Khái niệm cơ bản _MTCTvaLP
1/ Một số khái niệm cơ bản về hệ thống chính trịKhái niệm về hệ thống chính trị gắn theo một chuỗi những khái niệm có liên quan, đôi khi làm cho người đọc cảm thấy khó hiểu. Để làm sáng tỏ khái niệm này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các khái niệm có liên quan sau đây.a. Thể chế và thiết chếThuật ngữ thể chế được dùng khá phổ biến trong các môn khoa học xã hội. Tuy nhiên các khái niệm về thể chế cũng khá phong phú mà tựu chung lại có một số cách hiểu căn bản về thể chế như sau:- Cách hiểu thứ nhất cho rằng, thể chế và thiết chế là đồng nhất, đó là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. (từ điển luật học - Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999).- Cách hiểu thứ hai cho rằng, thể chế và thiết chế là hai dạng thức biểu hiện khác nhau của cùng một cấu trúc xã hội. Thể chế là những quy định, luật lệ, giá trị phản ánh mặt tinh thần của cấu trúc xã hội; còn thiết chế là những bộ phận cấu thành của một cấu trúc xã hội, phản ánh mặt vật chất của cấu trúc đó. (Dictionnaire francais, Larousse, Bondas, 1999).- Cách hiểu thứ ba cho rằng, thể chế có hai nghĩa rộng và hẹp:+ Theo nghĩa hẹp, thể chế là những quy định, luật lệ, chuẩn mực, giá trị của một cấu trúc xã hội hoặc của xã hội buộc mọi người phải tuân thủ và theo đó các thiết chế được dựng lên, các quan hệ xã hội được điều chỉnh.+ Theo nghĩa rộng, thể chế được xem gần như là khái niệm hệ thống, bao gồm cả những định chế và cả những thành tố cấu thành hệ thống. Với ý nghĩa này, khái niệm thể chế chính trị thống nhất với khái niệm hệ thống chính trị. (Dương xuân Ngọc, Lưu Văn An - NXB Chính trị Quốc gia, 2003).b. Các khái niệm về hệ thống chính trịĐể hiểu được các khái niệm về hệ thống chính trị, ta bắt đầu từ việc tìm hiểu những khái niệm cơ bản sau:- Chính trị: Còn có nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, song thông thường chính trị được hiểu là các lĩnh vực hoạt động và tương ứng với nó là các quan hệ giữa con người với nhau trong những lĩnh vực quyền lực, nhà nước, quan hệ giữa các quốc gia và giữa các dân tộc nhằm bảo vệ lợi ích của các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc trong xã hội trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Chính trị, xét về hình thức thể hiện là những quan điểm, tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối của chính đảng, là chính sách, luật pháp của nhà nước của giai cấp cầm quyền; còn xét về nội dung, chính trị là những hoạt động và cùng với nó là mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và giữa các dân tộc liên quan tới quá trình giành, giữ, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.- Chế độ chính trị: Chế độ chính trị là khái niệm có nội dung phong phú. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chế độ chính trị được hiểu là nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước. Chế độ chính trị được biểu hiện rõ nét nhất trong mô hình tổ chức của nhà nước, trong hiến pháp của mỗi nước, quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các đảng phái chính trị, cũng như với các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước. Trên phạm vi quốc tế có các chế độ chính trị khác nhau. Chế độ chính trị được quy định bởi hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có một số chế độ chính trị tương ứng, nhưng hình thái kinh tế - xã hội và chế độ chính trị không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Chế độ chính trị thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng xã hội. Chế độ chính trị có thể được xem xét dưới một số góc độ sau:+ Xét dưới góc độ nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, thì chế độ chính trị là cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.+ Xét dưới góc độ cấu trúc, thì chế độ chính trị bao gồm: bộ máy nhà nước, luật pháp, đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội khác và các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội nhằm bảo vệ quyền lực của giai cấp cầm quyền.+ xét dưới góc độ hình thức của nhà nước, thì chế độ chính trị là phương thức cai trị, quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền - phương thức dân chủ hay chuyên chế,…+ Xem xét dưới góc độ pháp luật thì chế độ chính trị là những định chế pháp luật bao gồm: hiến pháp, luật và những quy định dưới luật nhằm duy trì và bảo vệ chế độ đương thời và quyền lợi của giai cấp cầm quyền.- Hệ thống chính trị: Khái niệm hệ thống chính trị, mặc dù đã được sử dụng rộng rãi, song cho tới nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất. tựu trung lại có hai loại quan điểm cơ bản như sau: + Quan niệm thứ nhất cho rằng, hệ thống chính trị là hệ thống quyền lực của giai cấp cầm quyền, nghĩa là hệ thống chính trị chỉ bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội do giai cấp cầm quyền đặt ra để bảo vệ quyền lực và lợi ích của chính giai cấp cầm quyền. Các tổ chức chính trị - xã hội khác không được coi là thành tố của hệ thống chính trị.+ Quan điểm thứ hai: Xem hệ thống chính trị không chỉ là hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền mà là tất cả các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quyền lực thống trị của giai cấp thống trị. Đó là hệ thống tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, trong đó ưu thế cơ bản thuộc về các thiết chế của giai cấp nắm quyền lực về kinh tế để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời và lợi ích của giai cấp cầm quyền.Từ những quan niệm trên, có thể xem hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, các đảng chính trị hợp pháp và nhà nước của giai cấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại trong sự tác động của các yếu tố đó để chi phối các quá trình kinh tế - xã hội nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời, bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền.- Thể chế chính trị: là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Như vậy, khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau:+ Thứ nhất, thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị. Điều đó có nghĩa là, thể chế chính trị bao gồm: thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội. Thể chế nhà nước là những chế định pháp luật có tính cưỡng chế buộc mọi người, mọi tổ chức phải tôn trọng và chấp hành. Thể chế các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội là những điều lệ, nghị định, quy định nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức đó.+ Thứ hai, thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc. Song thể chế chính trị lại đồng thời là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội.+ Thứ ba, hiệu lực, vai trò của thể chế chính trị tuỳ thuộc vào hiệu lực và vai trò của từng thể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn hệ thống, trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất.Hệ thống chính trị trên thế giới bao gồm 3 hệ ý thức chính trị cơ bản. Mỗi ý thức hệ chính trị có những đặc thù riêng và có những quan điểm nhất định đối với xã hội và các hoạt động kinh tế.• Một thái cực là chủ nghĩa vô chính phủ – theo thái cực này chỉ có các cá nhân và các nhóm người kiểm soát toàn bộ hoạt động chính trị của một dân tộc. Nó cho rằng sự tồn tại của Chính phủ là không cần thiết vì làm tổn hại đến tự do cá nhân• Một thái cực khác là chế độ chuyên chế – cho rằng mọi hoạt động trong cuộc sống của con người phải được kiểm soát có hiệu quả bởi một hệ thống chính trị của một quốc gia. Chế độ chuyên chế không quan tâm đến tự do cá nhân. Thực tế, mọi người thường quan tâm đến ảnh hưởng của hệ thống chính trị đến đời sống của chính người dân. Các thể chế như gia đình, tôn giáo, doanh nghiệp và người lao động, tất cả đều quan tâm đến mức độ lệ thuộc vào hệ thống chính trị. • ở thái cực khác là hệ thống chính trị đa nguyên – cá nhân và các tổ chức xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị quốc gia. Mỗi một nhóm bao gồm những người với sự khác nhau về màu da, dân tộc, tầng lớp, lối sống. Họ tham gia vào chính trị với mục đích chia sẻ quyền lực với nhóm người khác. . 1/ Một số khái niệm cơ bản về hệ thống chính tr Khái niệm về hệ thống chính trị gắn theo một chuỗi những khái niệm có liên quan, đôi khi. là khái niệm hệ thống, bao gồm cả những định chế và cả những thành tố cấu thành hệ thống. Với ý nghĩa này, khái niệm thể chế chính trị thống nhất với khái