CÁC GIẢIPHÁPNÂNGHIỆUQUẢ XÂY DỰNGTHƯƠNGHIỆU 3.1. Đối với doanh nghiệp 3.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thươnghiệu Nhìn chung hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thương hiệu. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là thay đổi, nâng cao nhận thức của chính mình về xâydựng và bảo vệ thươnghiệu cho hàng hóa. Trước hết, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được đầy đủ, triệt để tầm quan trọng của thươnghiệu để từ đó yên tâm tăng cường đầu tư cho thương hiệu. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về các chính sách, biện phápxâydựng và phát triển thươnghiệu cho đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về hoạt động này để họ có thể xâydựng được một chiến lược xâydựng và phát triển thươnghiệu phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thươnghiệu là một vấn đề cấp thiết hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải làm sao đưa được nhận thức đó thành hành động thiết thực, thể hiện qua chiến lược xâydựng và phát triển thươnghiệu của mình. 3.1.2. Lựa chọn mô hình thươnghiệu hợp lý và hình thành chiến lược tổng thể để xâydựngthươnghiệu Để xâydựngthương hiệu, trước hết các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một thươnghiệu hợp lý, phù hợp với chủng loại hàng hóa kinh doanh và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, thị trường. Từ đó, xâydựng chiến lược tổng thể xâydựng và phát triển thương hiệu. Việc lựa chọn mô hình và xâydựng chiến lược thươnghiệu cần dựa trên những căn cứ sau: ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh; Thực tế nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp; Chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp về thị trường, sản phẩm; Xu thế phát triển chung của ngành hàng; Phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của đối thủ trong mô hình thươnghiệu mà họ đã chọn. Xuất phát từ đặc điểm chi phí quản lý và duy trì thươnghiệu thấp nên mô hình thươnghiệu gia đình được coi là rất phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Mô hình này cũng khá thích hợp khi mà doanh nghiệp chưa có điều kiện mở rộng lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm, mô hình thươnghiệu gia đình tỏ ra là hợp lý hơn cả. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần xâydựng một thươnghiệu duy nhất cho tất cả các chủng loại hàng hóa hiện đang kinh doanh. 3.1.3. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Một thươnghiệu chỉ có thể duy trì ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng nếu như thươnghiệu đó đi kèm với một sản phẩm có chất lượng. Chính chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm uy tín thương hiệu. Các doanh nghiệp phải nhận thức rõ rằng thươnghiệu không đơn thuần là một cái tên gắn cho sản phẩm mà sau đó còn là tất cả những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng: đó là sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 3.1.4. Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thươnghiệu Một thươnghiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng bá. Thông qua tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu, người tiêu dùng có cơ hội nhận biết về thươnghiệu và từ đó đi đến chấp nhận và yêu thích thươnghiệu đó. Để công tác quảng bá thươnghiệu được hiệu quả, doanh nghiệp nên chú ý một số vấn đề sau: Trang 2 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Cần xâydựng một chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường và từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Chiến lược quảng bá phải chỉ ra được mục tiêu cần tuyên truyền, hiệuquả sẽ phải đạt được và lộ trình cụ thể của cácgiai đoạn quảng bá với chi phí tài chính tương ứng. Lựa chọn các phương tiện quảng cáo phù hợp với từng thị trường ở những thời điểm khác nhau trong chiến lược thương hiệu. Các phương tiện để tiếp cận và nhận biết thươnghiệu có thể là truyền hình, radio, báo chí, biển hiệu ngoài trời, trưng bày tại siêu thị và điểm bán hàng, pano tại những nơi công cộng, trên bao bì sản phẩm, thông qua hệ thống người than hoặc qua nhân viên bán hàng. Mỗi phương tiện quảng cáo khác khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và sẽ phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp về tài chính cũng như khai thác, quản lý thông điệp. Bên cạnh các phương tiện quảng cáo nói trên thì quảng cáo trực tiếp bằng tờ rơi và quảng cáo trên mạng cũng cần được khai thác tối đa. Với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam, nên lựa chọn phương tiện quảng cáo là trên báo, tạp chí và quảng cáo qua mạng vì chi phí không lớn trong khi chúng ta có thể lựa chọn được đối tượng tiếp nhận thông điệp. Tất nhiên, nếu có thể, doanh ghiệp nên quảng cáo trên các tạp chí địa phương tại thị trường đích của hàng hóa thì hiệuquả sẽ cao hơn. Quảng cáo qua mạng (trên các website hoặc thông qua hệ thống thư điện tử) là hình thức quảng cáo với chi phí không cao nhưng hiệuquả lại hoàn toàn không thấp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghệp khi tiến hành quảng cáo trên mạng là cùng với việc tạo dựng cho mình một website riêng, cần mạnh dạn đầu tư để thuê chỗ quảng cáo hoặc đặt logo trên các website nổi tiếng khác như Yahoo, FPT, VietnamNet, Google tạo links đến website của mình. Cùng với việc quảng cáo trên các phương tiện khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú ý đến hoạt động PR và phát triển mô hình phòng trưng bày hàng hóa (showroom) tại nước ngoài cũng như trong nước. 3.1.5. Cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ thươnghiệu Trang 3 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Để bảo vệ thươnghiệu của mình, yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam là phải đăng kí thươnghiệu để được bảo vệ về mặt pháp lý, song song với việc đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp hữu hiệu khác để tự bảo vệ mình. 3.1.5.1. Đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùng Việc đầu tiên trong giai đoạn này là đảm bảo cho việc sử dụngthươnghiệu nhất quán, mọi thông tin truyền tải đến người tiêu dùng đều phải đảm bảo là thông tin không sai lệch nhận thức của họ đối với thương hiệu. 3.1.5.2. Tạo rào cản chống xâm phạm thươnghiệu Công việc thứ hai mà các doanh nghiệp cần chú ý là các biện pháp tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụngcác biện pháp sau đây để tạo ra các rào cản trong bảo vệ thương hiệu: Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thươnghiệuXâydựng mạng lưới các nhà phân phối hoặc đại lý để cung cấp các thông tin của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận phản hồi của khách hàng cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả, hàng nháy và vi phạm thương hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết được những thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Ngoài ra doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống đường dây nóng để thu nhận những thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thươnghiệu từ mọi luồng. Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ càng được mở rộng thì thị phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín của thươnghiệu ngày càng được khẳng định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn, được chăm sóc hơn từ phía doanh nghiệp khi có nhiều địa điểm lựa chọn cho cùng một thương hiệu. Trang 4 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN 3.2. Đối với Nhà nước 3.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn, lại chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin qua mạng toàn cầu, vì lẽ đó Nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá thươnghiệu ra thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ nên thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu. Quỹ này sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia quảng bá hình ảnh thươnghiệu tại nước ngoài trên những phương tiện khác nhau. Bên cạnh đó, thành lập thêm nhiều phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Nước ngoài. 3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và thươnghiệu nói riêng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan nên nghiên cứu và đưa ra những quy định phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh hiện nay như: Các văn bản pháp lý nên thừa nhận thuật ngữ thươnghiệu vì nó đang được sử dụng rất rộng rãi. Dưới góc độ thần túy về pháp lý, thươnghiệu và nhãn hiệu có chung một cách hiểu. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thươnghiệu nói riêng. Thươnghiệu của hàng Việt Nam xuất khẩu trước hết cần được tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ tại Việt Nam, mọi hành vi xâm phạm cần được xử lý nghiêm minh để một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, mặt khác tạo tâm lý an tâm và kích thích các doanh nghiệp phát triển thươnghiệu tại nước ngoài. Chính phủ nên xem xét và nâng mức phạt vi phạm thươnghiệu cao hơn nữa và xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Cục Sở hữu trí tuệ cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài để giúp đỡ doanh nghiệp trong đăng kí bảo hộ Trang 5 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN thươnghiệu tại nước ngoài (như hướng dẫn, cung cấp thông tin, xử lý các vi phạm). 3.2.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân Vấn đề quan trọng và lâu dài là từng bước nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thươnghiệu nói riêng. Bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ thươnghiệu tới mọi người dân. Cho dù các chế tài với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết nhưng về lâu dài thì việc nâng cao nhận thức của ngời dân mới có ý nghĩa tích cực nhất. Trang 6 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN PHẦN KÊT LUẬN Tóm lại, xâydựngthươnghiệu là một quá trình không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Sự thành công của một doanh nghiệp một phần là ở chỗ thươnghiệu của doanh nghiệp đó có thật sự được người tiêu dùng tin tưởng, chọn lựa và trung thành tuyệt đối hay không. Để được có một thươnghiệu được người tiêu dùng bình chọn thì doanh nghiệp cần phải xâydựng một cách nghiêm túc ngay từ đầu, từ khâu thiết kế cho đến quảng bá thươnghiệu của mình. Thiết kế thươnghiệu sao cho nó thực sự ấn tượng khó nhầm lẫn mà đơn giản dễ nhớ và phù hợp. Tuy nhiên, muốn thươnghiệu của mình thực sự đi vào lòng khách hàng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường của mình để có những cách thiết kế, quảng bá thích hợp với phong tục tập quán cũng như tránh những điều tối kỵ đối với người tiêu dùng. Ngày nay, phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức rằng thươnghiệu là quan trọng. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động là cả một khoảng cách đáng kể. Vì để có thể xâydựng một thươnghiệu mạnh thì phải đồi hỏi nhiều yếu tố cốt lõi. Muốn xâydựngthươnghiệu thành công thì cần phải có thời gian trải nghiệm nhằm tạo nên lòng trung thành của khách hàng thông qua việc nâng cao năng lực quản trị thương hiệu, thiết kế thương hiệu, cải tiến bao bì màu sắc, công nghệ,… Ngoài ra, việc xâydựngthươnghiệu còn đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Vì chỉ có chuyên nghiệp mới tạo nên đặc trưng khác biệt và tin cậy nơi người tiêu dùng. Quá trình xâydựng và phát triển thươnghiệu cần có sự những nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, cộng với cam kết của lãnh đạo thì mới thành công. Đề tài đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến thươnghiệu và quá trình xâydựngthươnghiệu như: thiết kế thương hiệu, quảng bá thương hiệu, định vị thương hiệu, một số quy luật bất biến trong xâydựngthương hiệu,…và các yếu tố cốt lõi để xây dựng, thiết kế thươnghiệu mạnh. Tuy nhiên, do thời gian cũng như các yêu cầu giới hạn của đề tài, nhóm đã không tìm hiểu sâu hơn về cách xâydựngthươnghiệu của cácthươnghiệu nổi tiếng cụ thể hay những kinh Trang 7 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN nghiệm xâydựngthươnghiệu của họ, mà nhóm chỉ phân tích thươnghiệu chung chung và xen kẽ một mảng nào đó của cácthươnghiệu ấy dưới dạng các ví dụ. Đó là điều mà đề tài còn hạn chế, nhưng đổi lại nhóm đã cố gắng nghiên cứu những khuyết điểm chung nhất của các doanh nghiệp hiện nay để đưa ra một số giảipháp nhằm góp phần tham mưu cho thươnghiệu của các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Trang 8 . cập đến các vấn đề liên quan đến thương hiệu và quá trình xây dựng thương hiệu như: thiết kế thương hiệu, quảng bá thương hiệu, định vị thương hiệu, một. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 3.1. Đối với doanh nghiệp 3.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu Nhìn chung