1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CV 2500-2005-BGD

5 248 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——— Số: 2500/GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình thí điểm THPT kỹ thuật CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ———————————— Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2005 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Tháp, Cần Thơ, Đà Nẵng Căn cứ “Quy định tạm thời mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông kỹ thuật” ban hành kèm theo Quyết định số 2447/QĐ-BGD&ĐT- THPT ngày 29 tháng 5 năm 2003; Quyết định số 2735/QĐ-BGD&ĐT-THPT ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thí điểm trường trung học phổ thồn kỹ thuật; “Quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”, ban hành kèm theo Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 2 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình và công tác tuyển sinh vào trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật từ năm 2005-2006 như sau: I/ Những vấn đề chung 1. Mục đích xậy dựng mô hình trường THPT kỹ thuật. - Trường THPT kỹ thuật được xây dựng nhằm giáo dục choc học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có thể học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. - Học sinh nắm được các kiến thức kỹ thuật tổng hợp cơ bản và kỹ thuật nghề cụ thể thuộc một trong các lĩnh vực công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp hoặc dịch vụ. Thực hiện được các kỹ năng thực hành kỹ thuật nghề đã học, đạt trình độ ở mức bán lành nghề để sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm. 2. Yêu cầu chuẩn bị a) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Thành lập Ban Điều hành gồm một Lãnh đạo Sở, Trưởng phòng THPT, chuyên viên bộ môn Kỹ thuật, Hiệu trưởng trường thí điểm để điều hành chung, chỉ đạo công tác thí điểm cũng như tuyển sinh vào trường. b) Đối với trường thí điểm: Lập tổ công tác gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Thư ký Hội đồng Giáo dục và đại diện giáo viên nhằm chỉ đạo và tổ chức hoạt động của trường theo “ Quy định tạm thời mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông kỹ thuật” ban hành kèm theo Quyết định số 2447/QĐ-BGD&ĐT-THPT ngày 29/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. II/ Nội dung chuẩn bị 1. Đầu tư cơ sở vật chất - Xây dựng, sửa chữa phòng học bộ môn, xưởng thực hành theo “Quy định tiêu chuẩn các phòng học và xưởng thực hành của trường trung học phổ thông kỹ thuật” ban hành kèm theo Quyết định số 1897/QĐ-BGDvàĐT-GDTH ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kiểm kê thiết bị dạy học, thiết bị dạy nghề hiện có, nhu cầu bổ sung để đảm bảo đủ năng lực phục vụ dạy học. 2. Đội ngũ giáo viên - Đội ngũ giáo viên dạy các môn văn hóa đáp ứng yêu cầu, kế hoạch dạy học và quy mô của trường THPT kỹ thuật. - Đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật- nghề nghiệp cần đảm bảo về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, năng lực tổ chức thực hành và năng lực sư phạm để thực hiện phần giáo dục kỹ thuật. - Tổ chức nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa mới và các môn kỹ thuật nghề. - Phân công giáo viên phụ trách mảng dạy kỹ thuật nghề. 3. Lập kế hoạch năm học 2005-2006. - Trên cơ sở biên chế năm học, lập kế hoạch chi tiêu để thực hiện đầy đủ các nội dung dạy học văn hóa cũng như kỹ thuật nghề. - Rà soát đội ngũ giáo viên dạy văn hóa, giáo viên dạy kỹ thuật nghề, có phương án bổ sung đầy đủ. - Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, của trường, nêu rõ những thuận lợi và đề xuất ý kiến khó khăn đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. 4. Nghiên cứu nội dung, kế hoạch dạy học. - Thực hiện theo Quyết định số 2447/QĐ-BGDvàĐT-THPT ngày 29/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tạm thời mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông kỹ thuật. - Lựa chọn các môn kỹ thuật nghề phù hợp với điều kiện của địa phương. III/ Tổ chức tuyển sinh 1. Nguyên tắc chung. a) Căn cứ vào các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. b) Căn cứ nguyện vọng của học sinh xin dự tuyển vào học trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật. c) Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở hoặc kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (nếu có) theo phương án của từng địa phương. 2 d) Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển chọn đối với học sinh là con liệt sỹ, con thương binh, học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số Việt Nam, học sinh cư trú và học tập tại khu vực vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, khu kinh tế mới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. 2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển a) Đối tượng - Là học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi (tính từ năm sinh đến năm dự tuyển) được quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học. - Học sinh gái, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh là người Việt Nam ở nước ngoài mới về nước năm xin học, học sinh là người Kinh học tập và cư trú ở miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo được tăng thêm 1 tuổi so với quy định. b) Điều kiện - Học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bổ túc trung học cơ sở (nếu dự thi) - Học sinh không bị kỷ luật cấm thi, không trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân. - Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại “Quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông” 3. Hình thức tuyển sinh a) Căn cứ vào thực tế địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định lựa chọn hình thức tuyển sinh (thi tuyển hoặc xét tuyển) cho phù hợp. b) Với cả hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, học sinh được tuyển sinh vào học dựa trên kết quả đạt được qua kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc thi tuyển sinh và nguyện vọng đăng ký vào học trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật. c) Thi tuyển - Tại các tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển, học sinh vào học chương trình thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật từ năm học 2005-2006 đều phải tham dự kỳ thi như đối với những học sinh vào học ở các lớp bình thường khác. - Môn thi: + Văn - tiếng Việt: 150 phút, không kể thời gian giao đề. + Toán: 150 phút, không kể thời gian giao đề. - Chương trình là chương trình toàn cấp trung học cơ sở, chủ yếu là ở lớp 9. Số điểm mỗi bài thi như quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở. - Điểm chuẩn trúng tuyển là tổng điểm của các bài thi, các điểm ưu tiên, khuyến khích quy định tại Điều 8 và 9 “ Quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”. 3 d) Xét tuyển - Tại các tỉnh, thành phố tổ chức xét tuyển vào trường trung học phổ thông, sử dụng kết quả học tập và thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở làm căn cứ lựa chọn học sinh trúng tuyển - Căn cứ xét tuyển bao gồm: + Tổng điểm thi tốt nghiệp + Điểm ưu tiên khuyến khích nêu tại các điều 8 và 9 “Quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”. 4. Tổ chức thực hiện a) Đối với trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật. - Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng tuyển sinh và Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến tất cả giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh để hiểu rõ về chủ đề thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật của ngành giáo dục và đào tạo. - Thông báo rộng rãi về điều kiện dự tuyển để học sinh căn cứ vào năng lực học tập, kết quả thi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc thi tuyển sinh vào trường trung học phổ thông, lựa chọn, đăng ký vào học tại trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật. - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, dịch vụ và trường trung học chuyên nghiệp, trường nghề, trung tâm dạy nghề ở địa phương để được hỗ trợ trong quá trình giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. b) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể của giáo dục địa phương, xem xét, lập kế hoạch tuyển sinh trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. - Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để ban hành những hướng dẫn và bổ sung cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào trường thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật. - Quan tâm bố trí đủ đội ngũ giáo viên dạy các môn văn hóa, giáo viên kỹ thuật, nghề nghiệp theo " Quy định tạm thời mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông kỹ thuật”. Có năng lực thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền về chủ trương thí điểm trung học phổ thông kỹ thuật, về chỉ tiêu tuyển sinh, giúp phụ huynh học sinh và học sinh hiểu rõ mục tiêu đào tạo của nhà trường để có sự lựa chọn vào học cho phù hợp. - Hướng dẫn và kiểm tra các trường thí điểm thực hiện tốt chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác tuyển sinh đầy đủ và kịp thời. 4 Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét và giải quyết. Báo cáo tình hình chuẩn bị và dự kiến các môn kỹ thuật nghề của địa phương trước ngày 20/4/2005 về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Vụ PC; - Lưu VP, GDTrH. KT BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Văn Vọng 5

Ngày đăng: 27/09/2013, 15:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w