1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai tap vat ly

4 429 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

GV : Trần Thanh Khê - Trắc nghiệm phần Tĩnh học - THPT Ngô Quyền CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG. BÀI 1 : ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CULÔNG. BÀI 2: THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH. Câu 1: Chọn phát biểu sai. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q 1 và q 2 đặt cách nhau một khoảng r: A. tỉ lệ thuận với q 1 và q 2 . B. tỉ lệ thuận với r. C. tỉ lệ nghịch với r 2 . D. phụ thuộc môi trường xung quanh. Câu 2 : Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ: A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. Giảm đi 4 lần. Câu 3: Cho hai điện tích điểm q 1 và q 2 , chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng A. q 1 .q 2 < 0. B. q 1 < 0 và q 2 > 0. C. q 1 .q 2 > 0. D. q 1 > 0 và q 2 < 0. Câu 4: Electron A. tồn tại trong các nguyên tử, phân tử. B. tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. C. có điện tích bằng -1C. D. có khối lượng bằng 1,6.10 -19 kg. Câu 5: Cho bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Câu 6: Phát biểu nào sau đây về nhiễm điện là đúng? A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện. D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. Câu 8: Quả cầu A tích điện dương tiếp xúc với quả cầu B tích điện âm thì: A. điện tích dương truyền từ A sang B. B. điện tích dương truyền từ B sang A. C. êlectron truyền từ B sang A. D. êlectron truyền từ A sang B. Câu 9: Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng xảy ra khi A. các vật bị cọ xát. B. đưa một vật bằng kim loại chưa bị nhiễm điện lại gần một vật khác đã nhiễm điện. C. đưa một vật bằng nhựa chưa bị nhiễm điện lại gần một vật khác đã nhiễm điện. D. cho một vật bằng kim loại tiếp xúc với một vật khác đã nhiễm điện. Câu 10: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang các điện tích q 1 > 0, q 2 < 0 với q 1 > q 2 . Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách ra. Điện tích sau đó của mỗi quả cầu có giá trị : A. Trái dấu, có cùng độ lớn 2 21 qq + B. Trái dấu, có cùng độ lớn 2 21 qq − Trang 1 GV : Trần Thanh Khê - Trắc nghiệm phần Tĩnh học - THPT Ngô Quyền C. Cùng dấu, có cùng độ lớn 2 21 qq + D. Cùng dấu, có cùng độ lớn 2 21 qq − Câu 11: Chọn câu đúng. Hai quả cầu giống hệt nhau, ban đầu quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B không mang điện. Sau khi cho chúng tiếp xúc và tách ra thì: A. cả hai quả cầu đều nhiễm điện dương. B. cả hai quả cầu đều nhiễm điện âm. C. quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm. D. quả cầu A trở thành trung hòa về điện. Câu 12: Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rằng: A. ban đầu cả hai quả cầu đều tích điện dương. B. ban đầu cả hai quả cầu đều tích điện âm. C. ban đầu hai quả cầu tích điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. D. ban đầu hai quả cầu tích điện trái dấu và có độ lớn không bằng nhau. ∗Câu 13: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q 1 và q 2 , ở khoảng cách R đẩy nhau với lực F 0 . Sau khi cho chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ: A. hút nhau với F < F 0 . B. đẩy nhau với F < F 0 . C. đẩy nhau với F > F 0 . D. hút nhau với F > F 0 . Câu 14: Hai quả cầu nhỏ có điện tích q 1 = 2.10 -6 C, q 2 = 5.10 -6 C đẩy nhau bằng một lực 36N khi đặt chúng trong chân không cách nhau một khoảng r. Khoảng cách r có giá trị : A. 25cm. B. 2,5cm. C. 50cm. D. 5cm. Câu 15: Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau một khoảng r 1 = 4cm. Lực đẩy giữa chúng là F 1 = 9.10 -5 N. Để lực tác dụng giữa chúng là F 2 = 1,6.10 -4 N thì khoảng cách r 2 giữa các điện tích đó phải bằng: A. 3cm. B. 2cm. C. 2,25cm. D. 22,5cm. Câu 16: Hai điện tích điểm q 1 = 4.10 -8 C và q 2 = - 4.10 -8 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không cách nhau một khoảng 6cm. Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q = 2.10 -8 C đặt tại C nằm trên đoạn AB cách A một khoảng 2cm có độ lớn : A. 22,5.10 -3 N. B. 8,0.10 -5 N. C. 13,5.10 -3 N D. 24.10 -3 N. Câu 17: Chọn đáp án đúng. Gọi F 0 là lực tác dụng giữa hai điện tích điểm khi chúng nằm cách nhau một khoảng r trong chân không. Đem đặt hai điện tích đó vào trong một chất cách điện có hằng số điện môi là ε = 2,25 thì phải tăng hay giảm r đi bao nhiêu lần để lực tác dụng giữa chúng vẫn là F 0 ? A. Tăng 2,25 lần. B. Giảm 2,25 lần. C. Giảm 1,5 lần. D. Tăng 1,5 lần. Câu 18: Hai điện tích điểm q 1 = 6.10 -6 C và q 2 = 6.10 -6 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không cách nhau một khoảng 2a = 6cm. Một điện tích điểm q = 2.10 -6 C đặt tại điểm M trên đường trung trực của đoạn AB, cách đoạn AB một khoảng bằng a. Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q có độ lớn: A. 60N. B. 60 2 N. C. 40 2 N. D. Một giá trị khác. Câu 19: Hai điện tích q 1 = 2.10 -6 (C), q 2 = -2.10 -6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q 3 = + 2.10 -6 (C), đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q 1 và q 2 tác dụng lên điện tích q 3 là A. F = 14,40 (N). B. F = 17,28 (N). C. F = 23,04 (N). D. F = 28,80 (N). ∗Câu 20: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra ? A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng. C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng. Trang 2 GV : Trần Thanh Khê - Trắc nghiệm phần Tĩnh học - THPT Ngô Quyền ∗Câu 21: Hai điện tích điểm q 1 , q 2 được giữ cố định tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a trong một điện môi. Điện tích q 3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách A một khoảng 3 a . Để điện tích q 3 đứng yên ta phải có: A. q 2 = 2q 1 . B. q 2 = -2q 1 . C. q 2 = 4q 3 . D. q 2 = 4q 1 . ∗Câu 22: Ba quả cầu nhỏ mang ba điện tích q 1 , q 2 và q 3 nằm cân bằng tại ba điểm A, B và C trên một đường thẳng. Biết điện tích của quả cầu A là q 1 = +q ; AB = r và BC = 2r (Hình). Các điện tích q 2 và q 3 của các quả cầu B và C có giá trị (tính theo q) là A. q 2 = - 9 4q ; q 3 = 4q. B. q 2 = 9 4q ; q 3 = -4q. C. q 2 = -2q, q 3 = 4q. D. q 2 = 2q, q 3 = -4q. ∗∗∗∗∗∗∗ BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. Câu 1: Chọn câu nhận xét đúng. Từ công thức E = q F (q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường, F là lực điện tác dụng lên q, E là cường độ điện trường tại đó) ta có thể nói : A. E tỉ lệ thuận với F . B. E tỉ lệ nghịch với q. C. E phụ thuộc cả F lẫn q. D. E không phụ thuộc F và q. Câu 2: Một điện tích điểm đặt tại một điểm trong điện trường thì chịu tác dụng của lực điện A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích và không phụ thuộc vào điện trường. B. có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích và không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích. C. có phương trùng với phương của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. D. có chiều trùng với chiều của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về điện trường là không đúng? A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường. D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường. Câu 4: Một điện tích điểm q = 10 -7 C đặt tại một điểm A trong điện trường, chịu tác dụng của lực F = 3.10 -3 N. Cường độ điện trường tại A có độ lớn : A. 3 1 .10 -4 V/m. B. 3.10 10 V/m. C. 3.10 -4 V/m. D. 3.10 4 V/m. Câu 5: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10 -4 (N). Độ lớn điện tích đó là: A. q = 12,5 (μC). B. q = 8.10 -6 (μC). C . q = 12,5.10 -6 (μC). D . q = 8 (μC). Câu 6: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 -9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là: A. E = 2250 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 0,450 (V/m). D. E = 4500 (V/m). Câu 7: Một điện tích q = 5.10 -9 C đặt tại A trong không khí. Tại điểm B cách A một khoảng 20cm, cường độ điện trường là: A. E = 1125V/m. B. E = 11,25V/m. C. E = 4500V/m. D. E = 2250V/m. Câu 8: Điện tích điểm q được đặt cố định tại điểm O. Tại điểm M với OM = 10cm, cường độ điện trường có độ lớn là 400V/m. Tại điểm N với ON = 40cm, cường độ điện trường có độ lớn là A. 100V/m. B. 25V/m. C. 1600V/m. D. 6400V/m. Trang 3 GV : Trần Thanh Khê - Trắc nghiệm phần Tĩnh học - THPT Ngô Quyền ∗Câu 9: Cho hai điểm A và B cùng ở trên một đường sức của điện trường do điện tích điểm q đặt tại O gây ra. Biết độ lớn cường độ điện trường tại A, B lần lượt là E 1 = 3600V/m và E 2 = 1600V/m. Độ lớn cường độ điện trường tại M là trung điểm của đoạn AB là: A. 2600V/m. B. 2400V/m. C. 2304V/m. D. 2000V/m. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG CỦA HỆ ĐIỆN TÍCH ĐIỂM. CÂN BẰNG CỦA ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG. Câu 10: Có hai điện tích q 1 = 5.10 -9 C và q 2 = -5.10 -9 C đặt cách nhau 10cm trong không khí. Xét điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích thì cường độ điện trường tại M là: A. E = 18000V/m. B. E = 36000V/m. C. E = 1800V/m. D. E = 3600V/m. Câu 11: Có hai điện tích q 1 = 5.10 -9 C và q 2 = -5.10 -9 C đặt cách nhau 10cm trong không khí. Xét điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó, cách q 1 5cm và cách q 2 15cm thì cường độ điện trường tại M là: A. E = 16000V/m. B. E = 18000V/m. C. E = 2000V/m. D. E = 20000V/m. Câu 12: Hai điện tích điểm q 1 = 2.10 -8 C và q 2 = -2.10 -8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 3cm trong không khí. Điểm M cách đều A, B một đoạn bằng a. Cường độ điện trường tại M có độ lớn: A. 2.10 5 V/m. B. 2 3 .10 5 V/m. C. 3 .10 5 V/m D. 2.10 6 V/m. Câu 13: Hai điện tích điểm q 1 = 2.10 -8 C và q 2 = 2.10 -8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 3cm trong không khí. Điểm M cách đều A, B một đoạn bằng a. Cường độ điện trường tại M có độ lớn: A. 2.10 5 V/m. B. 2 3 .10 5 V/m. C. 3 .10 5 V/m D. 2.10 6 V/m. Câu 14: Tại A có điện tích q 1 , tại B có điện tích q 2 . Người ta tìm được một điểm M trong đoạn thẳng AB và ở gần A hơn B tại đó điện trường bằng không. Ta có: A. q 1 , q 2 cùng dấu và 1 q > 2 q . B. q 1 , q 2 trái dấu và 1 q > 2 q . C. q 1 , q 2 cùng dấu và 1 q < 2 q . D. q 1 , q 2 trái dấu và 1 q < 2 q . Câu 15: Cho hai điện tích điểm q 1 = 2.10 -8 C đặt tại A và q 2 = 8.10 -8 C đặt tại B cách nhau một khoảng a = 12cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không. A. M cách q 1 một khoảng AM = 12cm và cách q 2 một khoảng BM = 24cm. B. M cách q 1 một khoảng AM = 2,4cm và cách q 2 một khoảng BM = 9,6cm. C. M cách q 1 một khoảng AM = 3cm và cách q 2 một khoảng BM = 9cm. D. M cách q 1 một khoảng AM = 4cm và cách q 2 một khoảng BM = 8cm. ∗Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Hai điện tích điểm q 1 = 2.10 -6 C và q 2 = -8.10 -6 C lần lượt đặt tại A và B với AB = a = 10cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đó 12 E4=E  . A. M nằm trong đoạn AB với AM = 2,5cm. B. M nằm trong đoạn AB với AM = 5cm. C. M nằm ngoài đoạn AB với AM = 2,5cm. D. M nằm ngoài đoạn AB với AM = 2,5cm. Câu 17: Một hạt bụi tích điện có khối lượng m = 10 -8 g nằm cân bằng trong một điện trường đều thẳng đứng hướng xuống có cường độ E = 1000V/m. Lấy g = 10m/s 2 . Điện tích của hạt bụi có giá trị nào sau đây? A. -10 -10 C. B. 10 -10 C. C. -10 -13 C. D. 10 -13 C. Câu 18: Một quả cầu có khối lượng m = 0,2g treo vào một dây tơ đặt trong một điện trường đều nằm ngang có cường độ E = 1000V/m. Dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc 45 0 . Cho g = 10m/s 2 . Độ lớn của điện tích quả cầu có giá trị : A. 0,5.10 -6 C. B. 2.10 -6 C. C. 0,5.10 -3 C. D. 2.10 -3 C. ∗∗∗∗∗∗∗ Trang 4

Ngày đăng: 27/09/2013, 15:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w