Trong bối cảnh đó, nghiên cứu các quy định hiện hành về giao kết và thực hiện HĐDV logistics làcần thiết, hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics cần hệ thống hóa lý luận,thực trạng
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ CẤM
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Đặng Vũ Huân
2 TS Phạm Sỹ Chung
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tác giả Các tư liệu tài liệu, ý kiến khoa học được sử dụng trong luận
án có nguồn gốc rõ ràng và được chú thích đầy đủ Những kết luận của luận
án chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Kết quả nghiêncứu là quá trình lao động, nghiên cứu và học tập nghiêm túc, trung thực củatác giả
Tác giả
Đào Thị Cấm
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 20
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS 24
2.1 Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics 24
2.2 Điều chỉnh pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics 42
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.1 Thực trạng một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics 71
3.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay 97
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay 114
4.2 Giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay 118
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng dịch vụ logicstics hiện nay 130
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
VLA Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
Tiếng Anh
1PL First Party Logistics Logistics cấp độ thứ nhất
2PL Second Party Logistics Logistics cấp độ thứ hai
3PL Third Party Logistics Logistics cấp độ thứ ba
4PL Fourth Party Logistics Logistics cấp độ thứ tư
5PL Fifty Party Logistics Logistics cấp độ thứ năm
Agreement on Services dịch vụASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
CPTPP Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và
Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình DươngTrans-Pacific Partnership
EVFTA EU-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do giữa
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
LPI Logistics Performance Chỉ số năng lực quốc gia về
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển theo thành phần kinh tế 98Bảng 3.2: Bảng vận chuyển hàng hóa theo ngành vận tải 99Bảng 3.3: Sản lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong và ngoài nước 99Bảng 3.4: Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam 104Bảng 3.5: Một số LSP hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam 106
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Doanh thu hoạt động vận tải theo loại hình 101
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật côngnghệ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, dịch vụ logistics có cơ hội phát triểnmạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh do mang lại những lợi ích về tối ưu hóaquá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằngdịch vụ logistics được các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thuê ngoài đểgiảm chi phí hoạt động và chi phí đầu tư Họ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốtlõi và thuê ngoài các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ logistics Những năm gầnđây trên thế giới, các nước khu vực và ở Việt Nam xu hướng này tăng nhanh kéotheo sự ra đời của nhiều LSP
Dịch vụ logistics và HĐDV logistics đến nay vẫn là vấn đề mới cả về lý luận vàthực tiễn vì chỉ đến năm 2005 dưới sức ép trong đàm phán với Hoa Kỳ về việc ViệtNam gia nhập WTO, dịch vụ logistics lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thốngpháp luật Việt Nam bằng việc thừa nhận loại hình dịch vụ này với ý nghĩa là mộtchế định trong LTM năm 2005 Chế định dịch vụ logistics với vai trò là một loạihình dịch vụ thương mại đã tạo cơ sở vững chắc để phát triển, cải thiện môi trườngpháp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này
Từ khi gia nhập WTO, thị trường logistics Việt Nam có sự chuyển biến tíchcực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng mạnh.Thống kê từ Cục Quản lý kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy sốlượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics làkhoảng 23.000 doanh nghiệp trong đó có 3000 doanh nghiệp hoạt động logisticsquốc tế, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khoảng70% [12, tr.71] Theo nghiên cứu của VLA, trong tổng số hơn 3000 doanhnghiệp thì 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% làdoanh nghiệp tư nhân [11, tr.88] Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyếnkhích phát triển dịch vụ thuê ngoài logistics, gần đây là Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lựccạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với
Trang 8mục tiêu: ―Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vàotổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảmxuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia vềlogistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên‖ Nhiều Bộ, ngành, địa phương đãđẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chínhliên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Bên cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và toàndiện các FTA thế hệ mới, theo đó Chính phủ đã cam kết mở cửa khá toàn diệncho lĩnh vực dịch vụ logistics Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Namtăng cường cung cấp dịch vụ logistics bằng việc giao kết các hợp đồng Vì ViệtNam có địa hình địa lý (bờ biển dài) thuận lợi cho giao thương quốc tế, các dịch
vụ logistics như vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, dịch vụ hải quan đượctận dụng tối đa và dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới nhằm thực hiệncác cam kết của Việt Nam trong WTO, CPTPP, EVFTA
Mặc dù HĐDV logistics là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp mở rộng thịtrường, phát triển thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng đa số doanhnghiệp Việt Nam đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự hiểu biết vềquy trình, thủ tục giao kết và quá trình thực hiện hợp đồng còn rất hạn chế nên khitranh chấp xảy ra họ gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặckhông đầy đủ Logistics lại là một ngành dịch vụ có đối tượng điều chỉnh rất đadạng, phức tạp, luôn luôn thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ và hội nhậpkinh tế quốc tế nên đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh kịp thời nhằm đápứng nhu cầu quản lý và tạo môi trường khuyến khích phát triển hơn Trong bối cảnh
đó, nghiên cứu các quy định hiện hành về giao kết và thực hiện HĐDV logistics làcần thiết, hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics cần hệ thống hóa lý luận,thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics để tìm ra những điểm bất cập, vì
vậy, NCS lựa chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay” cho luận án tiến sỹ luật học của mình.
Trang 92 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một
số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở ViệtNam hiện nay
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Luận giải và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ
bản về logistics và HĐDV logistics ở nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, trong đóNCS đặc biệt nhấn mạnh vấn đề lý luận về HĐDV logistics dưới giác độ luậthọc, phân tích và đánh giá thực trạng HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay, đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệuquả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất: Luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và điều chỉnh pháp
luật về HĐDV logistics, tìm ra bản chất và cấu trúc pháp luật của HĐDVlogistics như khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, nguồn luật điều chỉnh,nguyên tắc và trình tự giao kết, hình thức, chủ thể, nội dung, điều kiện có hiệulực, các trường hợp vô hiệu của HĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giớihạn trách nhiệm của các LSP
Nhiệm vụ thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng HĐDV logistics theo pháp
luật Việt Nam hiện nay thông qua việc phân tích các hợp đồng cụ thể, đánh giákết quả đạt được trong việc giao kết và thực hiện HĐDV logistics, vấn đề đặt rađối với chủ thể của HĐDV logistics và cơ quan quản lý nhà nước trong hoạtđộng logistics trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu làm cơ sở đưa ra giảipháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về HĐDV logistics
Nhiệm vụ thứ ba: Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích thực trạng
giao kết và thực hiện HĐDV logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay, luận ánluận giải các quan điểm hoàn thiện pháp luật về HĐDV logistics và đề xuất cácgiải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định về HĐDV logistics, nâng caohiệu quả thực hiện HĐDV logistics
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định pháp luật về HĐDV logistics,thực tiễn giao kết và thực hiện HĐDV logistics, điều kiện giao dịch chung vàHĐDV logistics theo mẫu của một số doanh nghiệp tại Việt Nam Ngoài ra trướcbối cảnh Việt Nam đang đàm phán, ký kết, gia nhập nhiều FTA thế hệ mới, luận
án còn nghiên cứu một số cam kết quốc tế và hiệp định có liên quan đến dịch vụlogistics
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án phân tích những nội dung cơ bản nhất về hợp
đồng như khái niệm, nguồn luật điều chỉnh, nguyên tắc giao kết, trình tự giao kết,hình thức, chủ thể, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu của HĐDVlogistics, trường hợp miễn trách và giới hạn trách nhiệm của các LSP Tranh chấpphát sinh từ việc thực hiện HĐDV logistics là một lĩnh vực có nội dung mới, nộihàm rất rộng, liên quan đến các thủ tục tố tụng nên luận án không đề cập đến
Luận án nghiên cứu HĐDV logistics theo quy định pháp luật Việt Nam hiệnhành, pháp luật của các quốc gia khác, các ví dụ về HĐDV là nguồn đối chiếuhọc hỏi để NCS đưa ra đánh giá toàn diện pháp luật về HĐDV logistics ở ViệtNam trong xu thế hội nhập toàn cầu Theo nghiên của của NCS thì lĩnh vực phápluật điều chỉnh về HĐDV logistics rất rộng WTO quy định dịch vụ logistics như
là dịch vụ hỗ trợ vận tải và được chia thành từng nhóm dịch vụ Nghị định163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch
vụ logistics có 16 dịch vụ logistics và để mở ―Các dịch vụ khác do thương nhânkinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc
cơ bản của Luật Thương mại‖ Để thực hiện chúng, doanh nghiệp thường ký kếtHĐDV logistics, mỗi loại dịch vụ này có quyền và nghĩa vụ khác nhau, có quyđịnh pháp luật điều chỉnh riêng Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác vớihợp đồng thuê kho bãi, hợp đồng dịch vụ hải quan khác với hợp đồng bảo hiểmhàng hóa…Trong khuôn khổ luận án, NCS không đi sâu phân tích từng loại hợp
Trang 11đồng cụ thể, các hợp đồng cụ thể chỉ mang tính minh họa, làm sáng tỏ các vấn
đề chung
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HĐDV
logistics theo pháp luật Việt Nam, trong đó khảo sát một số doanh nghiệp cungứng dịch vụ logistics Việt Nam và tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thếgiới và khu vực
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về HĐDV logistics Việt
Nam kể từ thời điểm LTM năm 2005 lần đầu tiên ghi nhận dịch vụ này, số liệuluận án đưa ra trong phạm vi 05 năm gần nhất, đề xuất giải pháp thực hiện từ naycho đến năm 2030
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường, dịch vụ logisticstrong điều kiện tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, NCS sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể là:
Chương 1: NCS thu thập thông tin và phân tích, so sánh, đánh giá các nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những vấn đề đã đượcgiải quyết, những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: NCS sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp NCS phân tích, nhận địnhquan điểm và nội dung HĐDV logistics gắn vào những điều kiện kinh tế, xã hội
cụ thể và trong giai đoạn lịch sử cụ thể NCS phân tích, tổng hợp các vấn đề vềkhái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, nguyên tắc giao kết, trình tự giao kết,nguồn luật điều chỉnh, chủ thể, hình thức, nội dung cơ bản, điều kiện có hiệu lực,các trường hợp vô hiệu HĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giới hạn tráchnhiệm của các LSP
Chương 3: NCS áp dụng phương pháp thu thập tài liệu, sử dụng các báo cáo
chuyên ngành của các cơ quan liên quan nhằm đánh giá thực trạng giao kết và
Trang 12thực hiện HĐDV logistics theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay Luận án cũng sửdụng phương pháp hệ thống nhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đãcông bố, áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh quy định pháp luậtliên quan đến nội dung cơ bản của hợp đồng.
Chương 4: NCS áp dụng phương pháp phân tích, dự báo đưa ra những yêu
cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật
về HĐDV logistics và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Namhiện nay
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp trao đổi khoa học thông qua việctham gia các hội thảo khoa học về các chủ đề, các lĩnh vực liên quan đến đề tàiluận án
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
So với tình hình nghiên cứu hiện nay, luận án có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và điều chỉnh pháp luật về
HĐDV logistics, lý giải khái niệm HĐDV logistics, đặc điểm, cách phân loại vàvai trò của HĐDV logistics Luận án cũng hệ thống được nguồn luật điều chỉnh
về HĐDV logistics, nguyên tắc và trình tự giao kết hợp đồng, hình thức, chủ thể,đối tượng, nội dung cơ bản, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu củaHĐDV logistics, trường hợp miễn trách và giới hạn trách nhiệm của các LSP.Ngoài ra, luận án kết hợp đan xen phân tích quy định pháp luật Việt Nam cùngvới các tài liệu nước ngoài, kinh nghiệm một số quốc gia khu vực và trên thế giớilàm cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật ViệtNam về HĐDV logistics
Thứ hai, luận án làm rõ HĐDV logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
bao gồm các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng giao kết và thực hiện
HĐDV logistics Luận án nêu được bất cập về khái niệm, nguyên tắc giao kết,chủ thể, hình thức, trình tự giao kết HĐDV logistics, chỉ ra những kết quả đạtđược, các vấn đề đặt ra, cơ hội và thách thức đối với các chủ thể HĐDV logisticstrong bối cảnh hội nhập toàn cầu
Trang 13Thứ ba, trên quan điểm hoàn thiện pháp luật về HĐDV logistics và đánh giá
thực trạng giao kết và thực hiện HĐDV logistics, luận án đưa ra giải pháp hoànthiện một số quy định pháp luật về HĐDV logistics
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về HĐDV logistics, làm phongphú thêm kho tàng lý luận về HĐDV nói chung và HĐDV logistics nói riêng.Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đào tạo liênquan đến pháp luật về dịch vụ logistics và HĐDV logistics, quản trị hợp đồnglogistics và quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của cuộccách mạng công nghệ 4.0 và thương mại điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp ViệtNam tham gia ngày càng nhiều hơn vào chuỗi cung ứng với tư cách là chủ thểcủa HĐDV logistics Luận án nghiên cứu về HĐDV logistics chính là nghiêncứu cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan khi có tranh chấpphát sinh HĐDV logistics đóng vai trò như luật của các bên, buộc các bên phảituân thủ, nếu như có vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài Vì vậy, luận án là tài liệugiúp các doanh nghiệp hiểu biết thêm về HĐDV logistics cũng như các quy địnhpháp luật liên quan đến vấn đề này, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hợp đồng, hạnchế rủi ro và nâng cao sức cạnh tranh trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh
có liên quan đến dịch vụ logistics
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án baogồm 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về dịch vụ logistics và pháp luật về dịch vụ logistics
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu dướinhiều góc độ lý luận, thực tiễn về dịch vụ logistics và pháp luật về dịch vụlogistics Những công trình khoa học đã nêu không phải là toàn bộ hệ thống cácnghiên cứu liên quan về logistics nhưng đã phản ánh được trạng thái và xuhướng cũng như quy mô nghiên cứu về lĩnh vực này
Đầu tiên là các giáo trình, sách chuyên khảo như: “Logistics, những vấn đề
cơ bản”[150] và “Quản trị cung ứng”[149] của Đoàn Thị Hồng Vân, “Giáo trình quản trị logistics kinh doanh”[96] của An Thị Thanh Nhàn, “Quản lý logistics”[73] của Đỗ Ngọc Hiền, “Quản trị chuỗi cung ứng”[77] của Nguyễn
Thành Hiếu cung cấp cho NCS những kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệmlogistics, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, thiết kế chuỗi cung ứng, đolường hoạt động của chuỗi cung ứng, các dịch vụ liên quan đến hàng hóa nhưdịch vụ phân phối, dịch vụ khách hàng, dịch vụ kho bãi và công nghệ thông tin.Tác giả Đặng Đình Đào có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics
và hệ thống logistics cho thấy bức tranh toàn cảnh của ngành này trong bối cảnhViệt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là các công trình
như: “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế”[62], “Một số về vấn đề phát triển bền vững hệ thống logistics ở nước
ta trong hội nhập quốc tế”[72] phân tích tổng thể dịch vụ logistics và hệ thống
logistics, thực trạng phát triển dịch vụ logistics và hệ thống logistics Việt Nam,kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ logistics và hệ thống logistics, nhữngvấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển, đề xuất định hướng và luận giảiđược các giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường Cuốn sách: “Logistics,
Trang 15những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”[60] và “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”[61] là tập hợp các bài viết khoa học về các
nội dung chủ yếu của đề tài liên quan đến dịch vụ logistics, pháp luật về dịch vụlogistics bao gồm khái niệm dịch vụ logistics, vai trò logistics, tiêu chí đánh giádịch vụ logistics, các quy định pháp lý đầu tiên có liên quan đến phát triển dịch vụlogistics ở Việt Nam, đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho logistics, quá trình pháttriển và thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam, xu hướng thuê ngoài dịch vụlogistics, nguồn nhân lực cho phát triển logistics, cơ hội và thách thức lớn đối vớicác chủ thể cung cấp dịch vụ logistics và cũng là chủ thể của HĐDV logistics, giảipháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Chi phí logistics (đặc biệt là chi phí vận tải) là vấn đề mang tính cạnh tranhcủa các LSP và là yếu tố làm nên phí/giá của HĐDV logistics Với đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận tải và giao nhận
đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay” tác giả Phạm
Thị Cải [27] đã đánh giá được tầm quan trọng của việc giảm thiểu chi phí vậntải, giao nhận, thực trạng chi phí vận tải giao nhận và một số giải pháp giảmthiểu chi phí hiện nay
Vận chuyển hàng không là một phương thức quan trọng trong các phươngthức vận chuyển, đóng góp doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ logistics
Nghiên cứu đề án cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics trong ngành
hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng sau năm 2020” của Nguyễn
Hải Quang [125] cung cấp cho NCS bức tranh của ngành hàng không Việt Namtrong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay Tác giả đề cập về những vấn đề
ý luận về dịch vụ logistics ngành hàng không, xây dựng phương pháp và công cụ
đo lường giá trị dịch vụ logistics trong ngành hàng không vào GDP, nghiên cứuđánh giá thực trạng hệ thống dịch vụ logistics trong lĩnh vực hàng giao thông vậntải hàng không ở Việt Nam, nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội,giao thông vận tải và giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, tầm nhìn
2030, nhận dạng những cơ hội và thách thức trong tình hình mới
Trang 16Quản lý và phát triển dịch vụ logistics cũng là một trong nhiều đề tài luận ántiến sỹ của nhiều tác giả cung cấp cho NCS tiếp cận nhiều góc độ và phươngpháp đánh giá, tiêu biểu là luận án của các tác giả Vũ Thị Quế Anh, NguyễnQuốc Tuấn, Bùi Duy Linh, Đinh Lê Hải Hà.
Vũ Thị Quế Anh với luận án tiến sỹ đề tài: “Phát triển logistics một số nước
Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”[2] phân tích những vấn
đề lý luận cơ bản về logistics, kinh nghiệm phát triển logistics ở một số nướcĐông Nam Á, đánh giá thực trạng logistics ở Việt Nam và đề xuất các giải phápphát triển dịch vụ này ở Việt Nam
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Quốc Tuấn với đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng”[145] phân tích cơ sở lý luận về quản lý
Nhà nước đối với dịch vụ logistics, kinh nghiệm quản lý Nhà nước về dịch vụlogistics tại một số các quốc gia trên thế giới, thực trạng quản lý Nhà nước đốivới dịch vụ logistics tại Hải phòng và đề xuất các giải pháp và chính sách vềquản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics tại Hải Phòng
Bùi Duy Linh trong luận án tiến sỹ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”[87]
nghiên cứu lý luận về năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics tại một sốquốc gia, phương pháp nghiên cứu định lượng về năng lực cạnh tranh, thực trạngnăng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hộinhập, định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụlogistics của Việt Nam trong những năm tới
Luận án tiến sỹ của Đinh Lê Hải Hà với đề tài: “Phát triển dịch vụ logistics ở
Việt Nam”[67] nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển logistics, lý luận cơ bản
về logistics và phát triển logistics của nền kinh tế, phân tích thực trạng phát triểnlogistics của Việt Nam giai đoạn 1986-2011, giải pháp định hướng phát triểnlogistics của Việt Nam 2013-2020
Trung tâm logistics là nơi tập kết, chia tách và trung chuyển hàng hóa có vaitrò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ logistics
Trang 17Tác giả Trần Sỹ Lâm có công trình: “Phát triển trung tâm logistics cho Việt
Nam, tham khảo thành công một số nước châu Âu và châu Á”[84] phân tích
những vấn đề lý luận về logistics, khái niệm và phân loại trung tâm logistics,kinh nghiệm xây dựng thành công trung tâm logistics tại một số nước châu Âu,châu Á và đề xuất giải pháp phát triển trung tâm logistics tại Việt Nam
Xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics trong nhiều năm gần đây rất phát triển
và là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng của nhiều doanh nghiệp
được phản ánh qua bài viết: “Giải pháp lựa chọn và quản lý nhà cung cấp dịch
vụ thuê ngoài logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh” của An Thị
Thanh Nhàn [95] đề cập đến thực trạng LSP Việt Nam (chủ thể của HĐDV), tìnhhình lựa chọn LSP, giải pháp lựa chọn và quản lý LSP tại các doanh nghiệp.Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có một số ấn phẩm pháthành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiến thức cơ bản về logistics và kinh doanh
dịch vụ logistics như cuốn: “Sổ tay nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ logistics”[75]
ban hành các điều kiện kinh doanh chuẩn tại Việt Nam, những hiểu biết cơ bản
về kinh doanh dịch vụ logistics, kiến thức về vận đơn hàng hóa; “Sổ tay giải
thích thuật ngữ về dịch vụ logistics”[76] giải thích các thuật ngữ chuyên ngành
kinh doanh logistics và cung cấp thêm một số vụ kiện điển hình về logistics vàfreight forwarding (dịch vụ giao nhận vận tải)
Cũng như ở Việt Nam, các công trình nước ngoài liên quan đến dịch vụlogistics đều đề cập đến những nội dung giống nhau như khái niệm dịch vụlogistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý kho bãi, các vấn đề tồn kho, các kênhphân phối, dịch vụ khách hàng, vấn đề toàn cầu hóa, công nghệ thông tin…dướinhiều góc độ tiếp cận như kinh tế học, quản trị kinh doanh, quản trị doanhnghiệp, luật học
Đầu tiên là công trình của nhóm tác giả Douglas M Lambert, James R
Stock, Lisa M Ellram: “Fundermental of Logistics Management”[160] nghiên
cứu về khái niệm logistics, quản trị logistics, dịch vụ khách hàng, mua sắm, giacông, quản lý tồn kho, đóng gói, vận chuyển, phân phối, các vấn đề logistics
Trang 18toàn cầu, vận tải, tài chính, chiến lược, xây dựng, quản lý hệ thống thông tin và
tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động logistics Tiếp theo là nhóm tác giả JohnMangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour trong cuốn sách:
“Global Logistics and Supply Chain Management”[166] cũng luận giải về
logistics và quản trị logistics như: Định nghĩa logistics, định nghĩa chuỗi cungứng, mối quan hệ của chuỗi cung ứng, chiến lược và thiết kế chuỗi cung ứng, cácvấn đề về vận tải, vận tải đa phương thức, vấn đề kho bãi, quản lý nguyên vậtliệu và hàng tồn kho Đặc biệt ở cuốn sách này là còn thiết kế thêm các tìnhhuống (case studies) để nghiên cứu và minh họa cho lý luận
Trong công trình mang tên: “Handbook of Logistics and Distribution
Management”[157] và: “Handbook of Logistics and Distribution Management: Understanding the Supply Chain”[158] các tác giả Alan Rushton, Phil Croucher,
Peter Baker nghiên cứu về logistics, chuỗi cung ứng, tích hợp chuỗi logistics,quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng, các kênh phân phối, các vấn đềquản trị kho bãi, các phương thức vận tải
Tác giả G.Don Taylor với cuốn sách: “Logistics engineering
handbook”[161] nghiên cứu tổng quan về logistics, ảnh hưởng của logistics đối
với kinh tế, thiết kế chuỗi logistics, quản lý tồn kho, dịch vụ khách hàng, muabán hàng, quản trị hệ thống phân phối, hệ thống nguyên liệu, quản trị vận tải, tồnkho, công suất, giá cả, logistics ngược, các vấn đề về công nghệ thông tin vàinternet, khuynh hướng phát triển của logistics, logistics xanh, vấn đề đóng gói,logistics toàn cầu, vận tải đa phương thức, thuê ngoài bên thứ ba
Với công trình tựa đề: “Global Logistics –New Directions In Supply Chain
Management”[159] tác giả Donal Waters tập trung phân tích những xu thế mới
phát triển logistics, logistics ở châu Âu, Đông Âu, xu hướng logistics toàn cầu,chiến lược quản trị logistics của nhà cung cấp, chuỗi cung ứng, quản trị dịch vụ
và marketing, vấn đề thuê ngoài, tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cácphương pháp tiếp cận logistics, logistics ở Bắc Mỹ và Trung Quốc
Trang 191.1.2 Nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ và pháp luật về hợp đồng dịch vụ
Nghiên cứu về HĐDV và pháp luật về HĐDV giúp NCS hiểu rõ hơn lý luận
và thực tiễn về vấn đề này làm nền tảng cho việc nghiên cứu HĐDV logistics,một dạng HĐDV đặc thù Những công trình khoa học tiêu biểu gần đây là cácluận án tiến sỹ của Hà Công Anh Bảo, Kiều Thị Thùy Linh, Hoàng Thị Vịnh
Hà Công Anh Bảo với luận án tiến sỹ: “Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải
quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam”[4] đã đề cập đến
những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại dịch vụ, tranh chấp hợp đồngthương mại dịch vụ, thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại dịch
vụ, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại dịch vụ, các giải pháp giúp doanhnghiệp thành công trong kinh doanh
Kiều Thị Thùy Linh trong công trình: “Hợp đồng dịch vụ theo pháp luật dân
sự Việt Nam hiện hành- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[88] đã nghiên cứu lý
luận về HĐDV gồm khái niệm và đặc điểm HĐDV, phân biệt hợp HĐDV vớihợp đồng phi dịch vụ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về HĐDV, thựctrạng các quy định pháp luật về đối tượng, chủ thể, giá dịch vụ, quyền và nghĩa
vụ các bên, việc thực hiện HĐDV, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sựtrong giải quyết tranh chấp về HĐDV và các kiến nghị hoàn thiện các quy địnhpháp luật dân sự về HĐDV
Hoàng Thị Vịnh trong luận án: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”[154]
nghiên cứu những vấn đề về HĐDV pháp lý, hợp đồng này có tính thương mại
và tính đối nhân cao, là một dạng HĐDV đặc thù nên có những đặc điểm và cáchphân loại khác biệt Tác giả cũng phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng này
ở Việt Nam, phân tích các quy định về chủ thế, nội dung hợp đồng, thực hiệnhợp đồng (bao gồm các nguyên tắc thực hiện, cách thức thực hiện hợp đồng,nghiệm thu và bàn giao), các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng,quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, các giải pháp chủ yếu hoàn thiệnpháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý
Về các nguyên tắc chung của hợp đồng thương mại, NCS nghiên cứu cuốn
sách: “Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế”[153] của Viện Thống
Trang 20nhất tư pháp quốc tế, Roma Italia luận giải về nguyên tắc chung của hợp đồng,cách thức soạn thảo các điều khoản.
Về giải quyết tranh chấp hợp đồng, NCS nghiên cứu công trình: “Tranh chấp
hợp đồng thương mại quốc tế”[143] của Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam
đề cập đến các loại tranh chấp, ngăn ngừa tranh chấp thương mại, đàm phán hợpđồng, các điều khoản miễn trừ và sửa đổi, các phương thức giải quyết tranh chấp
Các nghiên cứu về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung giúp cho NCShiểu được tầm quan trọng và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp và nên chuẩnhóa hợp đồng mẫu và kiểm soát các điều kiện giao dịch chung trong một số
ngành cụ thể của dịch vụ logistics Bài viết: “Bàn về điều kiện giao dịch chung
của doanh nghiệp” [94]và “Điều kiện giao dịch chung: Một số khía cạnh theo
Bộ luật Dân sự năm 2015”[82] của tác giả Tăng Văn Nghĩa cho NCS góc nhìn
tổng quát nhất về điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh bao gồm lý luận và
thực tiễn, những ưu và nhược điểm của điều kiện giao dịch chung ở Việt Namtrong bối cảnh tự do thương mại và hội nhập hiện nay
Tác giả Đỗ Giang Nam có bài viết: “Bình luận về các quy định liên quan đến
hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)”[93] đề cập đến các thách thức của việc sử dụng điều khoản mẫu đối
với nguyên tắc tự do hợp đồng, cơ chế kiểm soát tính công bằng của nội dung
điều khoản mẫu và các các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điềukiện giao dịch chung trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)
Cuốn sách: “Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng
theo mẫu”[97] của Doãn Hồng Nhung (chủ biên) đề cập đến lý luận, đặc điểm, vai
trò của hợp đồng theo mẫu, sự cần thiết của hợp đồng theo mẫu, những rủi ro, hạn
chế rủi ro, các giải pháp để thực hiện hợp đồng theo mẫu Cuốn sách: “Pháp luật về
hợp đồng trong kinh doanh thương mại và đầu tư & các mẫu hợp đồng thông dụng” của hai tác giả Quốc Cường và Thanh Thảo[129] làm rõ khái niệm, nguyên
tắc và nội dung chung của hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại, các
mẫu hợp đồng mua bán dịch vụ, xây dựng, bất động sản Cuốn sách: “Hợp đồng
thương mại quốc tế” của Nguyễn Trọng Đàn [56] phân tích mối
Trang 21quan hệ pháp luật và hợp đồng, ngôn ngữ tiếng Anh trong hợp đồng, các vấn đề cơbản của hợp đồng thương mại quốc tế như dịch thuật, các bên liên quan, hàng hóa,giao hàng, điều khoản thanh toán, bảo hành, phạt hợp đồng, kỹ năng soạn thảo cáchợp đồng thương mại quốc tế, luật áp dụng và một số hợp đồng theo mẫu.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2010 cũng đã xuất bản cuốn:
“Cẩm nang hợp đồng thương mại” [98] trong đó phân tích những vấn đề chung về
hợp đồng thương mại và liệt kê một số loại mẫu HĐDV để các cá nhân, tổ chứckinh doanh thương mại có thể tham khảo thiết lập các hợp đồng của riêng mình
Nhận thấy dịch vụ bảo hiểm hàng hóa là một khâu quan trọng trong chuỗicung ứng dịch vụ logistics, NCS có nghiên cứu về vấn đề này qua cuốn sách:
“Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Lý thuyết, thực tiễn kinh doanh và một số bài tập cơ bản” của Trần Sỹ Lâm (chủ biên) [70] và cuốn sách:
“Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiềm hàng hóa vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong thương mại quốc tế” [78] của Nguyễn Vũ Hoàng có
một phần nội dung đề cập đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biểnnhư khái niệm, phân loại, hình thức và nội dung của hợp đồng, các vấn đề liênquan đến rủi ro, tổn thất, giám định tổn thất, khiếu nại, bồi thường Cuốn sách:
“Phân tích các điều khoản về bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm London 2009” của Đoàn Minh Phụng [100] cho thấy khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa cần tham khảo các điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểmLondon được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có quy định trách nhiệmcủa người chuyên chở, trách nhiệm của người nhận ủy thác hàng hóa
1.1.3 Nghiên cứu về hợp đồng dịch vụ logistics và pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics
Theo nghiên cứu của NCS thì số lượng các bài báo, tạp chí, sách tham khảo,luận án tiến sỹ về HĐDV logistics ở Việt Nam còn hạn chế Hiện có một sốnghiên cứu về HĐDV vận chuyển hàng hóa như sau:
Luận án tiến sỹ đề tài: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” [80] là một công trình chuyên sâu
của tác giả Hà Việt Hưng trình bày những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn, xác
Trang 22định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hànghoá quốc tế bằng đường biển, các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam Tácgiả nêu rõ khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa, đặc điểm, phân loại, lý luận
về hợp đồng vận chuyển, lịch sử hình thành, nguồn hợp đồng thuê tàu chợ, thuêtàu chuyến, đối tượng, chủ thể nội dung, quyền và nghĩa vụ, đặc thù giải quyếttranh chấp, các quan điểm hoàn thiện pháp luật như hoàn thiện các quy định của
Bộ luật Hàng hải cho phù hợp với thông lệ quốc tế, ký kết và gia nhập công ước
về chuyên chở hàng hóa, một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và đảm bảo hiệuquả thực thi
Trong luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý đề tài: “Tổ chức kế toán quản trị
chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Lan [85] trình bày cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chiphí trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, thực trạng và hoàn thiện
tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường
bộ Việt Nam
Trần Văn Duy có bài viết: “Nhận diện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển quốc tế và một số kiến nghị đối với các chủ thế trong quan hệ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế hiện nay” [63] đề cập đặc điểm nhận
diện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế, phân loại hợpđồng này và đưa ra các kiến nghị cho chủ thể của hợp đồng khi tham gia các giaodịch vận chuyển hàng hóa
Cuốn sách: “101 hỏi đáp về hợp đồng dịch vụ, vận chuyển” của luật gia Hoàng
Lê [86] nêu khái niệm HĐDV, quyền nghĩa vụ các bên hợp đồng, các mẫu HĐDVhữu ích cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển
Cuốn sách: “100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển” Võ Nhật Thăng [128] là tập hợp các câu hỏi và giải đáp các kiến
thức chuyên sâu về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển như vận đơn,vận chuyển hàng hóa theo chuyến, khiếu nại, khiếu kiện người vận chuyển, đại
lý, môi giới, các vấn đề về giải quyết tổn thất chung
Trang 23Trước bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầuthì việc nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng điện tử và chữ ký số rất quan trọng
để hoàn thiện HĐDV logistics điện tử Tác giả Trần Văn Biên có nhiều công
trình nghiên cứu như luận án tiến sỹ với đề tài: “Hợp đồng điện tử theo pháp
luật Việt Nam” [8] cung cấp cho NCS kiến thức cơ bản liên quan đến hợp đồng
điện tử như khái niệm, đặc điểm, lợi ích và rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử,kinh nghiệm xây dựng hợp đồng của một số quốc gia, thực trạng pháp luật vềhợp đồng điện tử, những yêu cầu đối với việc hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam; Công trình “Chữ ký trong giao kết
hợp đồng điện tử” [7] phân tích các vấn đề về chữ ký số điện tử, trình tự giao
kết hợp đồng có sử dụng chữ ký điện tử; Bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua internet” [6] đề cập đến nhu cầu điều
chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng
điện tử, thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợpđồng điện tử ở Việt Nam
Bài viết: “Phòng tránh rủi ro trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại
điện tử”[89] của Nguyễn Thành Luân và bài viết: “Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử” của Nguyễn Ngọc Hà [68] đề cập đến khái niệm hợp đồng điện tử, sự khác
biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống, rủi ro trong giao kết hợp đồngđiện tử, thực trạng giao kết hợp đồng điện tử cũng như những rủi ro thường gặp tạiViệt Nam, các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử
Trên thế giới có một số các nghiên cứu chuyên về HĐDV logistics dưới góc
độ kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, tiêu biểu nhất phải nhắc đến là công trình
nghiên cứu: “The handbook of logistics contracts- A Practical Guid to a
Growing Field” [165] của nhóm tác giả Joan Jane and Alfone de Achoa đã nêu
lên những vấn đề cơ bản về dịch vụ thuê ngoài logistics, xu hướng thuê ngoàilogistics trên thế giới, nội dung HĐDV logistics, một số HĐDV logistics cơ bảnnhư hợp đồng chuyên chở hàng hóa đường bộ, sắt, biển, hàng không, vận tải đaphương thức, hợp đồng thuê kho bãi
Trang 24Mari Olander, Andreas Norrman trong bài báo quốc tế tựa đề: “Legal analysis of
a contract for advanced logistics services”[167] phân tích mối quan hệ của các nhà
cung cấp dịch vụ logistics cấp độ 3PL và 4PL với các nhà cung cấp dịch vụ logisticskhác trong chuỗi phân phối hàng hóa, phân tích phương pháp tiếp cận hợp đồnggiữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics cấp độ 3PL và 4PL với khách hàng và
những điểm đáng lưu ý của hợp đồng này Bản hợp đồng logistics mẫu: “Logistics
services contract template”[162] do Global Negotiator Business Publications đăng
lên trang điện tử là mẫu HĐDV logistics với đầy đủ các điều khoản cơ bản giúp chocác tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tham khảo
1.1.4 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề luận án kế thừa
Các công trình nghiên cứu trên đây đều đề cập đến những vấn đề rất chung, phổbiến về logistics như định nghĩa, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, vai tròcủa dịch vụ logistics và quản trị logistics, các kênh phân phối, các vấn đề kho bãi,vận tải đa phương thức, logistics toàn cầu, dịch vụ khách hàng, ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động logistics, logistics xanh, dự báo xu hướng thuê ngoài dịch
vụ logistics Nội dung dịch vụ logistics đều thống nhất gồm có các dịch vụ cụ thểnhư giao nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấnkhách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, các dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụkhách hàng, các dịch vụ tư vấn khác có liên quan đến vận chuyển và phân phối hànghóa Từ các công trình nghiên cứu trên, NCS kết luận và đánh giá về những ưuđiểm, kết quả đã được làm rõ mà luận án sẽ tiếp tục kế thừa, cụ thể là:
Về lý luận: Phần lớn xu hướng nghiên cứu về HĐDV, dịch vụ logistics ở
nước ta trong thời gian qua là cách tiếp cận nghiên cứu góc độ luật học thựcđịnh, kinh tế học và quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu lýluận được triển khai trên nền tảng quy định pháp luật hiện hành Cách tiếp cậnnày đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng về các vấn đề như khái niệm, đặcđiểm, bản chất, ý nghĩa, nội dung của HĐDV và dịch vụ logistics Các nghiêncứu về HĐDV đều chỉ ra các vấn đề về chủ thể, hình thức, nguyên tắc ký kết, nộidung HĐDV, điều kiện có hiệu lực, thực hiện, sửa đổi bổ sung, giải quyết tranhchấp, vô hiệu HĐDV Do đó, NCS sẽ kế thừa các vấn đề lý luận đã nghiên
Trang 25cứu ở trên để tiếp tục phân tích sâu sắc hơn lý luận về HĐDV logistics dưới giác
độ pháp luật
Về thực tiễn: Do phần lớn các công trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ luật
thực định nên các tác giả đã nghiên cứu thực trạng các quy định, thực tiễn ápdụng, thi hành pháp luật về HĐDV và dịch vụ logistics nhằm đánh giá hiệu quảcủa công cụ đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng Với cách tiếp cậnnày, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho NCS các luận cứ, cơ sở cho việcthiết kế các căn cứ, quan điểm và giải pháp để hoàn thiện một số quy định phápluật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay Mặtkhác, NCS cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trước và tiếp tục
bổ sung các giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay
Tóm lại, thông qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quanđến đề tài luận án, NCS nhận thấy chưa có công trình nào phân tích cụ thể,chuyên sâu về lý luận và thực tiễn về HĐDV logistics Đây là công trình đầu tiênnghiên cứu toàn diện về HĐDV logistics theo pháp luật hiện nay ở Việt Nam.Xuất phát từ quan điểm khoa học vừa mang tính kế thừa và vừa mang tính pháttriển mới, một lần nữa NCS khẳng định các công trình nêu trên của các tác giảtrong và ngoài nước là những tài liệu bổ ích để NCS tham khảo trong quá trìnhnghiên cứu luận án của mình
1.1.5 Những vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu trong nội dung luận án
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành, luận án sẽ tiếp tục kếthừa và nghiên cứu để làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận HĐDV logistics theopháp luật, cụ thể là:
Về lý luận: Luận án làm rõ khái niệm dịch vụ logistics, khái niệm, đặc điểm,
vai trò của HĐDV logistics, nguyên tắc và trình tự giao kết, đối tượng, chủ thể,
hình thức và nội dung HĐDV logistics, điều kiện có hiệu lực, các trường hợp vôhiệu của HĐDV logistics, giới hạn trách nhiệm, trường hợp miễn trách của cácLSP, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến các vấn đề này
Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng một số quy định pháp luật về
HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực tiễn giao kết và thực hiện
Trang 26HĐDV logistics, chỉ ra những kết quả đạt được, các vấn đề đặt ra, cơ hội và tháchthức đối với các chủ thể của HĐDV logistics trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Về giải pháp: Luận án đề xuất các giải pháp để hoàn thiện một số quy định
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay.
1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết nghiên cứu
Hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung là sự thống nhất ý chí, ýchí có vai trò quan trọng không thể thiếu được để hình thành hợp đồng, làm phátsinh các nghĩa vụ pháp lý Do đó, lý thuyết tự do ý chí được tác giả tập trungnghiên cứu trước tiên Tuy nhiên, tự do ý chí cần phải dung hòa các lợi ích vàtrật tự xã hội Để giải quyết vấn đề này cần phải dung hòa hai thuyết tự do ý chí
và thuyết xã hội bằng cách tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng và chỉ giớihạn sự tự do này bởi những nguyên nhân chính đáng mà tiêu biểu là trật tự côngcộng và đạo đức xã hội
Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nghiên cứu lý thuyết vềkinh tế thị trường là cần thiết trong đó người mua và người bán dịch vụ logisticstác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượnghàng hoá, dịch vụ trên thị trường
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, bao gồm:
Về lý luận: Khái niệm, đặc điểm, vai trò dịch vụ logistics là gì? Khái niệm, đặc
điểm, phân loại, nội dung, vai trò của HĐDV logistics? Nguồn luật điều chỉnh,nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng, chủ thể, hình thức, nội dung, điềukiện có hiệu lực, các trường hợp vô hiệu của HĐDV logistics, trường hợpmiễn trách và giới hạn trách nhiệm của các LSP là gì?
Về thực tiễn: Thực trạng pháp luật về HĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay
như thế nào? Kết quả và các vấn đề đặt ra trong việc giao kết và thực hiệnHĐDV logistics ở Việt Nam hiện nay ra sao?
Về giải pháp: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về HĐDV logistics
hiện nay dựa trên các quan điểm nào? Giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy
Trang 27định pháp luật về HĐDV logistics và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐDVlogistics ở Việt Nam hiện nay gồm những gì?
1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu và dự kiến kết quả
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu luận án đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: HĐDV logistics là HĐDV thương mại đặc thù, đối tượng của hợp
đồng rất đa dạng, có tính chất phức tạp hơn nhiều HĐDV thương mại khác.Kết quả nghiên cứu (dự định): Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phápluật về HĐDV logistics và thực tiễn giao kết HĐDV logistics
Giả thuyết 2: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết
nhiều hiệp định, thực hiện các cam kết quốc tế về logistics, hội nhập kinh tế quốc
tế và cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, số lượng, giá trịHĐDV logistics gia tăng, hình thức giao kết hợp đồng phong phú, nội dung hợpđồng phức tạp hơn
Kết quả nghiên cứu (dự định): Đánh giá thực trạng HĐDV logistics trongnhững năm gần đây, từ đó nêu bật được những kết quả và hạn chế trong việc giaokết và thực hiện HĐDV logistics
Giả thuyết 3: Những bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về HĐDV
logistics và nhận thức yếu kém của các doanh nghiệp về HĐDV logistics lànguyên nhân chủ yếu xảy ra bất đồng, tranh chấp
Kết quả nghiên cứu (dự định): Phân tích rõ những bất cập trong quy định vàthực trạng nhận thức của doanh nghiệp đối với HĐDV logistics, đồng thời đềxuất giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về HĐDV logistics ở ViệtNam hiện nay và nâng cao hiệu quả thi hành HĐDV logistics bao gồm cả nângcao nhận thức của các chủ thể
1.2.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc ngành Luật Kinh tế, do đó hướng tiếpcận của đề tài là phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐDV logisticsliên quan đến các khía cạnh pháp lý dưới góc độ Luật Kinh tế
Trang 28Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, NCS đánh giá thực trạng các công trình đã công bố liênquan đến đề tài luận án để xác định được các công trình trước đây đã giải quyếtđược những gì liên quan đến đề tài: ―Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật
ở Việt Nam hiện nay‖ và trên cơ sở đó NCS kế thừa và tìm ra cái mới của đề tài.Qua những nghiên cứu này, NCS nhận thấy:
Thứ nhất, dịch vụ logistics là một phần của chuỗi cung ứng được tiếp cận với
nhiều giác độ khác nhau HĐDV logistics được hình thành qua sự phát triển của cáccấp độ dịch vụ logistics từ 1PL đến 5PL Nghiên cứu HĐDV logistics là vấn đề cầnthiết trong thời kỳ hội nhập, góp phần hoàn thiện pháp luật là yêu cầu bức thiết, phùhợp với lý luận và thực tiễn Đây là vấn đề mới, luôn có sự thay đổi và phát triểnnhanh do sự phát triển của công nghệ thông tin nên nhiều vấn đề pháp lý đã và đangphát sinh tác động đến mô hình pháp luật điều chỉnh, cần tiếp tục nghiên cứu, bổsung, sửa đổi nhiều văn bản nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, từ đó thúc đẩy việcgiao kết HĐDV logistics, thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển
Thứ hai, hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình
khác nhau về dịch vụ logistics, HĐDV và HĐDV logistics nhưng chưa có côngtrình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về HĐDV logistics để tìm ra những bất cập,đưa ra các giải pháp hoàn thiện Vì vậy, NCS chọn đề tài: ―HĐDV logisticstheo pháp luật Việt Nam hiện nay‖ làm đề tài luận án tiến sỹ luật học của mình.Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu cơ bản, toàn diện về lý luận vàthực tiễn HĐDV logistics ở Việt Nam dưới góc độ luận án tiến sỹ luật học.Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trịtham khảo đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HĐDV nói chung vàHĐDV logistics nói riêng hiện tại và trong tương lai
Thứ ba, để đạt được mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, luận án dựa
trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quanđiểm của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường, dịch vụ logistics trongđiều kiện tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế Đồng thời, để triển
Trang 29khai nghiên cứu đề tài NCS kết hợp linh hoạt các phương pháp như phương phápthu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh, điều tra xã hội học,phỏng vấn chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu khác phù hợp với từngChương của luận án.
Trang 30Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS
2.1 Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics
2.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và là thuậtngữ rất phổ biến nhưng đến nay chưa có khái niệm chính xác ―Logistics chắcchắn đã được khởi nguồn trong những học thuyết chiến tranh mà trong lịch sửvẫn còn đang lưu giữ‖ [127, tr.6] Ở phương Đông, theo sử ký Tư Mã Thiên, thờiHán Cao Tổ Lưu Bang, xây dựng nhà Hán, Trương Lương lần đầu tiên đưa rakhái niệm hậu cần và do Tiêu Hà phụ trách, năm 202 trước Công nguyên Ởphương Tây, thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đế chế Roman và Byzantine đã có sỹ quan
―Logistikas‖ là người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, cung cấp, phânphối lương thực, quần áo, vũ trang, vật tư…cho quân đội [72, tr.5]
Vào thế kỷ XX, khoảng sau chiến tranh thế giới thứ 2, cụm từ ―logistics‖được sử dụng dần sang kinh tế do các chuyên gia logistics trong quân đội đã ápdụng các kỹ năng logistics của họ vào hoạt động tái thiết kinh tế thời kỳ hậuchiến Từ đó, logistics được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nướcnày sang nước khác, hình thành nên khái niệm ―logistics toàn cầu‖ Logisticsban đầu chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ, sau đó là một chuỗicác hoạt động, hình thành nên khái niệm ―chuỗi cung ứng‖ và ―quản trị chuỗicung ứng‖ Hiện nay, chưa có mội khái niệm thống nhất về logistics, mỗi chuyêngia trong nghiên cứu của mình với cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau mà cónhững khái niệm khác nhau về logistics Tìm hiểu tất cả những định nghĩa khácnhau về logistics cho chúng ta cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về dịch vụ này.Thuật ngữ ―logistics‖ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ―logistikos‖ nghĩa
là ―kỹ năng tính toán‖, thuật ngữ này gần với từ ―logic‖ là ―sự tính toán‖ Banđầu logistics được gọi là hậu cần, nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết từ hậu
Trang 31phương ra tiền tuyến Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quânđội với nghĩa là nghệ thuật bố trí và di chuyển quân.
Từ điển Anh Oxford định nghĩa: ―Logistics là lĩnh vực khoa học quân sựliên quan đến việc mua sắm, duy trì và vận chuyển vật tư, người và phương tiện‖hoặc có định nghĩa khác là: ―Logistics là việc bố trí nguồn lực một cách hợp lý
về thời gian‖
Hội đồng quản lý logistics Hoa Kỳ (Council of Logistics ManagementProfessionals) định nghĩa: ―Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thựchiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thôngtin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệuquả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng‖1
Nhóm tác giả John Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and RouyaJavadpour trong công trình nghiên cứu của mình đã sử dụng định nghĩa này vàthêm các từ gạch chân góp phần làm cho nó cụ thể và chặt chẽ hơn: ―Logistics
là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển và lưutrữ hàng hoá bao gồm các dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuấtphát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầucủa khách hàng2[166, tr.9]
Có nhiều quan điểm cho rằng logistics liên quan đến nhiều cái ―đúng‖ nhưđúng sản phẩm, đúng cách, đúng chất lượng và số lượng, đúng nơi vào đúng thờigian, đúng khách hàng và đúng chi phí Logistics gắn liền với hoạt động kinhdoanh và sản xuất ―Logistics trong hoạt động kinh doanh được định nghĩa là
1 Tiếng Anh là: Logistics is the process of planning, implementing and controlling the efficient, effective flow and storage of goods, services and related information from point
of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirements‖
- www.cscmp.org.
2 Tiếng Anh là: Logistics is the process of planning, implementing and controlling the efficient, effective transportation and storage of goods including services and related information from point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirements
Trang 32dịch vụ cung ứng đúng hàng hóa, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm vàđúng giá đồng thời là khoa học về quy trình (science of process) và nó liên quan đếntất cả các ngành kinh tế‖ [53, tr.17] Logistics trong sản xuất là hoạt động nhằm đảmbảo cho máy móc thiết bị được cung cấp đúng vật tư, đúng số lượng và chất lượng,đúng thời điểm Logistics trong hoạt động sản xuất không phải là quá trình vận tải
mà là sắp xếp công việc hợp lý hơn, kiểm soát việc giao hàng tốt hơn, là việc cungcấp phương tiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt hiệu quả sử dụng vốn
―Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lýkhoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyểnhàng hóa, dịch vụ…từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùngvới chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội được tiến hànhnhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng‖ [72, tr.20]
Ở Singapore Luật Thương mại và Luật Vận tải không định nghĩa khái niệm
và phân loại dịch vụ logistics Chính phủ Singapore tôn trọng ý kiến của Hiệphội Logistics Singapore Trong chương trình đào tạo của mình, Hiệp hội tríchdẫn khái niệm dịch vụ giao nhận và logistics là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quanđến việc vận chuyển (được thực hiện bởi một hay nhiều phương thức vận tải),gom hàng, lưu trữ, xếp dỡ, xử lý, đóng gói hàng hóa cũng như các dịch vụ tưvấn, cố vấn, bao gồm nhưng không giới hạn về hải quan và các vấn đề tài chính,
kê khai hàng hóa theo quy định, mua bảo hiểm, thu hoặc chi các khoản thanhtoán hoặc các chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận (hiện đại)cũng bao gồm các dịch vụ logistics với công nghệ thông tin và truyền thông hiệnđại tích hợp với việc vận chuyển, xử lý hoặc dự trữ hàng hóa và trên thực tế làquản lý toàn bộ chuỗi cung ứng Những dịch vụ này có thể được thiết kế riêngbiệt để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách linh hoạt [91, tr.21]
Pháp luật Nhật Bản không có định nghĩa rõ ràng về dịch vụ logistics, thayvào đó, Nhật Bản chia nhỏ các phân ngành của logistics để quy định theo từnglĩnh vực riêng Tuy nhiên, pháp luật Nhật Bản có định nghĩa về giao nhận hànghóa là dịch vụ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, thông qua người vận tải
Trang 33thực tế đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt Từ ―logistics‖theo tài liệu huấn luyện của Quỹ hợp tác Nhật – ASEAN và Hiệp hội Giao nhậnNhật gọi là ―hỗ trợ từ phía sau‖ hay ―hậu cần‖ [91, tr.23].
Tại Mỹ có một số khác biệt với châu Âu và các nước khác trong việc định nghĩa
và phân loại logistics Theo Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ thì ―Logistics làbất kỳ loại dịch vụ gì liên quan đến việc vận tải, gom hàng, lưu trữ, làm hàng, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan,bao gồm nhưng không giới hạn ở việc làm thủ tục hải quan, và các vấn đề tài chính,
kê khai hàng hóa cho mục đích hành chính, mua bảo hiểm hàng hoá và thu thậphoặc thực hiện thanh toán hay các tài liệu liên quan đến hàng hoá‖ [91, tr.27]
Tài liệu của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu địnhnghĩa: ―Logistics là tập hợp của nhiều dịch vụ khác nhau liên quan trực tiếphoặc gián tiếp tới hoạt động vận tải hàng hóa‖[64, tr.5] Theo phân loại cácngành/phân ngành dịch vụ của EVFTA thì không có khái niệm dịch vụ logistics.Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợvận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải [65, tr.24] Trong bảng Phân nhóm dịch vụcủa Liên Hợp Quốc không có dịch vụ logistics nói chung mà chỉ có từng dịch vụ
cụ thể trong mảng hoạt động logistics Các cam kết mở cửa của Việt Nam trongWTO, EVFTA cũng như trong các FTA khác đều là cam kết theo từng dịch vụ cụthể này
Logistics theo định nghĩa của Tổ chức hỗ trợ thương mại và vận tải toàn cầu
là logistics theo góc độ thương mại, theo đó: ―Logistics thương mại là sự quản
lý dòng hàng hóa quốc tế, các chứng từ và thủ tục thanh toán liên quan với mụcđích cắt giảm chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến logistics thông quađơn giản hóa/hài hòa hóa các thủ tục và chứng từ‖ [92, tr.3]
Ở Việt Nam logistics lần đầu tiên được ghi trong LTM 2005 như sau: ―Dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặcnhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hảiquan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
Trang 34giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận vớikhách hàng để hưởng thù lao‖.
Từ các nguồn tư liệu đã dẫn trên, có thể nhận thấy rằng khó có thể khẳng địnhkhái niệm nào về dịch vụ logistics là đúng nhất vì mỗi định nghĩa đều có cáchnhìn, cách tiếp cận khác nhau Do vậy, logistics cần được hiểu dưới nhiều góc
độ Dưới góc độ của quản trị dịch vụ logistics thì logistics được hiểu theo nghĩarộng bao gồm quá trình lập kế hoạch về logistics, tổ chức thực hiện và kiểm soátviệc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa Dưới góc độ luật học thì logistics là dịch
vụ thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện một hoặc nhiều dịch vụliên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển
và lưu trữ hàng hoá (bao gồm cả các dịch vụ và những thông tin liên quan) từđiểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng một cách hiệu quả nhất nhằmthỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng
2.1.2 Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics
Khái niệm HĐDV logistics có liên quan chặt chẽ với dịch vụ logistics, nóicách khác, thực hiện dịch vụ logistics làm phát sinh HĐDV Như trên NCS đãphân tích, dịch vụ logistics phát triển từ rất lâu trong lịch sử nhân loại và người
ta đã chỉ ra rằng logistics đã, đang và sẽ phát triển trải qua năm cấp độ từ 1PL,2PL, 3PL, 4PL đến 5PL
Logistics cấp độ 1PL là một hình thức mà các công ty tự tổ chức và thực hiệncác hoạt động logistics Họ có các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp
dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để tự cung cấp các khâu củadịch vụ logistics như vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, làm thủ tục thông quan, đónggói hàng hóa
Logistics cấp độ 2PL là hình thức các công ty cung cấp dịch vụ chỉ đảm nhậnmột khâu trong chuỗi logistics, thường là dịch vụ truyền thống như vận chuyểnhàng hóa, dịch vụ kho bãi Đây là việc nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hoạt độngđơn lẻ trong chuỗi logistics Nổi bật nhất có thể thấy 2PL là người vận chuyểnnhư hãng tàu, hãng hàng không, các nhà xe Công ty cung cấp dịch vụ 2PL
Trang 35thường sở hữu và sử dụng phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho côngviệc vận chuyển đặc thù của họ, đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặcthù hay cung cấp các dịch vụ vận chuyển đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics.Hình thức này phát sinh các HĐDV logistics đơn lẻ, chuyên biệt và đặc thù như:HĐDV vận chuyển, HĐDV kho bãi.
Logistics cấp độ 3PL là hoạt động do một công ty thực hiện việc cung ứng dịch
vụ logistics trên cơ sở HĐDV Công ty sản xuất thuê ngoài toàn bộ quá trình quản lýlogistics hoặc chỉ thuê ngoài một số hoạt động có chọn lọc Các LSP cấp độ 3PLthay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phậnnhư gửi, nhận hàng, thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận,vận tải và vận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đếnđiểm đến quy định…3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việcluân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…có tính tích hợp (integratedlogistics) vào dây chuyền cung ứng của khách hàng
Logistics cấp độ 4PL là mô hình phức tạp hơn 3PL 4PL phát triển trên nềntảng 3PL nhưng lĩnh vực rộng hơn bao gồm cả dịch vụ công nghệ thông tin vàquản lý cả quá trình sản xuất và kinh doanh 4PL thực hiện như một hợp đồnghợp nhất các dịch vụ logistics, sử dụng vốn, công nghệ, nguồn lực của mình vàcủa các 3PL khác để thiết kế, xây dựng, vận hành các giải pháp logistics hiệu quảcho khách hàng 4PL điều hành tất cả quá trình logistics cho doanh nghiệp, tiếpquản, điều phối và chia sẻ thông tin với các bên thứ ba mà doanh nghiệp đang sửdụng như nhà vận chuyển, các công ty giao nhận, công ty cho thuê kho bãi, 4PLđược xem là nhà liên lạc duy nhất thực hiện các nguồn lực và giám sát các chứcnăng 3PL trong suốt quá trình phân phối nhằm mục đích vươn tới thị trường toàncầu, giành lợi thế chiến lược và xây dựng các mối quan hệ lâu dài
Logistics cấp độ 5PL là dịch vụ quản lý logistics cao nhất hiện nay, là dịch vụthị trường thương mại điện tử bao gồm cả 3PL và 4PL 5PL quản lý các hệ thốngquản lý đơn hàng, hệ thống quản lý kho hàng, hệ thống quản lý vận tải Cả ba hệthống này có quan hệ với nhau trong một hệ thống thống nhất 5PL ra đời gắn
Trang 36với sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển logistics điện tử 5PL là cácdoanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ lên kế hoạch, tổ chứcthực hiện các giải pháp logistics cho khách hàng bằng việc khai thác tối đa ứngdụng công nghệ tích hợp 5PL nắm vững vai trò tổng hợp các nhu cầu dịch vụcủa 3PL để thương lượng mức cước tốt nhất từ các hãng vận tải với cam kết tiếtkiệm và an toàn tối đa Các doanh nghiệp này phát triển mạng lưới theo dõi hànghóa từ đầu này sang đầu khác, giúp chủ hàng nắm được các thông tin về hànghóa trong toàn bộ quá trình vận chuyển.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu dịch là ―logistics bên thứ…‖, cụm từ PL dịch theonghĩa đen là logistics bên thứ…, tuy nhiên ở 4PL hay 5PL không có bên thứ 4 haythứ 5 nào cả Do vậy, theo NCS để tránh nhầm lẫn nên dịch là logistics cấp độ thứ
tư hay logistics cấp độ thứ năm sẽ dễ hiểu hơn Tương tự như vậy ta sẽ có 1PL,2PL, 3PL là logistics cấp độ thứ nhất, thứ hai, thứ ba Các cấp độ từ 1PL đến 5PLphản ánh sự phát triển của dịch vụ logistics từ giai đoạn sơ khai nhất là tự cấp đếngiai đoạn phát triển hoàn thiện trên cơ sở tối ưu ứng dụng công nghệ thông tin.HĐDV logistics cũng hình thành từ đơn giản đến phức tạp theo các cấp độ pháttriển của dịch vụ logistics như trên HĐDV logistics thực hiện một dịch vụ cho đếnnhiều dịch vụ, HĐDV logistics giao kết bằng phương thức truyền thống cho đếndạng hợp đồng ứng dụng công nghệ thông tin trên nền thương mại điện tử hiện đại.Mục đích của việc này là tối ưu hóa hiệu quả thuê ngoài dịch vụ logistics, tận dụng
ưu điểm của công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí
Cũng giống như nhiều hợp đồng, HĐDV logistics có nhiều tên gọi như thỏathuận, khế ước, giao kèo được thiết lập trên cơ sở tự do ý chí của các tổ chức,
cá nhân với tư cách là chủ thể hợp đồng ―Thuật ngữ hợp đồng ngày nay có haicách hiểu khác nhau, cách hiểu thứ nhất xem ―hợp đồng‖ như là một ―thỏaước‖, cách thứ hai xem hợp đồng như là một quan hệ pháp luật‖ [54, tr.12] Bộluật Dân sự Liên bang Nga 1994 định nghĩa: ―Hợp đồng được thừa nhận nhưmột sự thỏa thuận được giao kết bởi hai hoặc nhiều người về việc phát sinh, thayđổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự‖ [54, tr.11]
Trang 37Hợp đồng là thỏa thuận thống nhất ý chí, là quan hệ pháp luật làm phát sinh hậuquả pháp lý, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết Trong quan hệ dân
sự, hợp đồng là thuật ngữ pháp lý chỉ ―các giao dịch dân sự thông qua việc thỏathuận để chuyển giao các lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức với nhau trong lĩnh vựcluật tư‖ [81, tr.20] ―Hợp đồng là sự kiện pháp lý phổ biến nhất trong quan hệ dân
sự được pháp luật dự liệu xảy ra trong thực tế, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứtquan hệ dân sự và có những hậu quả pháp lý nhất định‖ [79, tr.30] Sự kiện pháp lýlàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự và có những hậu quả pháp lý nhấtđịnh, khác với sự kiện thông thường là không làm phát sinh hậu quả pháp lý nhấtđịnh và không có sự tác động của các quy phạm pháp luật dân sự để hình thành mộtquan hệ dân sự Theo Điều 513 BLDS 2015 Việt Nam thì: ―Hợp đồng dịch vụ là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc chobên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứngdịch vụ‖ [104, tr.198] Hợp đồng theo định nghĩa này ít nhất là có hai bên là bêncung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ ―HĐDV là sự thỏa thuận giữa bên cungứng và bên sử dụng mà theo đó bên cung ứng thực hiện một công việc nhất địnhnhằm đem lại lợi ích cho bên sử dụng và bên sử dụng có nghĩa vụ trả tiền dịch vụcho bên cung ứng trên cơ sở các nộ dung quy định về quyền, nghĩa vụ của các bêntrong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật‖[88, tr.25]
Theo pháp luật Hoa kỳ, ―lời hứa của một bên (giao dịch đơn phương‖ cũng
có thể là hợp đồng‖[1, tr.13] Pháp luật hợp đồng của các nước theo hệ thốngpháp luật Anh- Mỹ nói chung và Hoa Kỳ nói riêng không có sự phân biệt giaodịch và hợp đồng Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hành vi giaodịch đơn phương (lời hứa) và hợp đồng theo cách hiểu truyền thống của hệ thốngpháp luật châu Âu lục địa (là bắt buộc phải có sự thỏa thuận của ít nhất là haibên) Tuy nhiên, theo cách hiểu nào thì hợp đồng cần phải có những điểm chunglà: Có sự thỏa thuận (cam kết) giữa các bên tham gia giao kết; Có sự thỏa thuận(cam kết) làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý
Trang 38Logistics là dịch vụ thương mại nên HĐDV logistics trước hết phải là HĐDVthương mại Khoản 9 Điều 3 LTM năm 2005 quy định: ―Cung ứng dịch vụ làhoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) cónghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụngdịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứngdịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận‖ HĐDV thể hiện tính thương mạiqua việc cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứngthực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.
Theo Điều 233 LTM năm 2005: ―Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờkhác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc cácdịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởngthù lao‖ thì HĐDV logistics sẽ là HĐDV nhằm thực hiện một hoặc nhiều côngđoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, cácthủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giaohàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận HĐDVlogistics có thể cung cấp một trong một số các dịch vụ theo như LTM năm 2005liệt kê hoặc nhiều dịch vụ trong toàn chuỗi mang tính tích hợp như hợp đồng củacác 3PL
Qua các tài liệu nghiên cứu trên đây thì HĐDV logistics là hình thức pháp lý,thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đạt được thông qua sự thỏa thuận trong
đó nêu rõ những điểm mà các bên muốn ràng buộc nhau khi thực hiện một hoặcnhiều dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho nhau Các chủ thể thông qua thỏa thuận
để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, chuyển giao lợi ích cho nhau Dướigóc độ luật học, HĐDV logistics là sự thỏa thuận giữa một bên gọi là bên cungứng dịch vụ và một bên gọi là bên sử dụng dịch vụ, theo đó bên cung ứng dịch
vụ có nghĩa vụ thực hiện một hoặc nhiều dịch vụ logistics còn bên sử dụng dịch
vụ có nghĩa vụ thanh toán phí và sử dụng dịch vụ đã thỏa thuận
Trang 39Dưới góc độ quản trị, HĐDV logistics chính là HĐDV thuê ngoài của cáccông ty sản xuất và thương mại và có các cấp độ như cấp độ của dịch vụlogistics Những thập niên gần đây, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướngthuê ngoài dịch vụ logistics (outsourcing of logistics services) của các công tysản xuất và thương mại Họ tập trung vào các hoạt động cốt lõi thay cho phươngthức giao nhận tự cung tự cấp (own-account transportation) và chuyển giao việcnày cho bên thứ ba ―Xu hướng mới này làm tăng loại hình các công ty cungcấp các dịch vụ như vậy và người ta gọi đó là nhà cung cấp dịch vụ logistics(LSP)‖ [166, tr.154] LSP cung cấp một hoặc nhiều các dịch vụ logistics LSP cóthể là các hãng vận chuyển hoặc các công ty giao nhận, các công ty chuyển phátnhanh, các hãng tàu, các công ty vận chuyển đa phương thức Khi các công tynày đảm nhận hoạt động tích hợp nhiều dịch vụ trong chuỗi logistics thì được gọi
là 3PL Công trình nghiên cứu: ―Logistics Basics-Exercise-Case Studies‖ gọicác dịch vụ thuê ngoài này là logistics theo hợp đồng (contract logistics hoặccontract-logistics services) và những nhà cung cấp những dịch vụ đó gọi là cácđối tác theo hợp đồng (contractual partners) để tổ chức thực hiện toàn bộ chuỗicung ứng logistics [163, tr.92]
Nhóm tác giả Joan Jane and Alfonso de Ochoa định nghĩa: ―Về mặt kháiniệm, có thể định nghĩa HĐDV logistics là một hợp đồng được thực hiện bởi mộtbên gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba- 3PL, chịu trách nhiệm trước một bênkhác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung cấpđược trả những lợi ích kinh tế khác‖ [165, tr.14] HĐDV logistics được ký kếtgiữa bên cung ứng dịch vụ (các chủ tàu, chủ xe cộ, các forwarder (người giaonhận vận tải) và chủ hàng (cá nhân và tổ chức có hàng hóa)
Hiện nay, thị trường logistics đang chứng kiến sự phát triển của các gói dịch
vụ tích hợp dịch vụ logistics 3PL ―3PL chính là xu hướng đẩy mạnh thuê ngoàidịch vụ logistics theo hướng chuyên môn hóa‖ [71, tr.18] Dịch vụ logistics đượcthuê ngoài để giảm chi phí hoạt động và chi phí đầu tư của doanh nghiệp CácLSP 3PL thực hiện dịch vụ logistics đại diện cho doanh nghiệp sản xuất kinh
Trang 40doanh để các doanh nghiệp này tập trung vào hoạt động cốt lõi của họ thay vìđầu tư dàn trải cho các hoạt động khác Họ sẽ tập trung nguồn lực, con người đểlàm tốt các khâu sản xuất, tìm bạn hàng, phát triển thị trường…còn khâu đưahàng hóa đến đối tác sẽ sử dụng dịch vụ của LSP.
2.1.3 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ logistics
Thứ nhất, HĐDV logistics là thỏa thuận pháp lý mang tính thương mại, phức tạp và giá/phí dịch vụ khó xác định
HĐDV logistics là thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ của các bên về một hoặc nhiều dịch vụ logistics Việc thực hiệnHĐDV logistics mang đến cho các bên những lợi ích kinh tế nhất định Bên cungứng dịch vụ nhận được tiền thù lao sau khi hoàn thành nghĩa vụ cung ứng, bên sửdụng dịch vụ đạt được yêu cầu của mình và hoàn thành nghĩa vụ trả tiền
Tính phức tạp của hợp đồng này thể hiện ở chỗ: Dịch vụ là sản phẩm vô hình,khó nắm bắt, khó xác định chất lượng dịch vụ bằng các chỉ tiêu định lượng Do
đó, khi tham gia giao kết hợp đồng này đòi hỏi các chủ thể phải mô tả kỹ về côngviệc thực hiện, thời gian thực hiện và hoàn thành, quyền và nghĩa vụ của các bên
để tránh những xung đột có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Dịch vụlogistics là một chuỗi các dịch vụ liên quan đến quá trình luân chuyển hàng hóanên qua rất nhiều công đoạn, nhiều chủ thể, thậm chí là nhiều địa điểm trongnước và ngoài lãnh thổ Các chủ thể có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ,trực tiếp thực hiện hoặc làm trung gian trong chuỗi logistics tích hợp Tùy từnglĩnh vực hoạt động, chủ thể cung ứng có thể là chủ thể kinh doanh có điều kiệnhoặc không Mỗi điều kiện kinh doanh khác nhau phụ thuộc vào ngành nghềđăng ký hoạt động Ví dụ, chủ thể muốn thực hiện dịch vụ khai báo hải quan đạidiện cho khách hàng thì thành lập công ty đại lý hải quan và phải có chứng chỉ
do cơ quan hải quan cấp Chủ thể kinh doanh dịch vụ kho bãi phải tuân thủ cácđiều kiện về kho bãi, chủ thể kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa phải tuânthủ các quy định về vận chuyển hàng hóa Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa
có nhiều phương thức, mỗi phương thức vận chuyển lại có những điều kiện khác