1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Câu

4 92 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HVTH: Mai Thanh Hải Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến các ngân hàng thương mại như thế nào? Các ngân hàng thương mại phải làm gì để đối phó với sự tác động gốc đó? Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã khẳng định sự hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới.Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng: cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Theo cam kết khi gia nhập WTO, về hình thức hiện diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, kể từ ngày 1.4.2007, ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như các NHTM Việt Nam. Điều này có nghĩa là, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua/bán, sát nhập ngân hàngVề phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ, các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn thông tin tài chính.Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam hiện tại không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng (trừ khi có những quy định khác của cơ quan có thẩm quyền). Mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại: Trước hết,Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Hai là, tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế. Ba là, tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng VN, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới… Bốn là, Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng. 1 HVTH: Mai Thanh Hải Năm là, Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN. Đồng thời mang lại các thách thức: Trước hết, thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng VN. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Các NHTM VN cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi.Hai là, áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Ba là, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Bốn là, khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM VN còn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có. Năm là, trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng VN cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế. Sáu là, các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM. Bảy là, hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Tám là, cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực. Chín là, việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nền kinh tế tiền mặt. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt NamCó thể nhận thấy rằng, để hội nhập thành công thì cải cách hệ thống ngân hàng là vấn đề then chốt. Chỉ có đổi mới toàn diện theo các chuẩn mực hoạt động của ngân hàng quốc tế mới đảm bảo hệ 2 HVTH: Mai Thanh Hải thống các ngân hàng Việt Nam cạnh tranh thành công với các ngân hàng nước ngoài. Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, hoạt động có hiệu quả và an toàn để huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam; tạo sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM trong nước như: Nâng cao năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, có khả năng tự bảo vệ trước sự cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập.Hai là,mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của các bên nước ngoài, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính theo các cam kết song phương và đa phương.Ba là, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các định chế tài chính, ngân hàng và trung gian tài chính.Bốn là,thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết quốc tế. Về cơ cấu tổ chức, tách hoàn toàn các hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh thương mại của các ngân hàng để các ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trường. Cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro. Đối với các NHTM nhà nước, cần phải thực hiện lộ trình cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt nhằm lành mạnh và minh bạch hoá tài chính. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu. Các NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ thông tin của ngân hàng, chú trọng hoạt động maketting, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ hiện đại dựa trên công nghệ tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; chuẩn hoá toàn bộ các quy trình nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của NHTM theo các chuẩn mực quốc tế.Năm là,xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ/có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.Sáu là,xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin dữ liệu quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động 3 HVTH: Mai Thanh Hải ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán; hoàn thiện hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống điện tử và giám sát từ xa.Bảy là,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.Tám là,tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế để đổi mới và nâng cao năng lực chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.4 123doc.vn

Ngày đăng: 26/10/2012, 15:35

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w