BÀI THUHOẠCHHỌCTẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Giáo viên: Phạm Thị Kim Oanh Trường THPT Xuân Trường C Các Mác vĩ đại đã từng nhận định rằng: “Chân lí phải được kiểm tra bằng thực tiễn”, và thông qua thực tiễn, từ khi ra đời cho đến nay, chúng ta có thể khẳng định rằng hệ thống những quan điểm trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng những con đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cả dân tộc ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 80 mùa xuân và biết bao nhiêu lần 80 những thành công, Đảng cộng sản Việt Nam của chúng ta ngày càng khẳng định được sự đúng đắn trong đường lối cũng như hành động dựa trên nền tảng là Chủ nghĩa Mác – Lê nin, kết hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh. Để không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng Đảng trong toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân, đồng thời nối tiếp tinh thần cuộc vận động “ Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm nay – 2010, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai chủ đề: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”. Chủ đề họctậpnăm nay có nhiều ý nghĩa thiết thực Chào mừng những sự kiện trọng đại của dân tộc ta: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ, 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những sự kiện trọng đại ấy, và những thành quả của ngày hôm nay, chúng ta có được, phần lớn đều xuất phát từ sự chỉ đạo đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và sự dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí vui mừng, chúng ta lại hướng về nguồn cội, hướng về Bác, về Đảng, đồng thời chúng ta cũng cần nhìn nhận lại những chặng đường đã qua và không ngừng nâng cao tinh thần rèn luyện, họctập để ngày càng tiến bộ hơn với trên tinh thần kế thừa kinh nghiệm từ ngàn xưa của cha ông ta: “Cẩn thận là không bao giờ thừa” hay “Cẩn tắc vô ưu ”, “Cẩn tắc vô áy náy” Tôi đánh giá cao tới tính đối tượng của chủ đề năm nay, mặc dù chỉ nói về Đảng nhưng không chỉ dành riêng cho các Đảng viên mà còn dành cho toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Như thế là Ban chỉ đạo cuộc vận động đã nêu cao tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, đưa mọi người lại gần nhau hơn, cùng chung tay xây dựng Đảng, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng trong toàn thể nhân dân - Xây dựng Đảng là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Việt Nam chứ không phải là nhiệm vụ của riêng một Đảng viên nào cả. Từ đối tượng của việc họctập chủ đề năm nay, đã phổ biến được tầm quan trọng về sự lãnh đạo, đường lối của Đảng trong toàn thể nhân dân. Như thế sẽ khắc phục được một số suy nghĩ hạn chế của một số nhân dân cho rằng xây dựng Đảng chỉ là công việc của những Chi bộ, của những Đảng viên hay của những người lãnh đạo… Trải qua 80 mùa xuân, Tuy tuổi đời của Đảng ta còn rất trẻ, nhưng lại có một bề dày những thành tích và chiến công vang dội. Chúng ta đã chiến thắng được “giặc ngoại xâm”, đang ngày ngày tích cực nâng cao đời sống của nhân dân để diệt “giặc đói”, cải cách giáo dục để diệt “giặc dốt”. Tuy nhiên, khi chúng ta không còn “bế quan toả cảng” với các nước Tư bản, sắn sàng làm bạn với tất cả các nước trên Thế giới với tinh thần: hoà bình - hữu nghị - hợp tác cùng phát triển, đất nước ta ngày càng thay da đổi thịt, cuộc sống của chúng ta được cải thiện rõ rệt qua từng miếng cơm, manh áo và cũng từ sự thay đổi ấy, có một số bộ phận Đảng viên, chiến tranh, bom đạn khốc liệt không giết được họ nhưng họ lại gục ngã trước chính mình, bị chính những tham vọng tầm thường trong bản thân quật ngã, họ nghĩ mình là “quan Cách mạng” chứ không phải là công bộc của dân, và trượt dài trên những cám dỗ của tiền bạc và nhan sắc. Tình trạng “quan tham” ở trong chính nước ta gần đây với những cấp độ khác nhau: Từ Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV, cho đến những quan chức cấp cao khác của PMU 18 mà điển hình là ông Bùi Tiến Dũng, cho tới những “Dự án Đại Lộ Đông – Tây” gần đây nhất với những ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Lê Qủa… đã cho chúng ta nhiều bài học về sự cần thiết của sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Vậy xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là như thế nào? Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng tập trung chủ yếu vào năm nội dung chính: - Cách mạng cần có Đảng. “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”. - Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. - Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh” - Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân - Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn. Mỗi nội dung được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát rất ngắn gọn, nhưng cụ thể hoá mỗi nội dung, càng đi sâu vào mỗi nội dung chúng ta lại càng thấy được tầm nhìn xa và rộng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. * Tại sao Cách mạng cần có Đảng? Những năm trước năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam của chúng ta chưa ra đời, mặc dù phong trào Cách mạng trong nước nổ ra rầm rộ, liên tục như Phong trào “Duy Tân” do Phan Bội Châu đề xướng, “Đông kinh nghĩa thục” do Phan Chu Trinh phát động, “Khởi nghĩa nông dân Yên Thế” do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo…nhưng những phong trào ấy đi từ thất bại này đến thất bại khác…kể cả những phong trào Cách mạng, những cuộc khởi nghĩa trong cao trào Cách mạng trước khi Đảng ta ra đời…Một trong những nguyên nhân thất bại đó là Cách mạng chưa có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân, những Đảng đơn lẻ, không hợp nhất với nhau nên chưa thể tạo ra được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế, Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, đồng thời “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”. “Chủ nghĩa” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập ở đây là chủ nghĩa Mác-Lênin. Họctập chủ nghĩa Mác-Lênin là phải nắm được cái cơ bản, cái cốt lõi, cái bản chất để hiểu đúng và hành động đúng. Đó là thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải vận dụng, sáng tạo, không rập khuôn. Sự tan rã của Liên Xô năm 1990 không chỉ để lại một sự tiếc nuối vô bờ mà còn là một bài học vô cùng lớn cho hệ thống các nước XHCN, trong đó có cả Việt Nam chúng ta về sự áp dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin một cách rập khuôn, không linh hoạt. Vừa họctập và chúng ta vừa xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu tranh chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc, kiên định bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng khối đại đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế, “có lý có tình”. * Khi đã có Đảng lãnh đạo, Cách mạng Việt Nam đi hết từ thành công này đến thành công khác. Tuy nhiên để duy trì và phát huy những thành quả của Cách mạng, thì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng”. Những nguyên tắc đó là: - Nguyên tắc tập trung dân chủ. - Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Nguyên tắc tự phê bình và phê bình. - Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác. - Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Trong những nguyên tắc ấy, chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ một nguyên tắc nào, tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức được rằng “Nguyên tắc tập trung dân chủ” là nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy và thầy phải mến trò chứ không phải là “cá đối bằng đầu”. Có dân chủ chúng ta mới phát huy được sức mạnh của đại đa số và tinh thần đoàn kết, không bảo thủ và không độc đoán, chuyên chế, hách dịch, cửa quyền, v.v Nhưng chúng ta cũng phải đề phòng dân chủ “quá trớn”, đề phòng bè lũ bán nước, phản động lợi dụng hai từ “dân chủ”để dụ dỗ người dân yêu cầu quá đáng, đòi hỏi đa nguyên, đa đảng, cho nên dân chủ nhưng cũng phải tập trung. Vì thế tập trung và dân chủ phải luôn đi đôi với nhau, khăng khít với nhau cũng như “tập thể” và “cá nhân”. Xét về tính phát triển, Đảng cũng như một con người, Đảng muốn phát triển thì phải không ngừng “Tự phê bình và phê bình”. Nếu như năm 1986, Đảng không thẳng thắn nhận định những sai sót, và tự nhận định rằng chính sách đối ngoại “bế quan toả cảng” với các nước Tư bản là không hợp lí thì cho đến bây giờ, khó có thể nói rằng kinh tế của Đất nước ta có thể phát triển mạnh như ngày hôm nay. Một người sống có ít quan hệ với những người khác, hẳn sẽ ít cơ hội phát triển hơn. Và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tự phê bình phải thành khẩn, thành tâm, không “giấu bệnh, sợ thuốc”. Phê bình phải trung thực, “không đặt điều”, “không thêm bớt”. Tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng, đi lên, có lí có tình, không vụ lợi hay thoả mãn cảm xúc cá nhân và phải tiến hành thường xuyên “như người ta rửa mặt hàng ngày”. Cũng như thế, việc chấp hành kỷ luật nghiêm minh và ý thức tự giác của mỗi Đảng viên là không thể thiếu. Và nếu như thực hiện “dân chủ” tốt, thì tính Đoàn kết trong Đảng cũng được nâng cao. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đại đoàn kết dân tộc” Người đã khẳng định: “Đoàn kết là điểm Mẹ”, điểm “Mẹ” tốt sẽ sinh ra những điểm con tốt”. Như thế chúng ta có thể thấy được sụ vô cùng quan trọng trong “nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng” – đó không chỉ là một truyền thống cực kỳ quý báu mà còn là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. *Đạo đức luôn là vấn đề được Người quan tâm hàng đầu, trong cuốn “Đường kách mệnh” Người đã dành hẳn một chương viết về “Tư cách một người cách mệnh”. Cũng như khi nghiên cứu về những phẩm chất của con người Việt Nam hiện đại, Người đã kết hợp tinh hoa văn hóa Đông – Tây, đề ra những phẩm chất cần thiết đối với một con Người Việt Nam nói chung: “Trung với nước, hiếu với dân – Lòng yêu thương con Người – Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung”. Trước hết, mỗi con người Việt Nam phải hội tụ ít nhất những phẩm chất đó, và trong công tác xây dựng Đảng Người còn đề ra một số phẩm chất tư cách: Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp Cách mạng. Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, bên cạnh đó phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Cách mạng, không ngừng nâng cao đạo đức và năng lực, Người thường căn dặn: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Rõ ràng, trong mối liên hệ khăng khít giữa Tài và Đức, Người vẫn luôn nhấn mạnh vai trò của đạo đức như từ ngàn xưa ông cha ta vẫn luôn căn dặn: “Tiên học Lễ, Hậu học Văn”. *Nhà nước của ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, người dân làm chủ, trong đó “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì thế Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng phải “tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân”, nâng cao tinh thần trách nhiệm: “không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Đảng muốn thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách thì phải thuận lòng dân, cũng như công tác dân vận phải tốt: “Dân vận tốt thì việc gì cũng dễ, dân vận không tốt thì việc dễ cũng thành việc khó”. Gần dân, quan tâm đến lợi ích, đời sống của nhân dân như Người đã khẳng định: “Việc gì có ích cho dân dù nhỏ nhất cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh”. *Cuối cùng, công tác xây dựng Đảng không thể thiếu đó là “Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn”. Mỗi thời kí Cách mạng có những nhiệm vụ khác nhau, Đảng cũng phải linh hoạt nắm bắt tình hình, thời cơ và nhiệm vụ. Nhưng để làm được điều đó thì “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” Nhưng chỉnh đốn lại Đảng ở những nội dung nào thì Người cũng đã thể hiện rất rõ: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, lối sống và luôn luôn chú ý tới những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất để giữ Đảng luôn trong sạch. Bên cạnh đó phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và năng lực để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đồng thời Đảng phải vươn lên đáp ứng kịp yêu càu của tình hình và nhiệm vụ mới. Muốn làm được như thế thì Đảng phải phát huy tinh thần “dân chủ” mà không quên “tập trung” trong nội bộ, phát huy tinh thần Đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà hệ thống các nước Tư bản chủ nghĩa đang lộ dần bản chất của chúng là bóc lột giá trị thặng dư của số đông người dân trong xã hội, tư hữu tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít những người Tư sản giàu có. Tự chúng không thể giải quyết nổi những nguy cơ tiềm ẩn và liên tục rơi vào những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, càng thể hiện sự đúng đắn trong đường lối kiên trì Chủ nghĩa xã hội đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam . Mọi du khách năm châu khi đến Việt Nam đều nhận định rằng: “cảm giác ở Việt Nam là yên bình hơn cả vì sự ổn định chính trị”. Tuy nhiên, những thế lực thù địch và bè lũ phản động cũng ngày càng có những mánh khóe tinh vi hơn, vì thế Đảng ta phải thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” để phục vụ sự nghiệp Cách mạng, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, xây dựng khối Đại đoàn kết vững chắc, luôn sẵn sàng đảm nhiệm những nhiệm vụ mới của thời đại. Bản thân tôi là một Đảng viên, ngoài việc phải luôn luôn tìm hiểu, họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về mọi mặt trong cuộc sống, qua đợt họctập chuyên đề năm nay tôi nhận thấy rằng những nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu không những có tầm nhìn chiến lược và thời đại sâu sắc mà còn mang ý nghĩa triết học sâu sắc, nếu như áp dụng vào việc tổ chức, phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân thì vô cùng quí giá và quan trọng. Ví dụ: Chúng ta vẫn thường nói: “Gia đình là một tế bào của xã hội” – Như thế, những nguyên tắc xây dựng Đảng chúng ta thấy đều quý báu, nếu như áp dụng vào xây dựng Gia đình – Gia đình cũng là một tổ chức, chúng ta thấy đều có thể linh hoạt áp dụng hầu hết các Nguyên tắc của Người, một Gia đình mà có “dân chủ” nhưng không có “tập trung” thì hẳn con cái không lễ phép với ba mẹ, vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau, nhưng một gia đình mà có “tập trung” mà không có tinh thần “dân chủ” thì người đứng đầu gia đình ấy trở thành gia trưởng, độc đoán, bảo thủ chuyên quyền. Bản thân tôi, sau khi học xong chủ đề này, lấy những tư tưởng của Người đối chiếu với bản thân mình, tôi nhận thấy mình cũng có một vài ưu điểm: Trong công việc là Giáo viên đứng lớp, thường xuyên tiếp xúc với học trò, tôi luôn nhấn mạnh với các em về vai trò quan trọng của đạo đức bản thân và đạo đức Cách mạng, nhắc nhở các em không quên việc có được điều kiện họctập như ngày hôm nay là nhờ vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam và sức mạnh Đại đoàn kết của toàn dân tộc. Các em là Tương lai của Đất nước, “Anh hùng không có đọ tuổi”, cần phát huy hết sức mình trong việc tu dưỡng đạo đức Cách mạng, họctập theo năm điều Bác Hồ dạy và phương châm của Người: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, .” Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình, bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các Nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng, gia đình, lối xóm, . Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược điểm cần phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết nhìn nhận hơn nữa như tự phê bình và phê bình còn né tránh, cả nể, chưa kiên quyết, dứt khoát. Việc đấu tranh, tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm việc nhiều lúc chưa thật sự nghiêm túc, chưa sâu sát, chưa tỉ mỉ… Qua đợt họctập chủ đề : “Về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh” là đạo đức, là văn minh” đã bổ sung thêm cho chúng ta những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải không ngừng nâng cao việc họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên những nguồn động lực mạnh mẽ, nhất là nguồn lực về con người để đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn một cách vững chắc. Xuân Trường, ngày 24 thang 9 năm 2010 Phạm Thị Kim Oanh . thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc. hội đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam . Mọi du khách năm châu khi đến Việt Nam đều nhận định rằng: “cảm giác ở Việt Nam là yên bình hơn cả vì sự ổn định