Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001-2016, trong sự so sánh đối chiếu với một số quốc gia khác của khu vực. Từ đó, luận án nhận diện kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra; kiến nghị các giải pháp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới đây.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG QUANG HOÀN
CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG QUANG HOÀN
CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM -
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số : 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Nguyễn Duy Dũng
2 PGS TS Nguyễn Huy Hoàng
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trình bày của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án
Trương Quang Hoàn
Trang 4
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu
1.2 Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn 16 1.3 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn 20 1.4 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác 27 1.5 Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG
2.1.1 Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội
2.2.3 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới)
41
Trang 52.2.4 Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu 42
2.3 Cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song phương 44 2.3.1 Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu
2.3.2 Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 46 2.3.3 Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương 48
2.4.2 Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cạnh
2.4.4 Quan hệ và chính sách phát triển thương mại của mỗi quốc gia 52 2.4.5 Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra bên
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ CẤU THƯƠNG MẠI
3.1 Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng
3.1.1 Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu 55 3.1.2 Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo giai đoạn sản xuất 56 3.1.3 Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ 57 3.1.4 Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố 59 3.1.5 Thương mại hàng hóa Việt -Hàn xét theo yếu tố giá trị gia tăng 60 3.2 Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng
Trang 63.2.2 Chỉ số bổ sung thương mại (TCI) 61
3.2.5 Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) 64 3.2.6 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh hiện hữu
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 69
4.1 Khái quát quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 69 4.1.1 Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Việt - Hàn 69 4.1.2 Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt
4.1.3 Tầm quan trọng của thương mại Việt - Hàn đối với mỗi quốc gia 72 4.2 Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 75
4.2.3 Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ
4.2.4 Thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại nội
4.2.8 Tính bổ sung trong thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 105 4.3 Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong dịch chuyển cơ cấu
4.4 Các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Trang 75.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến quan hệ thương
5.1.4 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc 131
5.2 Quan điểm, định hướng cải thiện cơ cấu thương mại Việt – Hàn 133
5.3 Giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn 136 5.3.1 Xây dựng và thực thi chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù
5.3.2 Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 139 5.3.3 Khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA 140 5.3.4 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên 142 5.3.5 Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công
5.3.6 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
phẩm FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTAP Global Trade Analysis Project Dự án phân tích thương mại toàn
cầu
HHI Herfindahl-Hirschman Index Chỉ số mức độ tập trung xuất
khẩu HIIT Horizontal Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành ngang
Trang 9HS Harmonized System Hệ thống hài hòa
OECD Organization for Economic
Co-operation and Development
R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai
Hệ thống phân loại thương mại
quốc tế tiêu chuẩn SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SPS Sanitary and phytosanitary An toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
TiVA Trade in Value-Added Thương mại giá trị gia tăng
Trang 10VKFTA Vietnam-Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc VIIT Vertical Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành dọc
UN
Comtrade United Nations Comtrade
Cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hàng hóa danh mục BEC phân loại theo giai đoạn sản xuất 57 Bảng 3.2: Hàng hóa xuất khẩu phân theo hàm lượng công nghệ 58 Bảng 3.3: Hàng hóa xuất khẩu phân loại theo đóng góp của các nhân tố 59 Bảng 4.1: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt
Bảng 4.2: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Hàn
Bảng 4.3: Chỉ số TII giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 –
Bảng 4.9: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc
phân theo giai đoạn sản xuất năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 80 Bảng 4.10: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản
Bảng 4.11: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
phân theo giai đoạn sản xuất các năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 82 Bảng 4.12: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hàm lượng công 83
Trang 12Bảng 4.15: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo đóng góp của các
Bảng 4.16: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực sang Hàn
Bảng 4.17: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
Bảng 4.18: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 90 Bảng 4.19: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu của một số quốc gia sang Hàn
Bảng 4.23: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Hàn Quốc
Bảng 4.24: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam
Bảng 4.25: Lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc 101 Bảng 4.26: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn
Trang 13Bảng 4.27: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn
Bảng 4.28: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang
Bảng 4.29: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Hàn Quốc xuất khẩu sang
Bảng 4.30: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của các quốc gia Đông Á và
Bảng 4.31: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của Hàn Quốc và nhập khẩu
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam với
Hình 4.2: Tầm quan trọng của thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đối
Hình 4.3: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn
Hình 4.4: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
Hình 4.5: Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành giữa Việt
Hình 4.6: Tỷ trọng thương mại nội ngành dọc và thương mại nội
ngành ngang giữa Việt Nam và Hàn Quốc, HS 6 chữ số (đơn vị: %) 94 Hình 4.7: Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu giữa
Hình 4.8: Chỉ số HHI xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99 Hình 4.9: Số lượng sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99 Hình 4.10: Tính bổ trợ trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam -
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế vào năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn chú trọng mở rộng quan hệ thương mại các quốc gia, khu vực trên thế giới Và thực tế là, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã và đang đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tương đối ấn tượng trong những thập niên qua của Việt Nam Bên cạnh ký kết, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác mà Việt Nam tham gia với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam đã thiết lập và thực thi các FTA song phương với nhiều đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á – Âu Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh đàm phán, tiến tới ký kết và thực hiện các thỏa thuận thương mại ưu đãi đáng chú ý khác như FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Những nỗ lực đó không nằm ngoài mục tiêu tiếp tục gia tăng, mở rộng hoạt động thương mại, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường trọng điểm trên
Trong số các quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ Trong đó, điểm nhấn là vào năm 2001, hai quốc gia đã thiết lập
quan hệ Đối tác toàn diện thế kỷ 21 và sau đó nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược năm 2009, hay gần đây nhất là ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào năm
2015 Những bước tiến ấn tượng trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc dựa trên nền tảng cơ cấu kinh tế của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, mối quan
hệ chính trị song phương ngày càng tốt đẹp, và một sức hấp dẫn thương mại đến từ thị trường tiêu thụ đa dạng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam và Hàn
Trang 16Quốc Trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia đã tăng
từ 500 triệu USD vào năm 1992, lên tới 45 tỷ USD, 61,5 tỷ USD và 65,7 tỷ USD, lần lượt các năm 2016, 2017 và 2018, tương đương với mức tăng hơn
130 lần trong vòng gần ba thập niên qua [118], [119] Sự tăng trưởng nhanh chóng đó đã đưa Việt Nam và Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau
Mặc dù vậy, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc những năm qua nổi lên nhiều vấn đề đáng lưu tâm Việt Nam luôn là nước bị thâm hụt thương mại với Hàn Quốc và đáng ngại hơn, giá trị thâm hụt có chiều hướng tăng mạnh những năm gần đây Đặc biệt, nhiều ý kiến nhận định hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu mới chỉ ở dạng thô, hoặc hàng hóa chế biến, chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp Hệ quả
là, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của Việt Nam vẫn chưa cao như kỳ vọng Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng, Việt Nam chưa khai thác được các lợi thế so sánh, các ưu đãi từ quá trình tự do hóa, liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để cải thiện, dịch chuyển căn bản cơ cấu thương mại hàng hóa với thị trường Hàn Quốc theo hướng tích cực
Việc đánh giá bản chất cơ cấu thương mại giữa các quốc gia cũng như ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế, tới khả năng liên kết vào các chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối khu vực hay quốc tế của mỗi nền kinh tế dường như là câu chuyện không quá mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị học thuật và thực tiễn cho giới nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển của các nước, trong đó có các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Việt Nam Xung quanh nội dung thương mại hàng hóa Việt – Hàn đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận, tuy nhiên hiện vẫn thiếu vắng các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn Thực tế đó, cùng với vai trò, vị trí quan trọng của thương mại Việt – Hàn đối với mỗi nước
Trang 17đang đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét về quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới Trong bối cảnh như vậy, sẽ là cần thiết để có những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn, nhằm làm nổi bật những đặc trưng và biến đổi chủ yếu đã diễn ra trong cấu trúc thương mại giữa đôi bên dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận diện, đánh giá sâu sắc hơn các mặt tích cực, hạn chế và vấn đề cơ bản đang đặt ra, qua đó đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp khả thi góp phần cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016, trong sự so sánh đối chiếu với một số quốc gia khác của khu vực Từ đó, luận án nhận diện kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra; kiến nghị các giải pháp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới đây
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
(i) Khái quát, hệ thống hóa các khái niệm và xây dựng khung phương pháp phân tích, đánh giá về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
(ii) Phân tích những biến đổi chủ yếu đã diễn ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 – 2016; So sánh, đối chiếu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa của một
số quốc gia khác trong khu vực Từ đó, chỉ ra các mặt tích cực và những vấn
đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
(iii) Nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thời gian tới có tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc; đề xuất
Trang 18các quan điểm, định hướng và giải pháp nhìn từ phía hai chủ thể quan trọng nhất là nhà nước và doanh nghiệp để góp phần giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ những năm tới
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1) Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu nào được dùng để phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương?
2) Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc có những biến đổi như thế nào giai đoạn 2001-2016? Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc là gì?
3) Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới là gì?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là ‘Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016’
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại
hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong sự so sánh đối chiếu với một vài quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN, để từ đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện và khách quan hơn về thành tựu, hạn chế và những vấn
đề đặt ra của quan hệ thương mại Việt - Hàn
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2001 - 2016 Nghiên cứu tập trung phân
tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21 vào năm 2001 đến năm 2016 Giai đoạn 2001 - 2016 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng khác tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, cụ thể là: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Trang 19(2006); ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) (2007); nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc lên thành quan hệ Đối tác chiến lược (2009); và đặc biệt là ký kết và thực thi VKFTA (2015)
Lý do chọn lựa mốc thời gian đến năm 2016 chủ yếu là bởi độ trễ trong cập nhật các dữ liệu thống kê thương mại quốc tế ở các mức độ chi tiết hơn của Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Á khác Tuy nhiên, đối với các dữ liệu thống kê cấp độ tổng quát hơn như tổng xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân
thương mại hàng hóa, các dữ liệu thống kê được cập nhật tới năm 2018
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ xem xét cơ cấu thương mại Việt Nam -
Hàn Quốc trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà không xem xét lĩnh vực thương mại dịch vụ; Luận án chủ yếu xem xét các dòng thương mại hàng hóa trực tiếp giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà không tập trung phân tích thương mại hàng hóa gián tiếp qua nước thứ ba Luận án xem xét cả cơ cấu xuất khẩu
hàng hóa và cơ cấu nhập khẩu hàng hóa
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án sử dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý thuyết kinh tế và thương mại quốc tế để luận giải những biến đổi đã diễn ra và nguyên nhân trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative method) và phương pháp nghiên cứu bán định lượng (semi-quantitative method); tiếp cận theo cấp độ tổng thể (aggregate level), cấp độ ngành xuất khẩu và nhập khẩu (sectoral level) và cấp độ sản phẩm (product level) trong phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 -
2016 Việc sử dụng các phương pháp, cách tiếp cận khác nhau nhằm mục đích
Trang 20phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc một cách toàn diện hơn Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
4.2.1 Phương pháp định tính
- Phương pháp phân tích thống kê và phân tích tổng hợp:
Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016 cũng như tổng hợp các khái niệm và phương pháp luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
- Phương pháp so sánh:
Luận án sử dụng phương pháp so sánh khi so sánh cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa song phương của các quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN với Hàn Quốc
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản:
Luận án nghiên cứu các văn bản, văn kiện và tài liệu khác liên quan đến quan điểm, chính sách đối ngoại kinh tế nói chung của Việt Nam, Hàn Quốc; quan điểm, chính sách hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nói riêng của Chính phủ Việt Nam với Hàn Quốc, của Chính phủ Hàn Quốc với Việt Nam
Từ đó, giúp tác giả xây dựng được các quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn
Trang 214.2.2 Phương pháp bán định lượng (phương pháp chỉ số)
Luận án áp dụng các chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích và đánh giá
cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 dưới các khía cạnh: tính bổ sung, cường độ thương mại, tính đa dạng, thương mại nội ngành, độ phức tạp và lợi thế so sánh Theo đó, các chỉ số cơ cấu thương mại được sử dụng là: chỉ số bổ sung thương mại (TCI); chỉ số cường
độ thương mại (TII); chỉ số tập trung xuất khẩu (HHI); chỉ số thương mại nội ngành (IIT); chỉ số phức tạp của sản phẩm (EXPY); và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu tiêu chuẩn hóa (NRCA)
4.2.3 Phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế
Để phân tích những biến đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 – 2016, luận án sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa quốc tế theo ngành xuất nhập khẩu của Hanson (2010); hàm lượng công nghệ của Lall (2000); đóng góp các nhân tố của Hinloopen và Van Marrewijk (2008) và giai đoạn sản xuất của Gaulier et al (2007) Luận án cũng sử dụng
cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng (TiVA) của OECD để nghiên cứu thương mại hàng hóa Việt - Hàn dưới hai góc độ: giá trị gia tăng nội địa trong hàng xuất khẩu; và nguồn gốc giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu
Về mặt dữ liệu, dữ liệu nghiên cứu của luận án chủ yếu được tham khảo
từ Cơ sở dữ liệu về thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc - UN Comtrade [115], với các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế thông dụng như: Hệ thống phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn – SITC; Hệ thống hài hòa – HS; và
Hệ thống ngành kinh tế rộng - BEC với những cấp độ khác nhau (từ 1 đến 6 chữ số) Bên cạnh số liệu thống kê của các Bộ, ngành Việt Nam như Tổng cục thống kê [122], Tổng cục Hải quan [119], Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [121], các cơ sở dữ liệu quan trọng khác được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Ngân hàng Thế giới [120], [125]; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) [123]; Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
Trang 22triển (UNCTAD) [124] Đây là những nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, cập nhật, đầy đủ và chi tiết giúp việc phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn đạt được hiệu quả hơn
4.3 Khung phân tích của luận án
Khung phân tích của luận án được trình bày ở Hình 1.1 dưới đây Sau Chương 1: Tổng quan tình hình hình nghiên cứu, Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, bao gồm một số khái niệm
cơ bản, lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển và lý thuyết thương mại hiện đại, các cơ sở đánh giá, nhân tố tác động Trong Chương 3, luận án xây dựng và làm rõ phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, gồm phương pháp nghiên cứu dựa vào các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế (theo ngành xuất nhập khẩu, giai đoạn sản xuất, hàm lượng công nghệ, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng) và phương pháp nghiên cứu dựa vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại (TCI, TII, HHI, IIT, EXPY và NRCA) Trong Chương 4, tác giả tập trung phân tích cơ cấu thương mại Việt – Hàn; qua đó đánh giá kết quả, hạn chế, những vấn đề đặt ra theo các cơ sở, tiêu chí: (i) Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng; (ii) Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu; (iii) Giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; và (iv) Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu
Trong Chương 5, luận án phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc
tế hiện nay, thời gian tới có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ hợp tác kinh
tế nói chung, đến quan hệ, cơ cấu thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc Việc nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế, cùng với những phân tích thực trạng trong Chương 4 là cơ sở để tác giả đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ thời gian tới
Trang 23Hình 1.1: Khung phân tích của Luận án
Ngành xuất nhập khẩu Lợi thế so sánh Cường độ các yếu tố
Hàm lượng công nghệ; độ phức tạp của sản phẩm
Giai đoạn sản xuất;
Giá trị gia tăng Thương mại nội ngành
đề đặt ra
Định hướng, giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại Việt - Hàn
Cường độ thương mại, tính bổ sung thương mại
Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn
2001 - 2016
Trang 245 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới của luận án bao gồm:
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ các khái niệm cơ bản
liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa; phân tích, tổng hợp các lý thuyết thương mại quốc tế quan trọng được dùng làm cơ sở lý luận cho phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Luận án làm rõ hơn các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương; các cơ sở, tiêu chí đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Đặc biệt, luận án xây dựng các phương pháp nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, bao gồm phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc
tế và phương pháp chỉ số Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra được phương pháp luận, khung phân tích phục vụ cho việc khảo cứu, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 nói riêng
và cho phân tích các mối quan hệ thương mại song phương và đa phương quốc tế khác của Việt Nam nói chung
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng và nhận diện các mặt tích cực và
những vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 Cụ thể, luận án góp phần làm sáng tỏ: mức độ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh xuất khẩu, các nguồn lực quốc gia của Việt Nam trong thương mại với Hàn Quốc; khả năng tận dụng thế mạnh của Hàn Quốc
để tăng cường nhập khẩu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam; mức độ cải thiện chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; mức độ cải thiện giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và khả năng tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; hay tính bền vững của
cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc Luận án cũng chỉ ra những yếu tố tác động tích cực và không tích cực đến cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
Thứ ba, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp có tính
khả thi, tập trung vào chính sách định hướng xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng
Trang 25hóa mặt hàng xuất khẩu; khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên; tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt – Hàn; và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó góp phần cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(ii) Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các bằng chứng về
sự dịch chuyển, các yếu tố tác động đến sự chuyển trong quan hệ, cơ cấu thương mại giữa một quốc gia đang phát triển (Việt Nam) với một quốc gia phát triển (Hàn Quốc) Từ đó luận án củng cố thêm nhận định: trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế phát triển, các quốc gia đang phát triển có khả năng cải thiện, dịch chuyển cấu trúc thương mại hàng hóa của mình nếu thực hiện hợp lý các cải cách kinh tế, tận dụng hiệu quả các lợi thế từ bên trong, khu vực và quốc tế mang lại
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
(i) Những phân tích về thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 của luận án là kênh tham khảo hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi buôn bán, đầu tư với Hàn Quốc nhận diện rõ hơn đặc trưng cơ bản trong quan
hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc
(ii) Tương tự, các định hướng và khuyến nghị từ luận án là nguồn tham khảo hữu ích, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xây
Trang 26dựng các chiến lược, biện pháp phù hợp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc; giúp các doanh nghiệp có quan hệ buôn bán, đầu tư với Hàn Quốc đưa ra các kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất và kinh doanh hợp lý với thị trường Hàn Quốc
7 Cấu trúc của luận án
Bên cạnh Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Chương 3: Phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Chương 4: Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016
Chương 5: Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc
Trang 27Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
Nghiên cứu của Lall (2000) nhan đề “The technological structure and performance of developing country manufactured exports, 1985‐98”, sử dụng
hệ thống SITC cấp độ 3 chữ số để phân chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành các nhóm hàng: Hàng hóa sơ cấp (48 ngành); Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên (62 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ thấp (44 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ trung bình (58 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ cao (18 ngành); và Hàng không phân loại khác (10 ngành) Phương pháp phân loại của Lall (2000) dựa trên mức độ thâm dụng tài nguyên, lao động và công nghệ trong quá trình sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu của nhóm tác giả Gaulier, Lemoine và Ünal-Kesenci (2007) nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high-tech trade”, sử dụng hệ thống BEC để phân loại hàng hóa theo giai đoạn sản xuất Hàng hóa được chia thành các nhóm: Nhóm hàng hóa sơ cấp; Nhóm hàng trung gian (gồm hàng bán thành phẩm và linh kiện, phụ tùng); Nhóm hàng hóa cuối cùng (gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng)
Nghiên cứu của Hinloopen và van Marrewijk (2008) nhan đề “Empirical Relevance of the Hillman Condition for Revealed Comparative Advantage:
10 Stylized Facts”, sử dụng hệ thống phân loại SITC cấp độ 3 chữ số để phân
Trang 28loại hàng hóa xuất nhập khẩu thành 5 nhóm theo mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất, đó là: Nhóm sản phẩm thô (83 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên (21 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng lao động phổ thông (26 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng vốn – trí tuệ (43 ngành); và Nhóm hàng không phân loại (5 ngành)
Nghiên cứu của Hanson (2010) nhan đề “Sources of export growth in developing countries” dựa vào mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất như đất đai, khoáng sản, lao động, máy móc để chia hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc
hệ thống HS 2 chữ số thành các nhóm hàng khác nhau Cụ thể là các nhóm: (1) Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản; (2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy; (3) Các ngành công nghiệp khai khoáng; (4) Hóa chất, nhựa, cao su; (5) Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép; (6) Sắt, thép và kim loại khác; (7) Máy móc, điện tử, thiết bị vận tải; và (8) Các ngành công nghiệp khác
Nghiên cứu của Hirschman (1964) nhan đề “The paternity of an index” xây dựng chỉ số mức độ tập trung (HHI) Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung trong nhiều trường hợp khác nhau như mức độ tập trung của thu nhập, của các hãng Trong nghiên cứu thương mại quốc tế, chỉ
số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung (đa dạng) của sản phẩm, mức độ tập trung (đa dạng) về mặt thị trường trong hoạt động thương mại của một quốc gia Các quốc gia đang phát triển thường cố gắng đa dạng hóa danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi từ sự biến động của thị trường quốc tế Công trình nghiên cứu của Balassa (1965) nhan đề “Trade liberalisation and “revealed” comparative advantage” đã xây dựng phương pháp tính toán chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), qua đó giải thích cách thức các quốc gia tiến hành trao đổi thương mại với nhau Để khắc phục tính bất đối xứng về giá trị RCA trong phương pháp nghiên cứu của Balassa (1965), công trình nghiên cứu của Laursen (2000) nhan đề “Trade specialisation, technology and economic growth: Theory and evidence from advanced countries” đã xây
Trang 29dựng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA), với giá trị đối xứng từ -1 đến +1
Nghiên cứu của Grubel và Lloyd (1975) nhan đề “Intra-industry trade: the theory and measurement of international trade in differentiated products” đã xây dựng phương pháp đo lường mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sản phẩm và tính kinh
tế theo quy mô là các nhân tố chính giải thích cho hiện tượng gia tăng trao đổi các mặt hàng trong cùng nhóm, ngành hàng giữa các quốc gia
Công trình nghiên cứu của Michaely (1996) nhan đề “Trade preferential agreements in Latin America: an ex-ante assessment” đã xây dựng phương pháp tính toán chỉ số bổ sung thương mại (TCI) để đo lường mức độ tương thích trong xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Mỹ Latinh, giữa Hoa
Kỳ với các quốc gia Mỹ Latinh Qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá về lợi ích tiềm năng mà các quốc gia này thu được nếu tiến hành tự do hóa thị trường và hình thành khu vực mậu dịch tự do chung của khối
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hausmann, Hwang và Rodrik (2006) nhan đề “What you export matters” đã xây dựng chỉ số độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) để tính toán sự phức tạp của sản phẩm xuất khẩu giữa các quốc gia Nghiên cứu dựa trên giả định rằng, nếu một sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, sản phẩm đó có hàm lượng phức tạp lớn Ngược lại, nếu một hàng hóa chủ yếu do các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp sản xuất, hàng hóa đó được coi có hàm lượng phức tạp thấp
Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại như TCI, HHI và IIT hay các mô hình kinh tế định lượng gồm mô hình trọng lực,
mô hình cân bằng chung tổng thể và mô hình cân bằng chung một phần để làm nổi bật quan hệ, cấu trúc thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc gia thuộc khu vực Đông Á Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Competition and complementarity in Northeast Asian trade: Korea’s perspective” của Nam
Trang 30(2000); “Trade structure and Complementarity among APEC member economies” của Nam (2003); “Fragmentation and vertical intra-industry trade
in East Asia” của Ando (2006); “Trade structures and relations among China, Japan, and Korea” của Yoon và Yeo (2007); “Intra-industry trade between Japan and Korea: Vertical intra-industry trade, fragmentation and export margins” của Yoshida (2008)
Ở trong nước, công trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) nhan đề “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010”, cho đến nay có lẽ là nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa tương đối toàn diện Công trình luận án đưa ra và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ cấu thương mại, các lý thuyết thương mại quốc tế, các cách tiếp cận phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Công trình luận án sử dụng chỉ số IIT để đánh giá thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Nhật Bản Tuy vậy, công trình nghiên cứu vẫn chưa đề cập thỏa đáng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa như cường độ thương mại, độ phức tạp của sản phẩm, hàm lượng công nghệ, giai đoạn sản xuất, thương mại giá trị gia tăng, lợi thế so sánh hiện hữu, tính bổ sung thương mại
Như vậy, các vấn đề lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khá nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ở nước ngoài Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng các công trình nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương và
áp dụng vào phân tích trường hợp cụ thể thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
1.2 Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn
1.2.1 Các nghiên cứu ở trong nước
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước phân tích thương mại như là một phần cấu thành quan trọng tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Trang 31Hàn Quốc Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt- Hàn” của Hoàng Văn Hiển, Ngô Văn Phúc (2002); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Thành tựu và thách thức” của Phạm Minh Sơn (2003); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” của Ngô Xuân Bình (2013);
“Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hoàng Giáp (2009); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020” của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Văn Dương (2011); “Quan hệ Việt
- Hàn: Thành tựu và vấn đề trong hợp tác phát triển quốc tế và hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc” của Park Noh Wan (2011); “Việt Nam - Hàn Quốc: một phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển” của Lee Han Woo và Bùi Thế Cường (2015); “Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông” của Nguyễn Thị Thắm (2015)
Điểm chung của những công trình nghiên cứu trên là các tác giả sử dụng chủ yếu cách tiếp cận mang tính định tính, tức là sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ Tổng cục thống kê của Việt Nam mà chưa có nhiều nghiên cứu dựa vào các nguồn dữ liệu được quốc tế sử dụng rộng rãi như UN Comtrade, UNCTAD, OECD, hay Ngân hàng Thế giới
Tương tự, các nghiên cứu “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á” của Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình và Sung-Yeal Koo (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới (2005); “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc tới các nước CLMV” của Trương Quang Hoàn (2012); “Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam” của Bùi Thái Quyên (2014) cũng chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế,
Trang 32thương mại và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
Chuyên san đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á tháng 11/2017 có nhiều bài viết đáng chú ý về quan hệ hợp tác Việt - Hàn, đặt trong xu hướng hợp tác khu vực, trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, hợp tác an ninh - quốc phòng, văn hóa và lịch sử Cụ thể, bài viết “Suy nghĩ về 25 năm quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam” của Lee Hyuk, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam điểm lại những kết quả, mốc son đáng chú ý trong quan hệ giữa hai quốc gia Tác giả nhận định, Việt Nam đang thay đổi bản đồ đầu tư nước ngoài và thương mại của Hàn Quốc và hai quốc gia đã trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, đồng thời kỳ vọng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới
Bài viết “Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc: Thực trạng, triển vọng và tác động tới Việt Nam” của Trần Quang Minh và Trần Ngọc Nhật (2017) đánh giá quan hệ Việt - Hàn dưới ảnh hưởng, tác động của quan hệ Hàn - Trung Theo đó, các tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhận thức được
sự phụ thuộc lớn của Hàn Quốc vào kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đang và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược chính sách Trung Quốc + 1, vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư
Tương tự, bài viết “Chiến lược đối ngoại và vị trí của Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước” của Võ Hải Thanh (2017) chỉ ra nhiều điểm tương đồng trong chiến lược đối ngoại giữa hai nước, đó là đều thúc đẩy mở cửa hợp tác kinh tế với bên ngoài Trong đó, Việt Nam và Hàn Quốc đều coi nhau là những đối tác kinh tế quan trọng hiện nay và lâu dài Tham luận của Trần Quang Minh (2018) nhan đề “Tăng cường quan hệ gắn kết Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh mới ở Đông Á” đề xuất nâng
Trang 33tầm quan hệ chính trị ngoại giao Việt - Hàn lên cao hơn mức “Đối tác Chiến lược” Tác giả khuyến nghị đưa quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đi vào chiều sâu hơn nữa, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước trong lĩnh vực văn hóa và xã hội Tác giả đánh giá triển vọng quan hệ thương mại
và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa bởi các yếu tố: quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước; tiềm năng hợp tác vẫn còn rất lớn; và những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh mới
1.2.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: “ASEAN and Korea: Trends in economic and labour relations” của Singh và Siregar (1997); “Toward a Comprehensive Partnership: ASEAN-Korea Economic Cooperation” của Kwon (2004); “ASEAN-Korea co-operation in the development of new ASEAN members” của Le (2007); “Korea's Changing Roles in Southeast Asia: Expanding influence and relations” của Steinberg (2010) Một số nghiên cứu đáng chú ý khác gồm “Korea’s economic cooperation with CLMV Countries: Vietnam case” của Cheong (2010); “Economic exchange and human migration between ASEAN and South Korea” của Seoul (2012);
và “ASEAN-Korea relation: Twenty-five years of partnership and friendship” của Lee, Hong và Youn (2015)
Nhìn chung, những công trình, bài viết nghiên cứu trên ít nhiều đề cập đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc như là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ hợp tác tổng thể giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như giữa ASEAN với Hàn Quốc Mặc dù vậy, hầu hết các công trình, bài viết nghiên cứu này chưa hoặc ít sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại hàng hóa trong các phân tích, đánh giá hoặc nếu có chỉ là một vài chỉ số đơn
lẻ, chưa mang tính toàn diện và hệ thống
Trang 341.3 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn
1.3.1 Các nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu “Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hồng Nhung và Chu Thắng Trung (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005), “20 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Một số thành tựu nổi bật và triển vọng” của Trần Quang Minh (2012), đã phân tích những tiến triển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc Các tác giả lập luận, mức nhập siêu lớn của Việt Nam từ Hàn Quốc là do dòng vốn FDI đi vào tạo nên, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư, bởi lẽ đi kèm với nó không chỉ là dòng vốn vào mà còn bao gồm công nghệ,
kỹ năng quản lý và cuối cùng là làm đa dạng danh mục hàng hóa xuất khẩu Các nghiên cứu khuyến nghị cần có những ưu đãi để gia tăng thu hút vốn đầu
tư từ Hàn Quốc cũng như tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc cho các công ty nội địa Việt Nam
Nghiên cứu của Ngô Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn (2010) về “Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”; nghiên cứu của Nguyễn Khánh Doanh (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng và giải pháp”; nghiên cứu của Trần Huyền Trang (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay”; và nghiên cứu của Phan (2015) về “Vietnam - Korea bilateral Trade: Current situation and prospects” nhấn mạnh thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã mở rộng nhanh chóng, nhất
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định AKFTA được ký kết giai đoạn 2005 - 2007 Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và ODA giữa Việt Nam và Hàn Quốc là rất lớn, bởi Việt Nam có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính trị ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, trong khi Hàn Quốc được thừa nhận là quốc gia
Trang 35có kinh nghiệm phát triển độc đáo, các doanh nghiệp toàn cầu, quy mô thị trường rộng lớn và chính sách đối ngoại kinh tế cởi mở
Dưới góc nhìn so sánh, tác giả Trương Quang Hoàn (2013) trong công trình nghiên cứu về “Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc và các nước CLMV: thực trạng và một số kiến nghị” rút ra nhận xét: Việt Nam là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc không chỉ trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) mà còn cả trong ASEAN Ngoài
ra, đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung chủ yếu vào Việt Nam là lý do giải thích Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong mạng lưới sản xuất khu vực của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp điện tử Tác giả cũng đánh giá những hạn chế của CLMV trong quan
hệ thương mại với Hàn Quốc như năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nội địa yếu kém, môi trường kinh doanh và chính sách đầu tư còn chưa minh bạch Vì thế, cải cách thể chế kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách để cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
và đầu tư của CLMV với Hàn Quốc thời gian tới
Nguyễn Thị Thắm (2018) trong công trình nghiên cứu “Những điều kiện thuận lợi đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trở thành trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông” sử dụng các dữ liệu thống kê mô tả để phân tích quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặt trong bối cảnh hợp tác Hàn Quốc - Mê Kông Tác giả cho rằng, hợp tác với Việt Nam được Hàn Quốc xem là trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – ASEAN, hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông và có nhiều điều kiện để tiếp tục nâng cấp mối quan hệ này Những điều kiện đó bao gồm: sự bổ sung cho nhau về lợi thế cạnh tranh, sự đồng điệu trong mong muốn, nhu cầu hợp tác phát triển, những kết quả ấn tượng trong hợp tác kinh tế, sự đa dạng và hoàn thiện của các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của AKFTA, VKFTA lên quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc
Trang 36Nguyễn Tiến Dũng (2011a) trong nghiên cứu “Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” và Nguyễn Tiến Dũng (2011b) với nghiên cứu “Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc và các hàm ý chính sách với Việt Nam” đã sử dụng mô hình trọng lực
để đánh giá những ảnh hưởng tích cực và không tích cực của AKFTA đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc Các nghiên cứu đánh giá AKFTA đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhưng cũng khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc tăng nhanh Vì thế, Việt Nam cần có chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù hợp để cải thiện tình trạng nhập siêu với Hàn Quốc
Nghiên cứu của MUTRAP (2011) về “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam” sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để đánh giá những ảnh hưởng của AKFTA đến thương mại hàng hóa tổng thể, thương mại từng ngành hàng và phúc lợi xã hội của Việt Nam Đối với cấp độ ngành, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng cao hơn trong dài hạn khi các cam kết cắt giảm thuế quan trong AKFTA được thực thi đầy đủ Tuy nhiên, với AKFTA Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các quốc gia ASEAN trong việc tăng cường xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc Do vậy, các tác giả khuyến nghị Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhất là thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới tư liệu sản xuất
Các công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc” của Đặng Thị Hải
Hà (2006); “Đánh giá tác động của Hiệp định khu vực thương mại tự do AKFTA” của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007); “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Viện Nghiên cứu Thương mại (2008)
đã sử dụng lại các kết quả phân tích định lượng từ những nghiên cứu khác
Trang 37trong các phân tích Các tác giả cho rằng, AKFTA đã có những tác động mạnh mẽ đến gia tăng trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như đối với sự phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực tài nguyên Cuốn sách của Bộ Công Thương (2016) nhan đề “Những điều cần biết và hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc” đã phân tích khá chi tiết về nội dung chủ yếu của VKFTA, đặc biệt các quy tắc xuất xứ Cuốn sách cũng đề cập đến những cơ hội và thách thức của VKFTA đối với Việt Nam dưới các góc độ Chính phủ, Bộ, ngành và doanh nghiệp
Nghiên cứu của Phạm Thị Khanh và Nguyễn Hà Phương (2017) về “Thực trạng thương mại hàng hóa và đầu tư của Việt Nam với Hàn Quốc sau khi ký hiệp định thương mại tự do”, sử dụng dữ liệu thống kê của Việt Nam để lập luận rằng, việc thiết lập VKFTA vào năm 2015 với những cam kết sâu và rộng hơn đã có nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam trên nhiều mặt như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động và phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Nghiên cứu cũng đánh giá, xu thế phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong 25 năm qua bên cạnh cam kết thuận lợi hóa thương mại - đầu tư sâu rộng của VKFTA sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh
mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu
cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
1.3.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc cũng là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài Những nghiên cứu tương
Trang 38đối chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt - Hàn được đề cập trong nghiên cứu của Tran et al (2010) với tiêu đề “Dynamic patterns of Korea - Vietnam trade relations” Bài nghiên cứu sử dụng một vài chỉ số cơ cấu thương mại như RCA và IIT để phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1991 - 2006 Nghiên cứu đưa ra nhận định, Việt Nam có lợi thế so sánh về các sản phẩm sơ cấp, thâm dụng lao động trái lại, lợi thế so sánh của Hàn Quốc là các sản phẩm chế tạo, thâm dụng máy móc và công nghệ Đồng thời, do cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung nên một FTA song phương giữa hai nước có thể tạo ra lợi ích lớn hơn cho Việt Nam và Hàn Quốc Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh đến tỷ trọng thương mại nội ngành tăng lên trong quan hệ thương mại Việt - Hàn như là kết quả của tăng trưởng trong dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đến Việt Nam Tương tự, trong nghiên cứu nhan đề “An Analysis of Korea-Vietnam Bilateral Trade Relation”, Phan và Ji (2012) cũng sử dụng chỉ số RCA, IIT để phân tích thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1993 - 2011 Bài viết này khẳng định lại Hàn Quốc có lợi thế sản xuất các mặt hàng chế tạo, máy móc và phương tiện vận tải trong khi Việt Nam có lợi thế sản xuất sản phẩm thâm dụng tài nguyên và lao động Ngoài ra, cấu trúc thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu là thương mại liên ngành, tiêu biểu cho quan hệ thương mại giữa một quốc gia phát triển với một quốc gia đang phát triển Nghiên cứu cũng dự báo những lợi ích tiềm năng mà Việt Nam và Hàn Quốc
có thể thu được khi kết thúc đàm phán FTA song phương
Nghiên cứu của Tran (2012) tiêu đề “Trade Relations between Korea and Vietnam and the Implications for a Korea-Vietnam FTA” cũng phân tích những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam và dự báo tiềm năng phát triển thương mại lớn giữa hai quốc gia nếu thỏa thuận thương mại tự do song phương được thành lập
Điểm hạn chế lớn nhất của những công trình nghiên cứu trên là các tác giả mới chỉ sử dụng hệ thống phân loại SITC ở mức 3 chữ số cũng như chưa
Trang 39có những so sánh về thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với thương mại hàng hóa với các nước khác trong khu vực Bên cạnh đó, các tác giả cũng chưa đi sâu phân tích sự biến động về giai đoạn sản xuất, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng, hay mức độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
Nghiên cứu của Cheong (2013) về “Trade and production network between Korea and Vietnam” phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo ngành Tác giả rút ra nhận định, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc Nghiên cứu khuyến nghị, tăng cường hợp tác công nghiệp Việt - Hàn là phương thức giúp gia tăng hợp tác thương mại cũng như cải thiện cấu trúc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa đôi bên Tương tự, nghiên cứu của Bui (2013) tiêu đề “Vietnam’s strategy for participating in global production networks” đề xuất tăng cường hợp tác nghiên cứu chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc để xác định các ngành cụ thể Hàn Quốc có lợi thế so sánh,
có thể đóng vai trò lãnh đạo mạng lưới và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia với tư cách nhà cung cấp trong mạng lưới đó
Nghiên cứu của Youn (2015) về “Korea-Vietnam relations: from enemy
to comrade” phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực khác nhau Trong lĩnh vực thương mại, tác giả cho rằng Hàn Quốc có thể gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam, qua đó giảm bớt thâm hụt thương mại cho phía Việt Nam Để gia tăng hợp tác thương mại và đầu tư hai bên có thể thúc đẩy hợp tác công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực thế mạnh của mỗi quốc gia
Nghiên cứu của Tran et al (2016) nhan đề “Regional Inter-Dependence and Vietnam-Korea Economic Relationship” sử dụng chỉ số phụ thuộc thương mại để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc Sử dụng mô hình trọng lực, nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động đến các dòng thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc Các tác giả cho
Trang 40rằng, Việt Nam có thể tận dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Hàn Quốc để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là cải thiện khu vực sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu
Nghiên cứu của Cheong (2011) về “Korea’s intermediate goods trade with ASEAN” sử dụng hệ thống phân loại BEC của Liên hợp quốc để phân tích vai trò các sản phẩm trung gian trong thương mại Hàn Quốc - ASEAN Tác giả cho rằng, sự gia tăng trong tỷ phần các sản phẩm trung gian, đặc biệt linh phụ kiện, thiết bị điện tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc Trong đó, các công ty
đa quốc gia của Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng, thông qua tăng cường các hoạt động đầu tư, thu mua nguyên vật liệu, đầu vào trung gian cho các nhà máy của mình tại các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để phân tích ảnh hưởng của các FTA lên thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Sử dụng mô hình cân bằng tổng quát của GTAP (Dự án Phân tích thương mại toàn cầu), Phan và Ji (2016) trong nghiên cứu “Potential Economic Impacts of the Vietnam - Korea Free Trade Agreement on Vietnam” lập luận rằng FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ gia tăng phúc lợi cho cả hai quốc gia trong dài hạn khi việc tự do hóa thương mại giúp phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn Các kết quả ước lượng cũng cho thấy, xuất khẩu nhóm sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tăng mạnh trong trung hạn và dài hạn Tuy nhiên, hàng xuất khẩu Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc được dự báo gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore
Vì thế, các tác giả khuyến nghị Việt Nam nên cố gắng kết thúc sớm đàm phán
và thực thi các điều khoản trong FTA với Hàn Quốc nhằm tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia ASEAN trong tương lai
Nghiên cứu của Phan và Ji (2014) tiêu đề “An empirical analysis of industry trade in manufacturing between Korea and ASEAN” sử dụng mô