1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT

19 1,3K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

THS. NGUYỄN VINH HIỂN ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỊA ĐỘNG VẠT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT - BINH DƯƠNG (ĐÂY CHỈ LÀ BẢN THẢO, AI CÓ BẢN HAY XIN GỬI CHO MÌNH THAM KHẢO VỚI.) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: ĐỊA SINH VẬT, VỊ TRÍ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC, SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 2. Vị trí địa sinh vật trong hệ thống các khoa học 3. Sơ lược lịch sử phát triển của Địa sinh vật 4. Sơ lược lịch sử Địa sinh vật Việt Nam CHƯƠNG II: SINH QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT TRONG SINH QUYỂN 1. Khái niệm về sinh quyển 2. Giới hạn phân bố của sinh vật trong sinh quyển 3. Môi trường với sự phân bố của các sinh vật CHƯƠNG III: VÙNG PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT 1. Khái niệm về vùng phân bố 2. Sự phân bố của loài trong vùng phân bố 3,. Khái niệm về hình thái vùng phân bố 4. Khả năng phát tán của sinh vật 5. Trở ngại và chướng ngại đối với phát tán sinh vật CHƯƠNG IV: VÙNG PHÂN BỐ CÁCH BIỆT 1. Khái niệm về vùng phân bố cách biệt 2. Vùng phân bố cách biệt trong một lục địa 3. Vùng phân bố cách biệt địa phương 4. Vùng phân bố cách biệt đại dương 5. Vùng phân bố cách biệt trong đại dương 6. Nguồn gốc của khu hệ động vật, khu hệ thực vật hiện tại ở các miền khác nhau trên Trái Đất CHƯƠNG V: SỰ CÁCH LY 1. Sự cách ly và cách hình thành 2. Đặc điểm động vật giới, thực vật giới ở hồ cách ly cổ xưa 3. Đặc điểm động vật giới hang động và bể nước ngầm 4. Đặc điểm động vật giới, thực vật ở đảo CHƯƠNG VI: CÁC MIỀN ĐỊA SINH VẬT TRÊN CÁC LỤC ĐỊA 1. Nguyên tắc chung phân chia lục địa theo sự phân bố địa của các sinh vật 2. Các miền địa thực vật trên thế giới 3. Các miền địa động vật trên lục địa CHƯƠNG VII: CÁC MIỀN ĐỊA SINH VẬT ĐẠI DƯƠNG 1. Nguyên tắc cơ bản phân vùng địa sinh vật đại dương 2. Miền Bắc cực (Arctic) 3. Miền nước ôn hòa Bắc Thái bình dương (Boreo _Pacific ) và miền nước ôn hòa Bắc Thái bình dương (Boreo – Atalantci) 4. Miền nước ấm Ấn Độ - Thái bình dương và miền nước ấm Đại tây dương 5. Miền Nam cực (Antarctic) 6. Phân bố địa cá nước ngọt CHƯƠNG VIII: ĐỊA SINH VẬT VIỆT NAM 1. Các nhân tố hình thành hệ thực vật, hệ động vật 2. Địa thực vật Việt Nam 3. Địa động vật Việt Nam BẢN CHỈ DẪN ĐỊA SINH VẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I: ĐỊA SINH VẬT, VỊ TRÍ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC, SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa Địa sinh vật (Biogeography) là khoa học nghiên cứu về thảm thực vật và sự phân bố của quần thể động vật ở các miền của Trái Đất; là khoa học về những quy luật phân bố, mối quan hệ giữa các loài thực vậtđộng vật hình hình thảm thực vật và quần thể động vật. 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ Trong tự nhiên, sinh vật giữ vai trò trọng đại. Sự hình hình đất và chu trình tuần hòa vật chất trong tự nhiên sẽ không xảy ra nếu không có sự tham gia của động vật và thực vật. Vì thế nghiên cứu đặc điểm phân bố của động vật và thực vật có tầm quan trong rất lớn. Việc sử dụng hợp động vật và thực vật có ích cũng như đấu tranh chống những loài có hại không thể làm được nếu không hiểu đặc điểm sinh học của những loài động vật và thực vật và những quy luật địa quyết định sự tồn tại của chúng. Như vậy, đặc điểm của thảm thực vật và giới động vật phân bố ở các vùng khác nhau trên trái đất là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa sinh vật. Địa sinh vật có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu sự phân bố của động vật và thực vật ở các phần khác nhau của Trái Đất trước kia và ngay nay, nghĩa là sự phân bố của động vật và thực vật đang sống và đã chết. Nghiên cứu sự phân bố có thể của một loài, đơn vị trên loài như giống, họ, bộ, lớp,… trên phạm vi toàn thể giới hay trên một khu vực địa xác định, như trên lãnh thổ của một khu vực liên quốc gia, hoặc của một quốc gia hoặc một khu vực nhỏ hơn. - Nghiên cứu các nhân tố bà các quy luật quyết định sự ohaan bố của động vật, thực vật . Trên Trái Đất có nhiều loài động vật và thực vật chúng phân bố theo một quy luật nhất định tùy thuộc vào điều kiện địa lý, của nhân tốt sinh thái môi trường nơi sinh vật sinh sống. Như vật, khả năng định cư, những trở lực cản sự định cư của sinh vật là hai mặt của nhiệm vụ nghiên cứu của Địa sinh vật. - Tìm hiểu và giải thích con đường phát sinh, phát triển của sự phân bố động vật , thực vật dự kiến sự phân bố trong tương lai của chúng Ba nhiệm vụ này của Địa sinh vật có quan hệ gắn bó với nhau không thể xem nhẹ bất kể một nhiệm vụ nào 1.3. Các quan niệm về Địa sinh vật Có hai quan niệm về Địa sinh vật cần được làm sáng tỏ: - Quan niệm thứ nhất, lất đặc trung của khu hệ động vật , khu hệ thực vật hoặc lớp phủ thực vật, giới động vật của một vùng Địa nào đó của lớp vỏ Trái Đất làm cơ sở nghiên cứu. - Quan niệm thứ hai, đặc trưng địa nơi loài, giống, họ,,,, động vật, thực vật sinh sống, nghĩa là lấy khu vực địa được giới hạn bởi ranh giới nào đó làm cơ sở nghiên cứu Từ hai quan niệm trên đây sẽ có yyy sinh vật học (Biogeography) và sinh vật địa (Geography). Về động vật, Địa động vật học nghiên cứu động vật giới của các miền Địa lý, còn động vật Địa học nghiên cứu sự phân bố địa của đơn vị phân loại động vật. Có thể nói tương tự như vậy đối với Địa thực vật học và thực vật Địa học. Một số nhà khoa học như N.V Bobrinxki (1951) đề nghị coi quan niệm thứ nhất (tức là lấy động vật giới, thực vật giới làm đối lượng nghiên cứu) là của khoa học Địa . Và vì thế Địa động vật học hay Địa thực vật học, Địa sinh vật học là một ngành của khoa học Địa lý. Còn quan niệm thứ hai (nghiên cứu sự phân bố địa của động vật, thực vật hay sinh vật nói cung) được coi là của sinh vật học và xem động vậtĐịa học (thực vật Địa học hoặc sinh vật Địa học) như là một ngành của khoa học động vật , thực vật hay sinh vật Tuy nhiêm cách phân chia Địa sinh vật thành ngành khoa học của sinh học và của Địa như trên hình như không được đúng. Xét tổng thể có thể xem Địa sinh vật như là một khoa học trung gian giữ khoa học địa và khoa học sinh học, vừa có tính chất địa vừa có tính chất sinh học. Theo quan niệm thứ nhất (quan niệm địa sinh vật), đối tượng nghiên cứu không phải là loài, giống và những đơn vị phân loại khác của động vật và thực vật nói chung, mà là khu phân bố của chúng, tác động của môi trường vùng địa đến sự hình thành các khu phân bố đó. Như vậy, đối tượng nghiên cứu một lần nữa vừa có tính chất sinh học vừa có tính chất địa lý. Trong thời gian điều tra thực địa nhà Địa sinh vật nghiên cứu một vùng các định với quan niệm nghiên cứu khu hệ động vật , khu hệ thực vật , lớp phủ thực vật của vùng đó. Những tài liệu về đặc điểm phân bố địa của từng loài đều được thu thập. Trong quá trình phân tích tài liệu đó và các tìa liệu đó và các tài liệu tham khảo Nhà Địa sinh vật của khu vực nghiên cứu, hoặc phải nêu lên những đặc điểm phân bố địa của từng nhóm phân loại động vật ,thực vật . Mặt khác, trong khi đánh giá đặc điểm địa tự nhiên của các vùng khác nhau, những biết về lớp phủ thực vật, khu hệ động vật, khu hệ thực vật có ý nghĩa lớn. Còn trong khi nhận xét đặc điểm các đơn vị phân loại động vật, thực vật, những hiểu biết về sự phân bố địa của các đơn vị phân loại động vật, thực vật cũng rất quan trong trong việc nêu ra những đặc điểm địa của địa phương đó. Tóm lại, sinh vậtđịa là hai mặt của môn Địa sinh vật không đối lập nhau mà gắn liền nhau. 1.4. Các phân môn của Địa sinh vật - Nghiên cứu địa sinh vật trước tiên cần nêu lên những đặc điểm phân bố của từng loài động vật , thực vật và cả những bậc phân loại lớn hơn và những đặc điểm của hệ thực vật và hệ động vật của các miền địa khác nhau. Ngành địa sinh vật đó gọi là Địa sinh vật về thực vật động vật hay là Địa sinh vật thống kê - Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hệ động vật và hệ thực vật của các vùng địa khác nhau, khoa học địa sinh vật đối chiếu, so sánh các dẫn liệu đó nhận thấy loài động vật, thực vật nào đó có mặt ở khu vực này nhưng không có ở khu vực kia và ngược lại, số thứ ba là những loài có ở nhiều vùng khác nhau, nhờ đó mà phân biệt được vùng này với vùng khác. Từ đó, Địa sinh vật phân chia vỏ Trái Đất ra thành các vùng địa sinh vật khác nhau. Đó là Địa sinh vật phân vùng hay Địa sinh vật (miền địa động vật , miền địa thực vật ). Miền địa sinh vật được phân nhỏ hơn thành phân miền, rồi đến “tỉnh:, “khu”… Việc phân chia và xác định ranh giới của các đơn vị địa sinh vật là đối tượng và nhiệm vụ chủ yếu của Địa sinh vật phân vùng. - Địa sinh vật tìm hiểu những nguyên nhân phân bố hiện tại của sinh vật đã xác định được mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và mối quan hệ của hệ động vật, hệ thực vật với môi trường địa lý. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường . Địa sinh vật nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sự phân bố của sinh vật với những đặc điểm sinh thái của chúng được gọi là Địa sinh vật sinh thái. Địa sinh vật sinh thái nghiên cứu những điều kiện sinh thái để giải thích sự phấn bố của các sinh vật. Tuy nhiên, trong trường hợp những hiểu biết về những đặc điểm hiện tại của môi trường địa không giải thích được sự phân bố của một số loài. Ví dụ, không thể lấy các yếu tố sinh thái ngày nay của vùng địa để giải thích một số loài động vật, thực vật chỉ phân bố ở trong lãnh thổ tương đối nhỏ, như Thú đơn huyệt (Prototheria) chỉ sinh sống ở một khu vực nhất định của Úc châu, bộ Thú thiếu răng (Edentala) lại chỉ có mặt ở Nam Mỹ châu. Sự đứt đoạn của khu phân bố của cây mao lượng núi cao (Thalietrum alpitum) . Chỉ có thể hiểu được những hiện tượng này khi nghiên cứu lịch sử hình thành các lãnh thổ mà hiện nay các loài động vật, thực vật đó chiếm cứ, cũng như nghiên cứu quá khứ của chính loài động vật, thực vật đó. Địa sinh vật chuyển nghiên cứu ý nghĩa lịch sử của Trái Đất trong sự phân bố của sinh vật được gọi là Địa sinh vật lịch sử. Như vậy, Địa sinh vật có thể phân ra 4 phân môn chính sau đây: - Địa sinh vật thống kê (hay Địa sinh vật về động vât, thực vật) - Địa sinh vật phân vùng (hay địa sinh vật so sánh) - Địa sinh vật sinh thái - Địa sinh vật lịch sử @@ Tương ứng với một phân môn này, trong Địa đông vậtĐịa động vật thống kê, Địa phân vùng. Địa động vật sinh thái thống kê. Địa thực vật phân vùng, Địa thực vật sinh tahis và Địa thực vật lịch sử. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Địa sinh vật sử dụng các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp định lượng đối tượng nghiên cứu: Đây là phương pháp đặc trưng của môn Địa sinh vật hiên đại. Khi đề cập tới khu hệ động vật và khu hệ thực vật thì không thể đơn thuần phác vẽ khu phân bố của một loài nào đó, mà cần phải đánh giá được số lượng các loài động vật và thực vật ở các phần khác nhau của khu phân bố đó, có như vật mới thu được những cứ liệu xác thực có ý nghĩa thực tiễn, và khi nghiên cứu những quan hệ giữa các loài động vật , thực vật thì phải đánh giá cho được về mặt số lượng, vai trò của các loài trong quần xã sinh vậtđịa phương đó. Khi phân vùng địa sinh vật, cần chú ý không chỉ đến sự có mặt hay vắng mặt đơn thuần của loài này hay loài nọ trong một miền hoặc phân miền địa sinh vật nào đấy, mà còn phải nêu lên được đặc trưng về số lượng của loài ưu thế tiêu biểu cho miền hoặc phân miền nào đó. - Những phương pháp đánh giá số lượng tuyệt đối, tức số các thể hoặc trọng lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích hoặc khối lượng động vật, thực vật sinh sống trên một diện tích nhất định. Phương pháp này cho chúng ta có những cứ liệu về mật độ nhiều hoặc ít của những loài này so với loài khác của nhóm đó, và có một khái niệm so sánh về số lượng động vật, độ phong phó của thực vật ở các vùng khác nhau hoặc trong một vùng vào những thời gian khác nhau. - Vẽ bản đồ địa sinh vật là một trong những nhiệm vụ của địa sinh vật. Vì thế phương pháp vẽ bản đồ phân bố của các sinh vật là phương pháp chủ yếu của Địa sinh vật . Trên bản đồ phải thể hiện được lớp phủ thực vật, quần thể động vật ,sự phân bố của từng loài, những nhóm phân loại động vật ,thực vật (tốt nhất là vẽ những điều này trên cơ sở của cảnh quan) 2. VỊ TRÍ ĐỊA SINH VẬT TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC Địa sinh vật là khoa học rất tổng quát và cần có những dẫn liệu của nhiều khoa học khác nhau. Trước hết Địa sinh vật là một khoa học của khoa học Địa và khoa học sinh học. Song song với các khoa học Địa mạo, Thủy văn, Hải dương học, Khí hậu học và Địa thổ nhưỡng. Địa sinh vật là một khoa học nghiên cứu một trong số những thành phần cấu tạo vỏ Trái đất. Địa sinh vật là thành phần của hai ngành lớn của khoa học Địa Địa tự nhiên và Địa cảnh quan. Địa sinh vật nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường địa lý, nên Địa sinh vật có quan hệ mật thiết với khoa học. Môi trường. Măt khác, Địa sinh vật là một môn của Sinh học vì đối tượng nghiên cứu của nó là các sinh vật: Thực vật, đông vật phân bố trên khu vực địa nào đó. Là một môn học của Sinh học, Địa sinh vật là một môn học của sinh vật vì đối tượng nghiên cứu của nó là các sinh vật. Thực vật, động vật phân bố trên khu vực địa nào đó. Là một môn học của Sinh học, địa sinh vật có liên quan chặt chẽ với môn Sinh thái học ( khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường) Phân loại học động vật, thực vật , Sinh thái học động vật, Sinh thái học thực vật và các khoa học sinh học khác: Sinh học cơ thể, Cổ sinh vật học… Các nhiệm vụ đặt ra cho Nhà địa sinh vật sẽ không thể hoàn thành nếu như họ không am hiểu gì về những quy luật khí hậu, địa mạo, thủy văn, địa thổ những mà những quy luật khí hấu, địa mạo, thủ văn, địa thổ những mà những quy luật đó có vai trò quyết định xác lập những quy luật địa sinh vật. Để vẽ được bản đồ địa sinh vật Nhà địa sinh vật phải có kiến thức bản đồ học. Cổ địa cung cấp những tài liệu về sự thay đổi của bộ mặt Trái Đất trong những thời kỳ địa chất đã qua cho Địa sinh vật. Những tài liệu đó giúp cho Địa sinh vật giải thích những nguyên nhân của sự phân bố hiện đại của động vật, thực vật và các quần xã sinh vật. Những tri thức địa chất hiện địa rất quan trong đối với địa sinh vật. Một giả thuyết giải thích được nguyên nhân phân bố hiện tại của sinh vật bằng những đặc điểm xác định của lịch sử Trái Đất, có thể đúng về mặt địa sinh vật nhưng lại không đứng vững được trước những ý kiến phê phán của nhà địa chất. Vì thế địa sinh vật có quan hệ với địa chất học. Nghiên cứu ảnh hưởng của con người đối với tự nhiên của từng quốc gia có tầm quan trọng rất lớn. Những biến đổi tự nhiên do hoạt động của con người gây ra có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố và tồn tại của động vật và thực vật. Vì vậy, địa sinh vật có mối quan hệ với địa kinh tế. Về phương tiện áp dụng thực tiễn của Địa sinh vật thì Nhà Địa sinh vật phải hiểu biết về khoa học Trồng rừng, Nông học, Dịch tễ học v v Như vậy, Địa sinh vật cũng như các môn khoa học khác đều dựa vào những kết quả của các khoa học gần với nó, đồng thời, địa sinh vật cung cấp cho các môn khoa học gần với nó những sự kiện và luận cần thiết để các khoa học đó phát triển. 3. SƠ LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA SINH VẬT Có thể chia lịch sử Địa sinh vật ra làm 5 thời kỳ: 3.1. Thời kỳ thứ nhất Những kiến thức tảng mạng trước Công nguyên đến thế kỷ XVI Trước công nguyên, số các loài động vật, thực vật và loài người thời cổ biết đến rất ít ỏi. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến thế kỷ thứ IV sau Công nguyên tuy loài người biết về động vật, thực vật tăng lên, nhưng trong thời kỳ đó không có một công trình khái quát nào về địa sinh vật đáng kể. Thời kỳ Trung cổ, khi khoa học còn là công cụ của thần học thì không một sự kiện nào được đưa vào sách. Cuối thời kỳ này những trí thức về địa sinh vật được hình thành phát triển. Đáng chú ý là trước tác của Albert Boslstadt đã góp phần phổ biến những kiến thức Địa động vậtđịa thực vật. 3.2. Thời kỳ thứ hai Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII là thời kỳ tích lũy những cứ liệu về các hệ động vật và hệ thực vật dưới sự thống trị của kinh thánh và thuyết sáng tạo thế giới. Sự ra đời và hình thành chủ nghĩa tư bản trong các nước phong kiến ở Châu Âu đã mở rộng mối quan hệ các nước. Việc tìm ra con đường biển đi từ châu Âu đến Ấn Độ đã dẫn tới hàng loạt những phát kiến địa lý. Người ta đã thu thập được nhiều tài liệu về động vật, thực vật, nhiều công trình bước đầu được tiến hành nhằm hệ thống hóa khối tài liệu đã thu được. vào thế kỷ XVIII, nhà bác học Thụy Điển K. Linnaeus đã lập ra “Hệ thống giới tự nhiên”. Ông đã lập ra hệ thống các bậc phân loại, đặt ra tên kép cho cây cỏ và động vật. Thời kỳ này là thời kỳ tích lũy những tài liệu về hệ thống và hệ thực vật và hệ thực vật, thời kỳ phát triển mạnh khoa học phân loại động vật và thực vật, chuẩn bị cho khoa học Địa sinh vật ra đời và phát triển sau này. Chỉ sau khi các loài trong lãnh thổ của các nước được định loại thì mới thấy được sự khác biệt của hệ động vật, hệ thực vật ở lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Nhiều công trình đầu tiên đã được nêu lên đặc điểm môi trường địa tự nhiện hiện tại hoặc lịch sử hình thành lãnh thổ là những nguyên nhân tạo ra tạo ra những sinh sự phân bố của các sinh vật. Giai đoạn đầu của thời kỳ này do nghiên cứu còn đơn giản hơn địa thực vật, nên địa thực vật phát triển chậm hơn. 3.3. Thời kỳ thứ 3 Từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX có những công trình khái quát địa thực vậtđịa thực vật dưới sự thống trị của thuyết đại biến động. Thời kỳ này xuất hiện nhiều công trình khái quát đầu tiên trong lĩnh vực của khoa học Địa sinh vật. Trên cơ sở những kết quả quan sát thu hoạch được trong nhiều cuộc hành trình, đặc biệt ở Miền Trung và Nam Mỹ (1799 – 1801) A. Humbolt đã hệ thống hóa những tri thức địa thực vật trên Trái Đất và đặt nền móng cho mọi hướng của Địa thực vật mà sau này được nhiều nhà nghiên cứu phát triển. Ông là người đã chỉ ra sự phân bố của thực vật và phụ thuộc vào khí hậu của các đới và chiều cao của núi, ý nghĩa lịch sử Trái Đất trong sự phân bố hiện tại của thực vật, sự tồn tại của các trung tâm phát sinh các loài thực vật, từ đó các loài này về sau phát tán đi nơi khác. Bên cạnh Humbol còn có các nhà bác học O. Dercandole và A.Dereandole (Pháp_. O. Houber (Anh) và những người khác là những nhà địa thực vật vĩ đại thời kỳ đó. [...]... A.P.Hlinxki, Địa thực vật (1938) của V.V Aleukbim, Địa lịch sử về thực vật “ (1936) của E.V Vulf và nhiều công trình khác Địa sinh vật trong thời kỳ này phát triển theo các xu hướng chính sau đây: - Đánh giá số lượng thực vật, động vật - Phân vùng địa sinh vật - Địa động vậtđịa thực vật nhích gần lại với nhau và hình thành địa ltys sinh vật duy nhất 4 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỊA SINH VẬT VIỆT... vào Địa sinh vật Do đó Địa sinh vật không chỉ phát triển chủ yếu về sinh vật mà còn phát triển thành một bộ phận của khoa học địa Nói tóm lại, trong thời kỳ các công trình lớn về địa sinh vật cần phải kể đến là Địa động vật biển” (1935) của X.Ekaman “Cơ sở sinh thái học của Địa động vật “ (1924) của R Hetxe “Cơ sở địa động vật sinh thái học “ (1921-1923) của F.Daili, tập bản đồ địa. .. động vật Đông Dương Đặng Huy Huỳnh (1007) đã phân chia Việt Nam ra các đơn vị địa sinh vật Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu địa động vật Việt Nam trên những nhóm động vật khác nhau Tuy nhiên chưa có một công trình tổng hợp về đặc tính địa động vật chung cũng như địa sinh vật nói chung cho Việt Nam Trong đào tạo, vào cuối những năm 60 giáo trình Địa động vật, Địa thực vật. .. các công trình về Địa động vật lịch sử như Địa động vật quần đảo Malaixia” (1860)” Sự sống ở đảo” (1880), “Sự phân bố địa của động vật (1876) Hướng Địa động vật sinh thái có những công trình của N.A.Xevertxov (1877) và M.A.Menzbir (1882) cho vùng Cổ bắc Tuy phát triển chậm, Địa động vật biển đã được A.E Ortman (1895) nghiên cứu Ông đã vạch ra các miền địa động vật tự nhiên của đại... cứu địa động vật trên một số nhóm động vật ở Việt Nam Về đặc tính địa động vật của khu hệ động vật không xương sống nước ngọt Việt Nam đã được một số tác giải đề cập tới Fischer (1891, 1904) nghiên cứu thành phần và đặc tính động vật của các loài ốc nước ngọt ở vùng Đông Dương Trong công tình lớn về phân vùng địa động vật thế giới, Starobogatov (1970) đã đề cập tới vấn đề đặc tính địa động. ..Trong lĩnh vực địa động vật, công trình của Zimmermal có vai trò to lớn Ông là người đã phân vùng phân bố của các loài thú lớn và là người phân biệt địa động vật học với động vật địa học J.Schamarda (1853) có công trình phân chia Trái Đất thành các vùng địa đông vật Theo hướng nghiên cứu địa động vậtđịa thực vật lịch sử có thể kể đến công trình của E.Eorbes... đồ địa động vật (1911) của P.G.Grimsoi, Địa động vật đại cương “ (1936) của V.G Geptner, “Hệ động vật và năng suất sinh học biển” (19471951) của L.A.Zenkevits Trong lĩnh vực Địa thực vật những công trình sau đây đáng được chú ý : “Quần xã thực vật trên trái đất” (1930) của E.Riuben, “Cơ sở địa thực vật (1944) của C.A.Cain, Địa thực vật có hoa” (1953) của R.Gud, “Lớp phủ thực vật của... học Địa sinh vật, thời kỳ xuất hiện thuyết về quần xã sinh vật Vào đầu thế kỷ XX, Địa động vậtđịa thực vật vẫn phát triển độc lập với nhau, nhưng bắt đầu xuất hiện và phát triển học thuyết về quần lạc sinh vật hay quần xã sinh vật Những đặc trưng của Địa sinh vật trong thời kỳ này là: - Sự phân hóa của các phân môn Địa sinh vật, sự tích lũy khối lượng khổng lồ các tài liệu về hệ động. .. động vật của khu hệ tria ốc nước ngọt của riêng miền Bắc Việt Nam Trong công trình nghiên cứu Khu hệ động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Đặng Ngọc Thanh (1980) đã phân tích cấu trúc địa động vật của khu hệ, xác định thành phần và tỷ lệ các thành phần địa động vật ở mỗi nhóm động vật trai ốc, giáp xác, giun nhiều tơ, giun ít tơ và những nhóm động vật khác Về đặc tính địa động vật. .. thức về địa động vật tích lũy được còn ít so với địa thực vật Do đó sự phân chia hai ngành này của Địa sinh vật càng rõ rệt Trong công trình “nguồn gốc các loài” vĩ đại của mình S.Drawin đã trình bày về sự phân bố địa của sinh vật những trở lực đối với sự phân bố của động vật và thực vật Ông đã vạch ra thuyết bất biến không thể giải thích được sự khác nhau của hệ động vật , hệ thực vật giữa . trong Địa lý đông vật có Địa lý động vật thống kê, Địa lý phân vùng. Địa lý động vật sinh thái thống kê. Địa lý thực vật phân vùng, Địa lý thực vật sinh. sinh vật địa lý (Geography). Về động vật, Địa lý động vật học nghiên cứu động vật giới của các miền Địa lý, còn động vật Địa lý học nghiên cứu sự phân bố địa

Ngày đăng: 27/09/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w