1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ

158 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Tình trạng khó khăn về tài chính tại các ngân hàngthường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình là việc các ngânhàng được mua lại bằng không đồng từ ngân hàng Nhà nước,

Trang 1

NGUYỄN VĂN MINH

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

NHÁNH PHÚ MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019

Trang 2

NGUYỄN VĂN MINH

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “ Rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn

chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Mỹ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

-Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra là của riêng tôi.

Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.

Tôi cam đoan khai đúng sự thật.

Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019

Học viên

Nguyễn Văn Minh

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý Thầy,

Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu đã trang

bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ công tác và cuộc sống.

Tôi xin chân thành cám ơn Thầy TS Lê Sĩ Trí đã tận tình hướng dẫn

tôi thực hiện luận văn này Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy, tôi đã học hỏi được những kiến thức

và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập dữ liệu.

Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, kinh nghiệm bản thân và kiến thức vẫn còn hạn chế nhất định, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ quý Thầy, Cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019

Học viên

Nguyễn Văn Minh

Trang 5

kê, đối chiếu, so sánh , phân tích Trong phân tích nghiên cứu thực hiện trên mẫuđiều tra khảo sát các chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về tín dụng ngân hàngthông qua bảng câu hỏi khảo sát thực tế.

Kết quả khảo sát được tập trung đánh giá về những nguyên nhân gây ra rủi rotín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh trong thời gian vừa qua.Tác giả đưa ra 12 nguyên nhân gây ra rủi ro, hầu hết các chuyên gia đều tập trungđánh giá khá cao ở 02 mức quan trọng và rất quan trọng, hai điểm số không quantrọng và hoàn toàn không quan trọng đều bằng 0, điểm trung bình từ 4 trở lên,chứng tỏ rằng 12 nguyên nhân mà tác giả đưa ra rất phù hợp với tình hình kinhdoanh của ngân hàng hiện nay Về các giải pháp hạn chế rủi ro cũng được cácchuyên gia đánh giá có tầm quan trọng khá cao và điểm trung bình cũng từ 4 trở lên,

có 03 đánh giá điểm khá cao : Đánh giá tình hình tài chính định kỳ, Tăng cườnghiệu quả Trung tâm nghiên cứu BIDV, Quy trình thẩm định đảm bảo chính xác,đánh giá đúng giá trị cho vay, bên cạnh đó điểm hoàn thiện mô hình quản lý rủi rotín dụng cũng được đánh giá cao

Từ những kết quả khảo sát và phân tích thực trạng, tác giả đã có những đánhgiá và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm hạn chếrủi ro tín dụng phát sinh tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ đồng thời đề xuất một số kiếnnghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng nhà nướcViệt Nam, Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAN ĐOAN: i

LỜI CẢM ƠN: ii

TÓM TẮT: iii

MỤC LỤC: iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: x

DANH MỤC CÁC BẢNG: xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ; DANH MỤC CÁC HÌNH; SƠ ĐỒ xii

LỜI MỞ ĐẦU: 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3

6 Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài: 4

CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Rủi ro trong hoạt động của các NHTM: 5

1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 5

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 5

1.1.2.1 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: 5

1.1.2.2 Rủi ro có tính tất yếu: 5

1.1.3 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 5

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng 6

1.1.3.2 Rủi ro lãi suất 6

1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản 6

1.1.3.4 Rủi ro ngoại hối 7

1.1.3.5 Rủi ro hoạt động 7

1.1.3.6 Rủi ro luật pháp 7

Trang 7

1.1.3.7 Rủi ro chiến lược 7

1.1.3.8 Rủi ro uy tín 7

1.1.3.9 Rủi ro thị trường 7

1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM: 7

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng: 7

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng: 9

1.2.2.1 Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: 9

1.2.2.2 Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: 9

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo: 9

1.3 Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 10

1.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng: 11

1.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng: 19

1.5.1 Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước 19 1.5.1.1 Xuất phát từ hệ thống thông tin: 20

1.5.1.2 Do sự thay đổi chính sách của chính phủ: 20

1.5.1.3 Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý. 21

1.5.1.4 Môi trường tự nhiên. 22

1.5.1.5 Môi trường kinh tế xã hội. 22

1.5.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM: 22

1.5.2.1 Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vay 22

1.5.2.2 Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng: 23

1.5.2.3 Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc: 24

1.5.2.4 Xuất phát từ công tác thẩm định: 26

1.5.2.5 Xuất phát từ tài sản bảo đảm: 28

1.5.2.6 Xuất phát từ hoạt động kiểm soát : 30

1.5.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay: 31

1.5.3.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp: 31

Trang 8

1.5.3.2 Đối với khách hàng là cá nhân: 31

1.6 Tác động của rủi ro tín dụng: 32

1.6.1 Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM: 33

1.6.2 Đối với nền kinh tế nói chung: 33

1.7 Sự cần thiết công tác quản trị rủi ro tín dụng 34

1.7.1 Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng 35

1.7.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng 35

1.7.3 Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM 35

1.8 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng 36

1.8.1 Phát hiện rủi ro: 36

1.8.2 Đo lường rủi ro tín dụng 36

1.8.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 36

1.8.4 Xử lý rủi ro tín dụng: 36

1.9 Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng: 38

1.9.1 Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng: 38

1.9.2 Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng: 39

1.9.3 Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng: 39

1.9.4 Giám sát và kiểm tra tín dụng: 39

1.9.5 Cơ cấu tổ chức: 39

1.9.6 Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay: 40

1.10 Một số biện pháp lượng hóa rủi ro tín dụng 40

1.10.1 Mô hình 6C 40

1.10.2 Mô hình diểm số Z 41

1.10.3 Mô hình điểm số tín dụng 42

1.10.4 Mô hình xếp hạng tín dụng 42

1.11 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới 44

Trang 9

1.11.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 44

1.11.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản: 45

1.11.3 Kinh nghiệm của Mỹ: 46

1.12 Bài học kinh nghiệm 51

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BIDV PHÚ MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 55

2.1 Giới thiệu chung 55

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) 55

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh BIDV Phú Mỹ 57

2.2 Mô hình tổ chức của BIDV Phú Mỹ 59

2.3 Sản phẩm và dịch vụ chính 60

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh BIDV Phú Mỹ 61

2.4.1 Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013-2017 61

2.4.1.1 Kết quả kinh doanh 61

2.4.1.2 Kết quả huy động vốn 63

2.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng 64

2.4.2.1 Cơ cấu tín dụng theo đối tượng 65

2.4.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian 67

2.4.2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đơn vị tiền tệ 67

2.4.2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế 68

2.4.2.5 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm 70

2.4.2.6 Kết quả phân loại nợ chi nhánh BIDV Phú Mỹ từ năm 2013-2017 71 2.4.2.7.Tình hình trích lập dự phòng RR, nợ ngoại bảng 72

2.5 Điều tra khảo sát 73

Trang 10

2.6 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua. 78

2.6.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 78

2.6.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng: 78

2.6.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 79

2.7 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ 80

2.7.1 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ 80

2.7.1.1 Công tác nhận diện rủi ro tín dụng 81

2.7.1.2 Công tác đo lường rủi ro tín dụng 82

2.7.1.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 85

2.7.1.4 Công tác tài trợ tổn thất rủi ro tín dụng 86

2.8 Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ 86

2.8.1 Những kết quả đạt được 86

2.8.2 Những hạn chế cần khắc phục 89

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 92

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH BIDV PHÚ MỸ. 93

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ. 93

3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đến năm 2020. 93

3.1.1.1 Mục tiêu yêu cầu đến năm 2020: 93

3.1.1.2 Tầm nhìn đến năm 2030: 95

3.1.2 Mục tiêu định hướng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ. 95

3.1.2.1 Mục tiêu, phương châm kinh doanh. 95

3.1.2.2 Nội dung các mục tiêu định hướng đối với các lĩnh vực kinh doanh của BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2015 – 2020. 96

Trang 11

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ. 98

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng. 98

3.2.2 Thực hiện đa dạng hóa khách hàng và phương thức cho vay 100

3.2.3 Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân 100

3.2.4 Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ 103

3.2.5 Tăng cường hơn nữa việc tổ chức phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ 104 3.2.6 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng 105

3.2.7 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng. 106

3.3 Kiến nghị 107

3.3.1 Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam 107

3.3.1.1 Thực hiện công tác tranh tra giám sát hoạt động các NHTM. 107

3.3.1.2 Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh 107

3.3.1.3 Hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại CIC của ngân hàng Nhà nước 108

3.3.2.Kiến nghị trụ sở chính ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 109 3.3.2.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế nợ xấu 110

3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng 110

3.3.2.3 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp tín dụng, quản lý chất lượng cấp tín dụng. 111

3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương 112

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 114

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 12

9 BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Standard & Poor

Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ theo thời gian

Bảng 2.5: Cơ cấu theo đơn vị tiền tệ

Bảng 2.6: Cơ cấu theo ngành kinh tế

Bảng 2.7: Nợ quá hạn

Bảng 2.8: Kết quả phân loại nợ chi nhánh BIDV Phú Mỹ từ năm 2013-2017Bảng 2.9: Dự phòng rủi ro và nợ ngoại bảng

Bảng 2.10: Phân bổ mẫu điều tra

Bảng 2.11: Đối tượng điều tra

Bảng 2.12: xếp hạng theo mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV Phú Mỹ

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Một số quan điểm cần thống nhất

Hình 2: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Hình 3: Khung quản trị rủi ro

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanhchính đem lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnh việcđem lại nguồn thu lớn đó thì hoạt động tín dụng dụng là một lĩnh vực có độ rủi rorất lớn Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề, làm thấtthoát vốn, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏhoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặcgiảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra Trong góc độ quản lý của các ngânhàng liên quan đến hoạt động tín dụng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến phải luôn đượcxác định trong hoạt động kinh doanh Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổnthất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất mục tiêu đề ra thì đó là sự thành côngtrong lĩnh vực quản lý rủi ro Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tối đa rủi ro tíndụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trongtăng trưởng

Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa quacho thấy rủi ro tín dụng có xu hướng ngày một gia tăng, điều này cho thấy việckiểm soát tín dụng chưa được hiệu quả, bản thân hệ thống Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam cũng thế Tình trạng khó khăn về tài chính tại các ngân hàngthường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình là việc các ngânhàng được mua lại bằng không đồng từ ngân hàng Nhà nước, việc đặt một số ngânhàng hàng tình trạng giám sát đặc biệt những năm vừa qua, hay những vụ án lớn đã

và đang trong quá trình xử lý đã chứng minh rất rõ về điều này.Chính vì vậy, yêucầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản

và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được,

hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong họat động tín dụng, giảm thiểu các thiệthại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng,góp phần nâng cao uy tín trong hoạt động ngân hàng

Trang 16

Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chínhmạnh và quản lý được rủi ro sẽ tạo được niềm tin của khách hàng và nâng cao được

vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Đây

là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng và pháttriển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh

liên kết trong xu thế hội nhập Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Phú Mỹ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình để vừa đáp ứng

nhu cầu thực tiễn và vừa có ý nghĩa lâu dài về mặt lý luận Luận văn tiến hànhnghiên cứu dựa trên câu hỏi nghiên cứu là rủi ro tín dụng và các pháp hạn chế rủi rotín dụng nào mang lại hiệu quả đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Phú Mỹ trong giai đoạn tới? Để làm sáng tỏ cho cho vấn đề trên

sẽ được trình bày trong báo cáo kết quả nghiên cứu của luận văn

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu:

- Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạtđộng tín dụng

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi rotín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹthời gian qua

- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra một

số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ nói riêng và các NHTMVN nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi rotín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng để có thể góp phần nângcao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Phú Mỹ

Trang 17

Phạm vi nghiên cứu: tác giả nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhândẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian bốn năm (2013-2017) tại chi nhánh ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng

4 Phương pháp nghiên cứu:

Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính,ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở:

- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại chi nhánhngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ

- Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các mẫuđiều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chếrủi ro tín dụng

- Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánhngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ và các cán bộ công tác trong ngànhtài chính, ngân hàng nói chung

- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu điềutra, và các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phươngpháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tíndụng của chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ, tìm hiểu cácnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tíndụng

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thốngNHTM nói chung và chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ nóiriêng Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận, tư duy củanhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồngnghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ýkiến, nhận định, giải pháp, nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng

Trang 18

Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tíndụng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong muốn những suy nghĩ,

đề xuất và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó gópphần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng nơi NHTM tácgiả đang công tác, và xa hơn nữa, mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụngtrong hoạt động của các NHTMVN

6 Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:

Phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm ba chương:

- Chương 1: Tổng quan rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi

nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ.

Trang 19

Chương 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro trong hoạt động của các NHTM:

1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

Định nghĩa truyền thống: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cốkhông mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàngtrong quá trình hoạt động

Định nghĩa hiện đại: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những sựkiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không thể đạtđược những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hộicủa việc làm mất đi những cơ hội thị trường

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

1.1.2.1 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp:

Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫnđến rủi ro, cũng như các hậu quả do rủi ro gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểmnày, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biệnpháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quátrình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi

ro để đưa ra biện pháp phù hợp

1.1.2.2 Rủi ro có tính tất yếu:

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh ngân hàngthực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng.Trong từng nghiệp vụ ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quandẫn đến rủi ro Việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt động ngân hàng làđiều mang tính tất yếu

1.1.3 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

Do đặc thù ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng cácdịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD nên tính chất hoạt động và rủi ro có nhữngkhác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác Có thể nói,

Trang 20

hoạt động ngân hàng liên quan đến việc chấp nhận rủi ro chứ không phải né tránhrủi ro Các NHTM cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro -lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi rochấp nhận Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu làhợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi, khả năng các nguồn lực tàichính và năng lực tín dụng của mình.

Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huyđộng vốn và cấp tín dụng mà còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảo lãnh,kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ Chính vì vậynên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng:

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từviệc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụtrả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điềunày có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trìhoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọngđến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thươngtrong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động chovay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợthương mại, thấu chi, bao thanh toán…

1.1.3.2 Rủi ro lãi suất: là rủi ro làm giảm lợi nhuận ròng khi lãi suấtbiến động theo chiều hướng bất lợi Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa

kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãisuất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thunhập của ngân hàng so với dự tính

1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướngcủa các NHTM là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, hay nói cách khác là rủi

ro khi các NHTM không đáp ứng được cho các khoản phải trả khi đến hạn thanhtoán do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay không thể huyđộng vốn Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ

Trang 21

thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền Đặc biệt, như chúng ta đãthấy trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình

ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ

1.1.3.4 Rủi ro ngoại hối: là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về

kỳ hạn của các khoản ngoại hối mà các NHTM đang nắm giữ, và vì thế làm cho cácNHTM có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động

1.1.3.5 Rủi ro hoạt động: là rủi ro liên quan đến công nghệ, cơ sở hạtầng, quy trình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, hay nóicách khác rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức

mà một NHTM điều hành các hoạt động của mình

1.1.3.6 Rủi ro luật pháp: là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì đểxảy ra những sai sót hoặc sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hạicho khách hàng và đối tác Rủi ro luật pháp mà các NHTM phải đối mặt có thể tiềm

ẩn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh Nguyên nhân dẫn đến rủi ro luật pháp có thể là

do con người hoặc do công nghệ máy móc Thậm chí, NHTM có thể gặp phải rủi roluật pháp ngay cả khi ngân hàng không phải là bên gây thiệt hại

1.1.3.7 Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh từ những thay đổi trongmôi trường hoạt động của các NHTM trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh vàtài chính Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân cácNHTM

1.1.3.8 Rủi ro uy tín: là rủi ro khi các NHTM bị dư luận đánh giáxấu, gây khó khăn nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng trong việc tiếp cậnnguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng

1.1.3.9 Rủi ro thị trường: là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi lãisuất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu Nói cách khác,rủi ro thị trường xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay nhữngbiến động của thị trường

1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM:

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Trang 22

Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc kháchhàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúnghạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa

là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí

là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luânchuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạtđộng của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, màcòn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại,thấu chi, bao thanh toán…

- Rủi ro tín dụng: theo Điều 2 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng” ban hành kèm theo Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, rủi ro tín dụng làkhả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam

kết.

Không có rủi ro Phải chấp nhận rủi ro

Không có lợi nhuận

Khả năng vốn và tài chính Ngân hàng chỉ có thể

của ngân hàng có hạn chấp nhận một mức độ

rủi ro nhất định

Rủi ro tín dụng thường là nguyên Quản lý rủi ro tín dụng

nhân chính dẫn đến sự đỗ vỡ của phải được xem là

Rủi ro tín dụng xảy ra do nguyên Đòi hỏi trình độ chuyên môn

nhân khác nhau khó lường trước cao của cán bộ tín dụng

Hình 1.1: Một số quan điểm cần thống nhất

Trang 23

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

1.2.2.1 Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp:

Tính chất đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng biểu hiện ở sự đa dạng vàphức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, cũng như các hậu quả do rủi

ro tín dụng gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa

và hạn chế rủi ro tín dụng cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quanvới bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả rủi

ro tín dụng cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi ro để đưa rabiện pháp phù hợp

1.2.2.2 Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:

Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hoạt động kinh doanh ngân hàng thựcchất là quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) ở mức độ phù hợp để đạt đượcmức lợi nhuận tương ứng Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đếnrủi ro, đặc biệt do không thể có được thông tin cân xứng về việc sử dụng vốn vaycho hoạt động kinh doanh của khách hàng vay, nên bất cứ khoản cho vay nào cũngtiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM Vì vậy trong quátrình cấp tín dụng cho khách hàng, các NHTM cần chủ động có các biện pháp thíchhợp để xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo:Các rủi ro có thể dự báo trước: danh mục cho vay hay đầu tư của mộtNHTM luôn luôn có một số khoản thất thoát tiềm tàng chưa được xác định Tuynhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh mục cho vay nhìn chung vẫngiống nhau trong một giai đoạn hợp lý thì các NHTM có thể dự báo các khoản thấtthoát này với một mức độ tương đối chính xác bằng cách nghiên cứu các đặc điểmdiễn biến của danh mục cho vay theo thời gian

Các rủi ro không thể dự báo trước: có nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểmsoát của các NHTM, các cú sốc ngoại sinh do các điều kiện chưa phát sinh tại thờiđiểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh, là những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi

ro mà các NHTM không thể dự báo trước

Trang 24

1.3 Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Có nhiều cách phân loại và tiếp cận rủi ro tín dụng (RRTD) khác nhau, tuy nhiên, để phân loại chính xác cần căn cứ vào các vấn đề sau:

- Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia RRTD ra làm hai loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn

Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo

hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh

lý tài sản của doanh nghiệp Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng,chi phí quản trị, chi phí giám sát; giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăngcho những khoản vốn mất đi

Rủi ro đọng vốn: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng

vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đếnngân hàng trên hai phương diện: (i) Ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngânhàng; (ii) gặp khó khăn cho việc thanh toán cho khách hàng

- Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: Rủi ro kháchhàng cá thể; Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; Rủi ro quốc gia haykhu vực địa lý

- Căn cứ phạm vi của RRTD, có thể phân chia RRTD thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống

RRTD cá biệt: Là RRTD xảy ra đối với một khoản vay của một khách hàng

cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể RRTD cá biệt xảy ra do một số nguyên nhân:(i) Đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; (ii) Tình hình tài chính củakhách hàng; (iii) Khả năng quản trị của khách hàng; (iv) Đạo đức khách hàng; (v)Các nguyên nhân khác

RRTD hệ thống: Là RRTD xảy ra không chỉ đối với một ngân hàng mà

mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng Nguyên nhân củarủi ro hệ thống bao gồm: Sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tài chính tiền

tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu

Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống bao gồm:

Trang 25

Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêudùng; luật pháp và môi trường đầu tư và các yếu tố bất khả kháng Để hạn chế rủi

ro này, thay vì đa dạng hóa hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải thực hiện tốtcông tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các tác động của lạm phát, thất nghiệp, cácchính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động đưa ra các giải pháp quản trị rủi rophù hợp…

1.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng:

Nợ có vấn đề

Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay thì các Ngân hàng thương mại luôn mongmuốn rằng khoản cho vay đó sẽ được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn như đã thoảthuận Vì thế, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, sau khi cấp tín dụng chokhách hàng, Ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tín dụng đã cấp đó, đểxem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận hay không? Và mức

độ hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng như thế nào?

Vì vậy, có thể nói rằng hoạt động giám sát có vai trò hết sức quan trọng: nóhướng vào những dấu hiệu báo trước các vấn đề kinh doanh nảy sinh, cũng nhưnhững biện pháp khắc phục, điều đó giúp cho Ngân hàng nhận biết và phát hiệnđược các khoản nợ xấu có vấn đề, để có hành động và biện pháp cần thiết, kịp thời

để ngăn ngừa hoặc xử lý

Nợ có vấn đề là những khoản vay, trong đó thoả thuận hoàn trả của kháchhàng có khả năng bị đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đó chưa đến kỳ hạn trả nợgốc và lãi Để tránh được những thiệt hại và tổn thất, thì cán bộ tín dụng cần sớmphát hiện ra được những khoản nợ có vấn đề, để có thể kịp thời ngăn ngừa hoặc xử

lý Trong thực tế có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp khó khăn Một sốtrường hợp cho ta thấy khó khăn xuất hiện ngay khi bắt đầu cho vay, một số khácthì có thể xuất hiện chậm hơn, và một số lại đột ngột phát sinh mà không hề có dấuhiệu nào báo trước Điều đó có nghĩa là không có một mô hình nhất định nào về cácbiến cố thường xuyên xảy ra để có thể kết luận rằng một khoản cho vay sẽ khóhoàn trả Tuy nhiên, ta cũng có thể dựa vào một số nhóm dấu hiệu để cảnh báo rủi

Trang 26

báo rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD Nợ quá hạn sẽ phát sinh khiđến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ mộtphần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay Tùy theo thời gian quá hạn, khoản

nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợnghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉtiêu sau:

sẽ làm mất cân bằng các cân đối tài sản chính và ảnh hưởng xấu tới tính chủ độngtrong kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng Nếu quy mô nợ quá hạn càng lớn thì tínhrủi ro sẽ càng cao và ngược lại

Tỷ lệ nợ quá hạn : là một chỉ tiêu mà hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng đểđánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng Nếu tỷ lên đó cao thì có thể nóirằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả và nguy cơ rủi ro tíndụng rất có khả năng sẽ xảy ra, Ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình cho vaycủa mình để làm giảm bớt nợ quá hạn Ngược lại, nếu như tỷ lệ đó là thấp thì rủi rotín dụng nếu có xảy ra thì cũng không có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn: Tương tự như tỷ lệ nợ quá hạn, nếu tỷ lệkhách hàng có nợ quá hạn cao thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngượclại

Số khách hàng có nợ quá hạn

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = x 100% Tổng số khách hàng có dư nợ

Trang 27

Nợ khó đòi

Nợ khó đòi là nợ quá hạn không được thanh toán, mặc dù Ngân hàng đã gia hạn nợ Chính vì vậy

có thể nói đây là chỉ tiêu rõ ràng nhất để phản ánh mức độ tổnthất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hầu hết là các Ngân hàng thương mại đều thực hiện việc lập quỹ dự phòng rủi ro bằng 100% số nợ khó đòi.

nợ khó đòi cao làm cho Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn,chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ tăng, qua đó đẩy lãi suất cho vaycủa Ngân hàng tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng

Lãi treo

Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng khi đến

kỳ hạn thanh toán Và đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để có thể nhận biết rủi

ro tín dụng Vì việc thanh toán lãi thường không gắn liền với việc trả gốc, và có giátrị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tùy theo sự thoảthuận của Ngân hàng và khách hàng Khi khách hàng không thanh toán được tiềnlãi của khoản vay thì có thể coi đấy chính là một dấu hiệu thể hiện rằng doanhnghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính

Lãi treo phát sinh

Tổng thu nhập

Tỷ lệ lãi treo từ hoạt động tín dụng, cũng là một chỉ tiêu quan trọng trongviệc đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng

Tuy nhiên việc nhận biết rủi ro tín dụng nếu mà chỉ thông qua các khoản nợ

có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi và lãi treo thì dường như đã khá là muộn đối vớicác Ngân hàng Bởi vì chỉ khi tình hình của khách hàng là khó khăn đặc biệt thìnhững dấu hiệu này mới bộc lộ Đến lúc đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp

Trang 28

phải có thể sẽ là rất lớn Vì vậy, điều mà các Ngân hàng quan tâm đó là những dấuhiệu có thể tạo ra rủi ro tín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra nhữngbiện pháp phù hợp, nhằm hạn chế được những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng

và khách hàng Do đó, ngoài các dấu hiệu ở trên, các cán bộ tín dụng còn có thểnhận biết rủi ro tín dụng thông qua một số dấu hiệu khác

Cơ cấu dư nợ tín dụng

Hiện tại, nếu áp dụng phân loại nợ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế đượcthừa nhận (IAS) thì tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMVN nghiêmtrọng hơn nhiều lần so với báo cáo của từng ngân hàng, vì:

- Nhiều khoản nợ các NHTM đang hạch toán ở tài khoản nợ trong hạnnhưng thực tế đã là nợ xấu vì khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc đã khó khăntrong việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn

- Không ít khoản vay trong danh mục tín dụng của các NHTM là nợ tronghạn song đã được ngân hàng gia hạn hoặc đảo nợ do người vay không đủ khả năngthanh toán

Do phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quánvới thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chất nhưthế nào là hết sức khó khăn, thậm chí không thể làm được Đây là trở ngại rất lớnđối với các NHTMVN khi bước vào cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng cóyếu tố nước ngoài Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng tíndụng, áp dụng dần các chuẩn mực IAS trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi

ro xử lý nợ xấu là vấn đề hết sức cấp thiết đối với hệ thống các NHTMVN

Nợ xấu:

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do

đó được gọi là nợ xấu Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý chặt chẽ

Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 của Thống đốc NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích

Trang 29

lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định:

Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạncòn lại;

- Các khoản nợ đựợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điềunày

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp ,tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điềunày

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoảnnày;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năngtrả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điềunày

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Trang 30

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điềunày

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc hạn hoặc đã quá hạn;

Trang 31

hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay

so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánhRRTD của ngân hàng Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêukhác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng

- Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưngnếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát củangân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD Quy mô tín dụng thểhiện rõ qua các chỉ tiêu:

Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản

Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán

bộ tín dụng bình quân

Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số kháchhàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc

độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng chocác khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khôngkiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng

- Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngànhnghề, lĩnh vực, loại tiền do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưngnếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánhRRTD tiềm năng Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành(Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được

nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình (DN nhà nước, DN tưnhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài); Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ (RRTD xảy

ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng củanguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay)

Một số dấu hiệu khác

- Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 32

- Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, điều này thể hiện ở giá trị sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp bị giảm.

- Thu nhập không thường xuyên và ổn định: Cơ cấu doanh thu thay đổi mộtcách bất thường, như doanh thu các hoạt động phụ chiếm tỷ trọng lớn hơn…

- Hệ số quay vòng của vốn lưu động thấp, có sự gia tăng bất thường về hàngtồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại, đặc biệt là các khoản nợ với thờigian dài

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức kháchhàng thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc ban điều hành

- Có sự mất đoàn kết, tranh giành quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp, có hiện tượng nhân tài rời bỏ doanh nghiệp

- Hệ thống quản trị hoặc là ban điều hành luôn có sự bất đồng về mục đích, điều hành độc đoán hoặc quá phân tán

- Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp không hợp lý, bộ phận quản lý thì ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanh nghiệp yếu kém khác

- Có những khoản chi phí bất hợp lý

Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệu thuộc vềmặt pháp luật, nhóm các dấu hiệu thuộc về mặt kỹ thuật và thương mại….Vì rủi rotín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên:

- Những khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ trong việc trả nợ là biểu hiện

Trang 33

Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của các NHTM như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, trên vốn chủ sở hữu, trên quỹ dự phòng tổn thất

- Nợ đáng nghi ngờ (có vấn đề): khả năng chuyển thành nợ xấu cao

- Nợ không có tài sản bảo đảm

- Hiện tại, nếu áp dụng phân loại nợ theo các chuẩn mực kế toán quốc tếđược thừa nhận (IAS) thì tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMVNnghiêm trọng hơn nhiều lần so với báo cáo của từng ngân hàng, vì:

- Nhiều khoản nợ các NHTM đang hạch toán ở tài khoản nợ trong hạnnhưng thực tế đã là nợ xấu vì khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc đã khó khăn trong việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn

- Không ít khoản vay trong danh mục tín dụng của các NHTM là nợ tronghạn song đã được ngân hàng gia hạn hoặc đảo nợ do người vay không đủ khả năngthanh toán

- Do phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quánvới thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chất nhưthế nào là hết sức khó khăn, thậm chí không thể làm được Đây là trở ngại rất lớnđối với các ngân hàng Việt Nam khi bước vào cạnh tranh và hội nhập với các ngânhàng có yếu tố nước ngoài Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giá chấtlượng tín dụng, áp dụng dần các chuẩn mực IAS trong phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro xử lý nợ xấu là vấn đề hết sức cấp thiết đối với hệ thống các ngânhàng Việt Nam

1.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:

1.5.1 Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước.

Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho vay không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ý thức trả nợ của khách hàng mà do môi trường bên ngoài tác động vào Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân

Trang 34

hàng cho vay Bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

1.5.1.1 Xuất phát từ hệ thống thông tin:

Thông tin tín dụng bao gồm thông tin lịch sử, thông tin hiện tại và xu hướngphát triển của khách hàng trong tương lai (gồm cả thông tin về tài chính và phi tàichính) và đặc biệt là các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục

vụ cho việc xếp loại khách hàng vay Hiện nay, các NHTM không chỉ quan tâm đếnviệc hỏi tin về xếp hạng doanh nghiệp nhằm đánh giá khách hàng có quan hệ tíndụng mà còn sử dụng thông tin vào những mục đích khác như mở rộng đối tượngcho vay, thực hiện công tác marketing đến khách hàng truyền thống, khách hàngtiềm năng, và mở rộng thị phần trên thị trường Tuy nhiên:

- Hệ thống thông tin của Việt Nam hiện nay còn khá nhiều bất cập, ViệtNam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ Trong thời gian qua, Trung tâmthông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN hoạt động đã đạt được những kết quảbước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tíndụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động mộtcách độc lập và hiệu quả

- Vai trò nối kết các NHTM của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cònlỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn Đây chính là thách thức cho cácNHTMVN trong việc mở rộng và kiểm soát hoạt động tín dụng Nếu các NHTM cốgắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tinbất cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu Bên cạnh đó còn có nhiều ngân hàngchưa đánh giá và xếp loại đúng nhóm nợ của khách hàng nên việc tra cứu thông tinCIC chưa được chính xác

1.5.1.2 Do sự thay đổi chính sách của chính phủ:

Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường Do đó phải tuân thủ và chấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường Mỗi khi nền kinh tế biến động lên, xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước Các chính sách của chính phủ thường xuyên

Trang 35

quan tâm và có sự thay đổi kịp thời là:

- Chính sách tài chính: Chính sách này liên quan đến cơ chế thu chi ngân sách chính phủ

- Chính sách tiền tệ: Chính phủ sử dụng các công cụ như: lãi suất chiết khấu,

dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở… Để điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ khi

có biến động xẩy ra

- Chính sách đầu tư phát triển: Đây là những chính sách mà khi chính phủđiều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại, thường lànhững ảnh hưởng không tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại

1.5.1.3 Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Về cơ bản, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được Luật hóa trong cácvăn bản Luật và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, NHNN Tuy nhiên, quanghiên cứu, phân tích, đồng thời, đúc kết từ những trường hợp rủi ro trong thực tếhoạt động của các NHTM cho thấy vẫn còn những “lỗ hổng” khá nguy hiểm, đóvừa là những nguyên nhân sâu xa, vừa là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếpđến rủi ro tín dụng của các NHTM Một khi hệ thống pháp luật ổn định và lànhmạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi.Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợidụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội không ổn địnhdẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cho vay gặp rủi ro

- Hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay chịu sự điều chỉnh, chi phốicủa khá nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý,thiếu tính chặt chẽ và chưa thật sự hoàn chỉnh

- Chính Phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuấtnhập khẩu, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở…Khi một chính sách bị thay đổi độtngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến kế hoạch,cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp Việc định hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, không chính xác sẽ

Trang 36

dẫn đến sản xuất cung vượt cầu, hàng hóa khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, kháchhàng sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ cho các NHTM.

1.5.1.4 Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuấtkinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tốkhó dự đoán, nó thường xẩy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát củacon người Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xẩy ra khách hàng cùng các ngân hàngcho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồnthu… Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro vớikhách hàng của mình

1.5.1.5 Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưởng củanhững biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi rotrong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh

tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất

Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống,tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế mởrộng hoạt động cho vay của các ngân hàng cho vay

1.5.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM:

1.5.2.1 Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vayCác ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩmđịnh trước khi cho vay nhưng lại lơ là trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốnsau khi cho vay Về nguyên tắc, ngân hàng không thể đặt hết niềm tin vào sự ngaytình của khách hàng hay những thông tin mà khách hàng cung cấp cho mình liênquan đến việc sử dụng vốn vay Do đó, khi cho vay ngân hàng cần phải chủ độngkiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhằm đảm bảo việc hoàn trả Theo dõi nợ làmột trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và củangân hàng nói chung , việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủcác điều khoản quy định trong hợp đồng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng

Trang 37

, nếu các ngân hàng thực hiện tốt việc kiểm tra sau khi cho vay thì sẽ giúp ngânhàng quản lý tốt được đồng vốn của mình sử dụng đúng mục đích, hạn chế được rấtnhiều rủi ro đáng tiếc xẩy ra Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra giám sát sau khicho vay của các ngân hàng chưa thực hiện tốt và đã có rất nhiều đại án xảy ra, chỉkhi công an vào cuộc mới biết thì đã muộn.

1.5.2.2 Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng:

Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để giảiquyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ hạn chế về năng lực có thể đượcbồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lạigiỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.Điều này có thể nhận thấy qua các vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liênquan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của những cán bộ tín dụng cùngvới khách hàng hoặc bản thân cán bộ tín dụng cố ý:

- Thực hiện trái với qui trình tín dụng

- Trực tiếp thu nợ nhưng không nộp mà dùng cho mục đích cá nhân

- Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, nhờ người vay hộ,…

- Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền

- Định giá TSBĐ không đúng giá trị thực do thông đồng với khách hàng Bên cạnh vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phậncán bộ tín dụng hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu công việc Điều này có thể thấytrong thực tế qua việc bố trí công việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, bảnthân từng cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ Ngoài ra có thể nhận thấy

rõ nét nhất là công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng của cácNHTM hiện nay không theo chuyên ngành kinh tế, từ đó dẫn đến việc:

- Cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào mộtngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành Khách hàngkhi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàntoàn xa lạ với cán bộ tín dụng Thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nênchủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tự tìm hiểu

Trang 38

thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet.

- Cán bộ tín dụng không có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành cầnthẩm định sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngượclại, khách hàng thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trongcho vay Ngoài ra, sự gắn bó, nổ lực với công việc của một bộ phận cán bộ tín dụngcũng chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trícông việc và vấn đề đãi ngộ của các NHTM (đặc biệt là các NHTMNN) chưa đủsức thu hút Thực tế hiện nay cho thấy do tác động của quá trình cạnh tranh, rấtnhiều cán bộ tín dụng giỏi, nhiều kinh nghiệm của các NHTMNN đã được cácNHTMCP, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng vào những vị tríquan trọng với nhiều đãi ngộ Nguồn nhân lực của các NHTMNN đã mỏng do quátrình mở rộng mạng lưới, lại ngày càng bị hao hụt do chính sách tuyển dụng, sửdụng, phân công, bố trí công việc, và vấn đề đãi ngộ chưa thật sự thu hút

1.5.2.3 Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụngchính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc:

Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến chất lượng tín dụng củacác NHTM đó là chính sách tín dụng Tuy nhiên, chính sách tín dụng chỉ phát huytác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc banhành và vận dụng Thực tế, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chínhsách tín dụng chưa thật sự hợp lý:

- Chính sách tín dụng của các NHTM hiện nay phần lớn đều chưa đạt tầmchiến lược, chưa theo nguyên tắc thị trường, thậm chí còn bị cuốn theo các hộichứng, phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tế và theo chủ nghĩa thành tích

- Các NHTM hầu như chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoa học, phù hợp thể hiện được quan điểm và chiến lược riêng

- Ngoài ra, các NHTM không có chiến lược phát triển rõ nét hay nói cáchkhác chưa quản trị về danh mục cho vay theo lĩnh vực sở trường

- Chính sách tín dụng với vấn đề lãi suất vẫn còn khá nhiều bất cập

- Mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng để từ

Trang 39

đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một kháchhàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro hầu như chưa được các NHTM đầu tưxây dựng.

Quy trình tín dụng thông thường được xác lập trên những quy định chungcủa pháp luật về ngân hàng và những đặc thù trong hoạt động của riêng mỗi ngânhàng Thông thường, quy trình tín dụng được thống nhất qua các bước sau:

- Thông tin cần phải thực hiện trong các bước của quy trình không được quyđịnh chi tiết và đầy đủ, cũng như mối quan hệ giữa các bước chưa được nhận thức đúng đắn

- Trên thực tế, việc phân định rõ giữa khâu thẩm định và cho vay ở nhiềuNHTM vẫn chưa thật sự tách biệt Chỉ một vài ngân hàng đang tiến hành triển khai,

áp dụng quy trình tín dụng mới với việc phân chia độc lập giữa ba chức năng: quan

hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ Tuy vậy, giữa mô hình phân chia cũ vàmới, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế chưa thể khắc phục ảnhhưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

- Do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quá trìnhvận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, hạ thấp tiêu chuẩnđánh giá khách hàng, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, năng lực sảnxuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng vay nên nảy sinhnhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra,quản lý nợ vay, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

Trang 40

gốc và lãi).

- Việc nhận thức chưa đầy đủ và vận dụng chưa thật sự nghiêm túc của cán

bộ tín dụng đối với các chính sách và quy trình tín dụng cũng ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của các NHTM vì nếu nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc cácquy định, nhất là thẩm tra chặt chẽ khả năng tài chính, hiệu quả của phương án sảnxuất kinh doanh, các điều kiện về bảo đảm tiền vay của khách hàng rồi mới quyếtđịnh đầu tư thì khả năng thu hồi vốn là rất lớn Ngược lại, nếu buông lỏng quản lýhoặc thẩm tra chưa đầy đủ đã quyết định đầu tư thì mức độ rủi ro sẽ gia tăng, thậmchí có khi mất vốn

bộ nghiệp vụ, như dựa vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạnđược xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếudựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc quamột số thông tin thu thập được Trong khi đó đối tượng khách hàng được xem làchiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực kinh tế tư nhân thì còn quá non trẻ,chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thứccủa doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hộingành thì chưa phát huy vai trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệpthành viên phát triển, nhất là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường nên đãdẫn đến việc thu thập thông tin để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khókhăn

Đánh giá năng lực của khách hàng:

- Về năng lực quản trị: nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự

Ngày đăng: 26/05/2020, 19:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w