1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

T2_B2_Thong tin va du lieu_T1(Muc 1,2,3,4)

6 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU Người soạn: Lưu Hải Phong Ngày soạn: 21/08/2010 GV Giảng dạy: Lưu Hải Phong Ngày giảng: / /2010 Lớp: Phòng: Tiết: Bài 2: THÔNG TIN DỮ LIỆU (tiết 2) I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU • Biết được khái niệm về thông tin dữ liệu • Biết được đơn vị đo thông tin là Bit các bội của Bit • Biết được các dạng thông tin như dạng số dạng phi số • Biết được máy tính chỉ xử lý thông tin dạng bit nên phải mã hóa thông tin II. PHƯƠNG PHÁP 1. Thuyết trình 2. Nêu vấn đề III. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Câu 1: Hãy cho biết những đặc trưng của máy tính điện tử? Câu 2: Có thể đồng nhất tin học với máy tính được không? Vì sao? Trả lời: Câu 1: Các đặc trưng của máy tính điện tử là • Làm việc không mệt mỏi suốt 24 giờ/ngày • Tốc độ xử lý nhanh ngày cáng được nâng cao • Độ chính xác cao • Khả năng lưu trữ thông tin lớn • Giá thành ngày càng hạ • Kích thước nhỏ, tiện dụng • Liên kết thành mạng máy tính Câu 2: Không thể đồng nhất Tin học với máy tính được vì bản thân máy tính điện tử là công cụ để sử dụng tin học trong khi đó Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu đối tượng riêng. Một trong những đối tượng của Tin học chính là máy tính. Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 1 Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU 2. Nội dung bài mới Thời gian Hoạt động của giáo viên học sinh Nội dung bài học GV: Yêu cầu 1 học sinh cho biết một số thông tin của lớp học. HS: Trả lời Đưa ra các thông tin về sĩ số, số học sinh vắng, số học sinh nam/nữ… GV: Các thông tin mà học sinh đưa ra cho ta biết được trong lớp học có bao nhiêu học sinh, tỉ lệ học sinh nam/nữ. Như vậy thông tin là gì? HS trả lời: Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. GV: Như vậy thông tin là những hiểu biết vê một thực thể, đối tượng. GV: Viết kí tự “I” lên bảng yêu cầu học sinh cho biết những thông tin về kí tự “I” HS: Trả lời GV: Bổ sung • Là chữ cái “I” trong bảng chữ cái Latinh • Trong chữ số Lama nó có nghĩa là “một” • Trong tiếng anh nó là một danh từ để chỉ người đang nói. GV: Để máy tính xử lý được thông tin thì thông tin phải được đưa vào máy tính, lúc đó thông tin được máy tính lưu trữ ta gọi là dữ liệu 1. Khái niệm thông tin dữ liệu - Thông tin là những gì cho ta hiểu biết về đối tượng - Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính 2. Đơn vị đo lượng thông tin Đơn vị đo lượng thông tin là Bit, Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 2 Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU GV: Dữ liệu là gì? HS: Dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính. GV: Để xử lý được thông tin, máy tính cần biết thông tin đó nhiều hay it, hay nói cách khác máy tính cần biết được lượng thông tin nó cần xử lý là bao nhiêu. Do vậy cần phải có một đơn vị đặc trưng cho lương thông tin. Trong Tin học đơn vị đó là Bit. GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK cho biết Bit là gì? HS Trả lời: Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định 1 trạng thái của đối tượng có 2 trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. GV: Bit có hai trạng thái cũng giống như một đồng xu luôn có hai mặt, nếu ta kí hiệu mặt này là 0 mặt kia là 1 thì sau khi tung đồng xu 8 lần ta có được thông tin là dãy 00110111 hay còn gọi là dãy Bit. Trong Tin học 1 Bit được lưu trữ bằng 1 trong 2 kí hiệu là 0 hoặc 1 GV: Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về một đối tượng có 2 trạng thái HS: Ví dụ về bóng đèn GV: Nếu như có 8 bóng đèn thi ta phải dùng đến 8 Bit để lưu trữ trạng thái bật/tắt của bóng đèn. Người ta gọi 8 Bit đó là 1 Byte. GV: Ngoài Bit Byte người ta còn dùng các đơn vị bội của Byte để đo lượng thông tin như KB (Ki-lô-bai), đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định 1 trạng thái của đối tượng có 2 trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Bit có hai kí hiệu là 0 1 Ngoài Bit còn có các đơn vị đô lượng thông tin khác là các bội của Bit Kí hiệu Cách đọc Độ lớn Byte Bai 8Bit KB Ki-lô-bai 2 10 Byte MB Mê-ga-bai 2 10 KB GB Ghi-ga-bai 2 10 MB TB Tê-ra-bai 2 10 GB PB Pê-ta-bai 2 10 TB 3. Các dạng thông tin Có 2 loại thông tin là loại số (số nguyên, số thực…) loại phi số (hình ảnh, âm thanh, văn bản…) Một số dạng thông tin loại phi số như: Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 3 Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU MB (Mê-ga-bai), GB (Ghi-ga-bai), TB (Tê-ra-bai), PB(Pê-ta-bai)… GV: Thông tin có hai loại là số phi số, trong loại phi số được chia thành nhiều dạng như âm thanh, văn bản, hình ảnh… GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một số dạng thông tin? HS: Lấy ví dụ • Dạng văn bản: Báo chí, sách vở, tấm bia… • Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình… • Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng đàn, tiếng động vật… GV: Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng máy tính chỉ xử lý được thông tin dạng dãy Bit dó đó để đưa được các dạng thông tin vào máy tính thì phải đưa các dạng đó thành dãy Bit, hay gọi là mã hóa thông tin. GV: Ví dụ thông tin về trạng thái 8 bóng đèn được đưa về dãy 8 Bit là mã hóa thông tin trong máy tính. GV: Tìm hiểu SGK cho biết có một văn bản tiếng anh thì làm sao mã hóa chúng thành dãy Bit để đưa vào máy tính? HS: Sử dụng bảng mã ASCII GV: Bảng mã ASCII mã hóa các kí tự • Dạng văn bản: Báo chí, sách vở, tấm bia… • Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình… • Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng đàn, tiếng động vật… 4. Mã hóa thông tin trong máy tính Máy tính chỉ xử lý được thông tin dạng nhị phân do vậy để máy tính xử lý được thông tin thì phải chuyển sang dạng nhị phân Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta cần mã hóa các kí tự. Bộ mã ASCII sử dụng 8 Bit để mã hóa kí tự. Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 4 Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU như thế nào? HS: Mỗi kí tự sẽ được mã hóa bởi 8Bit GV: Với bảng mã ASCII có thể mã hóa được tiếng Việt không? Vì sao? HS: Không thể mã hóa được tiếng Việt vì ma ASCII chỉ có 255 kí tự không mã hóa được một số kí tự trong tiếng Việt GV: Bảng mã nào có thể mã hóa được các kí tự trong tiếng Việt. HS: Bảng mã Unicode. IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC  Thông tin là những gì cho ta hiểu biết về đối tượng  Dữ liệu là thông tin được lưu vào trong máy tính  Đơn vị đo lượng thông tin là Bit, Byte các bội của Byte  Có 2 loại thông tin là số phi số, trong đó loại phi số có nhiều dạng như âm thanh, hình ảnh, văn bản…  Để đưa thông tin vào máy tính cần phải mã hóa thánh dạng nhị phân  Bảng mã ASCII, Unicode V. CÂU HỎI CỦNG CỐ 1. Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? 2. Để đo lượng thông tin người ta dùng những đơn vị nào? Hãy cho biết độ lớn của chúng? 3. Có những dạng thông tin nào? Nêu ví dụ chp mỗi dạng. 4. Vì sao phải mã hóa thông tin? 5. Hãy cho biết một số đặc điểm của bảng mã ASCII những hạn chế của nó so với bảng mã Unicode. VI. BA ̀ I HO ̣ C KINH NGHIÊ ̣ M . . . . Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 5 Giáo án giảng dạy THÔNG TIN DỮ LIỆU . . . . . . Thực hiện: Lưu Hải Phong Trang 6 . thông tin thì thông tin phải được đưa vào máy tính, lúc đó thông tin được máy tính lưu trữ và ta gọi là dữ liệu 1. Khái niệm thông tin và dữ liệu - Thông tin. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU 2. Nội dung bài mới Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV: Yêu cầu 1 học sinh cho biết một số thông tin

Ngày đăng: 29/09/2013, 23:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Viết kí tự “I” lên bảng và yêu cầu học sinh cho biết những thông tin về kí tự “I” - T2_B2_Thong tin va du lieu_T1(Muc 1,2,3,4)
i ết kí tự “I” lên bảng và yêu cầu học sinh cho biết những thông tin về kí tự “I” (Trang 2)
• Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình… - T2_B2_Thong tin va du lieu_T1(Muc 1,2,3,4)
ng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình… (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w