Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
37,79 KB
Nội dung
NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀCHOVAYTIÊU DÙNG. 1.1 Khái niệm chovaytiêu dùng. Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hoặc tài sản ) với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ theo hình thức tài trợ, tín dụng được thành cho vay, cho thuê, bảo lãnh, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng thì chovay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với nhiều rủi ro. Do đó cần phải phân loại chovayđể có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phân loại chovay theo các tiêu thức sau: Căn cứ vào mục đích sử dụng: + Chovay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp. + Chovay bất động sản. + Chovay nông nghiệp. + Chovay kinh doanh xuất nhập khẩu. + Chovaytiêudùng cá nhân. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Chovay ngắn hạn. + Chovay trung hạn. + Chovay dài hạn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng: + Chovay không đảm bảo. + Chovay có đảm bảo. Căn cứ vào tiêu thức hình thái của cho vay: + Chovay bằng tiền. + Chovay bằng tài sản. Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả nợ vay: + Chovay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là chovay một lần khi đáo hạn. + Chovay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là chovay trả góp. + Chovay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy theo khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. Căn cứ vào phương thức cho vay: + Chovay theo món. + Chovay theo hạn mức tín dụng. Vậy thì chovaytiêudùng tại ngân hàng là như thế nào? Chovaytiêudùng của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêudùng của hộ gia đình và cá nhân. Là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêudùng của khách hàng. Các mục đích tiêudùng có thể là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe, các dụng cụ trong gia đình, chi phí cho việc đi du học, … 1.2 Những đặc điểm của chovaytiêudùng tại các NHTM. Để làm nổi bật và rõ hơn những đặc điểm của chovaytiêu dùng, ta so sánh nó với chovay kinh doanh. Về mục đích vay: Chovaytiêudùng nhằm phục vụ nhu cầu tiêudùng cá nhân nhưngchovay kinh doanh thì sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình chovaytiêudùng trong khi đó chovay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của chovaytiêudùng là các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ tiền vay hoặc từ tiền lương hay thu nhập; còn đối với chovay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận kinh doanh. Về rủi ro: Phương thức chovaytiêudùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại phục thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do vậy khi bị mất việc, ốm đau hoặc tai nạn… người vay khó có thể trả nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn hơn. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ dựa trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, còn đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ngân hàng chỉ có thể dựa vào thu nhập từ tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khỏe cũng như dự định thay đổi việc làm trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định rủi ro khi chovaytiêu dùng. Và vấnđề lãi suất chovaytiêudùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của ngân hàng, điều này xuất phát từ việc các khoản chovaytiêudùng có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại chovay của ngân hàng. Chovaytiêudùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái. Mặt khác người tiêudùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất, họ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trên hợp đồng. Thêm một đặc điểm khác là người tiêudùng thường chỉ vay một lần, ít có nhu cầu vay lại; không giống như các khoản vay thương mại: nhu cầu vay phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu ngân hàng không có giải pháp mở rộng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này. Về quy mô khoản vay: đa số các khoản vaytiêudùng có giá trị không lớn trừ những khoản vayđể mua quyền sử dụng nhà đất, mua sắm những mặt hàng xa xỉ nhưng số lượng các khoản vaytiêudùng này lại khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng, thỏa mãn chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng cao. 1.3 Các hình thức CVTD tại NHTM. Phân loại chovay là việc sắp xếp các khoản chovay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc nhân loại chovay có cơ sở khoa học là tiền đềđể thiết lập các quy trình chovay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dựng. Chovaytiêudùng có thể chia thành ba loại 1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay: CVTD cư trú (Residentia/ Mortgage Loan): CVTD cư trú là các khoản chovay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hay hộ gia đình CVTD phi cư trú (Nonresiđentia/ Loan) : CVTD phi cư trú là các khoản nho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch 1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: CVTD trả góp (Installment Consumer Loan): Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị lởn, hoặc thu nhập từng định kỳ của khách hàng vay không đủ khả năng thanh toán hết một tần số nợ vay Đối với loại chovay này, NH thường chú ý tới một số vấnđề có tính nguyên tắc sau: Loại tài sản được tài trợ Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai. Do đó, NH nền tài trợ chonhững TS có thời hạn sử dụng lâu bền Số tiền phải trả trước Thông thường NH yêu cầu KH vay phải thanh toán trước một phần giá trị TS cần mua sắm. Số tiền này gọi là số tiền trả trước, phần còn lại NH sẽ cho vay. Số tiền trả trước này phải đủ lớn để: - Đủ cho người đi vay có động lực nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của TS, nhằm tăng thiện chí trả nợ - Giúp NH hạn chế rủi ro trong trường hợp phải phát mại TS vay Số tiền trả trước là cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Loại TS: Đối với các TS có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại - Thị trường tiêu thụ TS đã qua sử đụng: nếu TS sau khi sử dụngvẫn có thể dễ dàng được mua bán, chuyển nhượng thì số tiền trả trước thấp và ngược lại - Năng lực của người đi vay - Môi trường kinh tế Chi phí tài tr ợ Là chi phí mà người đi vay phải trả cho NH cho việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro, và mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH Điều khoản thanh toán Khi xác định điều khoản thanh toán cho khoản vay, NH cần lưu ý các yếu tố sau: - Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập của KH, và trong mối tương quan với các khoản chi tiêu khác của KH. - Giá trị của TS tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi - Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của KH - Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Bới vì thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị TS tài trợ bị giảm mạnh, hơn thế nữa động lực trả nợ của KH cũng bị suy giảm Số tiền mà KH phải thanh toán cho NH ở một định kỳ có thể được tính bằng một trong các phương pháp sau: Phương pháp gộp (Add-on Method) Phương pháp này thường được áp dụngcho CVTD trả góp do tính đơn giản và dễ hiểu của nó: V L T n + = , Với L = V x r x n Trong đó T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ L : chi phí tài trợ (lãi vay) V: vốn gốc n: số kỳ hạn r: lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn Công thức áp dụngđể quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau: 2 ( 1) mL i V n = + Trong đó : i: lãi suất hiệu dụng/1 năm m: số kỳ hạn thanh toán trong một năm Ngoài ra có thể áp dựng công thức sau: 2 ( 1) n i r n = × + Trong đó: i: lãi suất hiệu dụng ( 1 kỳ) r: lãi suất kỳ thanh toán n : số kỳ thanh toán Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method) Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tỉnh đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả NH ở mỗi định kỳ được tính trên số tiền KH thực sự còn thiếu NH. Phương pháp hiện giá (Present Value Method) Theo phương pháp này, tổng số tiền mà KH phải trả NH ở mỗi kỳ (gốc và lãi) là đều nhau. Và tiền lãi cũng được tính trên dư nợ giảm dần. Vấnđề phân bổ lãi vay theo thời gian: Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán, hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hoặc năm tài chính. Tuy nhiên phân bổ lãi vay theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng hơn. Các phương pháp phổ biến dùngđể phân bổ lãi vay bao gồm: Phương pháp đường thẳng (Straight-line Method) hay còn gọi là phương pháp tỷ lệ cố định: Theo phương pháp này, phần lãi chovay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với tỷ trọng số tháng tính 1ãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay. Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effeđive Yield Method): Phương pháp này còn gọi là phương pháp quy tắc 78 . Đây là phương pháp phổ biển nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản chovay trả góp. Phương pháp lãi (Interest Method) : Theo phương pháp này, trước hết lãi suất chovay được quy đổi ra thành lãi suất hiệu dụng. Sau đó, lãi suất hiệu dụng này được áp dụng phương pháp hiện giá để tính phần lãi phân bổ cho kỳ đó Vấnđề trả nợ trước hạn : - Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì yến đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ số vốn gốc còn thiếu và tiền lãi của kỳ hạn hiện tại cho NH. - Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp gộp thì vấnđề phức tạp hơn. Vì theo phương pháp này, lãi được tính trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được KH trả hết cho đến khi kết thúc hợp đồng. Vậy nên nếu KH trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu. Như vậy số tiền lãi thực sự phải trả cũng có sự thay đổi. Phương pháp áp dụng phổ biến nhất là phương pháp 78. CVTD phí trả góp (Coninstallment Consumer Loan) Tiền vay trả được KH thanh toán cho NH một lần khi đáo hạn. Hình thức chovay này chỉ phù hợp với các khoản chovay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn CVTD tuần hoàn (Revolving Consumer Credit) Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau: + Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh + Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh + Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêudùng 1 4 5 6 3 2 1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ. CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan) CVTD gián tiếp là hình thức chovay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. (1) NH và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng NH đưa ra các điều kiện về đối tượng KH bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại TS bán chịu. (2) Công ty bán lẻ và người tiêudùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị TS (3) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêudùng (4) Công ty bán lẻ bán cho NH bộ chứng từ hàng hoá bán chịu (5) NH thanh toán tiền cho công ty bán lẻ (6) Người tiêudùng thanh toán tiền trả góp cho NH Để thích ứng với từng đối tượng KH, NH đưa ra các phương thức khác nhau trong kỹ thuật chovay gián tiếp: Tài trợ truy đòi toàn bộ: theo phương thức này, khi bán cho NH các khoản nợ mà người tiêudừng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho NH toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêudùng không thanh toán cho NH. Tài trợ truy đòi hạn chế : theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêudùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa NH với công ty bán lẻ. - Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trong trường hợp: * Nếu người mua chịu không đủ tiền trả trước một số tiền nhất định * Không đủ các tiêu chuẩn tín dụng do NH đề ra - Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịu cho đến khi NH thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định đúng hạn. - Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn theo một tỷ tệ nhất định so với tổng số nợ trong một thời hạn nhất định [...]... chovaytiêudùng Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới chovaytiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động chovaytiêudùng Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro chovaytiêudùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động chovaytiêu dùng, các quy định chovay cũng sẽ... rủi ro cho ngân hàng Và đối với khách hàng: nhờ chovaytiêudùng họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết chonhững trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, nhu như cầu chi tiêucho giáo dục và y tế Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vayđểtiêudùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép,... phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng 1.4 Lợi ích của hoạt động chovaytiêu dùng: Một hình thức chovay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân hàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực chonhững người đã tạo ra và sử dụng nó Hình thức chovaytiêudùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay hoạt động của nó vẫn không ngừng được... người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế Tóm lại, chovaytiêuđùng được dùngđể tài trợ cho chi tiêuvề hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tới cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Song, nếu các khoản chovaytiêudùng không được dùng như vậy thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết... thiết Muốn hoạt động chovaytiêudùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về chovaytiêudùng nói riêng Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vaytiêudùng Nếu ngân hàng có... quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của người tiêudùng Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn Thứ hai, chovaytiêudùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư Thứ ba, cho vaytiêudùng tạo điều... rủi ro và chi phí cao, cho vaytiêudùng có những lợi ích quan trọng như: Thứ nhất, cho vaytiêudùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khánh hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ chovaytiêu dùng, số lượng khách hàng... không quá khắt khe Ngược lại, nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động chovaytiêudùng Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động chovaytiêudùng thì cần tính tới tất cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên 1.5.2 Các nhân tố ngoài ngân hàng: Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động chovaytiêudùng như môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh... năng thanh toán cho họ trước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn Như vậy, ngân hàng chovaytiêudùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp... ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì chovaytiêudùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế chovay nói chung và chovaytiêudùng nói riêng Đó là các quy định như quy định . phương thức cho vay: + Cho vay theo món. + Cho vay theo hạn mức tín dụng. Vậy thì cho vay tiêu dùng tại ngân hàng là như thế nào? Cho vay tiêu dùng của ngân. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG. 1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng