Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định: “Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, k
Trang 1CÂU HỎI ÔN THI MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
(HỌC PHẦN I)
I TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 2.
1 Khi chỉ ra phương pháp tiến hành giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh viết: “Chế
độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực, độc lập tự do không thể cầu xin mà có được, phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền là dùng bạo lực cách mạng” Có ý kiến
cho rằng: Như vậy, Hồ Chí Minh là người hiếu chiến Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên? Là sinh viên cần làm gì để góp phần bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?
2 Vì sao trong thời đại mình V.I.Lênin lại xác định “Bảo vệ Tổ quốc là tất yếu khách quan”? Ý nghĩa của vấn đề này và trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
Bài 3.
3 Có quan điểm cho rằng: “Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh chỉ cần tập trung xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh là đủ”, anh (chị) hãy bình luận quan điểm trên? Là sinh viên, anh (chị) phải
làm gì để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay?
4 Nêu các tiềm lực quốc phòng, an ninh cần xây dựng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Phân tích tiềm lực chính trị, tinh thần? Là sinh viên, anh (chị) cần làm gì để nâng cao tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện nay?
Bài 4.
5 Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta
xác định: “Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh”, anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Trách nhiệm của sinh viên đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
6 Phân tích cơ sở khoa học trong quan điểm của Đảng ta về chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là “Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc”? Là sinh viên anh (chị) cần làm gì để thực hiện được quan điểm đó của
Đảng?
Bài 5.
7 Vì sao trong phương hướng xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ
mới, đối với Quân đội và Công an Đảng ta xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân và công an nhân dân theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” mà
không xác định xây dựng Quân đội nhân dân và công an nhân dân hiện đại ngay? Là sinh viên, anh (chị) cần làm gì để thực hiện được phương hướng đó?
Bài 6.
8 Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng
- an ninh, Đại hội XII của Đảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hoá, xã hội
Trang 2với Quốc phòng và An ninh và Quốc phòng và An ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo Kết hợp chặt chẽ giữa Quốc phòng và An ninh
và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về Quốc phòng - An ninh” Anh (chị) hiểu vấn
đề này như thế nào? Trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện quan điểm trên của Đảng?
Bài 7.
9 Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta: “Chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc”? Là sinh viên, anh (chị) cần làm gì để phát huy
nghệ thuật đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
10 Trong nghệ thuật chỉ đạo tiến hành chiến tranh Đảng ta khẳng định: “Phải tiến hành đánh lâu dài”, Như vậy có phải là kéo dài vô thời hạn hay không? Vì sao? Là sinh
viên, anh (chị) cần làm gì để phát huy quan điểm này trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
II TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Từ bản chất của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền vì một trong những lý do gì?
A Chủ nghĩa thực dân bóc lột, cai trị nhân dân bằng bạo lực
B Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực
C Làm cách mạng là phải dùng bạo lực cách mạng
D Kẻ thù luôn dùng bạo lực để duy trì quyền thống trị
Câu 2: Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là gì?
A Là sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, sức mạnh quốc phòng toàn dân
B Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại
C Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt
D Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh quốc phòng toàn dân
Câu 3: Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng yếu tố nào?
A Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh toàn dân
B Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, của Đảng và chính phủ
C Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân
D Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc
Câu 4: Hồ Chí Minh xác định vai trò của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như thế nào?
A Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
B Đảng cộng sản Việt Nam là người đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
C Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Trang 3D Đảng cộng sản Việt Nam là người kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên bảo
vệ đất nước
Câu 5: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích chính trị cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp là gì?
A Là cướp nước, bóc lột các dân tộc thuộc địa
B Là thống trị các dân tộc thuộc địa
C Là cướp nước, nô dịch và thống trị các dân tộc thuộc địa
D Là đặt ách thống trị áp bức bóc lột dân tộc Việt Nam
Câu 6: Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh như thế nào?
A Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa
B Chiến tranh cách mạng và phản cách mạng
C Chiến tranh là đi ngược lại qua trình phát triển của nhân loại tiến bộ
D Chiến tranh là một hiện tượng mang tính xã hội
Câu 7: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của chiến tranh chống xâm lược là gì?
A Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc
B Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc
C Bảo vệ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc
D Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa
Câu 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là gì?
A Là bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động
B Là bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
C Là bảo vệ đất nước, bảo vệ hoà bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới
D Là bảo vệ độc lập, dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa Bảo vệ những thành quả cách mạng đạt được
Câu 9: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như thế nào?
A Quần chúng nhân dân lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
B Đảng cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
C Lực lượng vũ trang lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
D Không có ai lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Câu 10: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc?
A Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng các vùng kinh tế, dân cư
B Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng kinh tế
C Phân vùng chiến lược gắn với bố trí lực lượng quân sự mạnh
D Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng các tuyến phòng thủ
Trang 4Câu 11: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh trong xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân là?
A Giải quyết triệt để vấn đề vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân
B Xây dựng các lực lượng quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh
C Tăng cường nghiên cứu khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay
D Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng và chiến tranh hiện đại của các quân binh chủng
Câu 12:Thực hiện biện pháp thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng - an ninh một trong những nội dung giáo dục đó là gì?
A Giáo dục tình hình nhiệm vụ của cách mạng và nhiệm vụ quân sự?
B Giáo dục nghĩa vụ công dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
C Giáo dục ý thức quốc phòng, kỹ thuật quân sự
D Giáo dục tình hình nhiệm vụ quốc phòng - an ninh nhân dân
Câu 13: Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
A Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân về 2 nhiệm vụ chiến lược
B Tăng cường giáo dục nghĩa vụ công dân
C Nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
D Tăng cường giáo dục nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nhân dân
Câu 14: Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phải kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, vì lý do gì?
A Để đánh bại ý đồ xâm lược và lật đổ của kẻ thù
B Để tự vệ, chống lại thù trong giặc ngoài
C Để đánh bại thủ đoạn tạo dựng, tập hợp lực lượng của kẻ thù
D Để đánh bại thủ đoạn liên kết tập hợp lực lượng trong và ngoài nước của kẻ thù phản động
Câu 15: Trong củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng nào là nòng cốt?
A Quân chúng nhân dân lao động
B Lực lượng quân đội và công an
C Lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ
D Lực lượng quân đội và công an nhân dân
Câu 16: Xây dựng tiềm lực kinh tế trong nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân có vị trí gì?
A Là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác
B Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận quốc phòng
C Là cơ sở vật chất đủ trang bị nền quốc phòng hiện đại
Trang 5D Là điều kiện vật chất bảo đảm cho xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
Câu 17: Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần có vị trí như thế nào trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
A Tiềm lực chính trị tinh thần là một trong những yếu tố cơ bản tạo lên sức mạnh quốc phòng
B Tiềm lực chính trị, tinh thần chi phối và quyết định hướng đi của các tiềm lực khác
C Tiềm lực chính trị, tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh
D Tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố bảo đảm cho sức mạnh quốc phòng toàn dân
Câu 18: Tiềm lực chính trị - tinh thần trong nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
là gì?
A Là khả năng về chính trị, tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
B Là khả năng về chính trị tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân
C Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động nhằm tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
D Là khả năng về chính trị tinh thần chiến đấu ngoan cường chống quân xâm lược của nhân dân
Câu 19: Nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh trong xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân cụ thể là gì?
A Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thế trận quốc phòng và chiến tranh nhân dân
B Xây dựng các lực lượng quân sự, quốc phòng vững mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu
C Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đất nước về mọi mặt, sẵn sàng động viên thời chiến
D Kết hợp chặt chẽ xây dựng thế trận quốc phòng nhân dân và chiến tranh nhân dân
Câu 20: Các yếu tố tạo thành sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh?
A Nhân tố chính trị - tinh thần, quân sự, nghệ thuật quân sự, khoa học quân sự
B Chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, khoa học, quân sự, an ninh
C Chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự - an ninh
D Chính trị - tư tưởng, văn hóa - xã hội, quân sự - an ninh, khoa học
Câu 21: Biểu hiện của tiềm lực chính trị - tinh thần là?
A Ý chí quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao của lực lượng vũ trang nhân dân
B Khả năng huy động về chính trị - tinh thần khi có chiến tranh xảy ra
C Tâm trạng của người lính khi bước vào trận chiến đấu
Trang 6D Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lí điều hành của Nhà nước
Câu 22: Trong các tiềm lực sau, tiềm lực nào là “cơ sở vật chất” cho nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
A Tiềm lực chính trị, tinh thần
B Tiềm lực kinh tế
C Tiềm lực khoa học, công nghệ
D Tiềm lực quân sự, an ninh
Câu 23: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng Lý do vì sao?
A Việc bảo đảm đời sống nhân dân là rất khó khăn
B Việc bảo đảm cuộc sống chiến đấu của lực lượng vũ trang, của hoạt động quân
sự rất khó khăn
C Nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương
D Không có sự hỗ trợ từ phía bên ngoài
Câu 24: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phải kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Vì một trong những lý do gì?
A Lực lượng phản động sẽ tiến hành phá hoại, có mưu đồ lật đổ chính quyền ta
B Lực lượng phản động lợi dụng chiến tranh kết hợp với phản động nước ngoài tập hợp lực lượng
C Lực lượng phản động trong nước sẽ tiến hành các hành động phá hoại làm rối loạn lật đổ ở hậu phương ta
D Lực lượng phản động trong nước lợi dụng cơ hội phá hoại trật tự an ninh
Câu 25: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam được tổ chức như thế nào?
A Bố trí rộng toàn quốc, tập trung ở hướng, khu vực chủ yếu
B Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm
C Bố trí theo quy hoạch các vùng kinh tế và bố trí dân cư
D Bố trí rộng toàn quốc, tập trung ở hướng, khu vực chủ yếu, quan trọng
Câu 26: Thực hiện kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội, trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện như thế nào?
A Trấn áp mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch ở hậu phương ta
B Xác định các phương án đánh đich và kế hoạch bảo vệ hậu phương
C Kết hợp đánh địch và xây dựng lực lượng quân sự địa phương bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
D Xây dựng kế hoạch, các phương án kết hợp đánh thù trong giặc ngoài
Câu 27: Quan điểm “thực hiện toàn dân đánh giặc” trong chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc, có ý nghĩa gì?
Trang 7A Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương
B Là điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc
C Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người (giữ vai trò quyết định) trong chiến tranh
D Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh
Câu 28: Quan điểm, thực hiện toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện vấn đề gì?
A Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc trong cuộc chiến tranh
B Thể hiện sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh của ta
C Thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh
D Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc
Câu 29: Quan điểm “tiến hành chiến tranh toàn diện” trong chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc thể hiện như thế nào?
A Tiến công địch toàn diện, mặt trận chính trị là quan trọng nhất, mặt trận quân sự
có tính quyết định
B Tiến công địch trên tất cả các mặt trận
C Tiến công địch trên mặt trận quân sự là chủ yếu, các mặt trận khác là hỗ trợ
D Tiến công địch trên mặt trận quân sự là chủ yếu
Câu 30:Trong chiến tranh những yếu tố cơ bản nào quyết định thắng lợi trên chiến trường?
A Vũ khí trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
B Vũ khí tốt và người chỉ huy giỏi, bộ đội tinh nhuệ
C Con người và vũ khí, con người là quyết định nhất
D Lực lượng chiến đấu có kỹ chiến thuật tác chiến cơ bản, hiện đại
Câu 31: Trên các mặt trận: Quân sự, kinh tế, ngoại giao, binh vận, mặt trận giữ vai trò quyết định nhất trong chiến tranh?
A Kinh tế
B Quân sự
C Ngoại giao
D Binh vận
Câu 32: Quan điểm tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, là gì?
A Kết hợp chặt chẽ lực lượng vũ trang ba thứ quân đánh địch ngay từ khi bắt đầu chiến tranh bằng tất cả lực lượng hiện có đạp tan mọi ý đồ xâm lược
B Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng nồng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân
C Tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp lấy nông thôn rừng núi làm địa bàn tác chiến chủ yếu, kéo dài chiến tranh nhằm tiêu hao sinh lực địch dần làm tiêu tan ý chí xâm lược của kẻ thù
Trang 8D Các binh đoàn chủ lực có sự hỗ trợ của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tiến hành những chiến dịch lớn nhằm tấn công tiêu diệt lực lượng xâm lược đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
Câu 33: Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang trong chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc là?
A Xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
B Xây dựng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở
C Xây dựng vững mạnh toàn diện, chú trọng xây dựng sức mạnh quân sự
D Xây dựng vững mạnh toàn diện, chú trọng trang bị vũ khí hiện đại
Câu 34: Trong biện pháp chấn chấn chỉnh tổ chức biên chế lực lượng vũ trang nhân dân
Bộ đội chủ lực được tổ chức như thế nào?
A Gọn, mạnh, nhanh trang bị hiện đại, bố trí khắp cả nước
B Gọn, mạnh, cơ động, có sức chiến đấu cao, bố trí gắn với thế trận quốc phòng
-an ninh nhân dân cả nước, từng vùng chiến lược
C Gọn, nhanh, tập trung ở những vị trí chiến lược của quốc gia
D Gọn, nhanh trang bị hiện đại, bố trí khắp cả nước
Câu 35: Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang theo nguyên tắc nào?
A Trực tiếp, toàn diện về mọi mặt
B Tuyệt đối coi trọng lãnh đạo chất lượng lãnh đạo chính trị là quyết định
C Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
D Tuyệt đối coi trọng lãnh đạo chất lượng lãnh đạo chính trị là quyết định, quan trọng
Câu 36: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, cần lưu ý biện pháp nào?
A Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân
B Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân
C Thực hiện đầy đủ mọi chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mạnh toàn diện
D Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân
Câu 37: Trong biện pháp chấn chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ đội địa phương được tổ chức như thế nào?
A Bố trí có trọng tâm trong điểm trên cả nước
B Bố trí cho phù hợp với từng địa phương và thế trận cả nước
C Tập trung ở những vị trí chiến lược của quốc gia
D Tinh nhuệ, bố trí ở những vị trí đich cóthể tiến công đầu tiên
Trang 9Câu 38: Một trong những nội dung phương hướng xây dựng lực lượng và vũ trang nhân dân là gì?
A Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu mới
B Xây dựng quân đội nhân dân theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
C Xây dựng quân đội thống nhất, hiện đại trung thành với Tổ quốc, chế độ
D Xây dựng quân đội thống nhất, hiện đại
Câu 39: Vì sao trong xây dựng lực lượng vũ trang lại lấy xây dựng chất lượng là chính?
A Đó là tư tưởng chỉ đạo tác chiến
B Đó là kinh nghiệm xây dựng của ta
C Đó là truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang của ông cha ta
D Đó là tư tưởng chỉ đạo tác chiến Đảng
Câu 40: Vì sao trong xây dựng lực lượng vũ trang lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở?
A Chính trị là cái gốc, nền tạo sức mạnh
B Chính trị là sức mạnh trực tiếp chiến đấu chống “Diễn biến hoà bình”
C Chính trị là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang
D Chính trị là sức mạnh trực tiếp chiến đấu
Câu 41: Để thực hiện tốt nguyên tắc luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, một trong những yêu cầu lực lượng vũ trang phải làm là gì?
A Luôn luôn nắm vững lực lượng, thủ đoạn của địch
B Luôn luôn xử lý kịp thời các tình huống của địch phá hoại
C Luôn duy trì và chấp hành nghiêm các chế độ, các quy định về sẵn sàng chiến đấu
D Luôn luôn xử lý kịp thời các tình huống
Câu 42: Nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới như thế nào?
A Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân
B Xây dựng lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền và và Đảng
bộ các ngành, các cấp và địa phương
C Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên cơ sở xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh
D Xây dựng lực lượng vũ trang phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước
Câu 43: Nguyên tắc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân có vị trí gì trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới?
A Là nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
B Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu quyết định trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
C Là nguyên tắc quan trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị
Trang 10D Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu quyết định trong xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân
Câu 44: Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu ở ngành nào?
A Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông và công nghiệp quốc phòng
B Giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng và vận tải quân sự
C Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông và xây dựng cơ bản
D Giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng, quân sự
Câu 45: Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, hiện nay cả nước chia thành mấy vùng kinh tế trọng điểm?
A Chia thành 6 vùng kinh tế trọng điểm
B Chia thành 4 vùng kinh tế trọng điểm
C Chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm
D Chia thành 2 vùng kinh tế trọng điểm
Câu 46: Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, hiện nay cả nước chia thành vùng kinh tế trọng điểm nào? Hãy kể tên?
A Chia thành vùng kinh tế trọng điểm: Rừng núi, Đồng bằng, đô thị
B Chia thành vùng kinh tế trọng điểm: Miền Bắc, Miền Nam
C Chia thành vùng kinh tế trọng điểm: Phía Bắc, Phía Nam, Miền Trung
D Chia thành vùng kinh tế: Rừng núi, Đồng bằng, đô thị
Câu 47: Quán triệt nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu, quá trình kết hợp lưu ý những ngành nào?
A Kết hợp trong công nhiệp
B Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp
C Kết hợp trong giao thong vận tải, bưu điện, y tế, khoa học – công nghệ, giáo dục
và xây dựng cơ bản
D Cả A, B và C
Câu 48: Mục đích kết hợp kinh tế với quốc phòng trong giai đoạn hiện nay là gì?
A Nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh
B Nhằm kinh tế phát triển, quốc phòng mạnh
C Nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
D Nhằm kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh
Câu 49: Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, cần nắm vững biện pháp gì?
A Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ kinh tế cho mọi người dân
B Đẩy mạnh phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh cho mọi người dân