1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI DỰ THI THĂNG LONG-HÀ NÔI NGHÌN NĂM VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG

14 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành biểu tượng của Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình, là niềm tự hào lớn lao của mỗi người dân đất Việt..

Trang 1

“Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng ”

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam Nơi đây đã chứng kiến nhiều thắng lợi hiển hách của một dân tộc “rực rỡ văn tự, chói lọi võ công !”

Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành biểu tượng của Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình, là niềm tự hào lớn lao của mỗi người dân đất Việt Năm 2010 đánh dấu nhiều sự kiện trong đại của đất nước Việt Nam ta như : 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, … và thời khắc lịch sử đặc biệt Thủ đô tròn 1000 năm tuổi như tô thắm thêm những sự kiện văn hóa trọng đại của nước nhà

Hòa cùng không khí thi đua sôi nỗi của cả nước hướng về Thủ đô với cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn Hiến và Anh hùng”, là một đoàn viên thanh niên, đến với cuộc thi, tôi xin trình bày phần dự thi của mình như sau :

Phần I : 12 câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 : Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long ?

Trang 2

Tượng vua Lý Thái Tổ.

a Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương

b Được thế rồng cuộn hổ ngồi

c Có núi cao sông dài

d Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh

Với 4 đáp án mà Ban tổ chức cuộc thi đã đưa ra, qua tìm hiểu các tư liệu trong Chiếu dời đô của vua

Lý Thái Tổ - nhân vật lịch sử đã làm nên lịch sử đó

là khai sinh tòa kinh đô nước Đại Việt năm 1010 đã xác định những lợi thế của đất Thăng Long trong chiếu dời đô: “…Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương ; được thế rồng cuộn hổ ngồi ; muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.” Theo tôi, đáp án đúng là :

a, b và d

Bức Chiếu dời đô tại Đền Đô

Câu 2 : Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?

a Thành Đại La.

b Thành Cổ Loa

c Thành cổ Sơn Tây

d Thành cổ Hà Nội

Cổ Loa Thành với tượng An Dương Vương

Trang 3

Thủ đô Hà Nội có lịch sử rất lâu đời, trải qua quá trình hình thành và phát

triển; theo dòng lịch sử, những di tích tồn tại qua từng thời kì đã khẳng định dấu

ấn văn hóa nghìn năm Thành Đại La được xây dựng năm 886 là đô cũ của vua

họ Cao dùng để chống giặc Nam Chiếu Thành Cổ Loa được xây dựng hai lần, lần thứ nhất vào thế kỉ III trước Công Nguyên, Cổ Loa là kinh đô của An Dương Vương ; lần thứ hai vào thế kỉ X, Cổ Loa là kinh đô của Ngô Vương Quyền Thành Cổ Sơn Tây khởi dựng vào năm Minh Mệnh thứ ba (năm 1822) Đây là tòa thành mới được khôi phục ở thị xã Sơn Tây Thành Cổ Hà Nội do Vua Gia Long cho tạo dựng để làm thủ phủ của Bắc Thành được hoàn công xây đắp vào năm 1805 Chính vì vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là đáp án b

Câu 3 : Ngôi “Làng hai Vua” ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì ?

a Nhị Khê

b Thủ Lệ

c Hạ Lôi

d Đường Lâm

Theo một số tài liệu mà tôi đã tham khảo được, làng Nhị Khê thuộc huyện Thường Tín phía Nam Thủ đô Hà Nội Ngoài ra, đây là tên của một danh nhân Nhị Khê, có ngôi nhà được chuyển dùng làm trường “Đông Kinh nghĩa thục” nổi tiếng đầu thế kỉ XX Nhị Khê còn được biết đến là quê hương của Anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới : Nguyễn Trãi Ngôi đền chính thờ Nguyễn Trãi cũng được gọi là đền Nhị Khê Làng Thủ Lệ là làng ở điểm chính Tây và Cực Tây của Kinh thành Thăng Long xưa Lúc đầu có tên là làng Thị Trại Là quê hương của mẹ một hoàng tử triều Lý có tên là Linh Lang Hạ Lôi là ngôi làng ở huyện Mê Linh Tên huyện gắn với tên của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Ngôi đền thiêng của làng Hạ Lôi là một trong ba nơi thờ chính Hai Bà Trưng của cả nước

Làng Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây

có di tích đền thờ, lăng mộ của Anh

hùng dân tộc - Bố Cái Đại Vương

Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền Cả

chứng tích huyền kì về cuộc đời và sự

nghiệp của hai vị anh hùng dân tộc này

(như : nơi đánh cọp, chỗ buộc voi,

trường luyện võ, …) Cho nên đáp án

của câu hỏi này là đáp án d

Cổng làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội.

Trang 4

Câu 4 : Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?

a Núi Cung

b Núi Nùng

c Núi Khán

d Núi Sưa

Theo tư liệu : Luận bàn về câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội

nghìn năm Văn hiến và Anh hùng của nhà sử học Lê Văn Lan, Tòa chính điện

Càn Nguyên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng trong những năm đầu định đô ở Thăng Long Đây là công trình kiến trúc quan trọng, cho nên việc chọn điểm cao

để xây dựng tòa chính điện cũng đem vị thế của mình mà làm oai phong cho

kiến trúc cung đình bên trên nó Tư liệu nêu rõ : “Núi Nùng nhiều người nhầm

khi gọi quả gò đất đang thấy ở trong vườn Bách Thảo bằng tên này Nhưng thực

sự núi Nùng không bao giờ ở trong vườn Bách Thảo, mà luôn ở chính tâm tòa

“Thành cổ Hà Nội”, cũng như là ở chính tâm Hoàng thành (thực ra là Cấm thành) Thăng Long Hiện đang còn 4 con rồng đá (tạc năm 1467) trườn từ tòa chính điện Kính Thiên của triều Lê, khởi dựng từ năm 1428 trên đỉnh núi Tòa chính điện này là hậu thân của tòa chính điện Thiên An (khởi dựng năm 1029).

Và đến lượt mình, Thiên An là hậu thân của tòa chính điện Càn Nguyên (khởi dựng năm 1010)” Từ cơ sở nêu trên, tôi chọn đáp án đúng cho câu hỏi này là

đáp án b

Câu 5 : Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý

- Trần đã được tạo tác ở Thăng Long?

a Tháp Báo Thiên

b Chuông Quy Điền

c Tượng Quỳnh Lâm

d Vạc Phổ Minh

Cũng từ tư liệu : Luận bàn về câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long-Hà

Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng của nhà sử học Lê Văn Lan “Tứ đại

khí” là cách gọi tắt của “An nam tứ đại khí” (Bốn vật khổng lồ của nước “An Nam”) - theo cách gọi của người phương Bắc Bốn vật khổng lồ của nước Đại Việt thời Lý Trần (khiến người phương Bắc cũng phải ca ngợi) này được tạo tác theo tinh thần và khí thế rồng bay lên - Thăng Long (Lý) và “hào khí Đông A” (Trần)

Từ tư liệu này, với 4 công trình mà Ban tổ chức cuộc thi đã đưa ra, theo tôi

cả 4 công trình này đều là những công trình trong “Tứ đại khí” mà nước Đại Việt thời Lý -Trần đã được tạo tác ở Thăng Long

Trang 5

Ảnh tư liệu :

Tháp Báo Thiên Chuông Quy Điền

Câu 6 : Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê?

a Khuê Văn Các

b Đại Bái Đường

c Nhà Thái Học

d Bia Tiến Sỹ

Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản văn hóa hàng đầu và là niềm

tự hào lớn lao của đất và người Kinh kỳ - Thủ đô, cũng như là của cả nước Việt ta.Những hạng mục làm nên di sản văn hóa quý giá này rất nhiều và là sản phẩm trí tuệ, tình cảm, công sức của nhiều đời góp lại

Khuê Văn Các là công trình kiến trúc đẹp và giàu ý nghĩa này đang có hình ảnh cách điệu được dùng làm biểu tưởng cho Thành phố Hà Nội Đồng điệu và hài hòa với tổng thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, nhưng kiến trúc này lại chỉ mới được đặt (xây dựng) vào đây hồi đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) ; Đại Bái Đường : công trình kiến trúc hoành tráng này là kiến trúc chính yếu của toàn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội Đây là công trình tích hợp nhiều yếu tố kiến trúc, nghệ thuật, di vật…từ thời Lê -Trịnh (thậm chí

từ thời Mạc) đến thời Nguyễn, với cả những dấu ấn của sự sửa chữa, tôn tạo trong thời hiện đại ; Nhà Thái học : đây là kiến trúc phỏng cổ, mới được xây dựng trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long -Hà Nội, đã nhận được giải thưởng kiến trúc

Trang 6

Bia Tiến Sỹ đặt tại Văn

Miếu Quốc Tử Giám

-Hà Nội.

Bia Tiến Sỹ : Đây là di sản nhiều giá trị nhất của toàn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám- Hà Nội và vừa được làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là

Di sản ký ức nhân loại Tất cả tới nay còn lại được là

82 tấm bia đá đặt trên lưng rùa để “tiến sĩ đề danh” những người đỗ đạt đại khoa thi bắt đầu từ khoa thi tiến sĩ năm 1442 đến khoa thi tiến sĩ năm 1779 Như thế tuyệt đại đa số bia tiến sĩ là thuộc thời Lê, chỉ có 1 bia là nói về khoa thi năm 1529 (thuộc thời Mạc) Những tư liệu trên đã cho biết đáp án

đúng của câu hỏi này là đáp án d

Câu 7 : Khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?

a Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất

b Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới

c Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài

d Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ

Từ cuối năm 2002, việc phát lộ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long ở trung tâm “Thành cổ Hà Nội” (thuộc quận Ba Đình)trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn km2 đã gây chấn động lớn Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hệ thống chứng tích vật thể đích xác cho diễn trình lịch sử hơn nghìn năm tại chính huyệt đạo của Kinh kỳ - Thủ đô nước Việt, và với ý nghĩa tâm linh là:

tổ tiên đang hiện về cùng con cháu đúng vào dịp kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội nghìn năm tuổi

Dựa vào 6 tiêu chí đánh số từ I đến VI mà tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc nêu ra, như là điều kiện để có thể được công nhận là di sản văn hóa (vật thể) của nhân loại, thì khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - theo hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO - đáp ứng được các tiêu chí sau đây :

- Tiêu chí II : Là nơi diễn ra sự giao thoa các giá trị văn hóa của phương

Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch Đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng

Trang 7

- Tiêu chí III : Là trung tâm chính trị văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia

trong suốt thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII

- Tiêu chí VI : Có liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá

trị biểu đạt văn hóa, nghệ thuật, của một quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập trong gần một thiên niên kỷ

Qua những tư liệu đã nêu trên là minh chứng cụ thể cho những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Hoàng thành Thăng Long tương ứng với 3 đáp án b,

c và d mà Ban tổ chức cuộc thi đưa ra Đáp án của câu hỏi này là b, c và d

Vài số liệu về cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long (khu vực xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới) :

1 Diện tích khu đất : 48.000m2

3 Độ sâu tầng văn hóa : 1m đến 4,5m

4 Số nhân công sử dụng lúc cao điểm : 1.500 người

5 Thời gian khai quật : Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 12 năm 2003

6 Số nhà khoa học Việt Nam tham gia công trình : 70 người

7 Số hiện vật phát hiện : trên 4.000.000 (bốn triệu)

Những hình ảnh được phát lộ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long :

Di vật được phát lộ trong khu di tích Dấu vết nền cung điện thời Lý ở Hố A20

Trang 8

Dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần

ở hố D4 - D6 (khu D)

Dấu vết con đường trải sỏi và hệ thống cống

thoát nước của cung điện thời Lý - Trần ở hố B5

Câu 8 : Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào?

a Ô Quan Chưởng

b Ô Cầu Giấy

c Ô Cầu Dền

d Ô Chợ Dừa

Các cửa ô là di sản văn hóa, kinh tế - xã hội đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội Cho đến giữa thế kỉ XX, vẫn còn di tích của hơn 10 cửa ô Ban tổ chức cuộc thi kể tên 4 cửa ô là : Ô Quan Chưởng : tên gọi chính thức của ô này là “ Đông Hà Môn” Tên gọi đã nói rõ vị trí của ô là nằm ở phía Đông của “Thành

cổ Hà Nội” trông ra sông Hồng Ngày 10-10-1954 không có cánh quân nào của

bộ đội ta tiến vào giải phóng Thủ đô

theo hướng Đông

Ô Cầu Giấy : còn có 1 tên gọi

khác nữa là ô Thanh Bảo Cánh quân

tiến vào giải phóng thủ đô của ta từ

hướng Tây ngày 10-10-1954 xuất phát

từ địa điểm tập kết “Quần Ngựa” diễu

binh qua Kim Mã , Hàng Đẫy, Cửa

Nam… vào trung tâm thành phố Ô

Cầu Dền : ngày 10-10-1954 cánh quân

phía Nam (bộ binh) tiến vào giải phóng

thủ đô của ta xuất phát từ địa điểm tập

kết “Việt Nam học xá” tiến qua Bạch Mai, sang phố Huế, qua Hồ Gươm, vòng

Cửa Ô Cầu Giấy

Trang 9

lại tiếp quản khu “Đồn Thủy”, khu Đấu Xảo Ô chợ Dừa : còn có tên là “Ô Cầu Dừa” hay là “Ô Thịnh Hào” Đây chỉ là chỗ mà cánh quân của đô đốc Long, trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào mùa Xuân năm 1789, sau khi hạ đồn Đống Đa của quân Thanh, đã tiến qua để kích bật đại quân của bại tướng Tôn Sĩ Nghị ra khỏi kinh đô nước Việt Từ những tài liệu tham khảo được, chắc chắn rằng, Ban tổ chức cuộc thi muốn nói đến Ô cầu Giấy và Ô Cầu Dền Cho nên đáp án của câu hỏi này là b và c

Phố phường Hà Nội tưng bừng đón những người con thân yêu trở về trong ngày 10-10-1954.

Câu 9 : Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”?

a Phủ Chủ tịch

b Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn)

c Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội)

d Quảng trường Ba Đình

Với câu hỏi này, Ban tổ chức cuộc thi đã đưa ra 4 địa điểm gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước ta Phủ Chủ tịch là nơi mà Bác Hồ

đã soạn bài nói có câu tuyên ngôn lịch sử : “Không có gì quý hơn độc lập, tự

do !” Văn bản được gửi cho một số đồng chí lãnh đạo đọc và góp ý kiến Sau

đó, Bác cho thu thanh lời đọc của mình ở một buồng nhỏ trong tòa nhà chính

của Phủ Chủ tịch Quảng trường Cách mạng tháng Tám Là nơi diễn ra các sự

kiện trung tâm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Cũng là nơi mà ngày

17-7-1966 tuổi trẻ Thủ đô được Thành đoàn Hà Nội - nhận Chỉ thị của Thành ủy - tổ chức cuộc mít tinh lớn hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân sắp tới ngày 20-7Cuộc mít tinh bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng, nhưng từ 6 giờ sáng

Trang 10

quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn thể dân tộc, và khẳng định chân lý lịch sử của nhân loại tiến bộ Quảng trường Ba Đình Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2-9-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quảng trường 1-5: Là nơi diễn ra cuộc biểu tình lịch

sử ngày 1-5-1938, làm rung động chế độ nô dịch của thực dân đô hộ Pháp Như vậy, theo tôi, đáp án của câu hỏi này là đáp án a

Nhà sàn - nơi Bác Hồ làm việc tại Phủ Chủ tịch

Câu 10 : Trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?

a Năm 1968

b Năm 1972

c Năm 1973

d Năm 1975

Phủ Chủ Tịch-nơi có căn buồng nhỏ Bác cho Thu

thanh lời đọc của mình có câu tuyên ngôn lịch

sử:“Không có gì quý hơn độc lập, tự do !”

Trang 11

Nói đến trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập

kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô thì rất nhiều người biết đến một chiến dịch kéo dài 12 ngày đêm, quân dân Thủ đô cùng với quân dân toàn miền Bắc đã đập tan cả sức mạnh lẫn ý chí xâm lược của kẻ địch

và trận đánh này xứng đáng so sánh với kết quả của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp (1946-1954) đó chính là năm 1972 Để khẳng định đáp án b đúng, xin

minh họa thêm : Năm 1968 là “chiến dịch Tết” (Mậu Thân), gọi những chiến công lập được vào năm 1973 là “ phá sản cuộc Việt Nam hóa chiến tranh của

Mỹ”, lập được vào năm 1975 là “Đại thắng mùa Xuân” giải phóng hoàn toàn

miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975)

Câu 11 : Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng “Người nắm

tay nhảy múa”), vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào?

a Thành phố của những giá trị nhân loại

b Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp

c Thành phố Vì hòa bình

d Thành phố Di sản văn hóa thế giới

Thủ đô nước ta được nhận rất nhiều danh hiệu cao quý

Tuy nhiên, đất nước ta trên con đường phát triển kinh tế - xã

hội và từng bước hội nhập kinh tế Quốc tế Dân tộc Việt Nam ta luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa mà mình vốn có Với những tiêu chí mà Tổ chức UNESCO quy định đối với Thành phố Vì hòa bình thì Hà Nội vinh dự được Tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố Vì hòa bình Đáp án đúng là c

Câu 12 : Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?

a Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội

b Kỷ niệm 30 năm trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

c Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô

d Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội

` Những danh hiệu cao quý mà Thủ đô ta nhận được chính là kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc, là minh chứng cho một dân tộc có truyền thống yêu nước thương nòi Lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, niềm tự hào, hân hoan của những người con Đất Việt khi Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần như muốn nhắc lại thời khắc thiêng liêng vào năm 2000 - thời

Ngày đăng: 28/09/2013, 12:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thủ đô Hà Nội có lịch sử rất lâu đời, trải qua quá trình hình thành và phát triển; theo dòng lịch sử, những di tích tồn tại qua từng thời kì đã khẳng định dấu  ấn văn hóa nghìn năm - BÀI DỰ THI THĂNG LONG-HÀ NÔI NGHÌN NĂM VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG
h ủ đô Hà Nội có lịch sử rất lâu đời, trải qua quá trình hình thành và phát triển; theo dòng lịch sử, những di tích tồn tại qua từng thời kì đã khẳng định dấu ấn văn hóa nghìn năm (Trang 3)
Khuê Văn Các là công trình kiến trúc đẹp và già uý nghĩa này đang có hình ảnh cách điệu được dùng làm biểu tưởng cho Thành phố Hà Nội - BÀI DỰ THI THĂNG LONG-HÀ NÔI NGHÌN NĂM VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG
hu ê Văn Các là công trình kiến trúc đẹp và già uý nghĩa này đang có hình ảnh cách điệu được dùng làm biểu tưởng cho Thành phố Hà Nội (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w