T làm sách giáo khoaự TT- – TT - Ngày 27-9, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo có tên “Chào lớp một!”. Ở đó, lần đầu tiên một nhóm những nhà giáo đã giới thiệu bộ sách giáo khoa mang tính thử nghiệm với phương pháp học và hành hoàn toàn mới so với chương trình chính thống đang được giảng dạy ở bậc tiểu học. Từ bốn tháng trước, Chào lớp một!, đã được triển khai vào buổi học tự chọn của Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội. Đây là bộ sách nằm ngoài chương trình sách giáo khoa (SGK) của Bộ GD-ĐT và chỉ là một phần dự án nghiên cứu của nhóm Cánh buồm với một triết lý giáo dục mới mẻ - “Đi học là hạnh phúc”. Chào lớp một! - học như chơi! Bộ sách lớp 1 của nhóm Cánh buồm (do nhà giáo Phạm Toàn sáng lập với thành viên ban đầu khoảng hơn mười người được đào tạo sư phạm ở nhiều lĩnh vực) đã biên soạn bao gồm sáu cuốn: sách học văn, sách học tiếng Việt, sách học lối sống, sách học tiếng Anh, sách học tin học, sách hướng dẫn tổ chức việc học. Cuốn sách tiếp theo cho lớp 1 là sách học khoa học - công nghệ đang được biên soạn. Theo TS Nguyễn Thành Nam - đại diện nhóm Cánh buồm, bộ sách trên được viết ra theo quan niệm hoàn toàn mới về SGK của chương trình giáo dục hiện đại. Theo đó SGK tồn tại ở ba hình thái: thứ nhất là các việc làm của thầy và trò trong tiết học để đến với tri thức; thứ hai là cái đọng lại trong trí óc học sinh sau mỗi tiết học; thứ ba là cuốn sách được in ra, thực chất đó chính là “biên bản dự kiến các việc làm của giáo viên và học sinh, những cái đọng lại trong trí óc học sinh”. Với quan điểm trên, điều quan trọng với chương trình - SGK của Cánh buồm là phương pháp và cách tổ chức học tập. Giáo viên và học sinh không nhất thiết phải có cuốn SGK được in ra mà có thể tự hình thành cách thức triển khai tiết học. Trao đổi với Tuổi Trẻ về sự khác biệt giữa việc triển khai dạy học chương trình chính thống và cách làm của nhóm Cánh buồm, nhà giáo Phạm Toàn nói: Có thể bắt đầu tiết học với cách đổ một chậu nước ra sân, lấy phấn trắng vẽ xung quanh vũng nước và vào nhà chơi. Một lúc sau, cho học sinh quan sát. Các em sẽ nhận xét vũng nước bị co dần và biến mất. Công việc của các em là cùng thầy cô giáo đi tìm lời giải cho hiện tượng đó . Cách học đó không cần thiết phải kè kè bên mình một cuốn SGK được in với nội dung dài dòng, cồng kềnh, thậm chí khó hiểu. Học sinh học như chơi, chơi mà học. Môn văn mà nhóm Cánh buồm thiết kế bao gồm các tiết học mà học sinh được tham gia vào các trò chơi đóng vai. Học sinh đóng vai những cảnh ngộ trong đời sống, qua đó tạo cho các em lòng đồng cảm với những tình cảm người được biểu hiện qua các hình thức nghệ thuật. Theo nhà giáo Phạm Toàn, môn văn về lâu dài sẽ bao gồm tưởng tượng - liên tưởng, sắp xếp tác phẩm theo bố cục. Một tiết học văn cũng đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ thầy hướng dẫn trò nhắm mắt tưởng tượng cảnh một người thân bị ốm, khi đó mình có cảm giác gì, mình nên thể hiện thái độ ra sao . Cách đó vừa giúp học sinh có thói quen chia sẻ, đồng cảm với người khác, vừa giúp các em phát triển khả năng hình dung, tưởng tượng . Tương tự, ở môn lối sống, TS Nam cho biết đây là môn học thay thế môn đạo đức, thay vào việc dạy cho học sinh cách nói đạo đức, sẽ dạy cho học sinh các giải pháp tìm đồng thuận giữa các đối tượng trong cộng đồng. Nhà giáo Phạm Toàn nói: tiết học có thể là 35 phút, có thể 45 phút, áp dụng được với nhiều đối tượng, trong đó mỗi lớp học có thể tạo nên cuốn SGK riêng (cách tổ chức học), theo một nguyên lý chung. Hi vọng vào một đề án cải cách giáo dục Theo chương trình mà nhóm tác giả Phạm Toàn đã thiết kế và trình lên Ban Tuyên giáo trung ương, chương trình phổ thông cơ sở sẽ bao gồm tám năm. Học sinh học hết phổ thông cơ sở được trang bị đủ kiến thức để có thể đi làm. Bậc học tiếp theo là chuyên khoa cơ bản, gồm bốn năm. Học xong hai năm đầu, học sinh có thể chuyển sang học nghề cấp 1, học hết hai năm tiếp theo chuyển sang học nghề cấp 2. Nếu không học nghề, học sinh có thể tiếp tục vào đại học hoặc học dự bị đại học. Sau khi hoàn chỉnh bộ sách lớp 1, nhóm Cánh buồm sẽ tiếp tục biên soạn sách lớp 2 vào các năm 2010-2011, lần lượt biên soạn đến bộ SGK cho lớp 8. Song song với việc biên soạn SGK, nhóm sẽ tổ chức dạy thực nghiệm để thu thập dữ liệu, giúp cho việc điều chỉnh, cải tiến chương trình ngày một tốt hơn. TS Nguyễn Thành Nam cho biết: Mong muốn của nhóm là được phép thành lập một trường thực nghiệm để triển khai chương trình và khẳng định hiệu quả của công nghệ giáo dục đã được nhóm nghiên cứu, xây dựng. Nhưng đây là việc khó khăn và lâu dài. Hiện tại được sự ủng hộ của ban giám hiệu Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên, nhóm đã triển khai 3 tiết/tuần đối với học sinh lớp 1 của trường (bố trí vào buổi học thứ hai trong ngày). Kết quả ban đầu, học sinh hứng thú và có phản ứng tốt. TS Nam cho biết tới đây, nhóm Cánh buồm sẽ mở rộng hơn, bao gồm những người tốt nghiệp sư phạm và có thời gian nghiên cứu, giảng dạy, có tâm huyết với giáo dục. Chia sẻ tại buổi ra mắt bộ sách Chào lớp một!, nhà giáo Phạm Toàn nói: “Chúng tôi chỉ mong âm thầm làm những việc nhỏ, xung phong là những viên đá lát đường để hi vọng có một công nghệ giáo dục được nhiều người đi theo và vượt lên chúng tôi .”. TRỊNH VĨNH HÀ Bộ GD-ĐT chưa có ý kiến về Chào lớp một! Trả lời Tuổi Trẻ về việc nhóm tác giả Cánh buồm ra mắt bộ SGK Chào lớp một!, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay mới chỉ biết về điều này không lâu, nên chưa có dữ liệu để đánh giá và bày tỏ ý kiến. Còn ông Nguyễn Anh Dũng, phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, bày tỏ quan điểm: Việc xây dựng một chương trình, nhiều bộ sách đã được thảo luận, nhưng nếu áp dụng sẽ phải sửa luật. Và cho dù được phép có nhiều bộ SGK cũng phải bám sát một chương trình thống nhất trên toàn quốc. Hiện tại các chương trình, SGK của các nhóm nghiên cứu đưa ra chỉ có giá trị ở khía cạnh nghiên cứu, không được phép đưa vào chương trình chính khóa của Bộ GD-ĐT. . quan niệm hoàn toàn mới về SGK của chương trình giáo dục hiện đại. Theo đó SGK tồn tại ở ba hình thái: thứ nhất là các việc làm của thầy và trò trong tiết. triển khai vào buổi học tự chọn của Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội. Đây là bộ sách nằm ngoài chương trình sách giáo khoa (SGK) của Bộ GD-ĐT và chỉ