ChùaNam Nhã. ChùaNam Nhã, do lão Thái Nguyễn Giác Duyên lập nên, hồi cuối thế kỷ 19, nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc bề thế, vững chãi mà hài hòa với thiên nhiên. Ai đã một lần đến thành phố Cần Thơ (Tây Đô) chắc không thể bỏ qua cơ hội ghé thăm chùaNam Nhã, còn gọi là chùa Minh Sư hay Đức Tế Phật Đường, nằm cách trung tâm thành phố 5 km về phía Bắc. Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân và tinh thần bất khuất của một số sĩ phu, văn thân yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. ChùaNamNhã thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới thành phố Cần Thơ), phía trước chùa là dòng sông Bình Thủy in hình những bóng cây đại thụ, đối diện là đình Long Tuyền uy nghi đồ sộ. Phía đông là cồn Sơn ví như trái châu của suối Rồng (Long Tuyền) và cồn Bình Thủy ví như lưỡi rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuồn cuộn chảy theo những lớp sóng bạc đầu. Chùa được xây cất trên một khoảnh đất hàng chục mẫu, cổng chùa xây bằng gạch cổ, lợp ngói ta, vững chãi bề thế. Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy; giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2m được đặt trong một bồn nước trong xanh xây bằng gạch tầu đỏ sậm, trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý giá, tuổi ngót 100 năm được cắt uốn rất công phu. Chính diện là một ngôi nhà lớn 5 gian, xây theo lối vòng cung, mỗi gian được 4 cột xi- măng chống đỡ với 3 vòm bán nguyệt. Các họa tiết hoa văn trang trí ở đây đều được tô đắp rất công phu tỉ mỉ làm tăng vẻ mỹ lệ của gian chính diện. Sau chính điện là một hành lang dài có hai căn phòng tiếp khách quý. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Đông Lan đường (còn gọi là Cần đạo đường) dùng cho nam giới và Tây Lan đường (còn gọi là Khôn đạo đường) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Sau chùa là cả một vườn cây ăn trái, xanh tốt quanh năm, mùa nào quả ấy, tiêu biểu cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lịch sử chùaNamNhã có nhiều nét độc đáo. Nguyên từ năm 1895 do chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của các vị lão sư Đinh Hảo Khiêm, Ngô Cẩn Tiền ở chùa Quảng Nam (Đa Kao, Sài Gòn) xuống Bình Thủy truyền đạo Minh Sư thờ Tam Giáo (Nho, Phật, Lão), lão thái Nguyễn Giác Duyên bèn dẹp tiệm thuốc bắc ở chợ Bình Thủy về ấp Bình Nhật và lập nên ngôi chùaNam Nhã. Đầu tiên, ngôi chùa chỉ có 3 gian, cột gỗ, cổng và mái lợp ngói rất đơn sơ gồm chính điện là gian giữa, hai gian bên là Đông Lan đường và Tây Lan đường. Đến năm Đinh Tî (1917), Nguyễn Giác Duyên và em là Nguyễn Giác Cung, cùng ban chủ sự chùa gồm Dương Văn Đạt (thầy Ba Chệt), Mai Thị Đồ, Bùi Hữu Sanh (con trai thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) cùng chung lo xây lại chùa lần thứ hai có nhà Tam Bảo. Đến năm 1923, chùa lại được tu bổ, hoàn thiện thêm một lần nữa và có quy mô to lớn như ngày nay. NamNhã chính là tên hiệu thuốc bắc của lão thái Nguyễn Giác Duyên, chùa còn có tên là Minh Sư. Từ ngày đầu thành lập, tại chùa đã có nhiều hoạt động yêu nước và tiến bộ. Chùa cũng từng là trụ sở chính của phong trào Đông du (1907 - 1940), nơi chu cấp cho các học sinh du học và chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp do cụ Phan Bội Châu khởi xướng. Ngôi chùa là nơi thường lui tới của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Hào Vĩnh . Trong thời kỳ Đông du, chùa đã tự tổ chức ra nhiều cơ sở kinh tài, lấy tiền nuôi học sinh du học, chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Tại đây, nhiều cuộc bình thơ, họa thơ đã được tổ chức và xuất hiện nhiều áng văn thơ yêu nước, có nội dung đòi độc lập dân tộc, dân chủ, dân quyền. Văn phẩm Đạo Nam kinh do chùaNamNhã phổ biến, thời kỳ này bị Pháp liệt vào loại sách cấm, đã đề cao vai trò học vấn, chống ngu muội, chống mê tín, đề cao tiến bộ khoa học kỹ thuật của văn minh loài người. Có những bài diễn ca như: "Văn minh ta phải học khôn, Theo người Anh, Pháp, theo gương Hoa Kỳ. Trăm nghề học, học chi cũng được, Học thiên văn rồi học địa dư, Học toán pháp, học binh thư, Canh nông học sách, lập thư viện đường". Chùa chủ trương ăn chay, nhưng không cạo đầu, không mặc nâu sồng, ai mặc quần áo gì cũng được miễn là trang nghiêm và kín đáo. Chùa chỉ có một cái chuông để thỉnh báo cho thiện nam tín nữ trước khi lễ. Chùa tập trung vào tu dưỡng tâm tính con người, lấy sản xuất, tự lực tự cường để tồn tại và phát triển. Ngày nay, chùaNamNhã vẫn duy trì được lối sống giản dị đó, du khách đến chùa bất và rất đề cao ý chí tự lực tự cường để tồn tại và phát triển Ai đã một lần đến thành phố Cần Thơ (Tây Đô) chắc không thể bỏ qua cơ hội ghé thăm chùaNam Nhã, còn gọi là chùa Minh Sư hay Đức Tế Phật Đường, nằm cách trung tâm thành phố 5 km về phía bắc. Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân và tinh thần bất khuất của một số sĩ phu, văn thân yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp bât kỳ l úc nào cũng thấy một không khí làm việc tấp nập trong sự yên tĩnh đặc biệt . Chùa Nam Nhã. Chùa Nam Nhã, do lão Thái Nguyễn Giác Duyên lập nên, hồi cuối thế kỷ 19,. qua cơ hội ghé thăm chùa Nam Nhã, còn gọi là chùa Minh Sư hay Đức Tế Phật Đường, nằm cách trung tâm thành phố 5 km về phía Bắc. Ngôi chùa này nổi tiếng