Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
1,53 MB
Nội dung
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ MÓNG CÁI Móng cái là địa đầu phía đông bắc của tỉnh Quảng ninh, cũng là địa đầu phía đông bắc Việt nam có 70 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc. phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phái tây giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Cô Tô và phía bắc giáp biên giới việt Nam- Trung Quốc. Thành phố Móng Cái hiện nay có diện tích đất tự nhiên 516,55 km2, trải rộng từ 107 0 10’ đến 108 0 05’ kinh độ đông và từ 21 0 10’ đến 21 0 40’vĩ độ bắc. 85 % diện tích là đất liền, trong đó 71% diện tích tự nhiên là đồi và núi xen kẽ các thung lũng, sông suối, bãi biển, thấp dần từ bắc đến nam. Xã vùng cao Hải Sơn có dãy Pan Nai với đỉnh cao nhất là 710m. 15% diện tích của thành phố là đảo đã tạo thành nhiều của đầm, vũng, bãi, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Đảo Vĩnh thực là một dãy núi dài chạy dài gần 20 km từ đông sang tây, cách đất liền trên 2 km tạo thành vịnh lớn, đỉnh cao nhất là 170m.Tổng dân số năm 2006 gần 8 vạn người gồm 5 dân tộc anh em: Kinh, Dao, Tày , Sán chay và Hoa. Tên Móng Cái bắt nguồn từ cái tên “Mang Nhai”. “ Mang” là tên dòng sông, là xuất xứ từ tên sông “ thác Mang” của địa phương, lúc bấy giờ trên dòng sông có một ngọn thác đổ xuống, dòng thác chảy mạnh dữ dội, uốn khúc giống như con rắn hổ mang khổng lồ nên gọi là sông “thác Mang”. Còn “ Nhai” xuất phát từ “ Cái” có nghĩa là chợ. Do chữ Nôm của ta thiếu âm nên viết “ Mang Cai” thành Mang Nhai tức là chợ bên sông Mang. Khi người Pháp đến phiên âm ra là Mon Cay, sau này ta viết thành Móng Cái cho Việt hóa (2). Trải qua các giai đoạn lịch sử, Móng Cái ngày nay được hình thành bởi quá trình chia ra, hợp lại của nhiều thời kỳ và có những tên gọi khác nhau. Về địa lý hành chính, theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì Móng Cái xa xưa được gọi là trấn Triều Dương. . Đến đời Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 được gọi là châu Vĩnh An. Đời Trần Thiên Ứng Chính Bính thứ 11(1242) gọi là lộ Hải Đông. Đời hậu Lê năm Thuận Thiên thứ 1(1426) gọi là Yên Bang (Đông Đạo). Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) được gọi là Yên Bang. Năm Hồng Đức thứ 21(1490) gọi là xứ, trấn Yên Bang. Thời Lê Trung Hưng(1509- 15160), để tránh phạm húy nên gọi là Yên Quang. Thế kỷ XVII, gọi là châu Vạn Ninh và thế kỷ XVIII gọi là châu Mang Nhai Đầu thế kỷ XIX, là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng, từng là thủ phủ của "Xứ Nùng tự trị". Ngày trước Móng Cái còn bao gồm cả 2/3 diện tích của huyện Phòng Thành Cảng- Quảng Tây- Trung Quốc, nhưng sau hiệp ước Pháp-Thanh 1887 thì diện tích Móng Cái còn như ngày nay, đã bị mất đi khu Bạch Long- Giang Bình, xã Đông Hưng, xã Thượng Tư và một số đảo khác. Ảnh Móng Cái xưa Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh cũ từ năm 1906. Thị xã Móng Cái được tái lập ngày 1/2/1955 và trở thành tỉnh lị tỉnh Hải Ninh sau khi bị giải thể trong kháng chiến chống Pháp. Sau đó thị xã Móng Cái bị hạ cấp xuống thành thị trấn Móng Cái, huyện lỵ của huyện Hải Ninh. Từ ngày 16/1/1979 đến ngày 28-5-1991 thị trấn Móng Cái đổi tên là thị trấn Hải Ninh. [...]... Móng Cái bị tàn phá nặng nề, nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá bị phá huỷ, đặc biệt là khu phố cổ dọc theo bờ sông Ka Long không còn nữa Nhiều cư dân gốc Hoa cũng bị trục xuất ra khỏi thị xã khiến kinh tế địa phương trở nên trì trệ Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt Trung trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính . các giai đoạn lịch sử, Móng Cái ngày nay được hình thành bởi quá trình chia ra, hợp lại của nhiều thời kỳ và có những tên gọi khác nhau. Về địa lý hành chính,. Nhai”. “ Mang” là tên dòng sông, là xuất xứ từ tên sông “ thác Mang” của địa phương, lúc bấy giờ trên dòng sông có một ngọn thác đổ xuống, dòng thác chảy