ThiềnTôngchỉnamcủaTrầnTháiTông Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người có trí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lữ tử sinh, ấy là đại giáo của Đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục tổ (có nói): "Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết đại giáo của Đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời, thế thì nay lẽ nào trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của Đức Phật là giáo lý của mình ư! Và thuở trẫm còn niên thiếu, hiểu biết mới võ vẽ được nghe loáng thoáng lời dạy bảo củathiền sư đã dập tắt ngay mọi điều vương vấn; lòng thốt nhiên trong lặng, để tâm vào nội giáo (3), tham cứu đạo Thiền, dốc lòng tìm thầy, thành khẩn mộ đạo. Tuy nhiên cái ý hồi tâm hướng đạo ấy đã nẩy mầm mà cái cơ cảm xúc còn chưa thấu. Vừa mười sáu tuổi, Thái hậu đã chán cõi trần, trẫm nằm rơm gối đất, huyết lệ nát lòng; ngoài nỗi ưu phiền, nghĩ đâu việc khác. Thế rồi mới vài năm sau, Thái tổ Hoàng đế lại bỏ ngôi trời (4). Niềm nhớ mẹ chưa nguôi, tình thương cha càng nặng (5). Ngổn ngang đau xót, khó nỗi khuây lòng. Trẫm nghĩ: Cha mẹ vỗ về nuôi nấng con không thiếu cách gì, con dù thịt nát xương tan cũng không đủ báo đền trong muôn một. Huống chi, đấng hoàng khảo Thái tổ ta xây dựng cơ nghiệp rất mực gian nan, trị nước giúp đời lại càng khó nhọc. Người đem ngôi báu trao lại cho trẫm từ lúc ấu thơ khiến trẫm đêm ngày lo sợ, không chút thảnh thơi. Trẫm tự bảo mình: Trên đã không có cha mẹ để nương tựa, dưới lại e chẳng xứng với lòng dân trông đợi, biết làm thế nào? Suy đi nghĩ lại, không gì hơn lui về chốn núi rừng tìm học Đạo Phật, để hiểu rõ nghĩa lớn của việc sống chết, cung đền đáp công ơn khó nhọc của mẹ, cha, thế chẳng tốt hơn sao? Thế là chí trẫm đã quyết. Đêm mồng ba tháng Tư năm Bính Thân, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (6) trẫm cải dạng ra khỏi cửa cung rồi bảo với tả hữu rằng: "Trẫm muốn ra ngoài chơi để lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân, ngõ hầu biết được mọi khó khăn của công việc" Bấy giờ tả hữu đi theo trẫm chỉ bảy tám người. Giờ Hợi đêm ấy trẫm cưỡi một ngựa lặng lẽ ra đi; qua sông về hướng Đông, mới mang tình thực nói với tả hữu. Họ đều ngạc nhiên, rơi nước mắt. Giờ Mão hôm sau đến bến đò núi Phả- lại, sông Đại -than. Sợ có người biết, trẫm lấy áo che mặt qua sông rồi đi tắt theo đường núi. Đến tối vào nghỉ ở chùa Giác -hạnh, đợi sáng lại đi. Lặn lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mỏi không tiến lên được nữa, trẫm liền bỏ ngựa vin vách đá TrầnThái Tông. Ảnh IE mà lần trước. Giờ Mùi mới đến sườn núi Yên -tử (7). Sáng hôm sau lên thẳng đỉnh núi, vào yết kiến vị Quốc sư là đại sa môn phái Trúc-lâm. Quốc sư vừa thấy trẫm thì mừng rỡ, rồi ung dung bảo rằng: -Lão tăng ở nơi sơn dã đã lâu, xương gầy mặt võ, ăn rau đắng, nếm trái cây, chơi cảnh rừng, uống nước suối, lòng như mây nổi, theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏ ngôi nhân chủ, tìm sự nghèo hèn nơi rừng núi, chẳng hay bệ hạ muốn điều gì mà đến chốn này? Trẫm nghe sư nói, rơi hai hàng nước mắt, đáp lại rằng: - Trẫm đương trẻ thơ, mẹ cha vội mất, trơ vơ đứng trên dân chúng, không chỗ nương tựa; lại nghĩ sự nghiệp các đế vương thuở trước, thay đổi bất thường, cho nên tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ không cầu gì khác. Sư nói: -Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài. Bấy giờ thúc phụ Trần công (8) là em họ tiền quân, người được gửi gắm đứa con côi khi tiên quân bỏ quần thần, trẫm đã phong làm Thái sư, tham dự quốc chính, nghe tin trẫm bỏ trốn liền sai người tìm kiếm khắp nơi; rồi ông cùng các bậc quốc lão tìm đến núi này. Gặp trẫm ông đau đớn nói: - Thần nhận sự ủy thác của tiên quân, tôn phụng bệ hạ làm chúa tể dân thần. Lòng dân kính yêu trông đợi bệ hạ chẳng khác nào con nhỏ quyến luyến cha mẹ. Huống chi các cố lão trong triều ngày nay chẳng một ai không là bề tôi thân thuộc, chúng dân sĩ thứ chẳng người nào không vui vẻ phục tòng. Cho đến đứa trẻ lên bảy (9) cũng biết bệ hạ là bậc cha mẹ dân. Vả Thái tổ bỏ thần mà đi, nắm đất trên mồ chưa khô, lời trăng trối bên tai còn đó. Thế mà bệ hạ lại lánh gót ẩn cư nơi núi rừng để theo đuổi cái chí riêng mình. Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậy nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lời nói suông lại cho đời sau, sao bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ. Nhược bằng bệ hạ không nghĩ lại thì chúng thần và người trong nước xin cùng chết ngày hôm nay, quyết không trở về nữa! Trẫm thấy Thái sư cùng các kỳ lão khăng khăng không chịu bỏ trẫm, liền đem lời nói ấy bày tỏ với Quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm nói: - Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn củathiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng củathiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được! Duy có việc nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi. Vì thế trẫm cùng mọi người trở về kinh, miễn cưỡng lên ngôi. Trong khoảng hơn chục năm, mỗi khi được rảnh việc trẫm lại hội họp các vị tuổi cao đức cả để tham vấn đạo Thiền. Còn như các kinh điển của đại giáo thì không kinh nào không nghiên cứu. Trẫm thường đọc kinh Kim cương, đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (10) vừa gấp sách lại ngâm nga, bỗng nhiên tỉnh ngộ, liền đem những điều giác ngộ được làm bài ca này, đặt tên là ThiềnTôngchỉ nam. Năm ấy Quốc sư từ núi Yên -tử về kinh, trẫm cho ở chùa Thắng- nghiêm để trông coi việc khắc bản in kinh sách. Nhân đó, trẫm đưa bài ca cho Quốc sư xem. Mới đọc qua một lần, sư đã mấy phen tán thưởng, nói: - Tấm lòng của chư Phật ở cả trong bài ca này, sao không khắc in thành kinh bản để chỉ dẫn cho kẻ hậu học? Trẫm nghe lời sư, sai thợ viết chữ chân phương rồi truyền cho khắc bản. Chẳng riêng để chỉ dẫn đường mê cho đời sau mà còn muốn mở mang công nghiệp của các thánh nhân thuở trước. Vì thế trẫm làm bài tựa này. Chú thích: 1. Theo ĐVSKTT, vị hoàng hậu Chiêu Thánh, lâu chưa có con, Trần Thủ Độ bắt TrầnTháiTông phế đi, và cướp vợ Trần Liễu (anh ruột ông, bà này là chị ruột Chiêu Thánh) lúc đó đang có thai lập làm hoàng hậu. Trần Liễu tức giận họp quân làm loạn. TháiTông vì thế chán việc đời, bỏ ngôi vua vào tu ở núi Yên- tử. Sau Thủ Độ dắt quần thần tìm đến khuyên giải và ép trở về. Tác phẩm ThiềnTôngchỉnam ca đã mất, chỉ còn lại bài tựa này. 2. Lục tổ: tức sư Tuệ Năng (? - 713), họ Lư, người Lĩnh-nam, là học trò thiền sư Hoằng Nhẫn, tổ thứ năm dòng Thiềntông Trung- quốc, trụ trì ở chùa Bảo - lâm, núi Tào -khê, Thiều- châu. Ông được Hoằng Nhẫn truyền y bát làm tổ thứ sáu, nhưng Thiềntông đến ông thì chia làm hai: Namtông và Bắc tông. Tuệ Năng là người mở đầu củaNam tông. Bắt đầu từ ông, Thiềntông không truyền y bát nữa. 3. Nội giáo: Cũng như đại giáo đều chỉ đạo Phật; các thuật ngữ như nội điển, đại tạng đều chỉ kinh sách của đạo Phật. 4. Sau khi lên ngôi, TháiTông tôn bố (Trần Thừa) làm thượng hoàng và mẹ làm hoàng thái hậu. Theo bài tựa này, bà mẹ TrầnTháiTông mất năm ông 16 tuổi, nhưng ĐVSKTT lại chép hoàng thái hậu mất năm Canh dần (1230) lúc TháiTông 12 tuổi, Trần Thừa mới mất năm Giáp ngọ (1224), TháiTông 16 tuổi. Không rõ tài liệu nào đúng. 5. Niềm nhớ mẹ (bôi quyên chi mộ): Bội quyên là cái chén, cái môi. Kinh Lễ chép: "Mẫu một nhi bôi quyên bất năng ẩm yên" nghĩa là mẹ chết, cái chén cái môi không nỡ uống. Lòng thương cha (sang cự chi tâm): Sang cự là vết thương lớn, xuất xứ từ chữ "sang cự thống thâm": vết thương đau xót. Tác giả ví nỗi đau xót xa mất cha như một vết thương lớn. 6. Mồng 3 tháng Tư năm Bính thân tức 9/ V/ 1236 7. Yên- tử: Một dãy núi thuộc huyện Đông -triều, phủ Kinh -môn nay là huyện Đông -triều, tỉnh Quảng -ninh. 8. Trần công: Tức Trần Thủ Độ, chú củaTrần Cảnh; người rát có công trong việc xây dựng nhà Trần và đất nước thời đó. 9. Đứa trẻ lên bảy: nguyên văn: Đứa trẻ cao ba xích, khoảng 1m20, ước chừng 7, 8 tuổi. 10. "Ưng vô sở trụ nhi sinh kí tâm" là một câu quan trọng của kinh Kim cương (tên gọi đầy đủ là Kim cương bát nhã ba la mật da, tiếng Phạn là Vajraprojna- poramita- Sutra, tên kinh có nghĩa là bộ kinh giúp cho người ta phá bỏ mọi phiền não một cách nhanh chóng để đến bờ chính giác, thành Phật). Bộ kinh này vốn được viết bằng tiếng Phạn, Cưu-ma-la-thập (Kumara-jiva), đầu thế kỉ V sang Trung Quốc mới được dịch ra tiếng Hán. Nguyễn Đưc Vân - Băng Thanh dịch . thứ sáu, nhưng Thiền tông đến ông thì chia làm hai: Nam tông và Bắc tông. Tuệ Năng là người mở đầu của Nam tông. Bắt đầu từ ông, Thiền tông không truyền. Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người