1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CV 8114-2009-BGD

6 933 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 199 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —— Số: 8114/BGDĐT-GDTH V/v: Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————— Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo Tiếp theo Công văn số 7679/BGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 8 năm 2008 về Hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2009 – 2010 như sau: 1. Các địa phương tiếp tục lựa chọn thực hiện các giải pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc chưa biết tiếng Việt (theo tinh thần Công văn số 7679/BGDĐT-GDTH), tập trung chỉ đạo những nội dung sau: 1.1. Cấp học Mầm non cần huy động tối đa trẻ 5 tuổi, tăng tỉ lệ trẻ 4 tuổi ra lớp; tích cực chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 với tinh thần liên thông giữa mầm non và tiểu học. Phòng Giáo dục Tiểu học chỉ đạo các trường Tiểu học triển khai Chương trình làm quen với tiếng Việt trong hè cho trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các em học lớp 1. 1.2. Các tỉnh thuộc dự án PEDC tiếp tục triển khai có hiệu quả tài liệu Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường và tài liệu Tăng cường tiếng Việt các lớp 1, 2, 3 tới các trường tiểu học có đối tượng học sinh cần chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt. 1.3. Thực hiện tốt việc dạy học thí điểm môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo định hướng chỉ đạo tăng thời lượng dạy học từ 350 tiết thành 500 tiết. - Để thực hiện kế hoạch thí điểm, mỗi tỉnh thuộc dự án PEDC chọn 01 huyện, mỗi huyện chọn 03 trường, mỗi trường chọn 03 lớp thực hiện thí điểm dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo hướng tăng thời lượng dạy học theo tài liệu do dự án cung cấp. - Các trường không thuộc kế hoạch thí điểm và các tỉnh không thuộc dự án PEDC thực hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo hướng tăng thời lượng tuỳ theo điều kiện cụ thể tại địa phương. Thời lượng tăng thêm có thể thực hiện theo những cách sau: + Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. + Tổ chức dạy học thêm vào một số buổi trong tuần (buổi thứ hai) hoặc dạy học thêm vào các ngày thứ bẩy, chủ nhật. + Tổ chức dạy học trước khai giảng. 1.4. Đối với 7 tỉnh tiếp tục thử nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục (Lào Cai, Sơn La, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Kon Tum, Quảng Bình), cần triển khai thực hiện đúng địa bàn, đúng số lượng học sinh đã đăng ký và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả vào cuối học kì I, cuối năm học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định của môn học. Đồng thời, có thể kiểm tra, đánh giá kết quả theo yêu cầu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục. Tháng 11/2009, các tỉnh (đã thử nghiệm hoặc chưa thử nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục) có nhu cầu dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục đăng kí số lượng học sinh cụ thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học). 1.5. Các tỉnh thuộc dự án giáo dục tiểu học bạn hữu trẻ em (Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh) thực hiện tốt việc thí điểm dạy học lớp 1 theo tài liệu nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ đã được biên soạn, đồng thời tích cực chuẩn bị cho các lớp kế tiếp. 2. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo hướng tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; khuyến khích tổ chức các trò chơi học tập, tổ chức chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học để tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc và giúp các em yêu tiếng Việt . Nhà trường, giáo viên cần phối hợp với cộng đồng, phụ huynh học sinh tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc. 3. Khuyến khích các địa phương biên soạn tài liệu và có các giải pháp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc phù hợp với thực tiễn. 4. Để có kế hoạch chỉ đạo dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các năm học sau, các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Tiểu học thống kê số học sinh dân tộc thiểu số cần chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt vào đầu năm học, xây dựng kế hoạch, xác định các giải pháp và chỉ đạo thực hiện. Các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc của toàn tỉnh cho các năm học sau và báo cáo về Bộ (Vụ Giáo dục Dân tộc) theo mẫu báo cáo đính kèm. Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số thực hiện hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, cần báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Dân tộc) để kịp thời giải quyết. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Vụ Giáo dục Mầm non (để thực hiện); - Vụ Giáo dục Dân tộc (để thực hiện); - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (để thực hiện); - Lưu: VT, Vụ GDTH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Vinh Hiển 2 Mẫu báo cáo đính kèm công văn số: 8114/BGDĐT-GDTH, ngày 15 tháng 9 năm 2009 UBND TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ———— V/v báo cáo kết quả chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————————— ……., ngày tháng năm 20 Kính gửi: - Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Dân tộc - Bộ Giáo dục và Đào tạo I. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số II. Thống kê kết quả thực hiện (theo mẫu đính kèm) III. Kiến nghị, đề xuất Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT…. GIÁM ĐỐC (Kí tên và đóng dấu) 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tỉnh: ………………………… THỐNG KÊ KẾT QUẢ CHUẨN BỊ VÀ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Lớp: 2, 3 TT Huyện Trường Lớp Tổng số HS dân tộc Tổng số HS dân tộc cần Giải pháp 2B Giải pháp khác Tổng Hs dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn Hs dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn Hs dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Ghi chú: Giải pháp 2B: kết quả tăng cường tiếng Việt cho học sinh các lớp 2, 3 (theo tài liệu của Dự án PEDC) * Các tỉnh tham gia nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ thống kê kết quả theo biểu riêng ** Các tỉnh thống kê kết quả thực hiện các giải pháp chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt khác của địa phương (nếu có) 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tỉnh: ………………………… THỐNG KÊ KẾT QUẢ CHUẨN BỊ VÀ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Lớp 1 TT Huyện Trường Lớp Tổng số HS HS dân Giải pháp 2A Giải pháp 3 Giải pháp 4 Giải pháp khác Tổng HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt chuẩn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tổng Ghi chú: Giải pháp 2A: kết quả chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường và tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1(theo tài liệu của Dự án PEDC) Giải pháp 3: kết quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng tăng thời lượng Giải pháp 4: kết quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu của trung tâm Công nghệ Giáo dục 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tỉnh: ………………………… THỐNG KÊ KẾT QUẢ CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP MẦM NON TT Huyện Trường Lớp Tổng số HS dân tộc HS dân tộc cần được hỗ trợ Giải pháp 1 HS dân tộc được hỗ trợ Tỷ lệ đạt yêu cầu 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng 6

Ngày đăng: 27/09/2013, 15:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w