Hãy chứng minh rằng, pháp luật đất đai qua các giai đoạn phát triển khác nhau có xu hướng ngày càng quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền của người sử dụng đất. Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này?
Trang 1Đề số 1 Câu 1: Hãy chứng minh rằng, pháp luật đất đai qua các giai đoạn phát triển
khác nhau có xu hướng ngày càng quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền của người sử dụng đất
Có Luật Đất đai năm 1987
Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001
Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2013
Các giai đoạn Nội dung quyền mở rộng hơn Luật liền trước
Luật Đất đai năm 2013 Có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất một phần
hoặc toàn bộ dự án khi đã hoàn thành cơ sở hạ tầng
Luật Đất đai năm 2003 Được cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất
khi hoàn thành cơ sở hạ tầng Luật Đất đai sửa đổi bổ
sung năm 2001
+ quyền thế chấp hoặc bảo lãnh bằng giá trị quyền
sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền
với đất đó tại Việt Nam; không phân biệt tổ chức tín dụng đó là tổ chức tín dụng của Việt Nam hay nước ngoài
Luật Đất đai sửa đổi bổ
sung năm 1998
+ quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê
với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để hợp tác sản xuất kinh doanh
+ quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời
hạn thuê đất Luật Đất đai năm 1993 + quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa
kế, thế chấp quyền sử dụng đất
+ quyền được thuê đất
Luật Đất đai năm 1987 Quyền sử dụng ổn định lâu dài
Quyền sử dụng đất đúng mục đích được giao
Câu 2: Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các
quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này?
Trang 2* Nguyên tắc: Không nêu rõ trong luật nhưng qua các thời kỳ có thể thấy nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp thể hiện ở những điểm sau:
- Được tạo điều kiện để sử dụng, khuyến khích khai hoang, phục hóa
- Sử dụng trong hạn mức thì không phải trả tiền sử dụng đất
- Chuyển mục đích phải đúng quy hoạch
* Chứng minh:
- Không thu tiền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định (khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai năm 2013)
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số (điểm c, khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai năm 2013)
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn
cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước
bạ (Điều 190 Luật Đất đai năm 2013)
Đề số 2 Câu 1: Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ: Quyền sử dụng
đất của những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện của Nhà nước đối với đất đai, vừa mang tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất
* Tính phụ thuộc
- Nhà nước có thể thu hồi đất, trưng dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh … (khoản 4 Điều 13 Luật Đất đai năm 2013)
- Việc chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất phải theo quy hoạch 5 năm của chính quyền cấp tỉnh (Điều 14 Luật Đất đai năm 2013)
Tính độc lập:
- Tự do thỏa thuận giá trị quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng (Điều
167 Luật Đất đai năm 2013)
- Được Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất (khoản 2 Điều
166 Luật Đất đai năm 2013)
Trang 3Câu 2: Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh
tế cao? Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này?
* Sử dụng đất đai hợp lý: là loại đất nào phù hợp với hình thức nào thì ưu tiên phát triển hình thức đó Ví dụ: đất phù hợp trồng lúa thì không nên lấp hết
để làm nhà ở Hợp lý còn sự cân đối giữa diện tích đất công cộng với diện tích đất của cá nhân, tập thể khác Ví dụ: Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị (khoản 5 Điều
144 Luật Đất đai năm 2013)
* Sử dụng tiết kiệm: Phù hợp với nhu cầu và tốn ít diện tích sử dụng đất
Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất (khoản
2 Điều 162 Luật Đất đai nă m2013)
Đề số 31 Câu 1: Luật Đất đai 2013 đã có những quy định nào nhằm đảm bảo tính khả thi
của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết tình trạng quy hoạch treo, dự
án treo hiện nay?
Để việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo Luật đất đai 2013 bổ sung thêm 1 số quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể là:
Bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 35 quy định: Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia… cấp xã”
Bổ sung mới 2 nguyên tắc tại khoản 7, 8 Điều 35
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất Luật đất đai 2013 quy định “ Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
đc lập hàng năm” ( Khoản 2 Điều 37) ( luật cũ là 5 năm)
Trang 4Nhằm khắc phục đc những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Luật đất đai 2013 quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp
Điểm mới có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai 2013 là quy định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật đất đai 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại khoản
5 Điều 40
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, Luật đất đai 2013 bổ sung quy định: “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện ( khoản 3 Điều 45)
Chuyên môn hóa các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Luật đất đai 2013 bổ sung thêm điều 47
Nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo, Luật Đất đai 2013 đã bổ sung nhiều quy định để thanh lọc bớt những doanh nghiệp làm dự án theo kiểu
“tay không bắt giặc” Cụ thể người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật đất đai 2013
Bổ sung Điểm i khoản 1 Điều 64
Trang 5Câu 2: Phân biệt hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn với
hòa giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Tòa án nhân dân
Phân biệt Hòa giải cơ sở Hòa giải tiền tố tụng Định nghĩa Hòa giải ở cơ sở là việc hòa
giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này
(khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải
cơ sở năm 2013)
Không có định nghĩa chính xác nhưng từ quy định đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất cần
có thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án có thể hiểu: Hòa giải tiền tố tụng là một thủ tục bắt buộc và là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa
án (hòa giải trước khi kiện tụng)
Bản chất là việc giải quyết những mâu
thuẫn, tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, vi phạm pháp luật giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, giảm bớt vụ việc phải đưa lên TAND giải quyết
Là một thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc Đây có thể được coi như là một giai đoạn bắt buộc trước khi nộp đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền
Phạm vi hòa
giải
Phạm vi rộng hơn
mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi
Tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể
+ Trong giải quyết các tranh chấp đất đai: Phạm vi hòa giải đối với hoạt động này là những tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được Tranh
Trang 6hoạt, công trình phụ, giờ giấc
sinh hoạt, gây mất vệ sinh
chung hoặc các lý do khác);
tranh chấp phát sinh từ quan hệ
dân sự như tranh chấp về quyền
sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp
đồng dân sự, thừa kế, quyền sử
dụng đất; tranh chấp phát sinh
từ quan hệ hôn nhân và gia
đình; vi phạm pháp luật mà
theo quy định của pháp luật
những vi phạm đó chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, xử lý vi phạm hành
chính; vi phạm pháp luật hình
sự trong một số trường hợp
được pháp luật quy định
chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất Theo đó, các tranh chấp tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp
về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng
là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; còn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền
sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp [4]
+ Trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Phạm vi hòa giải là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa người lao động và người
sử dụng lao động trong quan hệ lao động Tuy nhiên các tranh chấp lao động cá nhân sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ
Trang 7động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng + Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Phạm vi hòa giải là tranh chấp giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác
chủ thể thực
hiệnviệc
hòa giải
bởi các hòa giải viên thuộc các
tổ hòa giải Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở
- Hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp đất đai do Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện Cơ cấu thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng và các chức danh khác của chính quyền cấp xã
Trang 8quyết tranh chấp lao động cá nhân do Hòa giải viên lao động tiến hành Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp tập thể về quyền do Hòa giải viên lao động, Chủ tịch UBND huyện, (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) tiến hành
hệ quả pháp
lý của việc
hòa giải
Nếu hòa giải thành, các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành; nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật
Hòa giải phải lập biên bản Hòa giải không thành thì nộp kèm biên bản hòa giải không thành
và có quyền yêu cầu Toà án giải quyết