Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non vẫn còn nhiều hạn chế như: Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị trong thực hiện chương
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
2 Lý do chọn đề tài:
2.1 Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết đặt nền tảng cho việc học tập ở cấp học tiếp theo và cho
việc học tập suốt đời Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ
mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất
là ở bậc học mầm non là tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu gửi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, tư thục…Quyết định số 60/2011/QĐ- TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011- 2015”, được ban hành và triển khai thực hiện Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục Mầm non nằm trong
xu hướng chung của đổi mới GD&ĐT Đặc biệt là đổi mới chương trình Giáo dục Tiểu học đặt ra cho Giáo dục Mầm non cần có sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 Chương trình Giáo dục Mầm non là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi ở tất cả các cơ sở Giáo dục Mầm non Đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện
Trang 2chương trình Giáo dục Mầm non, cán bộ quản lý, giáo viên nhận thấy chương trình linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho họ thực hiện một cách sáng tạo, lựa chọn các nội dung và hoạt động giáo dục một cách phù hợp với khả năng, sở thích
và hứng thú của trẻ Trẻ học chương trình Giáo dục Mầm non tự tin, nhanh nhẹn, chủ động trong giao tiếp và tích cực tham gia vào các hoạt động Đặc biệt chương trình có sự tham gia góp sức của các bậc cha mẹ trong chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ ở lớp, ở trường và chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non vẫn còn nhiều hạn chế như: Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở một số trường vùng nông thôn còn hạn hẹp, các thiết bị, phương tiện hiện đại để phục vụ hoạt động giáo dục trẻ còn ít, một số ít cán bộ quản lý, giáo viên năng lực còn hạn chế, chưa dám mạnh dạn đổi mới sáng tạo, đôi khi còn dập khuôn máy móc trong thực hiện chương trình Công tác quản lý, chỉ đạo của một bộ phận cán bộ quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; Lập kế hoạch hoạt động còn theo thói quen cũ, chưa chú ý thay đổi, chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực của trẻ; trẻ ít được thực hành, trải nghiệm, mặt khác chưa chú ý đến việc lựa chọn nội dung tổ chức các hoạt động cho từng độ tuổi Việc vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng nội dung của hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, phù hợp với đối tượng còn nhiều hạn chế Khắc phục được tình trạng trên là một việc làm quan trọng và thiết thực góp phần vào nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Để thực hiện được đòi hỏi người làm công tác quản lý cần
có những biện pháp sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non
Là một cán bộ quản lý trường Mầm non bản thân tôi thấy đây là nhiệm vụ
có ý nghĩa rất thiết thực trọng chính vì vậy tôi đã lựa chọn “Kinh nghiệm chỉ
đạo Giáo viên thực hện Chương trình Giáo dục Mầm non” để làm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm năm học 2017- 2018
3 Mục đích nghiên cứu của SKKN:
+ Tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm giúp Giáo viên thực hiện tốt Chương trình giáo dục Mầm non
4 Đối tượng nghiên cứu:
+ Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục Mầm mon
5 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Trang 3+ Giáo viên, trẻ mầm non
6 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp trải nghiệm, thực hành
+ Phương pháp giảng giải thuyết trình
7 Thời gian thực hiện:
Năm học 2017- 2018 :
Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 và những năm hoc tiếp theo
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận của đề tài
Năm học 2017-2018 trong hướng dẫn Số: 601/ PGD&ĐT - MN ngày 31 tháng 8 năm 2017 về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2017- 2018, hướng dẫn có chỉ đạo một số nội dung như sau: 100% cơ sở Giáo dục Mầm non công lập, ngoài công lập cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT và triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
Thực hiện đại trà bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất Giáo viên cần nghiên cứu thiết kế, tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, linh hoạt dựa trên kinh nghiệm của trẻ, mức độ kiến thức, kỹ năng tăng dần theo độ tuổi và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn cuộc sống của trẻ, giúp trẻ học nhẹ nhàng thông qua “chơi” Tạo mọi điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động: trải nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm thông qua các giác quan, quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ Khai thác, tận dụng triệt
để môi trường trong, ngoài lớp học, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên Tiếp tục triển khai thực hiện đến 100% các cơ sở GDMN các tài liệu: “Xây dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở GDMN” tháng 6/2016; “Hướng dẫn xây
Trang 4dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động góc trong các cơ sở GDMN” tháng 10/2016; “Bồi dưỡng thực hiện chương trình GDMN điều chỉnh và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức” tháng 7/2017
Đó chính là cơ sở lý luận để tôi thực hiện đề tài chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non trong năm học 2017-2018,
2.Thực trạng điều tra ban đầu:
Năm học 2017- 2018 trường chúng tôi có 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên
(CB,GV,NV), trong đó có 33 giáo viên, số giáo viên có trình độ trung cấp 06 (đạt 18%), trình độ cao đẳng 02 (đạt 06%) trinh độ đại học 25 (đạt 76%)
Tổng số học sinh 504 cháu được chia 12 nhóm lớp (10 lớp mẫu giáo có 431 cháu, 2 nhóm trẻ 24- 36 tháng có 73 cháu)
* Thuận lợi:
Đội ngũ CB,GV,NV đủ về số lượng và cơ cấu Nhiều năm liền đạt nhà trường danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, có giáo viên dự thi đạt giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố
Trình độ đào tạo của giáo viên đạt chuẩn 100% (Trong đó trình độ trên chuẩn 27/33 đạt 82%); giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có tâm huyết với nghề 100% CB,GV,NV được học tập bồi dưỡng chuyên môn trước khi bước vào năm học mới
Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng được tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại
* Khó khăn:
Số trẻ đông trung bình lớp mẫu giáo 43 cháu /lớp, khuôn viên trường hẹp diện tích 1.600 m2, sân chơi khoảng 400 m2 nhà trường có 8 phòng học kiên cố,
3 phòng học cũ đã suống cấp đang trong dự án chờ xây dựng vẫn phải sử dụng,
do thiếu phòng học cho nên phòng họp của hội đồng trường cũng được sử dụng làm 1 lớp học
Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức chăm sóc giáo dục Nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh ngày càng nhiều, số lượng trẻ của nhà trường luôn ở mức quá tải, trẻ hiếu động, việc bao quát, chăm sóc trẻ gặp nhiều khó khăn
Trình độ về kiến thức và kỹ năng của giáo viên không đồng đều, các giáo viên trẻ mới ra trường khả năng tiếp cận thông tin mới còn hạn chế, giáo viên
Trang 5lớn tuổi phải thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn
Tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn thiếu, cập nhật chưa kịp thời
Để thực hiện được đề tài, ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra các tiêu chí khảo sát về nhận thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình GDMN, số liệu như sau:
Số liệu khảo sát trước khi thực hiện: Khảo sát 33 Giáo viên
NỘI DUNG KHẢO SÁT
XẾP LOẠI
Nhận thức của giáo viên về chương
trình GDMN
12
36%
15
46%
4
12%
2
6%
Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục
theo chương trình GDMN
12
36%
13
40%
5
15%
3
9%
Kỹ năng tổ chức thực hiện chương
trình GDMN
8
24%
15
46%
7
21%
3
9%
3.Biện pháp thực hiện: (Những biện pháp chính):
3.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình GDMN.
3.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN
3.3 Tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng tốt đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện chương trình GDMN.
3.4 Thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn trong thực hiện chương trình GDMN.
3.5 Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN.
4 Biện pháp thực hiện từng phần
4.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình GDMN
Trang 6Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình GDMN Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, giáo viên tìm được những biện pháp phù hợp thay đổi tư duy, suy nghĩ cho công tác quản lý, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế địa của phương
Để nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của chương trình cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tôi đã thực hiện tốt các nội dung sau:
Cung cấp đủ chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN Sưu tập các giáo trình, tài liệu, sách báo, bài viết trong các tạp chí khoa học giáo dục liên quan đến nội dung chương trình để giới thiệu cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu và tham khảo Tập trung và hệ thống hóa những yêu cầu của chương trình và tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng nghiên cứu, quán triệt để xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình
Từ đó đề ra qui định thống nhất để cùng phối hợp thực hiện Phải thay đổi một cách một cách căn bản nhận thức của các thành viên trong ban giám hiệu (BGH), phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên
Để phù hợp với việc đổi mới nội dung, chương trình sẽ triển khai thực hiện chương trình GDMN trong nhà trường, thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên từ chỗ quan tâm đến việc truyền đạt và chuyển tải nội dung dạy học đến trẻ sang việc chú trọng rèn kỹ năng trong từng hoạt động giúp cho trẻ tích cực hoạt động, tạo mọi điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá
Hoạt động Tạo hình lớp 5 tuổi
Trang 7Nhà trường tổ chức hội thảo, chuyên đề, hoặc hội thi giáo viên giỏi cấp trường định kỳ hàng năm Đồng thời tổ chức tham quan, học tập, dự giờ những trường có điều kiện thực hiện tốt chương trình GDMN Tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức về đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học
Tập trung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và quản lý chuyên môn cho đội ngũ giáo viên một cách bài bản có chất lượng Tổ chức giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm quản lý Trao đổi những sáng kiến hay trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDMN một cách đồng bộ, có hiệu quả
Hoạt động học – Nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng
Khuyến khích Giáo viên trong nhà trường tự vận dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và văn hóa của địa phương
Trang 8Hoạt động khám phá - Lớp 3 tuổi
4.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN.
Việc lập kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là sự xếp đặt có tính
toán trước một cách khoa học các mục tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn Lập kế hoạch giáo dục giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình của các nhà trường thực hiện thuận lợi hơn do xác định rõ được khối lượng công việc, cách thực tiến hành cũng như các nguồn lực
để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN
Là phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hiệu quả, các chỉ tiêu, biện pháp đề ra phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh địa phương, theo sự chỉ đạo của ngành học mà trực tiếp là phòng giáo dục
Do đó việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phải được bồi dưỡng, hướng dẫn, định hướng sẽ nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong chương trình GDMN
Căn cứ vào các văn bản và yêu cầu trong chương trình khung, chúng tôi vận
dụng các chức năng quản lý, phương pháp quản lý vào việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình, xác định hướng thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng theo sự chỉ đạo của ngành phù hợp với đặc thù của trường nghiên cứu văn bản để triển khai thực hiện Luôn có sự động viên giáo viên về vật chất, tinh thần một cách kịp thời Vấn đề nghiêm khắc phê bình cũng cần được chú ý đến để tránh những lệch
lạc trong quá trình thực hiện.
Kết hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch năm cho từng khối lớp Dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề sự kiện trong năm Khi xây dựng kế hoạch căn cứ vào đặc điểm tình hình từng lớp, trẻ, giáo viên và phụ huynh để đề
ra các biện pháp chỉ đạo thống nhất trong quá trình thực hiện chương trình trong
Trang 9đơn vị Kế hoạch giúp cán bộ quản lý thể hiện hướng đi riêng của đơn vị và những định hướng cơ bản để từ đó giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng nhóm, lớp một cách có hiệu quả Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, của từng độ tuổi giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhóm, lớp mình phụ trách Chủ động xây dựng
kế hoạch tháng, tuần và ngày cho lớp mình; xác định mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ của nhóm lớp và điều kiện vật chất và văn hóa của địa phương Như phần khảo sát đầu năm đã nêu, số giáo viên có kỹ năng xây dựng kế hoạch tốt đạt 27%, trong khi đó khá đạt 46% nhưng loại trung bình và yếu vẫn còn 27%, đồng thời trong năm học có đến 07 giáo viên nghỉ sinh con, thời gian nghỉ sinh con 06 thánh/người (khoảng 2/3 thời gian của năm học), nên sự cập nhật để nắm bắt những thay đổi của chương trình còn nhiều hạn chế Để bồi dưỡng các giáo viên này tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi hướng dẫn, đồng thời phân công vào các nhóm lớp có các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch theo chương trình GDMN
Lập kế hoạch giúp giáo viên chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ, tránh được tình trạng chồng chéo, hoặc tùy tiện cắt xén các hoạt động trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Giáo viên có điều kiện quan tâm đến trẻ, thấy được những tiến bộ và những khó khăn của trẻ và từ đó tìm được những biện pháp tác động đến trẻ phù hợp hơn Tạo cơ hội cho giáo viên biết chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chương trình Kế hoạch của giáo viên phải được Ban giám hiệu kiểm tra, ký duyệt trước khi triển khai tổ chức thực hiện
4.3.Tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng tốt đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện chương trình GDMN
Quản lý chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi góp phần đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chăm lo xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường của hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học nói chung là công việc quan trọng và rất cần thiết Làm cho đội ngũ giáo viên nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ,
từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ theo các chủ đề giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chương trình GDMN
Trang 10
Hoạt động học lớp 4 tuổi
Nhà trường xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường, đồng thời phát động phong trào tự nghiên cứu và tự làm đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường một cách thường xuyên thông qua các đợt phát động “Thi làm
đồ dùng đồ chơi sáng tạo”, “Thi trang trí xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm”, qua đó không chỉ để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mà còn để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình Tích cực tham mưu với BGH, ban đại diện phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải đầu tư thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện dạy học cho cá nhóm lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu của nhà trường cũng như của các nhóm lớp, biết lựa chọn và sử dụng có hiệu quả những đồ dùng, đồ chơi cần thiết phục
vụ công tác giáo dục trẻ
Trong năm học nhà trường đã mua bổ sung thay thế 07 ti vi 49 inch cho khối
5 tuổi, 4 tuổi, có kết nối internet, máy tinh và sử dụng USB… Mua bổ sung đàn, đầu đĩa , đồ dùng theo thông tư 02
Tổ chức tiết dạy về sử dụng đồ dùng trực quan thiết bị hiện đại, thiết kế môi trường học phù hợp với chủ đề, điều kiện Trang bị cho giáo viên mầm non sách, tài liệu, học liệu như tuyển tập thơ truyện, tranh ảnh theo chủ đề, hướng dẫn thực hiện chương trình, băng, đĩa thơ ca truyện kể…để sử dụng trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, trong giờ đón trả trẻ, thể dục sáng và các hoạt động tập thể, ngày hội, ngày lễ trong các trường mầm non.Thực hiện mục tiêu của từng tháng, và các chủ đề sự kiện Đồ dùng, đồ chơi bao gồm cả đồ chơi mang tính sản phẩm công nghiệp và đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu được giáo viên