PHÒNG GD-ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG BÀI D THI TÌM HI U 1000 N M TH NG LONGHÀ N IỰ Ể Ă Ă Ộ HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIM YẾN CÂU 1: TRÌNH BÀY LỊCH SỬ CỦA 1000NĂM THĂNG LONGHÀ NỘI? Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La và đổi tên Ðại La thành Thăng Long. Vùng đất ThăngLong thời kỳ này chia thành hai khu vực: Khu vực thứ nhất là nơi Vua thiết triều nằm trong tòa thành xây được gọi là "Thăng Long thành", và khu vực thứ hai bao bọc chung quanh là khu dân cư, nơi làm ăn sinh sống của đủ các hạng sĩ, nông, công, thương được bao bởi một tòa thành đất gọi là "Thăng Long ngoại thành". Sử cũ chép rằng, trong thành có 13 trại, ngoài thành có 61 phường. Thành là chỗ chính quyền và quân đội ở. Phường là chỗ dân ở, làm thủ công và buôn bán. Toàn bộ ThăngLong dài từ Bưởi, Hồ Tây đến tháp Báo Thiên, Hồ Gươm (Hoàng Ðạo Thúy - HàNội thanh lịch, 1996). Cả hai khu vực đó gọi là phủ Ứng Thiên, tới năm 1014 gọi là Nam Kinh, cư dân sống ở ThăngLong thời bấy giờ được gọi là người Thăng Long. Sang đời Trần, ThăngLong lại có tên là Trung Kinh. Năm 1230 được chia thành 61 phường. Ðến triều Hồ, Kinh đô mới được xây dựng ở Thanh Hóa có tên gọi là Tây Ðô, ThăngLong được gọi là Ðông Ðô. Dưới thời Minh thuộc, chúng đổi Ðông Ðô thành Ðông Quan. Sang triều Lê xây dựng Lam Kinh còn được gọi là Tây Kinh, ThăngLong đổi thành Ðông Kinh. Ðến triều Mạc, Ðông Kinh trở lại tên gọi là Thăng Long. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, ThăngLong vẫn là thủ phủ của Bắc thành (có 11 trấn). Năm 1831, Minh Mạng lấy đất Kinh thành cũ gộp với mấy huyện chung quanh của trấn Sơn Nam thượng và trấn Sơn Tây cũ lập thành tỉnh Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, HàNội đã chính thức trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Từ đây, những cư dân sinh sống ở HàNội được gọi là người HàNội - tức người dân Thủ đô Hà Nội. Dân số nước ta khi đó hơn 20 triệu người, Thủ đô HàNội chỉ khoảng vài chục vạn. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ trước, từ trung tâm thành phố xuống đến cuối phố Lò Ðúc đã là vùng nông thôn với nhiều ao hồ và các cánh đồng lúa, trên bờ là các rặng ổi, đến gò Ðống Ða đã là ngoại thành, dân cư rất thưa thớt. Khu vực Văn Chương, Linh Quang sau ga HàNội toàn ao hồ. Phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, được coi là tài sản có giá trị, không phải ai cũng có. Xe đạp lúc ấy có đăng ký hẳn hoi. Sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường công tác sau vài ba năm dành dụm mới mua được chiếc xe đạp. Người HàNội và những người đến nhập cư sống rất hòa thuận, hầu như không có phân biệt đối xử. Sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp ra trường, bất kể là người HàNội hay người các tỉnh khác đều sẵn sàng tuân theo sự phân công của tổ chức hoặc xung phong đến những vùng xa xôi công tác. Thời gian này trật tự xã hội tốt đẹp, nền nếp gia phong có thể nói rất chuẩn mực, được thể hiện từ trong nhà ra đến xã hội. Trong nhà, có khi đến tứ đại đồng đường đều giữ nếp trên kính, dưới nhường, nói năng lễ phép có thưa gửi, không bao giờ được nói trống không. Con cái vâng lời ông bà, bố mẹ. Vợ chồng có gì không phải đóng cửa bảo nhau, ít khi to tiếng. Ngoài xã hội, người có tuổi được kính trọng. Mỗi khi có gì sơ suất thì nói lời xin lỗi. Ở trường học thể hiện rất rõ sự tôn sư trọng đạo. Học trò lễ phép với thầy giáo, cô giáo . Những điều đó đã nói lên phong cách của người Hà Nội: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An! Theo cụ Hoàng Ðạo Thúy trong cuốn HàNội thanh lịch, Tràng An (Trường An) là nơi ở lâu dài và yên ổn. Ở nước ta, nhà Ðinh và nhà tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, đến giờ chỗ ấy vẫn gọi là xã Trường Yên (thượng và hạ). Ðời Lý, Tràng An là đất Thăng Long. Người ta bảo: Ðất ThăngLong "địa linh, nhân kiệt", đất thiêng, người giỏi. Dân Thủ đô ta xưa, hay tự hào mình ở Thủ đô một nước "văn hiến", ở đất "nghìn năm văn vật". Các cụ sống theo nền nếp "lễ giáo" từ nghìn xưa để lại. Xã hội gồm sự liên hệ của những nhóm người: Vua và tôi (dân), cha và con, thầy và trò, anh và em, chồng và vợ, bè và bạn. Người nọ có nhiệm vụ với người kia. Vua được tôn vì chăm dân; nhưng giữa vua và dân thì dân là trọng. Sự mong mỏi của người dân có một thế giới "đại đồng", được "coi trẻ nhà khác như trẻ nhà mình, coi người già nhà khác như người già nhà mình". Ai cũng lo "dạy con" vì sợ rằng "nuôi mà không dạy, thì con gần như cầm, thú". Dạy con bắt đầu từ hiếu, rồi đễ, trung với nước, tín với bạn bè. Lễ là việc có tổ chức, sắp xếp lễ phép. Nghĩa là công bằng, bổn phận phải làm. Liêm là trong sạch. Sĩ là biết xấu hổ. Ngoài lối giáo dục cổ truyền ấy, người ta cũng học đạo đức "bác ái" của Phật và tính "thanh tao" của Lão. Ðất Kinh kỳ có nhiều trường học lớn, có các thầy đạo cao đức trọng như: Mạc Ðĩnh Chi, Chu Văn An, Vũ Tông Phan . nơi diễn ra các khoa thi cao nhất nước. Phường Báo Thiên phía tây Hồ Gươm là nơi đi lại của các văn nhân, sĩ tử. Ðến ngày "bình văn" là các đình, chùa chật ních người đến nghe giảng. Hàng Gai, Hàng Ðào là khu vực của các vị hào hoa, phong nhã. Các làng quanh thành: Kẻ Bưởi, Kẻ Mọc, Kẻ Lủ, Kẻ Mơ . gọi là Kẻ Chợ. Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã. Nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn, kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau "biết nhịn", "biết nể", "biết ngượng", "biết suy bụng ta ra bụng người". Trong thôn phố có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý không "bỏ được lòng nhau". Tình người được coi trọng, nhà ai có trẻ lạc là chạy đến nhà cụ Phúc Hậu, bận việc gì cụ cũng bỏ đi rao tìm khắp nơi. Khách nhà quê ra, đi mãi, nóng nhọc thì thấy ngay bên đường có vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái "thanh", cái "cao", cái "lịch sự" ẩn ý vào hai chữ "thanh lịch". Khi đón bà con các tỉnh về, các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giữ lấy vẻ "thanh lịch của người Tràng An". "Người Tràng An" (Trường Yên) là người Kinh kỳ, Thủ đô. Thanh, trong sáng, không tục, không thô lỗ. Lịch, lịch thiệp, lịch lãm, lịch sự . Phong độ người HàNội "thanh lịch". Ở Sơn Tây, ở Bắc Ninh, mà có khách sang thì bà chủ hay nói với hàng xóm: Nhà tôi có khách Hà Nội! Bà con quý lắm, hay lưu ý đến lời nói, kiểu cách, cả cách ăn mặc của khách. Theo nhà HàNội học Nguyễn Vinh Phúc: "Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Ðó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân, xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hội . tất cả phải có văn hóa. Nói cụ thể như mặc thì không nhếch nhác, ăn thì không xô bồ, nói thì không tục tằn. Ngoài xã hội thì giữ chữ tín nghĩa, ứng xử uyển chuyển, mềm mại. Trong gia đình, gia tộc thì kính trên, nhường dưới .". Lấy người Tràng An làm chuẩn mực cho người Hà Nội, người Thủ đô hôm nay là điều hoàn toàn tự nhiên, là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn hóa Kinh đô của văn hiến Việt Nam. Tháng 10-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình lập lại, Trung ương về lại Thủ đô, HàNội trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. HàNội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương, nơi tập trung các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, khoa học, kinh tế, văn hóa cho cả nước. Thời kỳ này, dân số HàNội tăng lên một cách đáng kể. Tuy vậy dân số HàNội vào thập niên 50, 60 của thế kỷ trước cũng chỉ dừng ở con số vài chục vạn, tình hình xã hội HàNội vẫn giữ được nếp xưa. Cũng không ai quy định mấy đời sống ở HàNội thì được gọi là người Hà Nội. Nhiều người đã ở HàNội đến ba bốn đời vẫn không coi mình là người Hà Nội, người HàNội tiếp nhận họ trong nghĩa đồng bào cùng hòa nhập vào văn hóa Hà Nội. Người HàNội và những người từ các nơi đến lập nghiệp ở HàNội thời gian này đều giữ được phong thái người Tràng An . Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý phải tiến hành xây dựng một mẫu "người Hà Nội", "gia đình Hà Nội" trong giai đoạn hiện nay. Vai trò giáo dục không thể chỉ dựa vào nhà trường mà coi nhẹ sự giáo dục của cộng đồng và giáo dục trong gia đình. Giáo dục của cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người đối với những hành vi trái với đạo đức, văn hóa. Vai trò giáo dục trong gia đình hết sức quan trọng bởi vì tất cả các thành viên trong xã hội đều nằm trong gia đình. Nếu mọi gia đình có nền nếp, có văn hóa thì sẽ có xã hội văn hóa, bởi vì "Gia đình là tế bào của xã hội". Các tế bào có lành mạnh thì mới có một xã hội cường tráng. Mặt khác, cũng cần có hành lang pháp luật định hướng cho lối sống và hành vi của người Hà Nội. Có như vậy mới hy vọng xây dựng thành công phong cách người HàNội thanh lịch, văn minh, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng Thủ đô văn minh - hiện đại chào mừng kỷ niệm 1000 nămThăngLong - Hà Nội. CÂU 2: NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC CỦA 1000NĂM THĂNG LONGHÀNỘI Thủ đô hôm nay, dấu ấn của một ThăngLong cổ kính như còn lắng đọng ở từng góc phố, hàng cây, trên những bức tường rêu phong nơi phố cổ, hay những chiếc cổng, chiếc giếng làng xứ Ðoài. Giữa nhịp sống hối hả, náo nhiệt của Thủ đô hiện đại, luôn có một HàNội bình yên, sâu lắng. Người HàNội sống cùng di sản quen quá, đến mức không nhận ra . Hà Nội, thành phố của những di sản. Ðó chính là niềm tự hào kiêu hãnh, là mạch nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của người Việt Nam cần được phát huy. Trên những con phố cổ, hằng ngày, nhiều du khách nước ngoài say mê ghi lại hình ảnh những gánh hàng rong. Những bức ảnh đẹp của các nghệ sĩ danh tiếng về một ThăngLong cổ kính, vẫn thường thấy hình ảnh người phụ nữ với đôi quang gánh trên vai. Trong tranh Bùi Xuân Phái cũng thấp thoáng những gánh hàng rong. Không có hàng rong, hẳn Thạch Lam đã chẳng thể viết "Hà Nội băm sáu phố phường" . Phải chăng, hàng rong, là hàng thứ 37, thứ hàng không được đặt tên, nhưng có thể bắt gặp ở bất cứ ngõ ngách nào của Thăng Long, Hà Nội? Nhiều người ở làng Láng (nay là phường Láng Thượng) vẫn nhớ hình ảnh bà Cao, ở tuổi ngoài 70, mỗi năm vào mùa cốm, đi bộ hàng cây số từ làng Mễ Trì vào phố. Chân trần, quang gánh trên vai, cái dáng cao gầy, bà Cao thong thả bước, qua những đường phố đông đúc. Có người mua, bà đặt gánh xuống, bỏm bẻm nhai trầu, gói cốm bằng lá sen trao tay khách. Bà Cao đi bán cốm, vì nỗi nhớ, dù các con luôn lo lắng cho sức khỏe của bà. Giờ bà đã thành người thiên cổ. Nhưng chỉ ít hôm nữa thôi, lá sấu, lá cây cơm nguội, xà cừ . sẽ lại rơi đầy trên phố. Ðêm đêm, hương hoa sữa lại nồng nàn như bao mùa thu đã qua. Và đâu đó trên phố phường tấp nập, sẽ vẫn có những người phụ nữ đậm nét thôn quê, như bà Cao, gánh qua phố những thứ quà của mùa thu, là cốm, là hồng, là chuối trứng cuốc . Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cư dân Kẻ Bưởi đã sống trong những ngôi làng ven Hồ Tây từ nhiều đời. Ông Thành hoàng làng Lệ Mật Hoàng Phúc Trung lập 13 trại phía Tây kinh thành trước khi thành ThăngLong có phố, có phường. Bây giờ, dấu ấn làng vẫn tồn tại giữa những con phố đông đúc, náo nhiệt. Từ phía Hồ Tây, dọc theo phố Hoàng Hoa Thám, qua những con ngõ ngoằn ngoèo, sâu hun hút, cạnh chiếc cổng làng Ðại Yên, là vài quầy bán thuốc nam. Trên đất "thập tam trại" xưa, gần như đã hết những nghề cổ, nhưng Ðại Yên, giờ là một tổ dân phố của phường Ngọc Hà, vẫn còn những gia đình sống được bằng nghề trồng và bán thuốc nam. Cái nghề cũ, cũ lắm, như một nốt lặng, níu giữ hồn xưa. Dọc phố Thụy Khuê, có cổng Giếng làng Yên Thái, cổng Hầu, đến cổng Xanh làng An Thọ, cổng làng Hồ Khẩu, cổng làng Ðông Xã. Có những nhà xây mới, hiện đại, bề thế, vẫn giữ chiếc cổng cũ. Phía sau những cổng làng, người dân vùng Bưởi, vẫn giữ nếp sinh hoạt láng giềng quây quần, quen nói "tôi người làng Bưởi", "tôi ở làng Ðông" . Kẻ Bưởi cũng là nơi còn chợ phiên duy nhất trong nội thành. Một tháng sáu phiên, đó là nơi buôn bán các loại cây cảnh, chim, thú cảnh lớn nhất Hà Nội. Người bán, người mua không chỉ "tiền trao", người ta luận bàn về thế cây, truyền nhau kinh nghiệm chăm sóc những loài sinh vật cảnh. HàNội giờ có thêm cả xứ Ðoài. Cùng với chùa Hương, làng cổ Ðường Lâm ., những địa danh đã quá nổi tiếng, còn là những di sản giữa đời thường gần gũi, thân quen. Những chiếc cổng làng với hồn cốt là thông điệp người xưa gửi gắm. Cổng làng Phùng Xá (huyện Mỹ Ðức) đề cao lẽ sống trung thành, chính trực với hai chữ "Trung chính". Cổng làng Nhị Khê (huyện Thường Tín) có bốn chữ lớn "Như lễ đại tân". Chiếc cổng này được dựng gần đền thờ Nguyễn Trãi. Người Nhị Khê vẫn nhớ chuyện xưa rằng, cụ Lương Văn Can đến cổng này, thường xuống xe và đi bộ về nhà, như một cách tỏ lòng tôn kính với bậc tiền nhân. Trong câu chuyện của Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian HàNội là nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Tọa, những cái giếng cổ ở xứ Ðoài có nhiều điều thật hấp dẫn. Thôn Mông Phụ - một trong tám thôn của làng cổ Ðường Lâm (thị xã Sơn Tây) có cái giếng được tạc đôi rồng chầu. Tổng Gối (xã Tân Hội, huyện Ðan Phượng) có bốn thôn, mỗi thôn được người xưa khai ba giếng, ở đầu, giữa và cuối thôn. Ở đường vào của cả tổng, có một giếng hình ô van tựa như chiếc gương, được đặt tên là giếng Soi. Các cụ cao niên kể lại, giếng Soi nhắc nhở mọi người mỗi khi đi - về phải soi lại mình. Có một giếng đá mà tục lệ là đám tang nào ngang qua, đều dừng lại trước cái giếng này, như một "lời chào" của người dân quê Gối, trước khi sang thế giới bên kia . Nếu bất chợt ai đó hỏi: "Nét đặc trưng nhất của Thủ đô HàNội là gì?", ngay cả những người HàNội gốc cũng ngập ngừng. HàNội là thành phố có lịch sử ngàn năm. HàNội có những cảnh đẹp như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, nếp sống người HàNội văn minh, thanh lịch, địa danh này có nhiều đặc sản trong ẩm thực . Có khá nhiều điều để tự hào về Thủ đô văn hiến, nhưng du khách đến HàNội lại chưa được biết nhiều đến một nét đặc trưng nhất. . đại chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. CÂU 2: NÊU SUY NGHĨ CẢM XÚC CỦA 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI Thủ đô hôm nay, dấu ấn của một Thăng Long. THI TÌM HI U 1000 N M TH NG LONG HÀ N IỰ Ể Ă Ă Ộ HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIM YẾN CÂU 1: TRÌNH BÀY LỊCH SỬ CỦA 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI? Mùa thu, tháng 7 năm