Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hì
Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do mỗi hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinh tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế. Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ quốc tế được sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, hệ thống Giơ – Noa, hệ thống Bretton Woods (còn gọi là chế độ bản vị USD), hệ thống Giamaica, và chế độ bản vị SDR. Tuy nhiên, trong khuôn khổ yêu cầu của môn học, nhóm tác giả sẽ chỉ xin trình bày ba hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ bản vị vàng, chế độ bản vị USD và chế độ bản vị SDR. Trước khi đi vào chi tiết các hệ thống tiền tệ quốc tế này, để giải thích cho việc sụp đổ của các hệ thống tiền tệ quốc tế cần phải hiểu rõ thế nào là một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả. Tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế được xem xét trên ba khía cạnh: Một là, hệ thống đó phải có khả năng giúp đỡ các quốc gia hạn chế một cách tối đa thời gian và những cái giá phải trả khi tiến hành điều chỉnh cán cân thanh toán của mình. Hai là, hệ thống đó phải có khả năng cung cấp nguồn dự trữ với quy mô thích hợp nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh cán cân thanh toán mà không gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế của quốc gia đó và của nền kinh tế thế giới nói chung. Ba là, hệ thống đó phải có khả năng duy trì giá trị tuyệt đối và tương đối của các nguồn dự trữ ngoại tệ. Chế độ bản vị vàng Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914. Nguyên tắc hoạt động: Các quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định giá vàng tình bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theo mứac giá đã quy định (mức ngang giá vàng). Vàng cũng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức. Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái được thiết lập bằng cách đối chiếu nội dung vàng của hai đồng tiền nào đó (mức ngang giá chính thức) và tỷ giá là cố định. Do những yếu tố liên quan đến cung cầu thay đổi nên tỷ giá thường xuyên dao động khỏi mức ngang giá chính thức, tuy nhiên các dao động này thường rất nhỏ. Vì việc vận chuyển vàng đòi hỏi phải có những khoản chi phí nhất định, thường được ước lượng bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá trị vàng nên người ta lấy chính mức chi phí đó để quy định giới hạn dao động của tỷ giá về hai phía so với mức ngang giá chính thức. Các giới hạn này được gọi là điểm vàng. Khi tỷ giá được coi là cân bằng thì cán cân thanh toán cũng được coi là cân bằng. Khi tỷ giá dao động vượt quá các điểm vàng thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối tạm thời trong cán cân thanh toán của các quốc gia. Tình trạng mất cân đối này sẽ được thủ tiêu thông qua quá trình trao đổi vàng giữa các nước. Quá trình hoạt động trên thực tế: Mặc dù tỷ giá được duy trì sát với mức ngang giá chung nhưng chỉ có một lượng nhỏ vàng được trao đổi giữa các nước khi xảy ra mất cân đối lớn trong cán cân thanh toán (không có được điều kiện hiệu quả 2). Lý do là có những yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái và duy trì nó trong giới hạn các điểm vàng trước khi việc trao đổi vàng diễn ra: Một là, kinh tế thế giới trong giai đoạn này không gặp phải các cú sốc lớn mà đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh và với quy mô lớn. Hai là, nắm giữ vai trò là trung tâm thương mại và tài chính duy nhất của thế giới, nước Anh sử dụng chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương để điều chỉnh sự vận động của các luồng vốn và qua đó duy trì cân bằng trong cán cân thanh toán. Ba là, các quốc gia (trừ Anh) duy trì sự cân bằng của tỷ giá và cán cân thanh toán bằng việc thanh toán thông qua chuyển khoản bảng Anh qua ngân hàng tại London. Sự sụp đổ: Ba nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng: Một là, sự bùng nổ chiến tranh thế giới I khiến các quốc gia ngừng việc chuyển đổi tiến ra vàng, áp đặt việc cấm xuất khẩu vàng để duy trì lượng dự trữ vàng của mình. Hai là, chế độ này không thích ứng với quy mô phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế của chế độ tư bản độc quyền thời bấy giờ. Ba là, trữ lượng vàng là hạn chế trong việc thực hiện chức năng dự trữ quốc tế. Chế độ bản vị USD Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1944 và kết thúc vào năm 1971 Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham gia của 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ của thế giới, dân đến sự hình thành của hệ thống Bretton Woods (hay chế độ bản vị USD). Cơ quan trung tâm của hệ thống tiền tệ này là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nguyên tắc hoạt động: - Chế độ tỷ giá hối đoái là cố định có điều chỉnh một cách hạn chế. - Dự trữ quốc tế được cung cấp thông qua các hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp đối với các thành viên thuộc IMF. - Các đồng tiền phải được chuyển đổi tự do và không hạn chế. - IMF sẽ điều tiết chế độ tỷ giá của các quốc gia, giám sát việc tuân thủ những quy định đã được thống nhất về thương mại và tài chính quốc tế, đồng thời cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải tình trạng thiếu hụt tạm thời trong cán cân thanh toán Quá trình hoạt động trên thực tế: Thời gian tồn tại của chế độ bản vị USD có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đói Đôla (1944 - 1958) và giai đoạn bội thực Đôla (1959 - 1971). Trong giai đoạn đầu, dự trữ vàng của Mỹ rất lớn do thu lời từ buôn bán vũ khí trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Lúc này, đồng Đôla Mỹ được coi là đồng tiền chủ chốt và Mỹ có nghĩa vụ đổi Đôla ra vàng với mức giá 35$/1ounce vàng cho các ngân hàng trung ương một cách không hạn chế. Vào thời gian này, Mỹ cũng tiến hành các hoạt động hỗ trợ tín dụng cho các nước châu Âu nhằm giúp các nước khôi phục kinh tế và mở rộng sự xâm nhập của USD trên thế giới, dẫn đến việc cán cân thanh toán của Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt thường xuyên. IMF cũng không thực hiện được những chức năng của mình một cách có hiệu quả. Cho đến những năm 60, dự trữ USD của nước ngoài đã có giá trị ngang bằng với trữu lượng vàng của Mỹ và đến năm 70 là gấp 4 lần. Mỹ không còn đủ vàng cho việc chuyển đổi theo mức giá cũ nữa, buộc phải phá giá đồng USD từ 35$/1 ounce lên 38$/1 ounce và tiếp tục cho tới khi đạt gần 47$/1 ounce . Sự sụp đổ: Năm 1971, tổng thống Mỹ - Nickson tuyên bố đóng cửa kho vàng của Mỹ, không cho phép đổi USD ra vàng nữa. Chế độ bản vị USD sụp đổ. Chế độ bản vị SDR Hoàn cảnh ra đời: Chế độ bản vị SDR ra đời chính thức vào năm 1974 khi IMF quy định việc tính các nguồn dự trữ và các giao dịch bằng đồng SDR thay vì các ngoại tệ mạnh. Nguyên tắc hoạt động: SDR (quyền rút vốn đặc biệt) thực chất là một đồng tiền ảo được quy định giá trị tương đương 1SDR = 1USD. Các quốc gia thành viên IMF tiến hành lập các quỹ dự trữ thông qua việc đóng góp theo định kỳ với phần đóng góp tính theo đồng SDR. Quỹ này dùng khi quốc gia thành viên nào đó của IMF cần vay nhằm cân đối cán cân thanh toán quốc tế của mình và các giao dịch này được quy ước tính theo đồng SDR (tăng thêm hoặc giảm trừ lương SDR trong IMF). Việc ra đồi quy chế SDR nhằm mục đích tạo ra một hình thức tiền tệ quốc tế mới với số lượng có thể được điều chỉnh một cách có ý thức để đáp ứng các nhu cầu về dự trữ quốc tế. . của các hệ thống tiền tệ quốc tế cần phải hiểu rõ thế nào là một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả. Tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế được. biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể