bai 9-12

17 260 0
bai 9-12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần: 10 Ngày soạn: …./…./2010 Tiết: 19 Ngày dạy: / /2010 Chương III. HỆ ĐIỀU HÀNH Bài 9. VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH? I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và trả lời được câu hỏi: Vì sao máy tính cần có hệ điều hành dựa trên các ý tưởng đã đưa ra ở hai quan sát trong sách giáo khoa. - Nhận biết được hệ điều hành trong thực tế. - Rèn tính chăm chỉ quan sát hệ điều hành trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: giáo án, SGK, máy chiếu có hình ảnh minh họa. - HS: sách, vở học tập III.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: xen trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Quan sát 1: Chia lớp thành 4 nhóm quan sát tình hình giao thông tại một ngã tư đường phố, cho biết: + Có bao nhiêu phương tiện giao thông tham gia trên đường? + Nếu không có đèn tín hiệu giao thông và người điều khiển thì điều gì sẽ xảy ra? + Để các phương tiện qua lại được dễ dàng trên đường phố thì phải làm gì? + Vì sao cần phải có đèn tín hiệu giao thông? - GV: Kiểm tra các nhóm hoạt động, chỉnh sửa nội dung các nhóm trình bày. Đưa ra nhận xét và kết luận cuối cùng. HĐ2: Quan sát 2: Em thử hình dung khi trường em bị mất thời khóa biểu thì sẽ như thế nào? ? Khi giáo viên cũng không nhớ mình dạy môn nào thì điều gì sẽ xảy ra? ? Khi đó trường em như thế nào? ? Vậy thời khóa biểu làm những nhiệm vụ gì? - GV giải thích thêm: Qua 2 quan sát trên ta thấy cần phải có hệ điều hành. Như đối với tại ngã tư đường phố cần phải có đèn tín hiệu. Còn trong nhà trường phải có thời khóa biểu. 1. Các quan sát: *) Quan sát 1: - Phân nhóm và quan sát hình theo hướng dẫn của giáo viên và trả lời các câu hỏi. + Có rất nhiều phương tiện giao thông tham gia trên đường. + Nếu không có đèn tín hiệu và người điều khiển thì sẽ gây ra tắc nghẽn giao thông, gây rối loạn không qua được. + Để các phương tiện qua lại dẽ dàng thì phải có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống phân luồng,… + Hệ thống này có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông. *) Quan sát 2: - Khi trường em bị mất thời khóa biểu và mọi người đều không nhớ thời khóa biểu của mình thì khi đó học sinh không biết mình học những môn gì, giáo viên không biết mình dạy lớp nào. Việc học tập trở nên hỗn loạn. - Thời khóa biểu có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường. **) Nhận xét: - Mọi hoạt động trong cuộc sống muốn suôn sẻ cần có một chương trình điều khiển. - Vậy trong xã hội và cuộc sống cần phải có hệ điều hành. - Yêu cầu HS tìm hiểu và lấy ví dụ về các hoạt động cần có hệ điều hành trong cuộc sống và ngoài xã hội. - Vậy hệ điều hành rất quan trọng trong việc điều khiển mọi hoạt động trong cuộc sống và xã hội. Nếu không có hệ điều hành thì mọi thông tin sẽ bị rối loạn. - Lấy ví dụ. 4. Củng cố: - Qua bài học sinh thấy được vai trò của hệ điều hành trong cuộc sống và xã hội qua hai quan sát: tình hình giao thông tại ngã tư đường phố và mất thời khóa biểu. - Học sinh hiểu được vì sao cần phải có hệ điều hành. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và tìm hiểu thêm có hoạt động nào cần có hệ điều hành, lấy ví dụ về các hoạt động đó. - Tìm hiểu xem trong máy tính có cần có hệ điều hành hay không. Tuần: 10 Ngày soạn: …./…./2010 Tiết: 20 Ngày dạy: …./…. /2010 Bài 9. VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH? (tt) I. Mục tiêu: - Xem mục tiêu tiết 19 (mục tiêu chung). II. Chuẩn bị: - GV: giáo án, SGK, máy chiếu có hình ảnh minh họa. - HS: sách, vở học tập III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Vì sao cần phải có hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các ngã tư đường phố đông người và phương tiện qua lại. - Vì đèn tín hiệu giao thông trở thành hệ điều hành điều khiển mọi hoạt động giao thông trên đường. HS2: Vì sao trong nhà trường lại cần phải có một TKB học tập cho tất cả các lớp? - Vì TKB là hệ điều hành điều khiển mọi sự hoạt động học tập trong nhà trường. 3. Bài mới: ĐVĐ: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hệ điều hành trong cuộc sống và xã hội. Vậy máy tính có cần phải có hệ điều hành không? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài học hôm nay  Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ? Máy tính được chia làm mấy phần. - HS: Gồm phần cứng và phần mềm - GV nhắc lại phần cứng là những gì chúng ta thấy được và sờ được như: màn hình, ổ đĩa,… Phần mềm là các chương trình điều khiển máy tính. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình SGK cho biết đâu là các thiết bị phần cứng, đâu là phần mềm? - HS: Quan sát, trả lời - GV: Khi máy tính hoạt động có nhiều đối tượng hoạt động tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Như ở 2 quan sát trên ta thấy nếu không có hệ điều hành thì các phương tiện giao thông đi lại lộn xộn, hỗn loạn. Còn không có thời khóa biểu thì hoạt động học tập trong nhà trường sẽ rối loạn. Máy tính cũng vậy. Nếu không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được. - GV: Vậy theo các em cái gì điều khiển máy tính ? - HS: Hệ điều hành điều khiển máy tính 2. Cái gì điều khiển máy tính? - Máy tính cũng cần phải có hệ điều hành. Hệ điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động của máy tính. Không có hệ điều hành máy tính không hoạt động được. - GV: Theo em hệ điều hành là loại phần mềm nào? - HS: Hệ điều hành là phần mềm hệ thống - GV: Các em hãy kể tên một số hệ điều hành mà các em biết? - HS: Một số hệ điều hành : MS-DOS, Windows2000… - GV kể tên một số hệ điều hành thông dụng khác nhau: + Hệ điều hành MS-DOS thông dụng vào những năm 1980 + Hệ điều hành Windows là hệ điều hành hiện nay được sữ dụng phổ biến ,với nhiều phiên bản khác nhau + Hệ điều hành LINUX và UNIX - Hệ điều hành thực hiện: + Điều khiển các thiết bị (phần cứng). + Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm). 4. Củng cố: - Qua bài học sinh nắm được máy tính cần phải có hệ điều hành. - Hệ điều hành đóng vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, tìm thêm ví dụ về hệ điều hành trong cuộc sống và xã hội. - Xem trước bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì? - Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón có phải là hệ điều hành không? Vì sao? Ngày … tháng … năm 2010 Kí duyệt của tổ trưởng Tuần: 11 Ngày soạn: …./…./2010 Tiết: 21 Ngày dạy: …./…./2010 Bài 10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ? I. Mục tiêu: - Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính. - Học sinh biết được hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển hoạt động máy tính và cung cấp môi trường giao tiếp giữa người và máy tính. II. Chuẩn bị: - GV: giáo án, bài giảng điện tử, máy chiếu - HS: sách vở học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hệ điều hành có vai trò gì? Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón có phải là hệ điều hành không? Vì sao? - Vai trò của hệ điều hành: điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin. - Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón không phải là hệ điều hành. Vì nó không tham gia điều khiển các thiết bị phần cứng và phần mềm. 3. Bài mới: Giới thiệu: Ở bài trước chúng ta đã thấy được vì sao cần phải có hệ điều hành và vai trò của nó. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị lắp đặt trong máy tính? Hình thù của nó ra sao? Nó làm được những việc gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay  Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hệ điều hành là gì? - GV: Dựa vào bài trước, em hãy cho biết vì sao máy tính cần có hệ điều hành? - HS: Khi máy tính làm việc, nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lí thông tin trong máy tính .hoạt động của các đối tượng đó cũng cần được điều khiển và công việc này do hệ điều hành đảm nhận. - GV: vậy theo như câu trả lời trên thì hệ điều hành có phải là một thiết bị được lắp ráp vào máy tính giống như bàn phím, chuột hay máy in không? - HS trả lời: không phải, hệ điều hành là một phần mềm không phải là một thiết bị vật lí được lắp đặt trong máy tính. - GV nhận xét câu trả lời của HS - GV giải thích cho HS hiểu rõ Có một điểm cần lưu ý là hệ điều hành phải là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy đã được cài hệ điều hành. Mỗi máy tính phải được cài đặt ít nhất một hệ điều hành thì mới sữ dụng được, hiện nay trên thế giới có nhiều hệ điều hành khác nhau,hổ biến nhất là hệ điều 1/ Hệ điều hành là gì? - Hệ điều hành không phải là một thiết bị máy tính mà là một chương trình máy tính máy tính - Hệ điều hành là chương trình đầu tiên cài đặt trên máy tính. Mọi chương trình khác muốn hoạt động được trên máy tính thì máy tính phải có hệ điều hành. hành windows của hãng Microsoft. Tuy nhiên mọi hệ điều hành đều phải thực hiện được những chức năng nhiệm vụ chung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo. - HS lắng nghe, ghi bài vào vở - Hiện nay, Windows là hệ điều hành thông dụng nhất. - Hệ điều hành là chương trình điều khiển mọi hoạt động của máy tính và điều khiển các chương trình khác hoạt động. 4. Củng cố: - Qua bài học sinh nắm được hệ điều hành là gì? Và hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ. Đọc phần 2: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành. - Trả lời các câu hỏi: ? Em thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra. ? Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng. Tuần: 11 Ngày soạn: …./…./2010 Tiết: 22 Ngày dạy: …./…./2010 Bài 10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ? (tt) I. Mục tiêu: - Xem mục tiêu tiết 21 (mục tiêu chung) II. Chuẩn bị: - GV: giáo án, bài giảng điện tử, máy chiếu - HS: sách vở học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: xen trong quá trính dạy bài mới. 3. Bài mới: Giới thiệu: Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu hệ điều hành là gì? Vậy hệ điều hành làm được những việc gì? Hệ điều hành nhiệm vụ gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay  Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Nhiệm vụ chính của hệ điều hành - GV: trở lại các quan sát trong bài trước, nếu ta coi như tài nguyên máy tính (CPU, bộ nhớ) như những con đường và phần mềm là những phương tiện tham gia giao thông thì có thể xảy ra trường hợp sau đây: + Đường phố chật hẹp, phương tiện đi lại rất nhiều và ai cũng muốn đi nhanh, nên dễ xảy ra tình trạng tranh chấp làn đường, dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Tương tự tốc độ CPU, dung lượng bộ nhớ (tài nguyên máy tính) có hạn, nhưng các phần mềm thì ngày càng phong phú và luôn đòi hỏi cung cấp bộ nhớ tối đa và xử lí nhanh nhiều. Do vậy cũng xảy ra tình trạng tranh chấp tài nguyên. Giải pháp là: + Đối với giao thông, có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hoặc cảnh sát giao thông đứng ra phân chia làn đường, phân chia thời gian đi lại… nói cách khác là điều khiển giao thông. + Đối với máy tính, cần phải có một hệ thống điều khiển,hối hợp toàn bộ hoạt động của các tài nguyên, phân chia tài nguyên cho các phần mềm hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả, đó chính là hệ điều hành. - GV hỏi: dựa trên phân tích trên, em có thể nêu được những nhiệm vụ nào của hệ điều hành? - HS trả lời: hs có thể trả lời được các nhiệm vụ của hệ điều hành là + điều khiển phần cứng + tổ chức việc điều khiển các chương trình - GV nhận xét câu trả lời của HS Đây là hai nhiệm vụ chính quan trọng nhất của hệ điều hành - GV: các em có thể cho thầy biết tại sao mỗi môn học các em lại viết vào một quyển vở? 2/ Nhiệm vụ chính của hệ điều hành - Điều khiển phần cứng - Tổ chức việc thực hiện các chương trình máy tính - HS trả lời HS có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau và nhận thấy nhiều tác dụng của việc viết mỗi môn một quyển vở riêng. GV có thể hướng các HS đến các lí do và tác dụng: viết như thế để dễ phân biệt, tìm kiếm, và ngày học môn nào chỉ cần mang vở của môn đó đi … Từ những câu trả lời trên các em thấy được rằng các em đã làm công việc lưu trữ kiến thức (hay gọi là thông tin) một cách khoa học nhất để việc xử lí (đọc, ghi, tìm kiếm) được nhanh chóng và dễ dàng. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin như chúng ta đã biết và việc lưu trữ, xử lí các thông tin đó sao cho khoa học chính xác chính là công việc của hệ điều hành. - GV hỏi: như vậy các em có thể nêu ra một nhiệm vụ nữa của hệ điều hành là gì? - HS: đó là tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính Tiếp theo khi người sữ dụng máy tính (hay còn gọi là giao tiếp với máy), hệ điều hành sẽ giúp cho con người nhìn thấy được các thông tin được lưu trữ, sắp xếp (qua màn hình và các thiết bị khác), thực hiện được việc trao đổi thông tin với máy tính một cách dễ dàng nhất (bằng chuột, bàn phím, hay các thiết bị nhập khác) Vậy, một nhiệm vụ nữa của hệ điều hành là cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình máy tính đang làm việc. - GV hỏi như vậy chúng ta vừa liệt kê được 4 nhiệm vụ. Dựa vào ý nghĩa của nhiệm vụ chúng ta chia chúng thành 2 nhóm chính các em thử suy nghĩ và chỉ ra 2 nhóm này. - HS: Suy nghĩ trả lời. -GV: nhận xét: Ba nhiệm vụ đầu tiên liên quan đến điều khiển hệ thống nên có thể gọi là nhóm nhiệm vụ hệ thống, nhiệm vụ cuối cùng liên quan đến giao tiếp giữa người với người dùng, nên có thể gọi là nhóm nhiệm vụ giao tiếp người dùng - HS lắng nghe, ghi bài - Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính - Cung cấp giao diện cho người dùng :giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy trong quá trình làm việc 4. Củng cố: Trả lời các câu hỏi: - Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng? - Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hệ điều hành với một phần mềm ứng dụng? - Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ. Tìm hiểu các tài nguyên máy tính mà em biết - Xem trước bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính Ngày …… tháng …… năm 2010 Kí duyệt của tổ trưởng Tuần: 12 Ngày soạn: …./…./2010 Tiết: 23 Ngày dạy: …./…./2010 Bài 11. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trên máy tính như tệp tin, thư mục, đĩa và khái niệm đường dẫn. - Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính. Biết được cấu trúc của tệp tin và thư mục. - Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con của thư mục. - Liệt kê được các thao tác chính đối với tệp và thư mục. II. Chuẩn bị: - GV: giáo án, hình ảnh minh hoạ, phòng máy, SGK. - HS: Sách vở học tập III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hệ điều hành là gì? Em thử hình dung nếu MT không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra? - Hệ điều hành là một chương trình (phần mềm) máy tính. Là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Nếu không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được. 3. Bài mới : ĐVĐ: Ở chương I chúng ta đã tìm hiểu và biết được thông tin là gì. Vậy thì các thông tin đó sẽ được thể hiện như thế nào trên máy tính. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay  Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - GV: Ở chương 1 chúng ta đã biết chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin, CPU của máy tính tương tác với các thiết bị lưu trữ để thực hiện việc tìm, đọc, ghi (truy cập) thông tin. - Nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí,hất là khi khối lượng thông tin lớn,hì trong quá trình xử lí thông tin máy tính sẽ truy cập nhanh hơn. - GV: cho HS quan sát hình bên và cho biết cách tổ chức thông tin trên máy tính? - HS quan sát và trả lời: thông tin trong máy tính được tổ chức theo dạng hình cây. - GV: Để giải quyết vấn đề này hệ điều hành tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. - Để lưu trữ thông tin người ta dùng các thiết bị lưu trữ đặc biệt gọi là ổ đĩa - GV cho HS nhận biết các thiết bị lưu trữ. Hoạt động 2: Phân biệt Tệp tin GV cho HS nhận biết tệp tin trong máy tính - HS mở máy tính và quan sát để nhận biết tệp tin trong máy tính theo sự hướng dẫn của GV 1. Tổ chức thông tin trên máy tính: - Hệ điều hành tổ chức thông tin bên trong máy tính theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. - Thông tin được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ đặc biệt gọi là ổ đĩa như: đĩa cứng, đĩa mềm, USB… 2. Tệp tin - Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. - Tệp tin có thể rất nhỏ, chỉ chứa một vài ký tự hoặc có thể rất lớn, chứa nội dung của cả một quyển sách dày. [...]... chứa các tệp tin Dai.bt và TOAN Hinh.bt” là đúng hay sai? Dai.bt c/ Thư mục mẹ cuae KHXH là thư mục nào? Hinh.bt d/ Thư mục BAIHAT nằm trong thư mục gốc, đúng hay sai? LI Câu 2: Trong một đĩa cứng có thể tồn tại hai tệp hoặc hai KHXH thư mục có tên giống nhau được hay không? BAIHAT TROCHOI 5 Dặn dò: - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK/47 - Xem trước bài 12 Hệ điều hành Windows Ngày …… . Hinh.bt” là đúng hay sai? c/ Thư mục mẹ cuae KHXH là thư mục nào? d/ Thư mục BAIHAT nằm trong thư mục gốc, đúng hay sai? Câu 2: Trong một đĩa cứng có thể. tại hai tệp hoặc hai thư mục có tên giống nhau được hay không? KHTN THUVIEN BAIHAT C: TROCHOI KHXH TOAN LI Dai.bt Hinh.bt 5. Dặn dò: - Về nhà học bài,

Ngày đăng: 26/09/2013, 14:10

Hình ảnh liên quan

-GV: giáo án, hình ảnh minh hoạ, phòng máy, SGK. - HS: Sách vở học tập - bai 9-12

gi.

áo án, hình ảnh minh hoạ, phòng máy, SGK. - HS: Sách vở học tập Xem tại trang 10 của tài liệu.
- HS trả lời: 3 dạng thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh, âm thanh  - bai 9-12

tr.

ả lời: 3 dạng thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh, âm thanh Xem tại trang 11 của tài liệu.
- Thanh bảng chọn chứa các nhóm lệnh của chương trình - bai 9-12

hanh.

bảng chọn chứa các nhóm lệnh của chương trình Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan