giao an thuc hanh hoa hoc 11

14 5.8K 13
giao an thuc hanh hoa hoc 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thực hành số 1: Tính axit – bazo. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh nắm vững các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - Củng cố các kiến thức về axit – bazo, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 2. Kỹ năng - Biết sử dụng các dụng cụ, hóa chất, và tiến hành lượng nhỏ thí nghiệm trong ống nghiệm - Bảo đảm an toàn và thành công các thí nghiệm - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết phương trình phản ứng 3. Tình cảm, thái độ - Thông qua thí nghiệm tạo sự say mê, hứng thú trong học tập hóa học - Rèn luyện đức tính nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tiết kiệm hóa chất trong thực hành, thí nghiệm. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Dụng cụ: Ống nghiệm, mặt kính đồng hồ, ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh, bộ giá thí nghiệm; thìa xúc hóa chất bằng thủy tinh. - Hóa chất: Các dung dịch: amoniac, HCl, CH 3 COOH, NaOH, CaCl 2 (đặc), Na 2 CO 3 (đặc), phenolphtalein, giấy chỉ thị pH (giấy chỉ thị vạn năng). Pha sẵn các dung dịch trên và cho vào các lọ đựng hóa chất theo từng nhóm thực hành. - Học sinh ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. C. Tiến trình dạy – học Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 6 – 10 thành viên và tổ chức thí nghiệm. Hoạt động 1: Thí nghiệm thể hiện tính axit – bazo Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Lấy 1 mẫu giấy chỉ thị pH đặt lên mặt kính đồng hồ. Dùng ống nhỏ giọt (hoặc đũa thủy tinh) lấy một giọt dung dịch HCl 0,1M nhỏ vào giấy chỉ thị pH, quan sát sự đổi màu của giấy chỉ thị pH. So sánh với mẫu màu chuẩn để biết giá trị pH của dung dịch. Làm các thí nghiệm tương tự như trên với các dung dịch CH 3 COOH 0,1M; NaOH 0,1M; NH 3 0,1M. Quan sát sự đổi màu của giấy chỉ thị pH trong từng trường hợp, giải thích. Giáo viên quan sát học sinh làm thí nghiệm và nhắc nhở học sinh làm thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ, không làm cho hóa chất bắn vào người và quần áo. Hoạt động 2. Làm thí nghiệm phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và phiếu học tập số 3 Phiếu học tập số 2 Tiến hành thí nghiệm sau: a.Cho khoảng 2ml dung dịch CaCl 2 đặc vào ống nghiệm. dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm. Cho tiếp 2ml dung dịch Na 2 CO 3 đặc vào ống nghiệm, lắc đều ống nghiệm. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… b. Để ống nghiệm (ở thí nghiệm trên) trên giá ống nghiệm một vài phút cho kết tủa lắng xuống. Gạn phần chất lỏng ở trên, giữ lại phần kết tủa. dùng ống nhỏ giọt cho từng giọt axit HCl loãng vào ống nghiệm. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích bằng phương trình hóa học Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… Phiếu học tập số 3 Tiến hành thí nghiệm sau Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ từng giọt dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm, lắc đều. Quan sát và giải thích hiện tượng. Hoạt động 3. Công việc sau buổi thực hành Giáo viên nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn học sinh thu dọn hóa chất, dụng cụ dọn dẹp vệ sinh phòng thực hành. Yêu cầu học sinh viết tường trình theo mẫu Ngày ….tháng… năm… Họ và tên Lớp Tường trình hóa học bài số Tên bài Giải thích – Tên TN Hóa chất, dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng viết pt minh họa Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nito, photpho A. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Làm các thí nghiệm chứng minh - Tính oxi hóa mạnh của axit nitric - Tính oxi hóa của muối kali nitrat - Thí nghiệm phân biệt một số loại phân bón hóa học 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. Đặc biệt thao tác với lượng nhỏ hóa chất đảm bảo an toàn và chính xác. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Dụng cụ thí nghiệm Ống nghiệm, giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp hóa chất, đèn cồn. - Hóa chất + Dung dịch axit HNO 3 đặc và dung dịch axit HNO 3 loãng 15%, KNO 3 tinh thể. Một số loại phân bón hóa học: (NH 4 ) 2 SO 4 , KCl, Ca(H 2 PO 4 ) 2 . + Than củi, dung dịch BaCl 2 , AgNO 3 , nước vôi trong, dung dịch CaOH) 2 ; Cu kim loại, bông tẩm xút. Số lượng dụng cụ, hóa chất đủ cho học sinh thực hành theo nhóm. - Học sinh ôn tập những nội dung kiến thức về nito, photpho có liên quan đến các thí nghiệm thực hành. C. Tiến trình dạy – học Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 6 – 10 thành viên và tiến thành thí nghiệm. Hoạt động 1. Tìm hiểu tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Cho vào 2 ống nghiệm Ống 1: 1 ml dung dịch HNO 3 đặc Ống 2: 1 ml dung dịch HNO 3 loãng Cho tiếp 2 mảnh nhỏ đồng kim loại vào 2 ống nghiệm trên. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm 2. Quan sát màu của dung dịch trong mỗi ống nghiệm. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… Tại sao phải nút miếng bông tẩm xút lên miệng ống nghiệm? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 2. Tính oxi hóa của muối kili nitrat nóng chảy Giáo viên phát phiếu học tập số 2. Phiếu học tập số 2. Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy một ống nghiệm chịu nhiệt khô và cặp thẳng đứng trên giá sắt, rồi đặt giá sắt trong chậu cát. Bỏ một ít tinh thể KNO 3 vào ống nghiệm và đốt cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy (nhìn thấy các bọt khí xuất hiện) vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt bỏ một hòn than nhỏ đã được đốt nóng đỏ vào ống. Quan sát sự cháy tiếp tục của hòn than. Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Lưu ý học sinh làm thí nghiệm với lượng nhỏ KNO 3 ; đun cho KNO 3 nóng chảy hết mới cho than hồng vào ống nghiệm. Hoạt động 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Giáo viên phát phiếu học tập số 3 Phiếu học tập số 3 a. Tiến hành thí nghiệm Cho vào 3 ống nghiệm chứa 5 ml nước cất các mẫu phân bón: (NH 4 ) 2 SO 4 , KCl, Ca(H 2 PO 4 ) 2 . và dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Nhận xét về tính tan của các mẫu phân. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… b. Rót một lượng nhỏ 3 mẫu dung dịch vừa pha chế ở trên vào 3 ông nghiệm sạch (1), (2), (3) mỗi ống khoảng 1ml cho thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH. Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm và đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn . Đưa giấy quỳ ẩm lên miệng ống nghiệm. Nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c.Lấy khoảng 1 ml hai dung dịch còn lại cho vào 2 ống nghiệm riêng biệt. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO 3 vào từng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học minh họa ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 4. Công việc sau buổi thực hành Giáo viên nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn học sinh thu dọn hóa chất, dụng cụ don dẹp vệ sinh phòng thực hành. Yêu cầu học sinh viết tường trình theo mẫu Ngày ….tháng… năm… Họ và tên Lớp Tường trình hóa học bài số Tên bài Tên TN Hóa chất, dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – viết pt minh họa Bài thực hành số 3. Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợp chất hữu cơ - Biết xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ - Tính chất của hidrocacbon no. Điều chế và thu khí CH 4 ; thử tính chất của CH 4 . Phản ứng cháy, thử phản ứng với dung dịch Br 2 , dung dịch KMnO 4 2. Kỹ năng Rèn luyện các kỹ năng về thực hành, thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất hữu cơ B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Dụng cụ thí nghiệm Ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp hóa chất, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn khí hình chữ L, thìa để lấy hóa chất. - Hóa chất Saccarozo (đường kính), CuO, CuSO 4 khan, CH 3 COONa khan, vôi tôi xut, dung dịch Br 2 , dung dịch thuốc tím KMnO 4 , bông không thấm nước - Học sinh ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm thực hành: đai cương về hóa học hữu cơ, hidrocacbon no - C. Tiến trình dạy – học Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ 6 – 10 thành viên và tiến hành thí nghiệm. Hoạt động 1. Xác định định tính cacbon và hidro Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Tiến hành thí nghiệm theo các bước: Trộn đều 0,2 gam saccarozo với 2 gamCuO trên mặt kính đồng hồ, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô. Cho thêm vào ống nghiệm trên 1 gam CuO để phủ kín hỗn hợp. Phần trên của ống nghiệm được nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO 4 khan. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 4.1. Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). quan sát sự thay đổi màu của bột đồng (II) sunfat và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng nước vôi trong. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Giáo viên quan sát các nhóm làm thí nghiệm, cho học sinh các nhóm trình bày sau đó dán giấy lên bảng và tổng hợp lại để có kết quả đày đủ nhất. Lưu ý học sinh: Để đảm bảo an toàn, trước khi tháo rửa dụng cụ nên ngâm toàn bộ dụng cụ vào chậu thủy tinh đựng nước có pha dung dịch NaOH loãng. Hoạt động 2. Điều chế và thử tính chất của metan Giáo viên phát phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 2 Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 g hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Lắp dụng cụ như hình 5.2 (sgk). Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vút nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tiếp tục tiến hành thí nghiệm dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 3. Công việc sau buổi thực hành Giáo viên nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn học sinh thu dọn hóa chất, dụng cụ don dẹp vệ sinh phòng thực hành. Yêu cầu học sinh viết tường trình theo mẫu Ngày ….tháng… năm… Họ và tên Lớp Tường trình hóa học bài số Tên bài Tên TN Hóa chất, dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – viết pt minh họa Bài thực hành số 4. Điều chế và tính chất hóa học của etilen, axetilen A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Biết kiểm chứng, củng cố các kiến thức về etilen và axetilen; cách điều chế và thử tính chất của chúng 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng thực hiện các thí nghiệm điều chế chất khí từ chất lỏng B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Dụng cụ thí nghiệm Ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống hút nhỏ giọt, ống dẫn khí, ống dẫn cao su, ống thủy tinh có đầu vút nhọn, giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm bằng gỗ, giá để ống nghiệm, đèn cồn, chậu thủy tinh. - Hóa chất Etanol (C 2 H 5 OH) khan, CaC 2 , dung dịch AgNO 3 , dung dịch NH 3 , nước cất, dung dịch H 2 SO 4 đặc, dung dịch KMnO 4 . - Học sinh ôn tập lại những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm về etilen, axetilen. C. Tiến trình dạy – học Hoạt động 1. Công tác chuẩn bị trước buổi thực hành - Giáo viên nêu mục đích các thí nghiệm trong bài thực hành, những yêu cầu cần đạt được, lưu ý học sinh cẩn thận khi làm thí nghiệm với H 2 SO 4 đặc, các thí nghiệm đốt cháy C 2 H 4 , C 2 H 2 - Giáo viên biểu diễn cách lắp dụng cụ thí nghiệm để đốt cháy C 2 H 4 , C 2 H 2 và lưu ý học sinh ôn luyện một số kiến thực liên quan đến bài thực hành. Hoạt động 2. Điều chế và thử tính chất của etilen Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1: Làm thí nghiệm sau: Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt ,sau đó cho thêm từng giọt dung dịch H 2 SO 4 đặc ( 4ml ) đồng thời lắc đều.Lắp dụng cụ như hình 6.7 ( Sách giáo khoa lớp 11 ban cơ bản). Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.Đốt khí sinh ra ở đầu ống vút nhọn của ống dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa. Dẫn khí qua dung dịch KMnO 4 .Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch . Hiện tượng: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giải thích: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Nêu tác dụng của đá bọt. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giải thích tại sao lại dùng bông tẩm NaOH đặc trong thí nghiệm ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Hoạt động 3. Điều chế và thử tính chất của axetilen Phiếu học tập số 2: Làm thí nghiệm sau: Cho vài mẫu canxi cacbua vào ống nghiệm đã được đựng 1ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vút nhọn. Đốt khí sinh ra qua đầu ống nhọn. Dẫn khí qua dung dịch KMnO 4 và dung dịch AgNO 3 trong NH 3 .Quan sát hiện tượng. Hiện tượng: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giải thích: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Làm thí nghiệm so sánh : Đồng thời sục axetilen và etilen vào dung dịch nước Brom cùng nồng độ.Khí nào làm mất màu dung dịch brom nhanh hơn?Giải thích? ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Hoạt động 4. Công việc cuối buổi thực hành Giáo viên nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn học sinh thu dọn hóa chất, dụng cụ don dẹp vệ sinh phòng thực hành. Yêu cầu học sinh viết tường trình theo mẫu Ngày ….tháng… năm… Họ và tên Lớp Tường trình hóa học bài số Tên bài Tên TN Hóa chất, dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – viết pt minh họa Bài thực hành số 5. Tính chất của etanol, glixerol và phenol A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Củng cố hệ thống hóa tính chất vật lí và hóa học của ancol, phenol Giúp học sinh biết cách tiến hành một số thí nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của etanol, glixerol và phenol 2. Kỹ năng Rèn luyện tính thận trọng, chính xác khi tiến hành thí nghiệm với các hóa chất cháy nổ, độc Biết cách nhận biết các hợp chất hữu cơ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất 3. Tình cảm, thái độ Thông qua hoạt động thí nghiệm làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn hóa học B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Hóa chất + Etannol + Glixerol + Dung dịch CuSO 4 + Nước cất + Na kim loại + Dung dịch NaOH 10% + Nước brom + Dung dịch phenol - Dụng cụ Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, nút cao su có lắp ống thủy tinh vút nhọn, bộ giá thí nghiệm - Học sinh + Ôn tập tính chất của etanol, glixerol và phenol + Xem trước bài thực hành C.Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Chuẩn bị cho buổi thực hành - Giáo viên nêu mục đích của các thí nghiệm trong bài thực hành và lưu ý học sinh cần cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm với phenol, dung dịch Brom - Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát, so sánh hiện tượng xảy ra khi thực hiện thí nghiệm glixerol, etanol tác dụng với Cu(OH) 2 - Gv lưu ý học sinh một số kiến thức liên quan đến bài thực hành Hoạt động 2. Thí nghiệm Etanol tác dụng với natri Giáo viên chia học sinh thành các nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm từ 4 – 5 học sinh. Yêu cầu học sinh đọc kỹ lí thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm [...]... chất của andehit và axit cacboxylic A Mục tiêu bài học 1 Kiến thức Củng cố, hệ thống hóa tính chất vật lí và tính chất hóa học của andehit và axit cacboxylic Giúp học sinh biết cách tiến hành một số thí nghiệm thử tính chất của andehit và axit cacboxylic 2 Kỹ năng Rèn luyện tính thận trọng, chính xác khi tiến hành thí nghiệm với các chất dễ cháy, độc Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được an toàn,... tiếp từng giọt nước brom, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm Quan sát hiện tượng và giải thích Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 5 Phân biệt Etanol, glixerol và phenol Giáo viên phát phiếu học tập số 4 Phiếu học tập số 4 Cho 3 ống nghiệm không dán nhãn đựng các chất sau: etanol, glixerol và phenol Hãy phân biệt mỗi chất trong ống...Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Tiến hành thí nghiệm như sau Cho mẫu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa 1 – 2 ml etanol khan Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống... như sau Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch andehit fomic sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong vài phút ở khoảng 60 – 700C Quan sát sự biến đổi màu sắc trên thành ống nghiệm Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ………………………………………………………………………………………... được an toàn, thành công các thí nghiệm Rèn luyện kỹ năng quan sát, nêu và giải thích hiện tượng Viết tường trình thí nghiệm 3.Tình cảm, thái độ Thông qua hoạt động thí nghiệm tạo nên hứng thú khi học bộ môn hóa học B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Hóa chất + Axit axetic + Mẫu Na2CO3 + Dung dịch AgNO3 1% + Giấy quỳ tím + Dung dịch fomanđehit + Dung dịch NH3 10 % - Dụng cụ Ống nghiệm, đèn cồn,... - Học sinh + Ôn lại tính chất của axit axetic, an ehit + Xem trước bài thực hành C.Tiến trình dạy học Hoạt động 1 Công việc chuẩn bị trước khi thực hành Giáo viên nêu mục đích các thí nghiệm trong bài thực hành, nêu những yêu cầu cần thực hiện, nhắc nhở học sinh những điểm cần lưu ý khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, cách thực hiện phản ứng tráng bạc của andehit fomic với dung dịch AgNO3 trong NH3 Giáo... Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2 % và 2 – 3 giọt dung dịch NaOH 10 %, lắc nhẹ Tiếp tục nhỏ 2 -3 giọt glixerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2 – 3 giọt etanol vào ống nghiệm thứ 2 Lắc nhẹ cả 2 ống nghiệm Quan sát hiện tượng trong 2 ống nghiệm Giải thích Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 4 Phenol tác dụng... thay đổi màu của giấy quỳ tím Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… b.Rót 1 – 2 ml dung dịch axit axetic đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm quan sát hiện tượng Hiện tượng ……………………………………………………………………………………… Phương trình hóa học ……………………………………………………………………………………… Hoạt động 4 Công việc cuối buổi thực hành Giáo viên nhận xét buổi thực . giáo khoa lớp 11 ban cơ bản). Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí.Đốt khí sinh ra ở đầu ống vút nhọn của ống dẫn khí. Quan. 4 khan, CH 3 COONa khan, vôi tôi xut, dung dịch Br 2 , dung dịch thuốc tím KMnO 4 , bông không thấm nước - Học sinh ôn tập những kiến thức có liên quan

Ngày đăng: 27/09/2013, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan