1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

5 10,8K 167
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

BÀI DỰ THI “ KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa ban giám khảo! Thưa toàn thể Hội thi! Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng đồng thời là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội… Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nếp sống hết sức giản dị và tiết kiệm. Sự giản dị, tiết kiệm ấy của Người càng làm tăng thêm tính cách của một bậc vĩ nhân suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi thế hệ sau học tập và noi theo. Như nhận xét của Tuần báo Day Paris ra ngày 18-6- 1946 về phong cách của Bác Hồ. “Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”? …Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.” Để giúp các đồng chí và các bạn hiểu rõ hơn về Bác, thấy được những điều hết sức giản dị, nhưng vô cùng mẫu mực của Bác, tôi xin được kể lại một vài mẩu chuyện hết sức tiêu biểu về tinh thần giản dị - tiết kiệm của Bác để mọi người cùng tham khảo. Trên thế giới này, đâu có vị lãnh đạo cao nhất của nhà nước nào khi làm việc tại cơ quan cũng như khi đi công tác lại mặc bộ áo quần nâu giản dị như Bác Hồ của chúng ta. 1 Người chỉ có 2 bộ quần áo kaki dùng để tiếp khách trong nước và nước ngoài. Thường ngày Người mặc quần áo lụa nâu may theo kiểu bà ba. Một lần, Bác đi thăm nước bạn, nhân dân ra đón đã tung hoa khiến áo quần của Người bị ướt và không có điều kiện là lại cho khô. Cũng trong một lần khác đi nước ngoài, cán bộ giúp việc đã mang thêm cho Bác một bộ quần áo mới. Bác phê bình: “Ai bảo các chú mang quần áo mới cho Bác? Bác có hai bộ là đủ dùng rồi. Hiện nay, đồng bào ta còn nhiều người thiếu quần áo, Bác có như vậy là tốt lắm ”. Anh em phục vụ thấy đôi dép cao su của Bác đã cũ, anh em đã đề nghị cho thay dép mới, nhưng Bác chưa đồng ý, vì Bác thấy dép mình vẫn còn dùng được. Có người mạnh dạn thưa với Bác: Một đôi dép mới chỉ có hai đồng rưỡi, đâu có nhiều mà Bác phải suy nghĩ! Nhưng Bác đã giải thích: "Vấn đề không phải là hai đồng rưỡi mà phải xem là đã cần thay dép mới chưa? Đôi dép của Bác vẫn còn dùng được thì chưa nên thay!”. Khi đi thăm các địa phương, Bác bảo anh em phục vụ chuẩn bị cơm mang theo, hễ lúc nào thuận tiện thì dừng lại ăn cơm, tránh sự đón tiếp, sự lãng phí tiền của của nhân dân. Theo Bác, xuống thăm các địa phương, đơn vị là để nắm tình hình thực tế và góp ý, nhắc nhở về các công việc, chứ không phải xuống dự tiệc tùng, gây tốn kém. Bác còn nói vui: "Để tỉnh chiêu đãi thì họ cho mình ăn một nhưng sẽ hết cả con bò. Nếu Bác thăm bốn hoặc năm tỉnh như vậy thì kinh tế sẽ lạm phát”. Có tỉnh nọ mặc dù đã được báo trước là Bác có mang cơm theo, nhưng vẫn sắm sửa cỗ bàn thịnh soạn. Khi được mời Bác kiên quyết không ăn mà còn phê bình rất nghiêm khắc. Trong lần Bác về thăm Xưởng may 10, Cục Quân nhu (nay là Công ty may 10), những người giúp việc Bác đã bàn định với lãnh đạo Xưởng may 10 sẽ tặng Bác bộ quần áo kaki. Vài ngày sau khi nhận quà tặng, Bác cho cán bộ Văn phòng chuyển thư và quà của Bác để cảm ơn tình cảm của Xưởng may 10, trong thư Bác viết: “Cảm ơn các cô, các chú đã biếu Bác bộ quần áo, Bác nhận rồi. Bác gửi bộ áo ấy làm giải thưởng cho đợt thi đua. Khi nào đợt thi đua kết thúc, do các cô, các chú bình nghị, ai khá nhất được giải thưởng ấy”. Mùa rét, Bác Hồ có một cái áo bông. Bác mặc nhiều năm, bông đã xẹp không còn ấm nữa, cái vỏ bọc ngoài đã phai màu lại còn rách vai. Bác bảo vá lại cho Bác. Anh em không giám nói thay áo khác, chỉ xin Bác cho thay cái vỏ bọc ngoài. Bác bảo: “Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy. Sao chú lại giám bỏ cái phúc đó đi”. Bác còn nói thêm: “Bây giờ, nhiều cụ già ở nông thôn có được cái áo bông này là quý lắm đấy chú ạ”. Cái áo bông vá vai ấy nay vẫn còn trong Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngôi nhà của Toàn quyền Đông Dương trở thành Phủ Chủ tịch. Nhưng Người không ở trong toà 2 nhà của Phủ toàn quyền cũ mà sử dụng căn nhà nhỏ của người thợ điện quốc tịch Pháp đã từng ở trước đó. Căn nhà nhỏ hẹp, mùa hè rất nóng bức, Người thường dùng chiếc quạt lá cọ. Bộ Ngoại giao mua và tặng Bác một chiếc máy điều hoà nhiệt độ. Một hôm, Người đi công tác, các cán bộ giúp việc đã lắp chiếc máy đó vào căn phòng của Bác. Về tới nhà, Bác hỏi: “Hôm nay, trong phòng có mùi gì lạ?”. Thì ra, cán bộ giúp việc đã đặt một lọ nước hoa vào trong máy. Khi máy chạy, mùi thơm toả ra cả phòng. Nghe cán bộ giúp việc báo cáo hết sự thật, Bác không nói gì. Đến chiều, Bác nói: “Đề nghị các chú tháo chiếc máy điều hoà ra và mang tặng các đồng chí thương binh đang điều trị tại bệnh viện. Hôm trước, Bác tới thăm thấy ở bệnh viện rất nóng bức. Hiện Bác chưa có nhu cầu, hơn nữa các đồng chí Trung ương khác chưa có, tại sao Bác lại có?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sử dụng chiếc xe con hiệu “Thắng Lợi” do Chính phủ Liên Xô tặng. Xe đã sử dụng lâu ngày, nên xuống cấp. Các cán bộ giúp việc có ý định thay xe mới. Bác hỏi: “Xe hiện nay đã hỏng chưa?”. Đồng chí lái xe thưa: “Thưa Bác, xe chưa hỏng, nhưng đổi xe mới chạy nhanh và êm hơn”. Nghe xong, Bác nói: “Nếu thế thì chưa nên đổi, ai muốn xe chạy nhanh hơn, ngồi êm hơn thì đổi. Bác dùng chiếc xe này bởi nó chưa hỏng”. Hồ Chủ tịch thuỷ chung với chiếc xe này cho tới khi qua đời. Một lần, nữ nhà văn nước ngoài vào thăm khu nhà Bác ở, thấy Bác giản dị quá, rất cảm động. Bà xin phép được mở cái tủ áo của Bác. Khi nhìn thấy chiếc tủ đơn sơ chỉ treo vẻn vẹn vài ba bộ quần áo bạc màu, bên dưới là một đôi dép cao su… bà lấy khăn lau nước mắt! Tháng 12- 1994, đồng chí Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam đã tới thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời lưu bút trong sổ vàng lưu niệm mười đại tự: “Cách mạng đích nhân sinh, liêm khiết đích khải mô”, tạm dịch là: “Một đời vì sự nghiệp cách mạng, tấm gương sáng về sự liêm khiết”. Năm 1971 – sau khi Bác Hồ đã mất, nhà báo - nhà văn Đâyvít Hanbơcstơn người Mỹ trong cuốn sách “Hồ” của mình, do Nhà xuất bản Răngđôm Haosơ ở New York ấn hành đã viết: “ .Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn 3 luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà Phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông…”. Cuộc sống giản dị, tinh thần tiết kiệm của Bác thật mẫu mực, đến những giây phút cuối của cuộc đời vẫn được Người gương mẫu thực hiện. Trong Di chúc Người còn căn dặn: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Thưa các đồng chí ! Bác Hồ của chúng ta là thế đấy! Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực về đức tiết kiệm. Ngoài việc nhắc nhở, kêu gọi mọi người tiết kiệm, bản thân Người luôn tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Hình ảnh Chủ tịch nước mặc áo vá vai, đi dép cao su, cùng nhân dân chiến đấu vì chân lý “thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã trở thành biểu tượng, thành sức mạnh, thành tiếng kèn xung trận thúc giục lòng người của dân tộc Việt Nam. Tiết kiệm trở thành phương châm sống của Người. Từ sự giản dị - tiết kiệm của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Đất nước đã có nhiều đổi thay, nhưng vẫn còn là nước nghèo, đời sống của người dân còn thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang giương cao khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách”, phát huy nội lực đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chủ trương trên, trong thời gian qua đã có rất nhiều tấm gương sáng trong cán bộ đảng viên và nhân dân học tập và làm theo lời Bác thực hành tiết kiệm, vượt qua khó khăn thử thách vươn lên trong cuộc sống, góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Thật tự hào! Song bên cạnh những tấm gương sáng như thế vẫn còn một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng; một số quan chức lợi dụng khe hở của cơ chế, tham ô, tham nhũng, lãng phí, ăn chơi hưởng lạc; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, trong đó có việc sống xa hoa, lãng phí, lo hưởng lợi, lấy của công làm của riêng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân. Thật đáng xấu hổ và lên án! Học tập và làm theo tấm gương tiết kiệm và lối sống giản dị của Người, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm là làm giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong sản xuất, trong sinh hoạt. Từ tiết kiệm sức lao động, thì giờ đến tiết kiệm tiền 4 của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”. Việc thực hành tiết kiệm không thể có hiệu quả nếu mỗi cá nhân không tự ý thức, tự giác tiết kiệm. Và càng không thể tiết kiệm một cách hình thức, máy móc, rập khuôn, tưởng là tiết kiệm nhưng thực ra là lãng phí. Vấn đề thực hành tiết kiệm đang được các cơ quan, đơn vị quan tâm, đưa vào một trong các nội dung chuẩn mực thi đua. Tuy nhiên, không phải lúc nào mỗi cá nhân chúng ta cũng xác định rõ được rằng tiết kiệm cái gì? tiết kiệm như thế nào cho đúng? . Ngẫm lại, thấy lời giải thích của Người thật giản dị mà cũng thật sâu xa: “Kiệm là phải tiết kiệm đồng tiền kiếm được cũng như các vật liệu, đồ dùng trong các công sở”. Trong môi trường công sở mà chúng ta đang sống và làm việc, chúng ta đã tiết kiệm được những gì? Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch nước, vị lãnh tụ đứng đầu cả một quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không nề hà tiết kiệm từ một bữa ăn, từ một que diêm, đôi dép, tấm áo… cho đến cả giấy tờ làm việc. Là một người giáo viên, tôi ý thức sâu sắc việc học tập tinh thần tiết kiệm của Người, cố gắng dạy bảo học trò nhỏ biết nâng niu quý trọng, bảo vệ và tiết kiệm những gì nhỏ nhất như tờ giấy, cây bút, nhiều hơn một chút như điện, nước và các thiết bị văn phòng và rất nhiều thứ khác… Đó là tiền của Nhà nước, là mồ hôi nước mắt của nhân dân, của người lao động và của chính chúng ta. Tiết kiệm còn là chạy đua với thời gian để ra sức học tập, rèn luyện, thi đua “dạy tốt, học tốt”, góp phần nhỏ bé vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Bác Hồ vĩ đại là vậy, Bác để lại cho mỗi chúng ta bao điều cần học tập. Nhưng đối với tôi, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sự giản dị và khiêm tốn của Người. Tấm gương đạo đức của Người trong cuộc sống đời thường, thanh bạch, giản dị từ cách ăn, mặc đến cách nói, cách viết, cách tiếp xúc quần chúng… là những chuẩn mực đạo đức mà suốt đời và mãi mãi bản thân tôi và thế hệ con cháu cần phải học tập và noi gương. Chính vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những việc làm cụ thể của Người về vấn đề tiết kiệm là một việc làm có ý nghĩa lớn để mỗi người tự nhìn lại mình một cách nghiêm túc hơn, để sống và công tác tốt hơn. 5 . THI “ KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa ban giám khảo! Thưa toàn thể Hội thi! Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. nhân dân”. Thưa các đồng chí ! Bác Hồ của chúng ta là thế đấy! Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực về đức tiết kiệm. Ngoài việc

Ngày đăng: 29/09/2013, 01:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w