PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

48 3.2K 49
PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING

Trang 1

48 MỤC LỤC

Chương 1: PHÂN CỤM DỮ LIỆU

1 Khai phá dữ liệu và phân cụm dữ liệu 1.1 Khai phá dữ liệu

1.1.1 Giới thiệu chung 1.1.2 Khai phá dữ liệu là gì

1.2 Quá trình khai phá tri thức trong cơ sơ dữ liệu 1.3 Các dạng dữ liệu có thể khai phá được

1.3.1 Phân cụm dữ liệu

1.3.2 Các đặc trưng cơ bản để phân cụm 2 Các phương pháp phân cụm dữ liệu

2.1 Phương pháp dựa trên phân hoạch 2.1.1 Phương pháp gom cụm k-means 2.1.2 Thuật toán PAM

2.1.3 Thuật toán CLARA 2.1.4 Thuật toán CLARANS

2.1.5 Nhận xét chung về các thuật toán phân hoạch 2.2 Phương pháp dựa trên phân cấp

2.2.1 Thuật toán BIRCH 2.2.2 Thuật toán CURE 2.3 Phương pháp dựa trên mật độ

2.3.1 Thuật toán DBSCAN 2.3.2 Thuật toán OPTICS

3 Một số thuật toán phân cụm dữ liệu đặc thù 3.1 Thuật toán STING

3.2 Thuật toán CRIQUE

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 2

3.3 Thuật toán EM

4 Phân cụm dữ liệu nhờ mạng nơ-ron

Chương 2: MẠNG NƠ-RON NHÂN TẠO 1 Mang nơ-ron sinh học 2.5.3 Mạng nơ-ron trong dự báo 2.5.4 Mạng nơ-ron và tối ưu 2.6 Tiến trình học

Chương 3: SOM VÀ THUẬT TOÁN HUẤN LUYỆN MẠNG NÀY

Trang 3

Lời mở đầu

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần cứng và truyền thông, các hệ thống dữ liệu phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng không ngừng tăng lên, lượng dữ liệu được tạo ra ngày càng lớn Sự phong phú về dữ liệu, thông tin cùng với khả năng kịp thời khai thác chúng đã mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh,…Nhưng rồi các yêu cầu về thông tin trong các lĩnh vực hoạt động đó, đặc biệt trong lĩnh vực ra làm quyết định, ngày càng đòi hỏi cao hơn, người quyết định không những cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, nhu cầu khám phá tri thức mới thực sự bùng nổ, theo đó, hàng loạt các lĩnh vực nghiên cứu về tổ chức các kho dữ liệu và kho thông tin, các hệ trợ giúp quyết định, các thuật toán nhận dạng mẫu và phân lớp mẫu, …và đặc biệt là khai phá dữ liệu (Data Mining) ra đời

Từ khi ra đời, khai phá dữ liệu đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ tri thức Nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng của khai phá dữ liệu trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội Khai phá dữ liệu bao hàm nhiều hướng nghiên cứu quan trọng, một trong số đó là phân cụm dữ liệu (Data Clustering) Phân cụm dữ liệu là quá trình tìm kiếm và phát hiện ra các cụm hoặc các mẫu dữ liệu tự nhiên trong cơ sở dữ liệu lớn Các kỹ thuật chính được áp dụng trong phân cụm dữ liệu phần lớn được kế thừa từ lĩnh vực thống liệu cho việc giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như tài chính, thông tin địa lý, sinh học, nhận dạng ảnh,… Trong thời gian gần đây, trong lĩnh vực phân cụm dữ liệu, người ta tập trung chủ yếu vào nghiên cứu, phân tích các mô hình dữ liệu phức tạp như dữ liệu văn bản, Web, hình ảnh,…và đặc biệt là mô hình dữ liệu hỗn hợp để áp dụng chúng trong phân cụm dữ liệu

Chương 1: PHÂN CỤM DỮ LIỆU 1 Khai phá dữ liệu và phân cụm dữ liệu1.1 Khai phá dữ liệu

1.1.1 Giới thiệu chung

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 4

Những năm 60 của thế kỉ trước, người ta bắt đầu sử dụng các công cụ tin học để tổ chức và khai thác các cơ sở dữ liệu Cùng với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ điện tử và truyền thông, khả năng thu thập, lưu trữ và xử lí dữ liệu cho các hệ thống tin học không ngừng được nâng cao, theo đó lượng thông tin được lưu trữ trên các thiết bị nhớ không ngừng được tăng lên Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng thông tin trên các hệ thống tin học cứ sau 20 tháng lại tăng lên gấp đôi Cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, sự phát triển rộng khắp của các cơ sở dữ liệu ở mọi quy mô đã tạo sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu Vào thời gian này, người ta bắt đầu đề cập đến khái niệm phân tích dữ liệu tác nghiệp để cung cấp thông tin với yêu cầu chất lượng ngày càng cao cho người làm quyết định trong các tổ chức tài chính, thương mại, khoa học,…

Đúng như John Naisbett đã cảnh báo “Chúng ta chìm ngập trong dữ liệu màvẫn đói tri thức” Lượng dữ liệu khổng lồ này thực sự là nguồn tài nguyên có nhiều

giá trị bởi thông tin là yếu tố then chốt trong mọi hoạt đọng quản lý, kinh doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ,…nó giúp những người điều hành và quản ly có nhiều hiểu biết về môi trường và tiến trình hoạt động của tổ chức mình trước khi ra quyết định để tác động đến quá trình hoạt động nhằm đạt được cá mục tiêu một cách hiệu quả và bền vững.

Khai phá dữ liệu (Data mining), là một lĩnh vực mới xuất hiện, nhằm tự động khai thác những thông tin, những tri thức có tính tiềm ẩn, hữu ích từ những cơ sơ dữ liệu lớn cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,…từ đó làm thức đẩy khả năng sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh cho các đơn vị, tổ chức này Các kết quả khoa học cùng những ứng dụng thành công trong khám phá tri thức, cho thấy khai phá dữ liệu là một lĩnh vực phát triển bền vững, mang lại nhiều lợi ích và có nhiều triển vọng, động thời có ưu thế hơn hẳn so với các công cụ phân tích dữ liệu truyền thống Hiện nay, khai phá dữ liệu đã ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như: thương mại, tài chính, điều trị y học, viễn thông, tin- sinh,…

1.1.2 Khai phá dữ liệu là gì?

Khai phá dữ liệu là một hướng nghiên cứu mới ra đời hơn một thập niên trở lại đây, các kĩ thuật chính được áp dụng trong lĩnh vực này phần lớn được thừa kế từ lĩnh vực cơ sơ dữ liệu, máy học, trí tuệ nhân tạo, lý thuyết thông tin, xác suất thống kê, và tính toán hiệu năng cao Do sự phát triển nhanh của khai phá dữ liệu về phạm vi ứng dụng và các phương pháp tìm kiếm tri thức, nên đã có nhiều quan điểm khác nhau về khai phá dữ liệu Tuy nhiên ở mức độ trừu tượng nhất định chúng ta định nghĩa khai phá dữ liệu như sau:

Định nghĩa: Khai phá dữ liệu là một quá trình tìm kiếm, phát hiện các tri thứcmới, tiềm ẩn, hữu dụng trong cơ sơ dữ liệu lớn.

Khai phá tri thức trong cơ sơ dữ liệu (Knowledge Discovery in Database -KDD) là mục tiêu chính của khai phá dữ liệu, do vậy hai khái niệm khai phá dữ liệu

Trang 5

48 và KDD được các nhà khoa học trên hai lĩnh vực xem là tương đương nhau Thế nhưng nếu phân chia một cách chi tiết thì khai phá dữ liệu là một bước chính trong quá trình KDD.

1.2 Quá trình khai phá tri thức trong cơ sơ dữ liệu

Khai phá tri thức trong cơ sơ dữ liệu, KDD, là lĩnh vực liên quan đến các ngành như: thống kê, học máy, cơ sơ dữ liệu, thuật toán, trực quan hóa dữ liệu, tính toán song song và hiệu năng cao,

Quá trình KDD có thể phân chia thành các giai đoạn sau:

 Trích chọn dữ liệu: là bước trích chọn những tập dữ liệu cần được khai phá từ các tập dữ liệu lớn (database, data warehouse, data repositories) ban đầu theo một số tiêu chí nhất định.

 Tiền xử lí dữ liệu: là bước làm sạch dữ liệu (xử lí dữ liệu không đầy đủ, dữ liệu nhiễu, dữ liệu không nhất quán, …) rút gọn dữ liệu, sử dụng hàm nhóm và tính tổng, các phương pháp nén dữ liệu, sử dụng histograms, lấy mẫu,…, rời rạc hóa dữ liệu (rời rạc hóa vào histograms, dựa vào entropy, dựa vào phân khoảng,…) Sau bước này dữ liệu sẽ nhất quán, đầy đủ, được rút gọn và được rời rạc hóa.

 Biến đổi dữ liệu: đây là bước chuẩn hóa và làm mịn dữ liệu để đưa dữ liệu về dạng thuận lợi nhất nhằm phục vụ cho các kĩ thuật khai phá ở bước sau.

 Khai phá dữ liệu: đây là bước áp dụng các kĩ thuật phân tích (phần nhiều là các kĩ thuật của học máy) nhằm để khai thác dữ liệu, trích chọn những mẫu thông tin, những mối liên hệ đặc biệt trong dữ liệu Đây được xem là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất của toàn quá trình khai phá tri thức.

 Đánh giá và biểu diễn tri thức: những mẫu thông tin và mối liên hệ trong dữ liệu đã được khai phá ở bước trên được chuyển dạng và biểu diễn ở một dạng gần gũi với người sử dụng như đồ thị, cây, bảng biểu, luật,…Đồng thời bước này cũng đánh giá những tri thức khai phá được theo những tiêu chí nhất định.

Các giai đoạn trong KDD được thể hiện trực quan trong hình 1.1 dưới đây:

Hình 1-1 Các bước thực hiện trong quá trình khai phá tri thức

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 6

1.2 Các kĩ thuật áp dụng trong khai phá dữ liệu.

Khai phá tri thức trong cơ sơ dữ liệu là một lĩnh vực liên ngành, bao gồm: tổ chức dữ liệu, học máy, trí tuệ nhân tạo và các khoa học khác.

Nếu theo quan điểm của học máy (Machine Learning), thì các kĩ thuật trong khai phá dữ liệu bao gồm:

 Học có giám sát (Surpervised learning): là một quá trình gán nhãn cho các phần tử trong cơ sơ dữ liệu dựa trên một tập các ví dụ huấn luyện và các thông tin có nhãn lớp đã biết.

 Học không có giám sát (Unsupervised learning): là quá trình phân chia một tập dữ liệu thành các lớp hay các cụm (clustering) dữ liệu tương tự nhau mà chưa được biết trước các thông tin về lớp hay tập các ví dụ huấn luyện.

 Học nửa giám sát (semi-Surpervised learning): là quá trình phân chia một tập dữ liệu thành các lớp dựa trên một tập nhỏ các mẫu ví dụ huấn luyện và một số các thông tin về một số nhãn đã biết trước.

Nếu căn cứ vào lớp các bài toán cần giải quyết, thì khai phá dữ liệu bao gồm các kĩ thuật áp dụng sau:

 Phân lớp và dự đoán (classification and prediction): xếp một đối tượng vào một trong những lớp đã biết trước Ví dụ, phân lớp các dữ liệu bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án Hướng tiếp cận này sử dụng một số kĩ thuật của học máy như cây quyết đinh (decision tree), mạng nơ-ron nhân tạo,… Phân lớp và dự báo còn được gọi là học có giám sát.

 Luật kết hợp (asssociation rules): là dạng luật biểu diễn tri thức ở dạng khá đơn giản Ví dụ, “60% nữ giới vào siêu thị mua phấn thì có 80% trong số họ sẽ mua thêm son” Luật kết hợp được ứng dụng nhiều trong kinh doanh, y học, tin sinh, tài chính và thị trường chứng khoán,…

 Phân tích chuỗi theo thời gian (sequential temporal patterns): tương tự như khai phá luật kết hợp nhưng có thêm tính tương tự và tính thời gian Hướng tiếp cận này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính và thị trường chứng khoán vì nó có tính dự báo cao.

 Phân cụm (Clustering/ segmentation): xếp các đối tượng theo từng cụm dữ liệu tự nhiên Phân cụm còn được gọi là học không có giám sát.

 Mô tả khái niệm (concept desription and summarization): thiên về mô tả tổng hợp và tóm tắt khái niệm Ví dụ, tóm tắt văn bản.

1.3 Các dạng dữ liệu có thể khai phá được

Do khai phá dữ liệu được ứng dụng rộng rãi nên nó có thể làm việc với rất nhiều kiểu dữ liệu khác nhau Một số dạng dữ liệu điển hình: cơ sơ dữ liệu quan hệ, cơ sơ dữ liệu đa chiều (multidimensional structures, data warehouse), cơ sơ dữ liệu dạng giao dịch, cơ sơ dữ liệu đa phương tiện, dữ liệu text và web,…

1.3.1 Phân cụm dữ liệu

a Mục đích của phân cụm dữ liệu.

Phân loại là một trong những hành vi nguyên thủy nhất của con người nhằm nắm giữ lượng thông tin khổng lồ họ nhận được hằng ngày Vì sự xử lý mọi thông tin như một thực thể đơn lẻ là không thể Phân cụm dữ liệu nhằm mục đích chính là khai

Trang 7

48 phá cấu trúc của mẫu dữ liệu để thành lập các nhóm dữ liệu từ tập dữ liệu lớn, theo đó cho phép người ta đi xâu vào phân tích và nghiên cứu cho từng cụm dữ liệu này nhằm khai phá và tìm kiếm các thông tin tiềm ẩn, hữu ích phục vụ cho ra quyết định.

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, mạng máy tính đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước Thậm chí ở một số đơn vị chẳng hạn như công ty hàng không hoặc các ngân hàng lớn, mạng máy tính có thể ví như hệ thần kinh điều khiển các hoạt động của toàn doanh nghiệp Sự ngừng hoạt động của mạng máy tính trong những cơ quan này cps thể làm tê liệt các hoạt động chính của đơn vị, và thiệt hại khó có thể lường trước được.

Chúng ta đều biết máy chủ là trái tim của mạng máy tính, nếu máy chủ mạng hỏng, các hoạt động của hệ thống sẽ bị ngưng trệ Điều đáng tiếc là dù các hãng sản xuất đã cố gắng làm mọi cách để nâng cao chất lượng của các thiết bị, nhưng những hỏng hóc đối với các thiết bị mạng nói chung là các maý chủ nói riêng là điều không thể tránh khỏi Do vậy vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp đảm bảo cho hệ thống vẫn hoạt động tốt ngay cả khi có sự cố xảy ra đối với máy chủ mạng, và công nghệ clustering (bó) là câu trả lời cho vấn đề này

Một vài ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của phân cụm như sau:

- Khám phá ra các vị trí địa lý thuận lợi cho việc xây dựng các kho hàng phục vụ mua hàng của một công ty thương mại.

- Xác định các cụm ảnh như ảnh của các loại động vật như chim, thú,…trong tập cơ sơ dữ liệu ảnh về động vật nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm ảnh.

- Xác định các nhóm người bệnh nhằm cung cấp thông tin cho việc phân phối các thuốc điều trị trong y tế

- Xác định các nhóm khách hàng trong cơ sơ dữ liệu ngân hàng có vốn các đầu tư vào bất động sản cao…

Như vậy phân cụm dữ liệu là một phương pháp xử lí thông tin quan trọng và phổ biến, nó nhằm khám phá mối liên hệ giữa các mẫu dữ liệu bằng cách tổ chức chúng thành các cụm tương tự Thuật ngữ phân cụm được hiểu là phân cụm dữ liệu.

Clustering là một kiến trúc nhằm đảm bảo nâng cao khả năng sẵn sàng cho các hệ thống mạng máy tình Clustering cho phép sử dụng nhiều máy chủ kết hợp với nhau tạo thành một cụm (cluster) có khả năng chịu đựng hay chấp nhận sai sót (fault-tolerant) nhằm nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống mạng Cluster là một hệ thống bao gồm nhiều máy chủ được nối với nhau theo dạng song song hay phân tán và được sử dụng như một tài nguyên thống nhất Nếu một máy chủ ngừng hoạt động do bị sự cố hoặc để nâng cấp, hoặc bảo trì thì toàn bộ công việc mà máy chủ này đảm nhiệm sẽ được tự động chuyển sang cho máy chủ khác (trong cùng một cụm) mà không làm cho hoạt động của hệ thống bị ngắt hay gián đoạn Quá trình này gọi là “fail- over” và việc phục hồi tài nguyên của một máy chủ trong hệ thống (cluster) được gọi là “fail-back”.

Việc thiết kế và lắp đặt các cluster cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

 Yêu cầu tính sẵn sàng cao (availability) Các tài nguyên mạng phải luôn sẵn sàng trong khả năng cao nhất để cung cấp và phục các người dùng cuối và giảm thiếu sự ngưng hoạt động hệ thống ngoài ý muốn.

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 8

 Yêu cầu về độ tin cậy cao (reliability): độ tin cậy cao của cluster được hiểu là khả năng giảm thiểu tần số xảy ra các sự cố, và nâng cao khả năng chịu đựng sai sót của hệ thống.

 Yêu cầu về khả năng mở rộng được (scalability) Hệ thống phải có khả năng dễ dàng cho việc nâng cấp, mở rộng trong tương lai Việc nâng cấp mở rộng bao hàm cả việc thêm các thiết bị, máy tính vào hệ thống để nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như việc thêm số lượng người dùng, thêm ứng dụng, dịch vụ và thêm các tài nguyên mạng khác.

Ba yêu cầu trên được gọi tắt là RAS (Reliability- Availability- Scalability), những hệ thống đáp ứng được ba yêu cầu trên được gọi là hệ thống RAS (cần phân biệt với Remote Access Service là dịch vụ truy cập từ xa).

Cũng cần chú ý rằng hiệu quả hoạt động của hệ thông Clustering phụ thuộc vào sự tương thích giữa các ứng dụng và dịch vụ, giữa phần cứng và phần mềm Ngoài ra kĩ thuật Clustering không thể chống lại các sự cố do virus, sai sót của phần mềm hay các sai sót của người sử dụng Để chống lại các sự cố này cần xây dựng một cơ sơ dữ liệu được bảo vệ chắc chắn cũng như có các kế hoạch khôi phục, back up dữ liệu.

1.3.2 Các đặc trưng cơ bản để phân cụm

 Chọn lựa đặc trưng: các đặc trưng phải được lựa chọn một cách hợp lí để có thể “mã hóa ” nhiều nhất thông tin liên quan đến công việc quan tâm Mục tiêu chính là giảm thiểu sự dư thừa thông tin giữa các đặc trưng Các đặc trưng cần được xử lí trước khi dùng trong các bước sau.

 Chọn độ đo gần gũi: đây là một độ đo chỉ ra mức độ tương tự hay không tương tự giữa hai vector đặc trưng Phải đảm bảo rằng tất cả các vector đặc trưng góp phần như nhau trong việc tính toán độ đo gần gũi và không có đặc trưng nào át đặc trưng nào Điều này được đảm nhận bởi quá trình tiền xử lí.

 Tiêu chuẩn phân cụm: Điều này phụ thuộc vào sự giải thích của chuyên gia cho thuật ngữ “dễ nhận thấy” dựa vào loại của các cụm được chuyên gia cho rằng đang ẩn dấu dưới tập dữ liệu

 Thuật toán phân loại: cần lựa chọn một sơ đồ thuật toán riêng biệt nhằm làm sáng tỏ cấu trúc của tập dữ liệu.

 Công nhận kết quả: khi đã có kết quả phân loại thì ta phải kiểm tra tính đúng đắn của nó Điều này thường được thực hiện bởi việc dùng các kiểm định phù hợp.

 Giải thích kết quả: trong nhiều trường hợp, chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng phải kết hợp kết quả phân loại với bằng chứng thực nghiệm và phân tích để đưa ra các kết luận đúng đắn Trong một số trường hợp nên có cả bước khuynh hướng phân cụm; trong bước này có các kiểm định khác nhau để chỉ ra một tập dữ liệu có hay không một cấu trúc phân cụm Ví dụ như một tập dữ liệu của ta có thể hoàn toàn ngẫu nhiên vì vậy mọi cố gắng phâm cụm đều vô nghĩa.

Các lựa chọn khac nhau của các đặc trưng, độ đo gần gũi, tiêu chuẩn phân cụm có thể dẫn tới các kết qủa khác phân cụm khác nhau Do đó, việc lựa chọn một cách hợp lí nhất hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia Vì vậy tính chủ quan (của chuyên gia) là một thực tế mà ta phải chấp nhận.

Trang 9

Hình 1-2 Các bước trong quá trình phân cụm

2 Các phương pháp phân cụm dữ liệu

2.1Các phương pháp dựa trên phân hoạch

Phương pháp phân hoạch: tạo một phân hoạch của cơ sơ dữ liệu D chứa n đối tượng thành tập gồm k cụm sao cho:

 Mỗi cụm chứa ít nhất là một đối tượng  Mỗi đối tượng thuộc về đúng một cụm

Cho k, tìm một phân hoạch có k cụm nhằm tối ưu tiêu chuẩn phân cụm được chọn.

Tiêu chuẩn suy đoán chất lượng phân hoạch

Tối ưu toàn cụn: liệt kê theo hướng vét cạn tất cả các phân hoạch Các phương pháp:

o Phương pháp k-means (MacQueen’ 67): mỗi cụm được đại diện bằng tâm của cụm (centroid).

o k- medoids (Kuafman & Roosseew’87): mỗi cụm được đại diện bằng một trong các đối tượng của cụm (medoids)

2.1.1 Phương pháp gom cụn k- means

Trọng tâm của một cụm là một véc tơ, trong đó giá trị của mỗi phần tử của nó là trung bình cộng của các thành phần tương ứng của các đối tượng vectơ dữ liệu trong cụm đang xét Tham số đầu vào của thuật toán là số cụm k, và tham số đầu ra của thuật toán là các trọng tâm của các cụm dữ liệu Độ đo khoảng cách D giữa các đối tượng dữ liệu thường được sử dụng dụng là khoảng cách Euclide, bởi vì đây là mô

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 10

hình khoảng cách dễ để lấy đạo hàm và xác định các cực trị tối thiểu Hàm tiêu chuẩn và độ đo khoảng cách có thể được xác định cụ thể hơn tuỳ vào ứng dụng hoặc các quan điểm của người dùng Thuật toán k-means bao gồm các bước cơ bản:

Đầu vào của thuật tóan: số k cụm k và cơ sơ dữ liệu Thuật toán gồm 4 bước:

1 Phân hoạch đối tượng thành k tập con/ cụm khác rỗng.

2 Tính các điểm hạt giống làm centroid (trung bình của các đối tượng của cụm) cho từng cụm trong cụm hiện hành.

3 Gán từng đối tượng vào cụm có centroid gần nhất 4 Quay về bước 2 chấm dứt khi không còn phép gán mới BEGIN

1 Write (“Nhập số đối tượng dữ liệu”);readln(n);2 Nhập n đối tượng dữ liệu;

Thuật tóan k-means chi tiết

Các khái niệm biến và hàm sử dụng trong thuật toán k-means trên:

MSE (Mean Squared Error) được gọi là sai số bình phương trung bình hay còn gọi là hàm tiêu chuẩn, MSE dùng để lưa giá trị của hàm tiêu chuẩn và được cập nhật qua mỗi lần lặp Thuật toán dừng ngay khi giá trị MSE tăng lên so với giá trị MSE cũ của vòng lặp trước đó.

D2(xi, mj): là khoảng cách Euclide từ đối tượng thứ i tới trọng tâm thứ j: OldMSE, m’j, n’

j: là các biến tạm lưu giá trị cho các trạng thái trung gian cho các biến tương ứng: giá trị hàm tiêu chuẩn, giá trị của vectơ tổng của các đối tượng trong cụm thứ j, số các đối tượng của cụm thứ j;

Thuật toán k-means tuần tự trên được chứng minh là hội tụ và có độ phức tạp tính toán là : O((3nkd)T flop) Trong đó: n là đối tượng dữ liệu, k là số cụm dữ liệu,

Trang 11

48 d là số chiều,  là số vòng lặp, T flop

là thời gian để thực hiện một phép tính cơ sở như phép nhân, chia,…Như vậy, do k-means phân tích cụm đơn giản nên có thể áp dụng đối với tập dữ liệu lớn Tuy nhiên nhược điểm của k-means là chỉ áp dụng với dữ liệu có thuộc tính số và khám phá ra các cụm có hình dạng cầu, k-means còn rất nhạy cảm với nhiễu và các phần tử ngoại lai trong dữ liệu Hình dưới diễn tả mô phỏng về một số hình dạng cụm dữ liệu khám phá được bởi k-means:

Thí dụ về một số hình dạng dữ liệu được khám phá ra bởi k-means

Hơn nữa, chất lượng phân cụm dữ liệ của thuật toán k-means phụ thuộc nhiều vào các tham số đầu vào như: số cụm k và k trọng tâm khởi tạo ban đầu Trong trường hợp, các trọng tâm khởi tạo ban đầu mà quá lệch so với các trọng tâm cụm tự nhiên thì kết quả phân cụm k-means là rất thấp, nghĩa là các cụm dữ liệu được khám phá rất lệch so với các cụm trong thực tế Trên thực tê người ta chưa có một giải pháp tối ưu nào đẻ chọn các tham số đầu vào, giải pháp thường được sử dụng nhất là thử nghiệm với các giá trị đầu vào k khác nhau rồi sau đo chinh giải pháp tốt nhất.

Đến nay, đã có rất nhiều thuật toán kế thừa tư tưởng của thuật toán k-means áp dụng trong datamining để giải quyết với tập dữ liệu có kích thước tất lớn được áp dụng hiệu quả và phổ biến như thuật toán modes, PAM, CLARA, CLARANS, k-prototypes,…

Thuật toán khác cũng gồm 4 bước:

1 Chọn bất kì k đối tượng làm các tâm ban đầu (centroids)

2 Gán hoặc gán lại từng đối tượng vào cụm với khoảng cách gần nhất 3 Cập nhật centroids

4 Quay về bước 2, dừng khi không còn phép gán mới b) Ví dụ phương pháp gom cụm k- means

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 12

c) Điểm mạnh của phương pháp gom cụm k - means

 Khả năng mở rộng (scalable) tương đối: trong khi xử lí các tập dữ liệu lớn.

 Hiệu suất tương đối: O(tkn), với n là số đối tượng, k là số cụm, t là số lần lặp Thông thường k, t < < n.

Thường kết thúc ở điểm tối ưu cục bộ; có thể tìm được tối ưu toàn cục dùng các kĩ thuật như thuật toán di truyền

d) Điểm yếu của phương pháp gom cụm k – means  Có thể áp dụng khi biết được trị trung bình của các đối tượng  Cần chỉ định trức k, số các cụm

 Không thể xử lí được dữ liệu chuỗi và outlier

 Không phù hợp để khám phá các cụm với dạng không lồi hay cụm có kích thước khác nhau

e) Các biến đổi của phương pháp gom cụm k means  Vài biến thể của phương pháp k- means khác nhau ở:

- Chọn k centroids ban đầu - Tính toán sự bất tương tự

- Các chiến lược tính centroids cụm

 Xử lí dữ liệu phân nhóm: k- modes (cách thức) - Thay trị trung bình của cluster bằng modes

- Dùng các độ đo bất tương tự mới cho các đối tượng phân nhóm - Dùng các phương pháp dựa trên tần số để cập nhật modes của đối

Một sự kết hợp giữa dữ liệu phân lớp và dữ liệu số: phương pháp k- prototype f) Phương pháp gom cụm k-medoids

 Đầu vào của thuật toán: số cụm k và cơ sơ dữ liệu có n đối tượng  Thuật toán gồm 4 bước:

1 Chọn bất kì k đối tượng nào làm medoids ban đầu (các đối tượng đại diện)

2 Gán từng đối tượng còn lại vào cụm có medoid gần nhất

3 Chọn nonmedoid và thay một trong các medoids bằng nó nếu nó cải thiện chât lượng cụm

4 Quay về bước 2, dừng khi không còn phép gán mới.

2.1.2 Thuật toán PAM

Trang 13

48 PAM (Partitioning Around Medois) là thuật toán mở rộng của thuật toán k-means, nhằm có khả năng xử lý hiệu quả đối với dữ liệu nhiễu hoặc các phần tử ngoại lai, đây là thuật toán phân cụm dữ liệu được đề xuất bởi Kaufman và Rousseeuw Thay vì sử dụng các trọng tâm như k-means, PAM sử dụng các đối tượng medoid để biểu diễn cho các cụm dữ liệu, một đối tượng medoid là đối tượng đặt tại vị trí trung tâm nhất bên trong của mỗi cụm Vì vậy, các đối tượng medoid ít bị ảnh hưởng bởi các đối tượng ở rất xa trung tâm, trong khi đó các trọng tâm của thuật toán k-means lại rất bị tác động bởi những điểm ở xa trung tâm này Ban đầu, PAM khởi tạo k đối tượng medoid và phân phối các đối tượng còn lại vào các cụm với các đối tượng medoid đại diện tương ứng sao cho chúng tương tự với đối tượng medoid trong cụm nhất.

Thí dụ : Nếu Oj là đối tượng không phải là medoid và Om là một đối tượng

medoid, khi đó ta nói Oj thuộc về cụm có đối tượng medoid là Om làm đại diện nếu : d(Oj, Om) = minOed(Oj,Oe) Trong đó : d(Oj,Oe) là độ phi tương tự giữa

Oj và Oe , minOe là giá trị nhỏ nhất của độ phi tương tự giữa Oj và tất cả các đối

tượng medoid của các cụm dữ liệu Chất lượng của mỗi cụm được khám phá được

đánh giá thông qua độ phi tương tự trung bình giữa một đối tượng và đối tượng

medoid tương ứng với cụm của nó, nghĩa là chất lượng phân cụm được đánh giá

thông qua chất lượng của tất cả các đối tượng medoid Độ phi tương tự ở đây thông

thường được xác định bằng độ đo khoảng cách, thuật toán PAM ở đây được áp dụng cho dữ liệu không gian.

Để xác định các medoid, PAM bắt đầu bằng cách lựa chọn k đối tượng medoid

bất kỳ Sau mỗi bước thực hiện, PAM cố gằng hoán chuyển giữa đối tượng medoid

Om và một đối tượng Op không phải là medoid, miễn là sự hoán chuyển này nhằm cải

tiến chất lượng của phân cụm, quá trình này kết thúc khi chất lượng phân cụm không thay đổi Chất lượng phân cụm được đánh giá thông qua hàm tiêu chuẩn, chất lượng phân cụm tốt nhất khi hàm tiêu chuẩn đạt giá trị tối thiểu

Chúng ta xét ví dụ đơn giản sau : Cho hai đối tượng medoid A và B Đối với tất cả

các đối tượng Y thuộc cụm với đối tượng medoid đại diện A, chúng ta tìm medoid

của cụm gần nhất để thay thể Có hai trường hợp có thể xẩy ra, hoặc Y được chuyển tới cụm dữ liệu có đại diện là B hoặc được chuyển tới cụm dữ liệu có đại diện là M Tiếp đến, chúng ta xét lần lượt cho tất cả các đối tượng trong cụm có đại diện là A Tương tự như vậy, đối với tất các các đối tượng trong cụm có đối tượng đại diện là B, chúng ta có thể di chuyển chúng tới cụm có đại diện là M hoặc là chúng ở lại B Thí dụ này có thể biểu diễn như hình dưới đây :

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 14

Thí dụ về khả năng thay thế của các đối tượng trung tâm medoid Sau đây là một số khái niệm biến được sử dụng cho thuật toán PAM :

Om : Là đối tượng medoid hiện thời cần được thay thế

Op : là đối tượng medoid mới thay thế cho Om;

Oj : Là đối tượng dữ liệu (không phải là medoid) có thể được di chuyển

sang cụm khác.

Oj,2 : Là đối tượng medoid hiện thời gần đối tượng Oj nhất mà không phải là các đối tượng A và M như trong ví dụ trên.

Bốn trường hợp như mô tả trong thí dụ trên, PAM tính giá trị Cjmp cho tất cả các đối tượng Oj Cjmp ở đây nhằm để làm căn cứ cho việc hoán chuyển giữa Om và Op Các cách tính Trong mỗi trường hợp Cjmp được tính với 4 cách khác nhau như sau :

Trường hợp 1: Giả sử Oj hiện thời thuộc về cụm có đại diện là Om và Oj tương tự với Oj, 2 hơn Op (d(Oj, Op) d(Oj, Oj,2)) Trong khi đó, Oj,2 là đối tượng

medoid tương tự xếp thứ 2 tới Oj trong số các medoid Trong trường hợp này,

chúng ta thay thế Om bởi đối tượng medoid mới Op và Oj sẽ thuộc về cụm có đối tượng đại diện là Oj,2 Vì vậy, giá trị hoán chuyển Cjmp được xác định như sau :

Cjmp = d(Oj, Oj,2) – d(Oj, Om) (1) Giá trị Cjmp là không âm.

Trường hợp 2 : Oj hiện thời thuộc về cụm có đại diện là Om , nhưng Oj ít tương tự với Oj,2 so với Op (Nghĩa là, d(Oj, Op)<d(Oj, Oj,2)) Nếu Om, được thay thế bởi Op thì Oj sẽ thuộc về cụm có đại diện là Op Vì vậy, giá trị Cjmp được xác

Trang 15

48 định như sau : Cjmp= (Oj, Op) - d(Oj, Om) (2) Cjmp ở đây có thể là âm hoặc dương.

Trường hợp 3 : Giả sử Oj hiện thời không thuộc về cụm có đối tượng đại diện là Om mà thuộc về cụm có đại diện là Oj,2 Mặt khác, giả sử Oj tương tự với Oj,2 hơn so với Op, khi đó, nếu Om được thay thế bởi Op thì Oj vẫn sẽ ở lại trong cụm có đại diện là Oj,2 Do đó : Cjmp= 0 (3).

Trường hợp 4 : Oj hiện thời thuộc về cụm có đại diện là Oj,2 nhưng Oj ít tương tự tới Oj,2 hơnso với Op Vì vậy, nếu chúng ta thay thế Om bởi Op thì Oj sẽ chuyển từ cụm Oj,2 sang cụm Op Do đó, giá trị hoán chuyển Cjmp được xác định là : Cjmp= (Oj, Op) - d(Oj, Oj,2) (4) Cjmp ở đây luôn âm.

Kết hợp cả bốn trường hợp trên, tổng giá trị hoán chuyển Om bằng Op được

Bước 1 : Chọn k đối tượng medoid bất kỳ;

Bước 2 : Tính TCmp cho tất cả các cặp đối tượng Om, Op Trong đó Om là đối tượng medoid và Op

là đối tượng không phải là modoid.

Bước 3 : Chọn cặp đối tượng Om và Op Tính minOm, minOp, TCmp

Nếu TCmp là âm, thay thế Om bởi Op và quay lại bước 2 Nếu TCmp dương, chuyển sang bước 4.Bước 4 : Với mỗi đối tượng không phải là medoid, xác định đối tượng medoid tương tự với nó

nhất đồng thời gán nhãn cụm cho chúng

Các bước thực hiện của thuật toán PAM

Trong bước 2 và 3, có PAM phải duyệt tất cả k(n-k) cặp Om, Op Với mỗi vặp, việc tính toán TCmp yêu cầu kiểm tra n-k đối tượng Vì vậy, độ phức tạp tính toán của PAM là O(Ik (n-k)2), trong đó I là số vòng lặp Như vậy, thuật toán PAM kém hiệu quả về thời gian tính toán khi giá trị của k và n là lớn[10][16]

2.1.3 Thuật toán CLARA

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 16

CLARA (Clustering LARge Application) được Kaufman đề xuất năm 1990, thuật toán này nhằm khắc phục nhiệc điểm của thuật toán PAM trong trường hợp giá trị của k và n là lớn CLARA tiến hành trích mẫu cho tập dữ liệu có n phần tử, nó áp dụng thuật toán PAM cho mẫu này và tìm ra các đối tượng trọng tâm medoid cho mẫu trích từ dữ liệu này Người ta thấy rằng, nếu mẫu dữ liệu được trích theo cách ngẫu nhiên, thì các medoid của nó xấp xỉ với các medoid của toàn bộ tập dữ liệu ban đầu Để tiến tới một xấp xỉ tốt hơn, CLARA đưa ra nhiều cách lấy mẫu và thực hiện phân cụm cho mỗi trường hợp và tiến hành chọn kết qủa phân cụm tốt nhất khi thực hiện phân cụm trên các mẫu này Để cho chính xác, chất lượng của các cụm được đánh giá thông độ phi tương tự trung bình của toàn bộ các đối tượng dữ liệu trong tập đối tượng ban đầu Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, 5 mẫu dữ liệu có kích thước 40+20k cho các kết quả tốt Các bước thực hiện của thuật toán CLARA như sau:

CLARA (5);BEGIN

1 For i = 1 to 5 do

2 Lấy một mẫu có 40 + 2k đối tượng dữ liệu ngẫu nhiên từ tập dữ liệu và áp dụng thuật toán PAMcho mẫu dữ liệu này nhằm để tìm các đối tượng medoid đại diện cho các cụm.

3 Đối với mỗi đối tượng Oj trong tập dữ liệu ban đầu, xác định đối tượng medoid tương tự nhất trongsố k đối tượng medoid.

4 Tính độ phi tương tự trung bình cho phân hoạch các đối tượng dành ở bước trước, nếu giá trị nàybé hơn giá trị tối thiểu hiện thời thì sử dụng giá trị này thay cho giá trị tối thiếu ở trạng thái trước, nhưvậy, tập k đối tượng medoid xác định ở bước này là tốt nhất cho đến thời điểm này

5 Quay về bước 1.END;

Các bước thực hiện thuật toán CLARA

Độ phức tạp tính toán của nó là O(k(40+k)2 + k(n-k)), và CLARA có thể thực hiện đối với tập dữ liệu lớn Chú ý đối với kỹ thuật tạo mẫu trong PCDL : kết quả phân cụm có thể không phụ thuộc vào tập dữ liệu khởi tạo nhưng nó chỉ đạt tối ưu cục bộ Thí dụ

như : Nếu các đối tượng medoid của dữ liệu khởi tạo không nằm trong mẫu, khi đó

kết quả thu được không đảm bảo là tốt nhất được

2.1.4 Thuật toán CLARANS

Thuật toán CLARANS được Ng & Han đề xuất năm 1994, nhằm để cải tiến cho chất lượng cũng như mở rộng áp dụng cho tập dữ liệu lớn CLARANS cũng sử dụng các đối tượng trung tâm medoids làm đại diện cho các cụm dữ liệu.

Như đã biết, PAM là thuật toán phân hoạch có kiểu k-medoids Nó bắt đầu

khởi tạo k tâm đại diện medoid và liên tục thay thế mỗi tâm bởi một đối tượng khác

Trang 17

48 trong cụm cho đến khi là tổng khoảng cách của các đối tượng đến tâm cụm không giảm CLARANS là thuật toán phân cụm dữ liệu kết hợp thuật toán PAM với chiến lược tìm kiếm kinh nghiệm mới Ý tưởng cơ bản của CLARANS là không xem xét tất cả các khả năng có thể thay thế các đối tượng tâm medoids bởi một đối tượng khác, nó ngay lập tức thay thế các đối tượng tâm này nếu việc thay thế này có tác động tốt đến chất lượng phân cụm chứ không cần xác định cách thay thế tối ưu nhất Một phân hoạch cụm phát hiện được sau khi thay thế đối tượng trung tâm được gọi là láng giềng (Neighbor) của phân hoạch cụm trước đó Số các láng giềng được hạn chế bởi tham

số do ngừơi dùng đưa vào là Maxneighbor, quá trình lựa chọn các láng giềng này làhoàn toàn ngẫu nhiên Tham số Numlocal cho phép người dùng xác định số vòng lặp

tối ưu cục bộ được tìm kiếm Không phải tất cả các láng giềng được duyệt mà chỉ có

Maxneighbor số láng giềng được duyệt.

Một số khái niệm sử dụng trong thuật toán CLARANS được định nghĩa nhưsau :

Giả sử O là một tập có n đối tượng và M là tập các đối tượng tâm medoid, NM

-M là tập các đối tượng không phải tâm Các đối tượng dữ liệu sử dụng trong thụât toán CLARANS là các khối đa diện Mối đối tượng được diễn tả bằng một tập các cạch, mỗi cạnh được xác định bằng 2 điểm Giả sử P R3 là một tập tất cả các điểm Nói chung, các đối tượng ở đây là các đối tượng dữ liệu không gian và chúng ta định nghĩa tâm của một đối tượng chính là trung bình cộng toán học của tất cả các đỉnh hay còn gọi là trọng tâm:

Center : O P

Giả sử dist là một hàm khoảng cách, khoảng cách thường được chọn ở đây là khoảng cáchEuclidean : dist: P x PR0+

Hàm khoảng cách dist có thể mở rộng cho các điểm của khối đa diện thông qua hàm tâm :

dist: O x OR0+ sao cho dist (oi, oj) = dist (center(oi), center(oj))

Mỗi đối tượng được được gán cho một tâm medoid của cụm nếu khoảng cách từ trọng tâm củađối tượng đó tới tâm medoid của nó là nhỏ nhất Vì vậy, chúng ta định nghĩa một tâm medoid

dist (o, mj), o O.

Cuối cùng, chúng ta định nghĩa một cụm với tâm medoid mi tương ứng là một tập con các đối tượng trong O với medoid(o) = mi.

Giả sử C0 là tập tất cả các phân hoạch của O Hàm tổng đế đánh giá chất lượng một phân hoạch được định nghĩa như sau : total_distance: C0R0+ sao cho total_distance(c) = dist (o, mi) với mi M, cluster(mi ).

Thuật toán chi tiết CLARANS như biểu diễn trong hình sau:

Input : O, k, dist, numlocal, and maxneighbor;

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 18

Create_Randomly(k) : tạo ngẫu nhiên k cụm dữ liệu, nghĩa là thuật toán lựa chọn

ngẫu nhiên k đối tượng medoid từ n đối tượng dữ liệu.

Select_randomly(old, new) : Thay thế một đối tượng tâm cụm medoid old bởi đốitượng khác new.

Calculate_distance_difference(old, new) : Tính toán sự khác nhau về tổng khoảng

cách giữa phân hoạch hiện thời và láng giềng của nó

Exchange(old, new) : Hoán đối giữa đối tượng tâm cụm medoid old với đối tượng

không phải là medoid new, sau khi hoán đổi vai trò của chúng cũng được hoán đổi.

Calculate_total_distance() : Tính tổng khoảng cách cho mỗi phân hoạch.

Như vậy, quá trình hoạt động của CLARANS tương tự với quá trình hoạt động của

thuật toán CLARA Tuy nhiên, ở giai đoạn lựa chọn các trung tâm medoid của cụm

dữ liệu, CLARANS lựa chọn một giải pháp tốt hơn bằng cách lấy ngẫu nhiên một đối

tượng của k đối tượng trung tâm medoid của cụm và cố gắng thay thế nó với một đối

tượng được chọn ngẫu nhiên trong (n-k) đối tượng còn lại, nếu không có giải pháp nào tốt hơn sau một số cố gắng lựa chọn ngẫu nhiên xác định, thuật toán dùng và cho kết quả phân cụm tối ưu cục bộ

Trong trường hợp tệ nhất, CLARANS so sánh một đối tượng với tất các đối tượng

Medoid Vì vậy, độ phức tạp tính toán của CLARANS là O(kn2), do vậy CLARANS

Trang 19

48 không thích hợp với tập dữ liệu lớn (khi trường hợp xấu nhất xẩy ra) CLARANS có ưu điểm là không gian tìm kiếm không bị giới hạn như đối với CLARA, và trong cùng một lượng thời gian thì chất lượng của các cụm phân được là lớn hơn so với CLARA.

2.1.5 Nhận xét chung về họ các thuật toán phân hoạch

Thuật toán k-means chỉ thích hợp để tìm kiếm các cụm dữ liệu có dạng hình cầu, không thích hợp cho việc xác định các cụm với hình dạng bất kỳ, nhưng trong trường hợp các cụm khá gần nhau thì một số đối tượng của một cụm có thể là nằm cuối các trong các cụm khác Thuật toán PAM là một cải tiến của k-means nhằm để khắc phục trong trường hợp dữ liệu chứa nhiễu hoặc các phần tử ngoại lai CLARA và CLARANS là các thuật toán dựa trên hàm tiêu chuẩn của thuật toán PAM, đây là các thuật toán có khả năng áp dụng với tập dữ liệu lớn, nhưng hiệu quả của chúng phụ thuộc vào kích thước của các mẫu được phân Thuật toán CLARANS hiệu quả hơn so

với thuật toán CLARA Hạn chế chung của các thuật toán phân cụm phân hoạch là chỉ

thích hợp đối với dữ liệu số và ít chiều, và chỉ khám phá ra các cụm dạng hình cầu, thế nhưng chúng lại áp dụng tốt với dữ liệu có các cụm phân bố độc lập và trong mỗi cụm có mật độ phân bố cao

2.2Các phương pháp dựa trên phân cấp

Phương pháp phân cấp: tạo phân cấp cụm chứ không phải là một phân hoạch đơn thuần các đối tượng

o Các lá của cây biểu diễn các đối tượng riêng lẻ o Các nút trong của cây biểu diễn các cụm  Hai loại phương pháp tạo kiến trúc cụm:

o Gộp- agglomerative (từ dưới lên)

- Đưa từng đối tượng vào cluster riêng của nó

- Trộn ở mỗi bước hai cụm tương tự nhất cho đến khi chỉ còn một cụm hay thỏa điều kiện kết thúc

o Phân chia – divisive (từ trên xuống)

- Bắt đầu bằng một cụm lớn chứa tất cả các đối tượng

- Phân chia cụm phân biệt nhất thành các cụm nhỏ hơn và xử lý cho đến khi co n cụm hay thỏa điều kiện kết thúc

Hai loại phương pháp tạo kiến trúc phân cấp cụm

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 20

 Các khoảng cách trong

Thường có 3 cách được dùng để định nghĩa khoảng cách giữa các cụm: - Phương pháp liên kết đơn (láng giềng gần nhất):

- Phương pháp liên kết hoàn toàn (láng giềng xa nhất):

- Phương pháp liên kết trung bình (trung bình cặp nhóm không có trọng ):

 Sức mạnh của các phương pháp phân cấp o Khái niệm đơn giản

o Lý thuyết tốt

o Khi cụm được trộn/ tách, quyết định là vĩnh cửu => số các phương án khác nhau cần được xem xét bị rút giảm.

 Điểm yếu của phương pháp phân cấp

o Trộn/ tách các cụm là vĩnh cửu => các quyết định sai là không thể khắc phục về sau

o Các phương pháp phân chia là cần thời gian tính toán

o Các phương pháp là không scalable (mở rộng được) cho các tập dữ liệu lớn

 Phân tích outlier o outliers

- Là các đối tượng bất tương tự với

- Có thể gây ra việc đo đạc hay lỗi thực hiện, hay

- Là kết quả của việc biến đổi dữ liệu kế thừa rất nhiều thuật toán khai phá dữ liệu cố gắng

- Giảm ảnh hưởng của outliers

Step 0 Step 1 Step 2 Step 3 Step 4

Trang 21

48 - Giảm outliers

o Cực tiểu hóa ảnh hưởng của outliers và/ hay khử đi những outliers có thể gây ra mất mát thông tin

o Có thể quan tâm đến khai khác outlier mining o Các ứng dụng của khai thác outlier

- Phát hiện phạm tội - Tiếp thị

- Xử lý y khoa

2.2.1 Thuật toán BIRCH

BIRCH (Balanced Iterative Reducing and Clustering Using Hierarchies) là thuật toán phân cụm phân cấp sử dụng chiến lược phân cụm trên xuống (top down) Ý tưởng của thuật tóan là không cần lưu toàn bộ các đối tượng dữ liệu của các cụm trong bộ nhớ mà chỉ lưu các đại lượng thống kê Đối với mỗi dữ liệu của các cụm, BIRCH chỉ lưu một bộ ba (n, LS, SS), trong đó n là đối tượng trong cụm, LS là tổng các giá trị thuộc tính của các đối tượng trong cụm và SS là tổng bình phương của các giá trị thuộc tính của các đối tượng trong cụm Các bộ ba này được gọi là các đặc trưng của cụm

(Cluster Features - CF) và được lưa giữ trong một cây gọi là cây CF (CF tree) Người ta đã chứng minh rằng, các đại lượng thống kê chuẩn như độ đo khoảng cách, có thể xác định cây CF Hình dưới đây biểu thị một ví dụ về cây CF Chúng ta thấy rằng tất cả các nút trong cây lưu tổng các đặc trưng cụm CF của nút con, trong khi đó các nút lá lưu trữ các đặc trưng của cụm dữ liệu

Cây CF là cây cân bằng, nhằm để lưu trữ các đặc trưng của cụm (CF) Cây CF chứa các nút trong và nút là, nút trong là nút chứa các nút con và nút lá thì không có con Nút trong lưu trữ tổng các đặc trưng cụm (CF) của các nút con của nó Một cây CF được đặc trưng bởi hai tham số:

 Yếu tố nhánh (Branching Factor - B): nhằm xác định số tối đa các nút con của mỗi nút trong cây, và

 Ngưỡng (Threshloid-T): Khoảng cách tối đa giữa bất kì một cặp đối tượng trong nút lá của cây, khoảng cách này còn được gọi là đường kính của các cụm con được lưu tại các nút lá.

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 22

Hai tham số này có ảnh hưởng đến kích thước của cây CF Thuật toán BIRCH thực hiện qua giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: BIRCH duyệt qua tất cả các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và xây dựng một cây CF khởi tạo Trong giai đoạn này, các đối tượng lần lượt được chèn vào nút lá gần nhất của cây CF (nút lá của cây đóng vai trò là cụm con) sau khi chèn xong thì tất cả các nút trong cây CF được cập nhật thông tin Nếu đường kính của cụm con sau khi chèn là lớn hơn ngưỡng T, thì nút lá được tách.

Quá trình này lặp cho đến khi tất cả các đối tượng đều được chèn vào trong cây Ở đây ta thấy rằng, mỗi đối tượng trong cây chỉ được đọc một lần, để lưu toàn bộ cây CF trong bộ nhớ thì cần phải điều chỉnh kích thước của cây CF thông qua điều chỉnh ngưỡng T.

 Giai đoạn hai: BIRCH lựa chọn một thuật toán phân cụm dữ liệu (như thuật toán phân cụm chẳng hạn) để thực hiện phân cụm dữ liệu cho các nút lá của cây

Thuật toán BIRCH thực hiện qua các bước cơ bản như hình sau:

Với cấu trúc cây CF được sử dụng, BIRCH có tốc độ thực hiện phân cụm dữ liệu nhanh và có thể áp dụng đối với tập dữ liệu lớn, đặc biệt, BIRCH hiệu quả khi áp dụng với tập dữ liệu tăng trưởng theo thời gian BIRCH chỉ duyệt toàn bộ dữ liệu một lần với một lần quét thêm tùy chọn, nghĩa là độ phức tạp của nó là O(n), với n là đối tượng dữ liệu Nhược điểm của nó là chất lượng của các cụm được khám phá không được tốt Nếu BIRCH sử dụng khoảng cách Euclide, nó thực hiện tốt chỉ với dữ liệu số Mặc khác, tham số vào T có ảnh hưởng rất lớn tới kích thước và tính tự nhiên của cụm Việc ép các đối tượng dữ liệu làm cho các đối tượng của một cụm có thể là đối

1 Các đối tượng dữ liệu lần lượt được chèn vào cây CF, sau khi chèn hết các đối tượng ta thu được cây CF khởi tạo Mỗi một đối tượng được chèn vào nút lá gần nhất tạo thành cụm con Nếu đường kính của cụm con này lớn hơn T thì nút lá được tách Khi một đối tượng thích hợp được chèn vào nút lá thì tất cả các nút trở tới gốc của cây được cập nhật với các thông tin cần thiết.

2 Nếu cây CF hiện thời không có đủ bộ nhớ trong thì tiến hành dựng cây CF nhỏ hơn: kích thước của cây CF được điều khiển bởi tham số T và vì vậy việc chọn một giá trị lớn hơn cho nó sẽ hòa nhập một số cụm con thành một cụm, điều này làm cho cây CF nhỏ hơn Bước này không cần yêu cầu bắt đầu đọc dữ liệu lại từ đầu nhưng vẫn đảm bảo hiệu chỉnh cây dữ liệu nhỏ hơn.

3 Thực hiện phân cụm: các nút lá của cây CF lưu giữ các đại lượng thống kê của các cụm con Trong bước này, BIRCH sử dụng các đại lượng thống kê này để áp dụng một số kĩ thuật phân cụm ví dụ như k-means và tạo ra một khởi tạo cho phân cụm

4 Phân phối lại các đối tượng dữ liệu bằng cách dùng các đối tượng trọng tâm cho các cụm đã được khám phá từ bước 3: đây là một bước tùy chọn để duyệt lại tập dữ liệu và gán nhãn lại cho các đối tượng dữ liệu tới các trọng tâm gần nhất Bước này nhằm để gán nhãn cho các dữ liệu khởi tạo và loại bỏ các đối tượng ngoại lai.

Trang 23

48 tượng kết thúc cụm khác, trong khi các đối tượng gần nhau có thể bị hút bởi các cụm khác nếu chúng được biểu diễn cho thuật toán theo một thứ tự khác BIRCH không thích hợp với dữ liệu đa chiều.

2.2.2 Thuật toán CURE

Việc chọn một cách biểu diễn cho các cụm có thể nâng cao chất lượng phân cụm Thuật toán CURE (Clustering Using REpresentatives) là thuật toán sử dụng chiến lược dưới lên (Bottom up) của kĩ thuật phân cụm phân cấp.

Thay vì sử dụng các trọng tâm hoặc các đối tượng tâm để biểu diễn cụm, CURE sử dụng nhiều đối tượng để diễn tả cho mỗi cụm dữ liệu Các đối tượng đại diện cho cụm này ban đầu được lựa chọn rải rác đều ở các vị trí khác nhau, sau đó chúng được di chuyển bằng cách co lại theo một tỉ lệ nhất định Tại mỗi bước của thuật toán, hai cụm có cặp đối tượng đại diện gần nhất (đối tượng thuộc về mỗi cụm) sẽ được trộn lại thành một cụm.

Với cách thức sử dụng nhiều hơn một phần tử đại diện cho các cụm, CURE có thể khám phá được các cụm có các hình thù và kích thước khác nhau trong cơ sơ dữ liệu lớn Việc co các đối tượng đại diện lại có tác dụng làm giảm tác động củ các phần tử ngoại lai, vì vậy, CURE có khả năng xử lý đối với các phần tử ngoại lai Hình dưới đây là ví dụ về các dạng và kích thước cụm dữ liệu được khám phá bởi CURE

2.3 Các phương pháp dựa trên mật độ

Các cụm có thể được xem như các vùng có mật độ cao, được tách ra bởi các vùng không có hoặc ít mật độ Khái niệm mật độ ở được xem như là các số các đối tượng láng giềng.

2.3.1 Thuận toán DBSCAN

Thuật toán phân cụm dựa trên mật độ thông dụng nhất là thuật toán DBSCAN (Density- Based Spatial Clustering of Applications with noise) Thuật toán đi tìm các đối tượng mà có số đối tượng láng giềng lớn hơn một ngưỡng tối thiểu Tìm tất cả các đối tượng mà các láng giềng của nó thuộc về lớp các đối tượng đã xác định ở trên, một cụm được xác định bằng một tập tất cả các đối tượng kiên thông mật độ với các láng giềng của nó DBSCAN có thể tìm ra các cụm với hình thù bất kì, trong khi đó tại cùng một thời điểm ít bị ảnh hưởng bởi thứ tự của các đối tượng dữ liệu nhập vào.

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hướng- K54A-CNTT- ĐHSPHN

Trang 24

Khi có một đối tượng dữ liệu được chèn vào chỉ tác động đến một láng giềng xác định Mặc khác DBSCAN yêu cầu người dùng xác định bán kính Eps của các láng giềng và số các láng giềng tối thiểu Minpts, các tham số này khó mà xác định được tối ưu, thông thường nó được xác định bằng phép chọn ngẫu nhiên hoặc theo kinh nghiệm Người ta áp dụng chỉ số không gian để giúp xác định các láng giềng của một đối tượng dữ liệu do vậy độ phức tạp của DBSCAN đã được cải tiến là O(nlogn) so với độ phức tạp của DBSCAN là O(n2) trong trường hợp nếu không áp dụng cấu trúc chỉ số Khoảng cách Euclide được sử dụng để đo sự tương tác giữa các đối tượng nhưng không hiệu quả đối với dữ liệu đa chiều.

Thuật toán DBSCAN dựa trên các khái niệm mật độ có thể áp dụng cho các tập dữ liệu không gian lớn đa chiều Dưới đây là các định nghĩa và bổ đề được sử dụng trong thuật toán DBSCAN.

Định nghĩa 1: lân cận với ngưỡng Eps của một điểm (Eps – Neighborhood of a point)

Lân cận với ngưỡng Eps của một điểm P kí hiệu là NEps(p) được xác định như sau: NEps(p) = {q D | khoảng cach Dist(p,q) ≤ Eps}, D là tập dữ liệu cho trước.

Một điểm p muốn nằm trong một cụm C nào đó thì NEps(p) thì phải có tối thiểu Minpts điểm Số điểm tối thiểu được chọn là bao nhiêu cũng là bài toán khó, vì: Nếu số điểm tối thiểu lớn thì chỉ những điểm nằm thực sự trong cụm C mới đạt đủ tiêu chuẩn, trong khi đó những điểm nằm ngoài biên của cụm không thể đạt được điều đó Ngược lại nếu số điểm tối thiểu là nhỏ thì mọi điểm sẽ rơi vào một cụm.

Theo định nghĩa trên, chỉ những điểm thực sự nằm trong cụm mới thỏa mãn điều kiện là điểm thuộc vào cụm Những điểm nằm ở biên của cụm thì không thỏa mãn điều kiện đó, bởi vì thông thường thì lân cận với ngưỡng Eps của điểm biên thì bé hơn lân cận với ngưỡng của Eps của điểm nhân (Core point).

Để tránh được điều này, chúng ta có thể đưa ra một tiêu chuẩn khác để định nghĩa một điểm thuộc vào một cụm như sau: Nếu một điểm p muốn thuộc vào cụm C phải tồn tại một điểm q mà p ∊ NEps(q) và số điểm trong NEps(q) phải lớn hơn số điểm tối thiểu Điều này có thể được định nghĩa một cách hình thức như sau:

Định nghĩa 2: Đến được trực tiếp theo mật độ (Directly Density-reachable) Một

điểm p được gọi là đến được trực tiếp từ điểm q với ngưỡng Eps nếu: 1 p ∊ NEps(q)

2 || NEps(q)|| ≥ Minpts (điều kiện nhân)

Điểm q được gọi là điểm nhân (Core point) Có thể thấy là đến được trực tiếp một hàm phản xạ và đối xứng đối với hai điểm nhân và bất đối xứng nếu nếu một trong hai điểm đó không phải là điểm nhân.

Định nghĩa 3: Đến được mật độ (Density- Reachable)

Một điểm p được gọi là đến được từ một điểm q theo hai tham số Eps và Minpts nếu tồn tại một dãy p = p1, p2, , pn = q thỏa mãn pi+1 là có thể đến được trực tiếp từ pi với

Hai điểm biên của một cụm C có thể không đến được nhau bởi vì cả hai có thể đều không thỏa mãn điều kiện nhân Mặc dù vậy, phải tồn tại một điểm nhân C mà cả hai điểm đều có thể đến được từ điểm đó Để cho thuận tiện chúng ta sẽ đưa ra một định nghĩa liên thông mật độ (Density- Connectivity)

Ngày đăng: 25/08/2012, 00:52

Hình ảnh liên quan

Các giai đoạn trong KĐ được thể hiện trực quan trong hình 1.1 dưới đây: - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

c.

giai đoạn trong KĐ được thể hiện trực quan trong hình 1.1 dưới đây: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Thí dụ về một số hình dạng dữ liệu được khám phá ra bởi k-means - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

h.

í dụ về một số hình dạng dữ liệu được khám phá ra bởi k-means Xem tại trang 11 của tài liệu.
 Mật độ toàn cục của không gian các đối tượng được mô hình như là tổng tất cả các hàm ảnh hưởng của các đối tượng - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

t.

độ toàn cục của không gian các đối tượng được mô hình như là tổng tất cả các hàm ảnh hưởng của các đối tượng Xem tại trang 27 của tài liệu.
K-means Số các cụm Các cụm tách rời Hình cầu Không O(Ikn) - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

means.

Số các cụm Các cụm tách rời Hình cầu Không O(Ikn) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Vì vậy người ta đã mô hình hóa một mạng lưới gồm các dây mô hình như các dây thần kinh của bộ não con người và cài vào đó những thuật toán để khám phá ra  những tri thức trong kho tàng tri thức của nhân loạị Đó là mạng nơron nhân tạọ - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

v.

ậy người ta đã mô hình hóa một mạng lưới gồm các dây mô hình như các dây thần kinh của bộ não con người và cài vào đó những thuật toán để khám phá ra những tri thức trong kho tàng tri thức của nhân loạị Đó là mạng nơron nhân tạọ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Dưới đây là mô hình toán học một mạng nơ-ron nhân tao: - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

i.

đây là mô hình toán học một mạng nơ-ron nhân tao: Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình: Cấu trúc mạng nơ-ron nhiều lớp - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

nh.

Cấu trúc mạng nơ-ron nhiều lớp Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình: cấu trúc mạng nơ-ron một lớp - PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG DATAMING.doc

nh.

cấu trúc mạng nơ-ron một lớp Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan