầy Trần Phí Thủy (Phó hiệu trưởng nhà trường), thầy Nguyễ Đại Hiếu (Chủ tịch CĐCS nhà trường), cô Đỗ Thị Mức (Tổ trưởng tổ Sử - Địa - GDCD), cô Trần Thị Hải (Bí thư Đoàn TNCSHCM). 1 Khó khăn là như vậy, nhưng khó khăn, vất vả mà thầy và trò nhà trường đã nỗ lực vượt qua lại là việc làm cần phải biểu dương khích lệ của các thế hệ thầy và trò nhà trường. Bởi vì công tâm mà nói ở điều kiện khó khăn về mọi phương diện ấy thế mà thầy và trò nhà trường vẫn cố gắng vượt qua. Đó là những việc làm đáng trân trọng, đáng để cả xã hội ghi nhận. Có không ít bạn đồng nghiệp tâm sự với tôi rằng: “Trường mình chỉ là bến đỗ của một số giáo viên”, tôi cũng một phần đồng thuận với ý kiến trên, bởi vì các giáo viên khi về nhận công tác tại trường khi thì đi học nâng cao trình độ - chuyển công tác ???, đại đa số giáo viên khác thuyên chuyển về các trường trung tâm vì lý do các nhân ???. Chỉ còn lại một số giáo viên ở lại mái trường này mang công sức và nhiệt huyết của mình phục vụ mái trường thân yêu, đã có nhiều năm gắn bó. Điển hình là các thầy, cô giáo: Thầy Phạm Huy Sim (Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường), thầy Nguyễn Duy Cộng (Phó Bí thư Đảng bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường), cô Đỗ Thị Mức (Tổ trưởng tổ Sử - Địa - GDCD), cô Trần Thị Hải (Tổ trưởng tổ Văn), Cô Thái Thị Phương (Tổ trưởng tổ Hóa - Sinh), cô Mạc Thị Thủy (Tổ trưởng tổ Toán), thầy Trần Khoa (Phó hiệu trưởng nhà trường) và một số thầy, cô giáo khác. Nếu nói về nguyên tắc, các thầy cô giáo vì quyền lợi của mình có thể chuyển về những nơi có điều kiện công tác tốt hơn nhưng các thầy cô đã xác định mang hết khả năng để phục vụ mái trường này. Có một số quan niệm cho rằng: Chất lượng giáo dục, chất lượng thi tốt nghiệp, chất lượng đội tuyển…của trường không bằng trường THPT Nam Sách. Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng. Họ có nghĩ cho chúng ta rằng chính họ cũng chưa thể hiểu nổi một việc là đem một trường THPT ở nông thôn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn so sánh với một trường THPT chuẩn giai đoạn II. Do đó, phải có một cáchnhìntoàndiện bởi vì chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó 2 yếu tố cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, chất lượng đội ngũ cũng là những vấn đề chủ yếu. Có một số không ít quan niệm cho rằng: Giáo viên nhà trường không bằng giáo viên trường THPT Nam Sách. Nhìn về góc độ đào tạo các giáo viên đều có trình độ chuẩn: Cử nhân sư phạm. Vẫn còn đó hình ảnh các thầy cô đã dạy ở mái trường này, nay đã thuyên chuyển công tác: thầy Nguyễn Trung Kiên (nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nam Sách), thầy Hoàng Văn Toàn (trưởng phòng GD huyện Nam Sách), thầy Trần Thế Thủy (Hiệu trưởng trường THPT Nam Sách II), thầy Nguyễn Xuân Luận (Phó hiệu trưởng trương THPT Nam Sách II), thầy Đoàn Bá Sáng (Phó hiệu trưởng trường THPT Nam Sách II) và còn đó hìn ảnh các thầy cô giáo khác: Cô Thanh, cô Nụ, thầy Khải, thầy Vệ, thầy Quang, cô Chỉnh, thầy Văn, thầy Hưng…tuy đã chuyển về trường THPT Nam Sách nhưng không thể quên được kỷ niệm ấm áp của mái trường này. Có được giải học sinh giỏi trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh là một niềm tự hào và vinh dự của nhà trường. Với chất lượng đầu vào thấp như vậy thì chuyện đạt được giải là việc trong mơ. Ấy vậy mà liên tục trong những năm gần đây chất lượng học sinh giỏi của nhà trường luôn luôn xếp ở tốp giữa của Sở GD-ĐT. Muốn có giải đội tuyển học sinh giỏi thì người thầy phải biết sàng lọc, phân lọai học sinh, yếu tố người thầy cực kỳ quan trọng. Trò tốt phải có thầy hay, chúng ta rất có ấn tượng với các thầy cô được phân công dạy đội tuyển có học sinh đạt giải tỉnh, tiêu biểu là các thầy cô: Thầy Cộng, thầy Khoa (Toán), cô Mức, cô Hường, cô Ngân A, cô Huệ, cô Ngọc, thầy Long (Địa) … Đặc biệt ấn tượng và làm xúc động đồng nghiệp là hình ảnh các thầy cô giáo dạy đội tuyển đã bỏ cơm trưa để dạy đội tuyển và tự mình đi tìm phòng học cho đội tuyển của mình khi nhà trường thiếu phòng học. Vậy thì với những tấm gương đó tại sao họ không được trân trọng, 3 không được tôn vinh ??? Để có cái nhìntoàndiệnvà thật công tâm đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau suy ngẫm. Đến đầu tháng 7 – 2009, nhà trường được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở GD-ĐT khuôn viên mới của trường đã được tiến hành khởi công xây dựng, với một khu nhà 3 tầng, 12 phòng học, một nhà 3 tầng khác với các phòng bộ môn trên diện tích 2 ha. Nhìn về tương lại gần với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường thì danh hiệu: Trường tiên tiến là cái đích để thầy và trò nhà trường cùng phấn đấu. Năm học 2009-2010 đã đến với khí thế quyết tâm lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Thực hiện tốt chủ đề năm học “Đổi mới phương pháp giảng dạy” và mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thầy và trò nhà trường quyết tâm phấn đấu dạy thật tốt – học thật tốt để chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường: Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – ngôi trường mang tên: “Trạng nguyên – Lưỡng quốc”. Thị trấn Nam Sách, 11- 9 - 2009 4 . CẦN CÓ CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN VÀ CÔNG BẰNG Trương Đình Tuấn Chủ tịch CĐCS – Trường THPT Mạc Đĩnh. Do đó, phải có một cách nhìn toàn diện bởi vì chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó 2 yếu tố cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, chất