1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTĐK giưa HK1 TV5 (CKT)

7 302 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN :TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN ĐỌC I . NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CÁC ĐOẠN TRONG BÀI SAU./. 1. Thư gửi các học sinh ( Tiếng Việt 5 tập 1, trang 4 ) Đoạn: “ Sau 80 năm của các em”. 2. Một chuyên gia máy xúc (Trang 45) Đoạn: “ Chiếc máy xúc của tôi .những nét giản dị, thân mật”. 3. Những người bạn tốt (Trang 64) Đoạn: “Vua cho gọi chúng . loài cá thông minh ”. 4. Kì diệu rừng xanh (Trang 75) Đoạn: “Loanh quanh trong rừng .qua lá trong xanh”. 5. Đất Cà Mau (Trang 90) Đoạn: “ Sau một hồi len lách thế giới thần bí”. II . HÌNH THỨC KIỂM TRA - Giáo viên ghi từng đoạn bài, số trang trong SGK vào phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn của bài đó . - Học sinh trả lời 1 câu hỏi do giáo viên đặt về nội dung đoạn đọc . III . CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Đọc thành tiếng ( 5điểm ) Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: 1 . Đọc đúng tiếng từ : ( 1 điểm ) - Đọc sai từ 1- 2 tiếng (0, 5 điểm ) - Đọc sai trên 3 tiếng ( 0 điểm ) 2 . Ngắt nghỉ hơi đúng ở tất cả các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ( 1 điểm ) - Ngắt nghỉ hơi không đúng ở 1-2 chỗ ( 0,5 điểm ) - Ngắt nghỉ hơi không đúng ở 3-4 chỗ ( 0 điểm ) 3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ( 1 điểm ) - Đọc chưa thể hiện biểu cảm ( 0,5 điểm ) - Đọc không biểu cảm ( 0 điểm ) 4 . Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( Không quá 1 phút ) ( 1 điểm ) - Đọc từ 1 – 2 phút ( 0.5 điểm ) - Đọc quá 2 phút ( 0 điểm ) 5 . Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên ( 1 điểm ) - Trả lời chưa đầy đủ ( 0,5 điểm ) - Trả lời sai hoặc không trả lời được ( 0 điểm ) BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN :TIẾNG VIỆT - LỚP 5 PHẦN VIẾT Chính tả : ( Nghe - viết ) (Thời gian viết bài 15 phút) Dòng kinh quê hương Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc . Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên . Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN :TIẾNG VIỆT - LỚP 5 PHẦN VIẾT Tập làm văn : Đề bài : Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi ./. (Thời gian làm bài 40 phút) HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 PHẦN VIẾT I . Chính tả : ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng độ cao, khoảng cách. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu – vần – thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 tiếng trừ 0,25 điểm. - Cách tính lỗi : + Sai mỗi cặp phụ âm dễ lẫn: l / n ; ch / tr ; s / x .toàn bài tính 1 lỗi . + Sai lẫn các vần iêu/êu; uông / ương ; ong/ông ; ươm/uôm toàn bài tính 1 lỗi + Sai mỗi cặp dấu thanh dễ lẫn toàn bài tính 1 lỗi . Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn toàn bài trừ 0,5 điểm . II . Tập làm văn : ( 5 điểm ) Học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh bài văn tả cảnh có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Tả đúng trọng tâm, đúng yêu cầu đã học. Dùng từ chính xác. (được 5 điểm) • Phần mở bài : ( 1điểm ) Học sinh giới thiệu được cảnh sân trường trong giờ ra chơi • Thân bài: ( 3điểm ) - Tả bao quát toàn sân trường (1,5 điểm) - Tả cảnh những hoạt động của học sinh trên sân trường. (1,5 điểm) • Kết bài: ( 1 điểm ) Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về cảnh vừa tả. Yêu cầu : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, nội dung các câu, các ý liên kết chặt chẽ. Lưu ý : Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết của học sinh giáo viên có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 ; 3,4 - 3 ; 2,5 - 2 ; 1,5 - 1 ; 0,5 điểm . I.Đọc thầm bài Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước . Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. II. Câu hỏi và bài tập Phần trắc nghiệm:Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Chi tiết “ Người Cà mau thích kể, thích nghe những huyền thoại về nguời vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây” nói lên điều gì về tính cách của họ? A. Người Cà mau thông minh và giàu nghị lực. B. Người Cà mau thích nghe những chuyện về nguời có trí thông minh và sức khỏe phi thường C. Người Cà mau thích vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. D. Người Cà Mau thông minh. Họ và tên Lớp Trường tiểu học . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: TIẾNG VIỆT-LỚP 5 PHẦN ĐỌC HIỂU (Thời gian: 30 phút không kể thời gian giao đề) Số phách Điểm Bằng số: Giáo viên chấm Ký 1: Số phách Bằng chữ: . 2: Không vết vào phần gạch chéo này Câu2: Từ “xanh rì” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Tính từ C. động từ Phần tự luận. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau: Câu 1: Mưa ở Cà mau có gì khác thưòng? ……………………………………………… . ………………………………………………………………………………………………… . …………………………………………………………………………………………………… . ……………………………………………………… Câu 2: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? ………………………………………… . …………………………………………………………………………………………………… … . ………………………………………………………………………………………………… . ………………………………………………………… Câu 4: Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ “đoàn kết” …………………………………………… . …………………………………………………………………………………………………… . ……………………………………………………………………… .Câu 5: Đặt một câu với một trong các từ vừa tìm được. ……………………………………………… . …………………………………………………………….…………………………………… ……………………………………………………………… . HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 PHẦN ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 ĐIỂM) Phần trắc nghiệm (1 điểm) Học sinh khoanh mỗi ý đúng được 0.5 điểm Câu 1: ý A. Người Cà mau thông minh và giàu nghị lực. Câu 2: ý B. Tính từ Phần tự luận ( 4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Câu 2: (1 điểm) Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người. Câu 3: (1 điểm) Học sinh tìm được mỗi từ được 0.5 điểm Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết: Yêu thương, gắn bó, đùm bọc . Từ trái nghĩa với từ đoàn kết là: Bè phái, chia rẽ, xung khắc . Câu 4 : (1 điểm) Học sinh đặt được câu rõ ý và trình bày đúng ngữ pháp được 1 điểm Học sinh đặt câu chưa rõ ý hoặc trình bày không đúng ngữ pháp được 0.5 điểm. VD: Các bạn học sinh trong cùng một lớp phải biết yêu thương và giúp đỡ nhau.

Ngày đăng: 28/09/2013, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w