UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /PGD&ĐT-TH Hương Khê, ngày 15 tháng 9 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 -2010 VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 -2011 CẤPTIỂUHỌC A- ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010 I - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN 1- Số lượng trường lớp, số học sinh: - Số trường: 38, với 380 lớp, 8493 học sinh (so với đầu năm, giảm: 14 em: chuyển ngoại huyện: 10; bỏ học(H Lâm): 3; chết: 1). Trong đó: Khối lớp 1: 75 lớp với 1675 HS, khuyết tật: 23; dân tộc: 7 em. Khối lớp 2: 71 lớp với 1475 HS, trong đó KT: 32, DT: 9. Khối lớp 3: 82 lớp với 1837 HS, trong đó KT: 38, DT: 19. Khối lớp 4: 76 lớp với 1735 HS, trong đó KT: 35, DT: 20. Khối lớp 5: 76 lớp với 1771 HS, trong đó KT: 53 , DT: 24 em. - Trường có điểm lẻ: 8 trường với 11 điểm lẻ, 29 lớp, 357 học sinh. 2- Đội ngũ: - CBQL: 84 người, trong đó tốt nghiệp Đại học:56; Cao đẳng:23; Trung cấp:5 - Giáo viên: 586; Hát-Nhạc: 26; Mỹ thuật: 29; Anh văn: 10; Tin học: 4; Thể dục: 5; TPT: 38. Trình độ CM: Đạt chuẩn: 171; Trên chuẩn: 408 (69.6%), trong đó: Đại học:146 (24.9%); Cao đẳng:262 (44.7%); Trung cấp: 171 (29.2 %). - Cán bộ hành chính: 94 người II - KẾT QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1- Thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục: 1.1- Đối với Phòng: Đã có kế hoạch sớm cho các trường thực hiện tốt những nhiệmvụ sau: - Chỉ đạo, thống kê, tổng hợp, đăng ký, cung ứng sách giáo khoa trước khi kết thúc năm học 2008 - 2009 (trước tháng 4, 5/2009). - Tổ chức chuyên đề lại về nội dung, phương pháp dạy học các lớp vào cuối tháng 8/ 2009. Chỉ đạo cụm chuyên môn liên trường, nội dung sinh hoạt chuyên môn trường theo tinh thần chuyên sâu ., sử dụng đồ dùng dạy học - Chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào. - Triển khai nhiệm vụ năm học bằng hình thức mới: Cung cấp văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, các trường tự xây dựng kế hoạch nộp duyệt ở Phòng. - Chỉ đạo việc xây dựng thời khoá biểu của các trường vào đầu tháng 9/2009, Phòng duyệt, kiểm tra trước khi triển khai thực hiện. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các trường 4 đợt trong tháng 10, đầu tháng 11/2009 và giữa tháng 5/2010. 1.2- Việc triển khai của các trường: Thực hiện chỉ đạo của Phòng các trường đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì sĩ số; phối hợp tốt công tác phổ cập; bổ sung, nâng cấp tăng cường cơ sở vật chất, 1 mua sắm sách giáo khoa, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy- học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chất lượng giáo dục năm học 2009 - 2010. - Với vai trò tự chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, các đơn vị đã tổ chức triển khai kịp thời, có chất lượng việc cung ứng sách giáo khoa đầy đủ trước tháng 9/2009 cho từng học sinh. Ổn định sớm nền nếp dạy học; chuyên đề cấp cụm trường, cấp trường các nội dung khó trong chương trình, về phương pháp; tổ chức thao giảng, dạy thể hiện ôn lại theo khối hoặc toàn cấp. - Trong quản lí, chỉ đạo dạy học, các trường luôn bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, dạy học sát đối tượng; Ban giám hiệu dạy đủ số tiết qui định (Tân Hoà, La Khê); thực hiện tốt công tác thanh-kiểm tra kết hợp đánh giá, xếp loại CB,GV; chỉ đạo tốt hoạt động của Tổ công tác viên Thiết bị- Thư viện; thực hiện tốt 3 công khai, 4 kiểm tra - Chất lượng một số lớp 2 buổi/ngày được các trường chú ý chỉ đạo: G Phố (khối 4,5); La Khê (khối 1,2); Truông Bát (lớp 1); H.Vĩnh (khối 1,2); H.Lộc (khối 1,5) . - Công tác tổ chức bán trú: TH Thị Trấn có 235 em, với nhà ăn đủ 250 chỗ, thoáng mát, đảm bảo VS ATTP; trường TH H Thuỷ 2 đã cố gắng tạo điều kiện cho 25 em ở xa ăn nghỉ chu đáo để học buổi 2. - Sử dụng đồ dùng dạy học: Việc khai thác, tự làm đồ dùng dạy học được nhiều trường chú ý: Phúc Trạch 2 có 1621 lượt và làm mới 46 cái; HGiang 1 làm mới 250 cái. 2- Xây dựng điều kiện: 2.1- Cơ sở vật chất: Số trường có nhà cao tầng: 31; Tổng số phòng học: 446, trong đó: Cao tầng: 264 ; phòng họccấp 4: 154. Phòng học xây mới: 22. Phòng Nhạc: 38; phòng Mĩ thuật: 21. Công trình vệ sinh: Giáo viên: 38; học sinh: 61. Văn phòng xây: 38 Một số đơn vị chú ý đầu tư chuyên sâu, mua sắm mới tiêu biểu: HLâm: Máy chiếu đa chức năng, 60 Bộ thực hành lớp 1với số tiền 21,0 triệu đồng, H Xuân: Máy tính xách tay, tài liệu tham khảo 17,0 triệu đồng, Thị Trấn: Máy nổ, máy Pôtô, tài liệu tham khảo, máy tính 91,8 triệu đồng, H Bình: Máy tính và máy chiếu, SGK, tài liệu, thiết bị 53,3 triệu đồng, 2.2- Bồi dưỡng giáo viên: Chuyên đề chuyên môn: Tất cả các trường đã chủ động và sáng tạo triển khai chuyên đề chuẩn kiến thức - kĩ năng trước khi bước vào năm học mới. Tổ chức nhiều đợt thao giảng, tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề. Như TH Đông Hải đã chủ động và gương mẫu dạy thể hiện chuyên đề từ BGH đến tổ trưởng và giáo viên (Giám hiệu dạy 5 lượt, tổ trưởng 2 lượt, giáo viên 15 lượt). H Thủy 2: Tổ chức cho GV khối 4-5 nghiên cứu và dạy thể hiện chương trình lớp 1,2,3 + Các cụm chuyên môn liên trường đã tích cực chủ động phối hợp, điều hành sinh hoạt có hiệu quả, đúng lịch; có tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm cuối năm có chất lượng. Tuy nhiên, các cụm vẫn chỉ ra được một số CBQL,GV chưa xác định được yêu cầu công tác này, nên số lần tham gia không đầy đủ, có đồng chí vắng nhiều lần. + Phong trào học tập nâng cao trình độ cũng được các đơn vị khuyến khích, CBGV quan tâm. Trong năm học, chất lượng học sinh được nâng lên khá rõ nét, có nguyên nhân từ việc các trường lập kế hoạch sớm và có biện pháp hữu hiệu cho công tác chỉ đạo dạy học, bồi dưỡng, phụ đạo phù hợp. + Đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn NN giáo viên Tiểu học: Những đơn vị báo cáo kịp thời, chất lượng: Thị Trấn, H.Liên, H.Lâm, La Khê, H Trạch, P.Trạch 1, H.Đô, H Lộc, Lộc Yên, Đông Hải, Phú Gia, Thủy 2, H.Long, 2 P.Đồng, T Hòa, B Hà, P.Điền, H.Linh, 2.3- Chất lượng: Kiểm định chất lượng được các BGH quan tâm thường xuyên, ít nhất 1 lần/tháng: như Bình Hà, Tùng Sơn, Truông Bát; Phúc Trạch 2, Hương Giang 2, Hương Long, H.Vĩnh: 1lần/tháng; Long Giang, Tân Hoà: 1lần/tuần; Lộc Yên: đại trà 4 lần/kỳ, học sinh yếu 8 lần/kỳ; Hồng Hà: đại trà 1 lần/tháng; Phúc Đồng: 2 lần/kỳ; Hương Liên: học sinh yếu kiểm định 1 lần/2 tháng; Thị trấn: 1lần/tháng (học sinh giỏi, yếu); Gia Phố: 1 lần/2 tuần; - Chất lượng đại trà: Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ: Khối 1: 99,5%, chưa đầy đủ 0,5% Khối 2: 99,8%, chưa đầy đủ 0,2% Khối 3: 99,4%, chưa đầy đủ 0,6%; Khối 4,5:99,7%, chưa đầy đủ 0,3%. Chất lượng văn hoá: Tỷ lệ học sinh yếu giảm; số em được xếp khá-giỏi tăng đáng kể: Khối 1: 714 (42.8 %); Yếu: 71 (4.3 %). Khối 2: 555 (37.8 %); Yếu: 20 (1.4 %). Khối 3: 600 (32.8 %); Yếu: 26 (1.4 %). Khối 4: 427 (24.8 %); Yếu: 32 (1.9 %). Khối 5: 417 (23.7 %); Yếu: 9 (0.5 %). Một số đơn vị có tỉ lệ HSG tỉnh đạt khá cao: Thị Trấn : 21 em, G.Phố = H.Trà: 6; P.Trạch 2 = Thủy 1: 5 em; H.Phúc = HXuân = P.Phong = H Bình: 4 em. Việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày có nhiều cố gắng. Một số đơn vị tổ chức cho nhiều khối, lớp được học 10 buổi/tuần: H.Vĩnh, Lộc Yên, Giang 1: 5 khối lớp; P.Mỹ, T.Nhất, G.Phố, P.Phong, HXuân: 3 khối; H.Liên, La Khê, P.Trạch1, P.Trạch 2, T.Sơn, H.Thu: 2 khối; Chúc A, H.Phúc, H.Lộc, Đông Hải, Hà Linh, Truông Bát: 1 khối . Tuy nhiên, nội dung buổi 2 cần được các trường nghiên cứu, lập kế hoạch kịp thời, chủ động, phù hợp hơn. + Chương trình Tự chọn được một số trường thực hiện: Anh văn với 1462 HS, trong đó: P.Trạch 2 và H.Lâm có 3 khối lớp; Có 2 khối lớp 4 và 5, gồm: Thị Trấn, G.Phố, P.Phong, H.Long, H.Giang1, H.Trạch, Phú Gia, P.Mĩ; Chỉ cho khối 5: H.Trà, H.Vĩnh. Tin học có 315 HS, gồm: P Trạch 2 (khối 3,4,5); H Giang 1, Thị Trấn, P. Mỹ: khối 4,5; H. Xuân (Khối 5) 2.4- Nhiệmvụ bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu: Đây là nhiệmvụ quan trọng đều đựơc các trường chú ý đúng mức. Ngay từ đầu năm, dựa vào kết quả khảo sát, trường phân loại, phân công GV bồi dưỡng; tổ chức kiểm định .Một số đơn vị có sáng kiến khuyến khích động viên phong trào như H.Phúc với Câu lạc bộ Hoa điểm 10; H Giang 1: Duyệt kế hoạch bồi dưỡng của GV; P.Trạch 2: buổi 1 dạy phân hoá theo đối tượng, buổi 2 dạy bồi dưỡng 2.5- Phong trào Giữ vở sach-Viết chữ đẹp. Phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp”được các nhà trường triển khai ngay từ đầu năm học. Một số đơn vị đã chỉ đạo mẫu nhẫn vở, bọc sách vở và qui định vở cho học sinh trường mình. Công tác bảo quản, lưu giữ hồ sơ học sinh khá tốt, các trường thực hiện khá chu đáo; H.Trạch, H.Phúc, Đông Hải: vừa đủ bài, vừa có chữ kí GV chấm, chịu trách nhiệm. Tuy nhiên một số đơn vị chưa tập trung nhiều cho phong trào này. Kết quả là chữ viết chưa đạt yêu cầu thật đúng và đẹp, hồ sơ bảo quản không tốt. Một số trường giáo viên chưa quan tâm đến tư thế ngồi viết, đứng đọc, cầm sách vở…do vậy chưa rèn được kĩ này này cho học sinh. 3- Công tác giáo dục học sinh khuyết tật Căn cứ Quyết định số 23 của Bộ GD&ĐT, các đơn vị đã phối hợp với Y tế nhằm phân loại, xác định mức độ tật để lập hồ sơ, giao giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp. Các trường H.Phúc, Giang1 đã cập nhật thông tư 32 về đánh giá, xếp loại học sinh liên quan đến đối tượng khuyết tật, phân 2 loại. III- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Năm học 2009-2010 được các trường đầu tư kinh phí nên số máy tính và số người sử dụng tăng, số Máy tính hiện có: 340 chiếc, số GV soạn bài trên máy vi tính: 279, số GV soạn giáo án điện tử: 28. Nhiều trường đã huy động mọi nguồn lực từ ngân sách và từ hỗ trợ của phụ huynh thông qua quy chế Ban Đại diện cha mẹ học sinh để nâng cấp, mua sắm hệ thống máy móc, máy tinh xách tay như: Đông Hải, H.Lộc, Thuỷ 2, H.Liên (2 cái), P.Phong, H.Hà, H Trạch, P.Trạch1, P.Trạch 2, H.Xuân. Một số trường còn trang bị được máy chiếu đa năng: H.Bình, La Khê, H.Trạch, P.Trạch 2, H.Lâm. Song việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả vào năm học mới, tránh để lãng phí là điều các trường cần chú ý. IV- XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 3 - Thực hiện kế hoạch của Phòng, các trường đã sớm kiện toàn Ban chỉ đạo, nhiều đơn vị coi trọng đúng mức nội dung truyền thông, có kế hoạch và việc làm cụ thể, thiết thực, như: Nhận chăm sóc bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ địa phương: Long Giang; P.Đồng; H.Xuân; Tân Hoà; P.Trạch 1( dịp 22/12 quyên góp 760.000đ làm quà cho GĐ chính sách); Đông Hải (quà Tết cho HS nghèo và GV: 22 suất, trị giá 1.7 triệu đồng); H Trạch (quà Tết cho HS nghèo và GV: 37 suất, trị giá 3 triệu đồng), P.Phong: di tích Rôộc Cồn và góp 750.000 đ tặng quà HS hoàn cảnh khó khăn,khuyết tât, GĐ chính sách, . - Thi hát dân ca cấp huyện được các trường nhiệt tình tham gia, dự thi cấp tỉnh đạt giải Ba toàn đoàn. Tuy nhiên, vấn đề thường xuyên tổ chức các em chơi những trò chơi truyền thống cần được BGH các trường theo dõi, hỗ trợ, chỉ đạo Đội-Sao kịp thời. V- CÔNG TÁC XHH GD VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA - Xây dựng trường chuẩn Quốc gia: Một số trường báo cáo việc rà soát theo các tiêu chí của QĐ 32, để có kế hoạch chủ động bổ sung, nâng cấp: H Thuỷ 2 (nâng cấp phòng chức năng, mua sắm bàn ghế, hệ thống điện, cảnh quan); Lộc Yên (hệ thống điện, quạt, trần, nhà xe, .); H.Long (cải tạo, nâng cấp dãy cấp 4 thành khu Hiệu bộ); Thống Nhất: nâng cấp khuôn viên. có 08 trường kiểm tra lại sau 5 năm, được công nhận mức độ 1 : Phúc Trạch 1, H.Long, H.Thuỷ 2, Bình Hà, Hà Linh, H Thu, Truông Bát, Hồng Hà. - Công tác XHH giáo dục: Trong năm học, hầu hết các trường đã có sự chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng các điều kiện phục vụ dạy-học. Nhiều hạng mục được nâng cấp, làm mới. Ngoài ra, một số đơn vị đã có kế hoạch phối hợp, tham mưu với các đoàn thể, tổ chức góp phần xây dựng và động viên phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. TH Thuỷ 2: 5 học sinh được Hội khuyến học tặng quà về thành tích học tập, rèn luyện; H Lâm phụ huynh hỗ trợ mua 60 bộ thực hành lớp 1, may 300 áo đồng phục trị giá 15 triệu đồng; Bình Hà: Quy định giáo viên cùng họp xóm 1 lần/tháng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân và kết hợip 3 môi trường giáo dục . VI. THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG, CÁC PHONG TRÀO Kết hợp cuộc vận động “Hai không” với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận đông “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, các đơn vị đã nghiên cứu kĩ văn bản hướng dẫn, kiện toàn Ban chỉ đậo: Phúc Trạch 1, Lộc Yên và có nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp. Các đơn vị đều quán triệt tinh thần trung thực trong thi cử, kiểm tra, và coi-chấm để làm tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra với nhiều biện pháp, sáng tạo khác nhau mà các trường đã làm cho việc thực hiên đa dạng, phong phú, càng đi vào chiều sâu, thực chất, nhẹ nhàng. Tiêu biểu như TH Phương Điền: Nêu gương tốt (cô giáo Hương,hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng bệnh tật, con nhỏ nhưng luôn đi đầu.) về tinh thần tận tuỵ với công việc, với học sinh, lớp có phong trào tự quản rất tốt, luôn được nêu gương dưới cờ; TH Gia Phố đặt thưởng cho giáo viên đạt giỏi huyện (300.000 đ); Bình Hà: Lấy việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu và chuẩn đánh giá học sinh . VII- CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA - Các đơn vị đã chú ý nhiều đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, có lưu hồ sơ và ghi chép đúng qui định. Song việc lập kế hoạch, theo dõi bồi dưỡng số cán bộ, giáo viên khá hoặc yếu nhiều trường chưa chú ý đúng mức. - Cuối năm Phòng đã tổ chưc 1 đợt thanh tra toàn diện tất cả các trường. Một số điểm yếu nổi bật cần khắc phục là việc soát xét chất lượng giờ dạy trên lớp; nội dung dạy-học buổi 2; khai thác-sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học sẵn có; khai thác phòng chức năng; phương pháp cung cấp kiến thức cho HS; tu sửa, nâng cấp CSVC . B- NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM GIÁO DỤC TIỂUHỌC NĂM HỌC 2010 - 2011 4 I- NHIỆMVỤ CHUNG Năm học 2010 -2011 tiếp tục thực hiện chủ đề "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", giáo dục tiểuhọc tập trung thực hiện những nhiệmvụ trọng tâm sau: - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bện thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". - Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chẩn kiến thức, kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; thí điểm và chuẩn bị tích cực các điều kiện triển khai dạy chương trình ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì , củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn Quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. II- NHIỆMVỤ CỤ THỂ 1- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 1.1- Thực hiện nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các môn học và hoạt động giáo dục tiểu học. - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. - Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ HS yếu, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục. 1.2- Tiếp tục phát động và triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", chú trọng các hoạt động: - Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo dức và kỹ năng sống cho học sinh. - Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nước uống, nước sạch, nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên dùng. - Đưa các hoạt động giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, dân ca Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. - Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường. - Đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2- Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học 2.1- Thực hiện kế hoạch giáo dục a) Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày: Tiếp tục thực hiện Chương trình gáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDDT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Thủ công/Kỹ thuật theo hướng dạy học phù hợp với thực tế địa phương; năng lực GV và thiết bị dạy học của nhà trường. b)- Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày: - Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi /ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu: 5 + Về nội dung: Dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách theo quy định cho mỗi lớp theo QĐ số 16; thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá . Đối với vùng như: TH Thị Trấn, Phú Phong, Gia Phố, Hương Trà, H Long, P Trạch2, ngoài việc củng cố, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cần tăng thời lượng cho việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; tổ chức hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ . nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, có thể tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh: Nhóm củng cố kiến thức; nhóm phát triển kỹ năng cơ bản; các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích (nghệ thuật, thể chất, giao tiếp .) + Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh. Các đơn vị tổ chức bán trú (Thị Trấn, H Thuỷ2 .) cần tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ cho HS. Đối với những vùng khó khăn, như: Các điểm lẻ Bản Giàng1, Trường Sơn (H Lâm), Cầu De (Chúc A), Nam Trung (P Mỹ), Trại Nại (L Yên), Bắc Sơn (H Thuỷ2), Củ Nu, Cây Trồ (Phú Gia); HS Dân tộc Chứt (H Liên ) việc tổ chức dạy hai buổi/ngày nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, chủ yếu để củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt và Toán hoặc tăng cường Tiếng Việt. + Về thời lượng: Đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày. 2.2 - Kế hoạch thời gian năm học Căn cứ khung kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 của Bộ, của UBND tỉnh, kế hoạch dạy học của cấptiểuhọc như sau: - Ngày bắt đầu năm học: 23/08/2010 - Ngày khai giảng: từ 03 - 05/09/2010 - Học kỳ I : 23/08/2010 đến 07/01/2011 - Học kỳ II : 10/01/2011 - Ngày kết thúc năm học: muộn nhất ngày 31/05/2011 - Thời gian thực hiện: 35 tuần, trong đó học kỳ I:18 tuần, học kỳ II: 17 tuần. - Xét hoàn thành chương trình Tiểu học: muộn nhất ngày 31/05/2011. - Các ngày nghỉ: + Nghỉ giữa học kỳ 02 ngày, sau ngày kiểm tra định kỳ giữa các học kỳ; + Nghỉ cuối học kỳ 03 ngày, sau ngày kiểm tra định kỳ cuối học kỳ; + Nghỉ tết âm lịch 01 tuần; + Các ngày nghỉ lễ: Theo quy định chung. Trong trường hợp đặc biệt như: Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh ., Giám đốc Sở quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy học bù. 3- Thực hiện Chương trình, sách, thiết bị dạy học 3.1- Chương trình: a) Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phuơng theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểuhọc của Bộ. b) Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ Anh văn: - Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 02 tiết/tuần. - Chỉ đạo trường Tiểuhọc Thị trấn, Tiểuhọc Phúc Trạch2 tổ chức dạy ngoại ngữ từ lớp 3 với thời lượng nhiều hơn 02 tiết/tuần và triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1. Các trường chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, tài liệu dạy học trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế của học sinh. 3.2- Sách - Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: + Lớp 1 : Tiếng Việt 1 (tập 1), Tiếng Việt 1 (tập 2), Vở Tập viết 1 (tập 1), Vở Tập viết 1 (tập 2); Toán 1, Tự nhiên và Xã hội 1. 6 + Lớp 2 : Tiếng Việt 2 (tập 1), Tiếng Việt 2 (tập 2), Vở Tập viết 2 (tập 1), Vở Tập viết 2 (tập 2);Toán 2, Tự nhiên và Xã hội 2. + Lớp 3 : Tiếng Việt 3 (tập 1), Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở Tập viết 3 (tập 1), Vở Tập viết 3 (tập 2); Toán 3, Tự nhiên và Xã hội 3. + Lớp 4: Tiếng Việt 4 (tập 1), Tiếng Việt 4 (tập 2), Toán 4, Đạo đức 4, Khoa học 4, Lich sử và Địa lý 4, Âm nhạc 4, Mỹ thuật 4, Kỹ thuật 4. + Lớp 5: Tiếng Việt 5 (tập 1), Tiếng Việt 5 (tập 2), Toán 5, Đạo đức 5, Khoa học 5, Lich sử và Địa lý 5, Âm nhạc 5, Mỹ thuật 5, Kỹ thuật 5. Riêng các môn Tin học, Tiếng Anh cần lưu ý: + Đối với môn Tin học, sử dụng các cuốn "Cùng học Tin học" quyển 1, quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hoặc các tài liệu do địa phương lựa chọn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế. + Đối với môn Tiếng Anh. Các trường Tiểuhọc tổ chức dạy học Tiếng Anh từ năm học này thì sử dụng bộ Let's Go; các trường, lớp năm trước đã học chương trình nào thì tiếp tục học theo chương trình đó. - Thực hiện chủ trương cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con Liệt sỹ, con Thương Binh; các trường Tiểuhọc xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường. - Phòng thư viện, thiết bị trường học mở cửa theo giờ hành chính. Các trường cần khuyến khích, động viên, hướng dẫn HS đọc sách sử dụng hiệu quả thư viện nhà trường. - Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường. Những trường dạy học 02 buổi/ngày có thể tổ chức cho học sinh để sách, vở và đồ dùng học tập tại lớp. 3.3- Thiết bị dạy học: - Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ. Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành. - Tham mưu với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương để huy động các nguồn lực nhằm tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, đồng bộ với việc tập huấn sử dụng, khai thác. 4 - Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học 4.1- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và đổi mới theo phương pháp dạy học. Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. 4.2- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. - Thực hiẹn Thông tư số 32/2009 TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 ban hành quy định đánh giá, xếp loại HS Tiểuhọc và công văn số 717/BGD&ĐT ngày 11/2/2010 về hướng dẫn thực hiẹn một số nội dung của Thông tư só 32/2009. - Thi HS giỏi huyện lớp 3,4,5 hai môn Toán, Tiếng Việt. Các trường tổ chức bồi dưỡng chọn đội tuyển dự thi để công nhận HS giỏi huyện lớp 3,4. Tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi tỉnh lớp 5, hai môn Toán, Tiếng Việt theo hình thức phù hợp, không gây áp lực cho học sinh và nhà trường về thành tích trong hoạt động này. - Phát động học sinh tích cực tham gia các cuộc thi vẽ, hát múa và thể thao do các tổ chức ngoài Nhà trường tổ chức, hoặc phối hợp tổ chức. - Thực hiện phong trào thi đua "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" trong các trường tiểu học. Khuyến khích các đơn vị tổ chức thi "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp". - Giao lưu olympic Tiếng Anh Tiểuhọccấp tỉnh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh, đồng thời chuẩn bị cho việc dạy và học Tiếng Anh như môn học bắt buộc ở Tiểu học. Các trường 7 đã dạy Tiếng Anh 2 năm học trước đây phải có đội tuyển giáo lưu Olympic cấp huyện tổ chức vào tháng 2/2011. - Các trường cần tập chú ý chỉ đạo việc giải toán qua mạng Internet. Trường Thị Trấn, Phú Phong, Gia Phổ, Hương Trà… và một số trường có phòng máy phải có đội tuyển tham dự giải toán qua mạng Internet các lớp 3,4,5. 4.3- Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của lớp dưới lên lớp trên theo nội dung công văn số 455/SGD&ĐT-GDTH ngày 19/04/2010 của Sở. 4.4- Không tổ chức dạy học trước và thi tuyển vào lớp 1. 4.5- Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật - Tạo mọi điều kiện cho trẻ dân tộc thiểu số vào các trường học và có kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho đối tượng này. Trường TH H Liên cần điều tra huy động hết số trẻ dân tộc Chứt trong độ tuổi đến trường (không vào học trường PTDT Nội trú). - Thu hút hết trẻ khó khăn, trẻ khuyết tật vào các lớp hoà nhập. Đánh giá đối tượng này theo thông tư số 39/2009/TT-BGD&ĐT. - Việc tổ chức dạy lớp ghép căn cứ công văn số 9548 BGD&ĐT ngày 13/10/2008 về việc hướng dẫn và tổ chức dạy học lớp ghép. 5 - Nâng cao chất lượng PC GDTH ĐĐT và xây dựng trường CQG 5.1- Củng cố, duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Tiểuhọc đúng độ tuổi. Triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập GDTH và Phổ cập GDTH đúng độ tuổi. - Các trường Tiểuhọc phối hợp với ban Phổ cập GD tham mưu với địa phương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Phổ cập GDTH đúng độ tuổi theo nội dung công văn số 929-SGD&ĐT-GDTH ngày 09/08/2010 của Sở. - Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lý số liệu về Phổ cập GDTH. - Rà soát, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩn PC GDTH đúng độ tuổi để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế; có kế hoạch duy trì đạt chuẩn, vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn Mức độ 2. 5.2- Xây dựng trường Tiểuhọc theo chuẩn Quốc gia - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Đối với các trường đã đạt chuẩn Quốc gia được 5 năm, tiến hành kiểm tra, rà soát, công nhận lại, gồm các đơn vị: TH H Lâm, P Mỹ, H Giang2, Lộc Yên, Tân Hoà. Xây dựng 02 đơn vị: TH Gia Phố và Thống Nhất đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia Mức độ 2. 6- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. 6.1- Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý: - Tập trung bồi dưỡng về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo cấphọc nói chung, công tác chỉ đạo và quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nói riêng. Đồng thời đẩy mạnh việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về năng lực đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểuhọc (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý giáo dục về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục. 6.2- Tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động GD mà trọng tâm là việc chủ động trong thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng HS, tăng cường vai trò của Hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và quản lý nhà trường; thực hiện "Ba công khai" và "Bốn kiểm tra" theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính GD&ĐT tại Chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT ngày 13/08/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 6.3- Tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ 8 chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. - Duy trì và củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán nhằm thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ, quản lý giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn của cụm trường theo hướng chuyên đề. Tiếp tục phát huy thành quả những năm học trước, khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, nội dung và việc chấp hành của một số CBQL, giáo viên. Nâng cao chất lượng và đa dạng nội dung sinh hoạt. Củng cố và kiện toàn tổ chuyên môn Nhạc, Họa, Anh văn. Mở rộng phạm vi các môn, phân môn thực hành, thao giảng. Khuyến khích nhiều hình thức tổ chức dạy học có chất lượng, có hiệu quả nhằm đổi mới cách chuyển tải, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, thực hành của thầy và trò. Ưu tiên rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong dạy học môn Tiếng Việt, Tiếng Anh. Chú trọng rèn kĩ năng sử dụng Nhạc cụ, đồ dùng học Vẽ cho học sinh. Thực hiện sinh hoạt cụm chuyên môn theo 06cụm chỉ đạo xây dựng CSVC trường học của huyện, địa điểm sinh hoạt luân phiên các trường trong cụm, cụ thể: + Cụm 1: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: H Liên, H lâm, H Trà (Cụm trưởng đ/c Bộ - H Trà, cụm phó đ/c Chính- H Liên) + Cụm 2: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: H Trạch, P Trạch, H Đô, Lộc Yên (Cụm trưởng đ/c Phương - H Trạch, cụm phó đ/c Phương- P Trạch2). + Cụm 3: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: Thị Trấn, Phú Phong, H Xuân, H Vĩnh (Cụm trưởng đ/c Hà -Thị Trấn, cụm phó đ/c Hương - H Xuân). + Cụm 4: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: Gia Phố, H Thuỷ, H Giang (Cụm trưởng đ/c Hiền - G Phố, cụm phó đ/c Dương -H Giang2) + Cụm 5: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: H Long, H Bình, Hoà Hải (Cụm trưởng đ/c Hoè -H Long, cụm phó đ/c Anh - H Bình) + Cụm 6: Gồm các trường Tiểuhọc thuộc các xã: Phúc Đồng, Hà Linh, P Điền, P Mỹ (Cụm trưởng đ/c Hà -P Đồng, cụm phó đ/c Hợi -H Thu). *Riêng môn Anh văn, Hát- Nhạc, Mỹ thuật thành lập 3 tổ chuyên biệt, lịch sinh hoạt sẽ có hướng dẫn cụ thể. - Trong học kỳ I, Sở sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng giáo viên Tiểuhọc toàn tỉnh theo nội dung Chuẩn nghề nghiệp. 7- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ Tin học cho CBQL, giáo viên và nhân viên trong Nhà trường. Khuyến khích sử dụng các phần mềm quản lý học sinh, quản lý CBGV, quản lý thư viện, quản lý tài chính đáp ứng nhu cầu quản lý chung của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính. Các giáo án điện tử cần được xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của Nhà trường và được sử dụng chung cho nhiều lớp. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển chọn tư liệu dạy học điện tử. 8- Một số hoạt động khác 8.1- Tiến hành đánh giá, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ như thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn ở Tiểu học; đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh gia, xếp loại HS. 8.2- Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", đối với công tác tuyển chọn giáo viên giỏi căn cứ đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, các trường đề xuất danh sách giáo viên (được đồng nghiệp tín nhiệm cao, học sinh, phụ huynh suy tôn, có SKKN năm học 2009-2010 đạt bậc 3 cấp huyện trở lên) dự thi cấp huyện. Phòng sẽ tổ chức dự giờ, đánh giá trong các đợt thanh tra thường kì. Thi GV dạy giỏi môn Hát -Nhạc, Mỹ thuật cấp huỵện. Giao lưu CBQL giỏi cấp cơ sở, chuẩn bị thi GV giỏi cấp Tỉnh, giáo lưu GV dạy giỏi cấpTiểuhọc toàn quốc lần thứ 4. 8.3- Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực về các lĩnh vực phát triển giáo dục: Giao lưu HS giỏi, giao lưu Tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu luật lệ ATGT, Olympic môn học, Oliympic cấphọc phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và nội dung học tập của HS Tiểu học. 9 8.4- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường 8.5- Kinh phí đóng góp từ cha mẹ HS cho việc tăng cường CSVC, thiết bị để tổ chức dạy học 2 buỏi/ngày, các hoạt động phát triển năng khiếu, sở thích, câu lạc bộ, công tác quản lý bán trú .cần được công khai, minh bạch trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ HS và của các cấp có thẩm quyền. Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với HS Tiểu học. Bảo quản tốt có hiệu quả các loại thiết bị đồ dùng dạy học, đàn Pianô kỹ thuật số và các loại nhạc cụ khác trong giờ học Âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác. 8- Công tác thanh tra kiểm tra - Tăng cường tần suất thanh tra, kiểm tra các trường học. Chú trọng kiểm tra nhiệmvụ của Hiệu trưởng; việc thực hiện kế hoạch dạy học; triển khai thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng đối với giáo viên và học sinh; việc quản lí và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy - học. Hiệu lực và tác dụng sau kiểm tra của Hiệu trưởng đối với hoạt động toàn diện của đơn vị nói chung, và dạy học nói riêng. - Phát huy vai trò và trách nhiệm của đội ngũ thanh tra viên, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Hàng tháng thanh tra viên được điều động thanh tra, dự giờ, đánh giá chất lượng dạy học, chuẩn bị bài, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, của nhà trường. - Kiện toàn và nâng tầm Ban thanh tra nhân dân các trường. Chỉ đạo lập kế hoạch và hoạt động có chất lượng thực chất, góp phần làm ổn định tinh thần, tư tưởng; động viên được sự cố gắng của mỗi thành viên. C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ vào các nhiệmvụ trọng tâm trên, các trường chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học đối với cấpTiểuhọc đáp ứng với yêu cầu và phù hợp với thực tiễn của đơn vị và địa phương. Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian, đúng quy định; các thông tin, số liệu yêu cầu chính xác. Quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của giáo dục Tiểu học, nếu có những vấn đề gì khó khăn cần giải quyết, các trường phản ánh về Phòng GD&ĐT (bộ phận chuyên môn Tiểu học) để chỉ đạo và giải quyết kịp thời. KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Lê Minh Doãn 10 . 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 -2010 VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 -2011 CẤP TIỂU HỌC A- ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010 I - TÌNH HÌNH. CSVC . B- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2010 - 2011 4 I- NHIỆM VỤ CHUNG Năm học 2010 -2011 tiếp tục thực hiện chủ đề "Năm học tiếp