1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hoạt động của HĐBM

5 277 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1046/TB - GDĐT Đông Hà, ngày 20 tháng 9 năm 2010 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA GIÁM ĐỐC SỞ VỀ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC VÀ HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG BỘ MÔN CẤP THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2010-2011 Thực hiện kế hoạch năm học, Sở GD&ĐT Quảng trị tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Giáo dục Trung học và Hội nghị Hội đồng bộ môn các môn văn hóa THCS, THPT cấp tỉnh vào ngày 08 và 09 tháng 9 năm 2010. Sau đây là kết luận của Giám đốc Sở: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng - Các cấp quản lý tổ chức cho giáo viên dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 và Công văn số: 64/BGDĐT- GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Các giáo viên phải có “Chuẩn kiến thức và kỹ năng” chương trình môn học do mình phụ trách trong hồ sơ giảng dạy. - Trong soạn giáo án: Phần mục tiêu phải thể hiện rõ phần chuẩn kiến thức và kỹ năng của bài học. - Sau mỗi hoạt động hay cuối tiết học cần có phần kiểm tra - đánh giá việc học sinh đạt được mục tiêu đặt ra hay không để có phương án điều chỉnh cách dạy, cách học. 2.Tích hợp các mục tiêu giáo dục - Giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập kiến thức văn hóa cần phải phối hợp thực hiện các mục tiêu giáo dục khác như: Giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục tiết kiệm năng lượng…, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Việc tích hợp các mục tiêu giáo dục được xem một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện khi tổ chức trong mỗi hoạt động dạy, học và được đưa vào nội dung khi đánh giá tiết dạy của giáo viên. - Các môn học Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạt động ngoài giờ lên lớp cần phải chú ý rèn luyện những nội dung kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc thể hiện trong việc soạn giáo án và tổ chức các hoạt động trên lớp. 3.Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) - Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tích cực của học sinh vẫn tiếp tục được xem là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác chuyên môn. - Các trường học, các tổ chuyên môn tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch đổi mới PPDH đã được xây dựng, các giáo viên phải có kế hoạch thực hiện đổi mới trong giảng dạy và 1 được đánh giá hiệu quả thực hiện vào cuối năm. Đây được xem là một trong các nội dung để bình xét danh hiệu thi đua cuối năm. - Việc đổi mới PPGD phải phù hợp với đối tượng HS và yếu tố vùng miền; chấm dứt việc dạy học theo kiểu “đọc – chép”. - Phát huy vai trò của thiết bị dạy học, khắc phục tình trạng dạy “chay”. - Chú trọng việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho soạn, giảng; xây dựng và phát huy “nguồn học liệu mở” trên thư viện điện tử, trao đổi thông tin qua mạng. - Tổ chức các chuyền đề cấp trường để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và triển khai các kết luận của Hội đồng môn học về đổi mới PPDH. - Thực hiện đầy đủ các bài thực hành theo hướng đổi mới. 4.Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá - “Đề cao trách nhiệm của người thầy trong việc kiểm tra và chấm điểm” được ngành chọn làm điểm ‘nhấn” của năm học này, vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý, các thành viên trong Hội đồng bộ môn, các giáo viên phải được quán triệt ý nghĩa và những quy định của Sở để thực hiện một cách nghiêm túc. - Việc đánh giá phải được thực hiện suốt trong quá trình học tập của học sinh; đánh giá cả về thái độ, ý thức học tập, kiến thức và kỹ năng của học sinh đạt được. - Giáo viên phải tự bồi dưỡng kỹ năng ra đề, soạn hướng dẫn chấm theo hướng bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình môn học. Đề kiểm tra tối thiểu phải có ít nhất 50% lượng kiến thức đòi hỏi học sinh nhận thức ở mức độ hiểu, vận dụng và sáng tạo. - Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân khi kiểm tra cần chú ý hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học những môn này cần từng bước đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu các vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. - Tùy theo đặc điểm của từng môn học để tổ chức kiểm tra - đánh giá học sinh theo các hình thức tự luận, trắc nghiệm hay vừa tự luận vừa trắc nghiệm. Do đó phải rèn luyện cho học sinh cả hai hình thức kiểm tra. 5.Công tác phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi 5.1 Công tác phụ đạo học sinh yếu: - Căn cứ tình hình cụ thể của từng trường để có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu theo hướng: phân loại học sinh để kèm cặp, sử dụng các tiết học tự chọn để dạy chương trình bám sát, phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên là Đoàn viên, hoặc hỗ trợ từ phía Hội phụ huynh học sinh. - Đối với khối 12: cần có kế hoạch và tổ chức dạy tăng tiết theo hướng ôn tập, dạy bám sát chương trình. 5.2 Công tác bồi dưỡng và thi chọn học sinh giỏi: - Lịch thi và hình thức thi chọn học sinh giỏi lớp 9, 12 và lớp 11 thực hiện theo Công văn số 989/GDĐT-GDTrH ngày 25/8/2010 của Sở. 2 - Lập kế hoạch tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 để chuẩn bị tốt cho kỳ thi chọn HSG cấp trường vào tháng 4. Kết quả kỳ thi này là cơ sở để trường tuyển chọn đội tuyển HSG lớp 12 vào năm sau. - Nội dung thi học sinh giỏi lớp 12 các môn học được quy định ở mục II. 6.Hoạt động của Hội đồng bộ môn - Hoạt động của hội đồng bộ môn được thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng bộ môn ban hành theo Quyết định 963/ ngày 30 tháng 8 năm 2010. - Lãnh đạo các trường học cần tạo điều kiện để các thành viên trong Hội động tham gia hoạt động chuyên môn. - Khi tiến hành các hoạt động chuyên môn trong trường nếu không đủ người thực hiện thì cần phối hợp với các đơn vị để sử dụng đội ngũ giáo viên trong hội đồng bộ môn, giáo viên dạy giỏi trên địa bàn tham gia như: thanh tra, kiểm tra chuyên môn, thực hiện các chuyên đề, đánh giá các tài liệu chuyên môn, chấm các đề tài sáng kiến kinh nghiệm . 7. Một số vấn đề khác - Thời gian hoàn thành việc tổ chức thi máy tính cầm tay các môn Lý – Hoá – Sinh cấp trường hoàn thành trước ngày 15/12/2010. - Những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi được bảo lưu kết quả trong khoảng thời gian giữa hai lần tổ chức hội thi (với điều kiện không vi phạm các quy chế chuyên môn). II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA TỪNG MÔN HỌC 1.Về thực hiện chương trình Thực hiện phân phối chương trình chi tiết theo Công văn số 784/GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2007 và Công văn số 977/ GDTrH ngày 15/9/2008, Công văn số 663/TB- GDĐT ngày 17/8/2009 của Sở Giáo dục & Đào tạo. Riêng một số môn sau có sự điều chỉnh để phù hợp: - Môn Toán lớp 9: Tiết 8, 9 chương “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” (phần hình học): dành cho việc học bảng lượng giác, nay bổ sung thêm nội dung sử dụng máy tính cầm tay để tìm được giá trị các tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước và ngược lại (xem bài đọc thêm trang 81). - Môn Công nghệ THCS: Theo phân phối chương trình đính kèm. - Môn Ngữ Văn THCS: Tất cả các tiết học VH & NN địa phương đều thực hiện sau khi làm bài kiểm tra HKI và được tổ chức theo hình thức “Dạy học theo dự án”. - Môn Tiếng Anh : Theo phân phối chương trình đính kèm. 2. Về nội dung thi chọn học sinh giỏi 2.1 Nội dung thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Toán: Chương trình THCS đến thời điểm thi - Môn Vật lý: Quang hình, Điện một chiều, Nhiệt, Cơ cổ điển. - Môn Hóa học: Đến bài chất béo (tiết 57). 3 - Môn Sinh Học: Chương trình lớp 8 và lớp 9 đến thời điểm thi. - Môn Tiếng Anh: Chương trình từ lớp 6 đến lớp 9. - Môn Ngữ Văn: Các TGTP hiện đại chủ yếu ở 2 lớp cuối cấp, chú trọng rèn luyện kỹ năng phân tích và sử dụng từ, khả năng diễn đạt tinh tế, hàm súc. - Môn Địa Lý: Phần lí thuyết: Địa lý KTXH Việt Nam, Địa lý TNVN Việt Nam, Địa lý TNĐC; Phần kỹ năng: Vẽ biểu đồ, Phân tích bảng số liệu, Phân tích Át lát, Kỹ năng tính toán; Đối với chương trình lớp 9 ôn đến hết chương trình. 2.2 Nội dung thi chọn học sinh giỏi lớp 12: - Môn Toán: Chương trình THPT đến thời điểm thi - Môn Vật Lý: Các phần cơ cổ điển (động lực học), điện 1 chiều, cơ dao động, cơ sóng và Quang học. - Môn Hóa Học: Hữu cơ đến bài Aminoaxit; Vô cơ đến Kim loại Al,Fe, Cu. - Môn Sinh Học: Phần VSV: 1,0 điểm; Tế bào: 2,0 điểm; Sinh lý thực vật : 1,5 điểm; Sinh lý động vật: 1,5 điểm; Toàn bộ phần Di truyền ( DT, BD): 4,0 điểm. - Môn Tiếng Anh: Chương trình từ lớp 11 trở về trước, thi nói dạng dưới văn bản. - Môn Ngữ Văn: Các vấn đề cơ bản của VH trung đại và hiện đại (chú trọng phần Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX: đặc điểm thi pháp, những thành tựu chính), tập trung khai tác những tác giả điểm hình cho mỗi thời kỳ, củng cố và bổ sung kiến thức về LLVH trong chương trình THPT. - Môn Địa Lý: Phần lý thuyết: Địa lý TN đại cương, Địa lý KTXH đại cương, Địa lý Việt Nam; Phần kỹ năng: Phân tích bảng số liệu, Phân tích Át lát, Kỹ năng tính toán; đối với lớp 12 ôn đến hết tiết 25. III. TỔ CHỨC CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN 1. Một số quy định chung - Nội dung các chuyên đề cần tập trung vào những vấn đề sau: +Áp dụng các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực vào điều kiện cụ thể của các trường học như thế nào cho hiệu quả. +Ứng CNTT để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học. +Tích hợp các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. +Đổi mới phương pháp kiểm tra để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. +Các nội dung có tính đặc thù của các bộ môn. - Cần có sự chuẩn bị chu đáo nội dung của chuyên đề: Từ việc lựa chọn những nội dung quan trọng mà giáo viên còn yếu, đến việc tổ chức dạy minh họa, chuẩn bị phòng học, trang thiết bị, đến việc cử một số giáo viên nghiên cứu có tính chuyên sâu một vài vấn đề để tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm. - Chuyên đề cấp tỉnh hoặc cấp cụm (đối với khối THPT) Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Hội đồng bộ môn nội dung và chất lượng, hiệu quả của chuyên đề. 4 - Các trưởng cụm và thành viên trong Hội đồng môn học chịu sự phân công của Trưởng bộ môn để tổ chức tốt các chuyên đề. - Các trường đặt các chuyên đề phải báo cáo kế hoạch tổ chức cho Trưởng bộ môn trước 15 ngày khi thực hiện chuyên đề. - Căn cứ tình hình chung, yêu cầu và quy mô của từng chuyên đề Sở sẽ quyết định thành phần tham dự. 2. Phân công thực hiện chuyên đề Để đảm bảo cho giáo viên trong toàn tỉnh được tham gia chuyên đề một cách thuận lợi, Sở phân công địa điểm thực hiện các chuyên đề các môn học ở các trường theo bản phân công kèm theo Công văn này. Nhận được Kết luận này, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện và triển khai đến tổ chuyên môn và từng giáo viên./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Các đơn vị trực thuộc, Phòng GD & ĐT(T/h); (Đã ký) - Các trưởng bộ môn văn hóa; - Trang Web của Sở; - Lưu: VT,GDTrH. Hoàng Đức Thắm 5 . được quy định ở mục II. 6 .Hoạt động của Hội đồng bộ môn - Hoạt động của hội đồng bộ môn được thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng bộ môn ban hành. mỗi hoạt động dạy, học và được đưa vào nội dung khi đánh giá tiết dạy của giáo viên. - Các môn học Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạt động

Ngày đăng: 29/09/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w