1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng Ngừa Tình Hình Tội Vận Chuyển Trái Phép Chất Ma Túy Của Cơ Quan Hải Quan

86 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 511,92 KB

Nội dung

Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên đã đề cập nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về mặt lý luận về tội phạm ma tuý và đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÝ THẮNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Hà Nội, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUÝ THẮNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số : 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ NGUYÊN THANH

Hà Nội, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác Các

dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đầy đủ, đúng quy định và là kết quả nghiên cứu của tôi

Tác giả luận văn

Nguyễn Quý Thắng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5

1.1 Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 5 1.2 Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 19 1.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma túy của Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 27

Chương 2: THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29

2.1 Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng kiểm soát ma túy của Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh 29 2.2 Hoạt động phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan Hải quan đối với tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 36

Chương 3: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA

CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 57

3.1 Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 57 3.2 Một số biện pháp phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 66

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả bắt giữ ma túy từ năm 2014 đến năm 2018 của Cục Hải

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia Trong những năm gần đây nạn lạm dụng ma tuý có xu hướng gia tăng, các đối tượng phạm tội về

ma tuý ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới và các hành vi khác liên quan đến ma tuý xảy ra trong địa bàn hoạt động hải quan đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng

TP.HCM không chỉ được coi là địa bàn tiêu thụ ma tuý mà còn là địa bàn sản xuất, mua bán và vận chuyển ma tuý đi các nước của các cá nhân, tổ chức buôn lậu

ma tuý Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan hữu quan, trong đó Hải quan được xem là lực lượng nòng cốt ngăn chặn tội phạm ma tuý ngay tại biên giới, không để ma túy thâm nhập vào nội địa và đi ra nước ngoài Đây là một cuộc đấu tranh thầm lặng, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp, quyết liệt

và lâu dài, đối tượng phạm tội ma tuý với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng luôn lợi dụng những sơ hở trong chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh để vận chuyển ma túy qua đường hàng không, đường biển, bưu điện quốc tế và các địa bàn hoạt động hải quan khác, tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan Hải quan Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống, nhưng do tác động của nhiều yếu tố và tính phức tạp của loại tội phạm về ma túy nên hiệu quả phát hiện các hành vi vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM chưa cao Vì vậy, việc phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma tuý thuộc lĩnh vực hoạt động của hải quan trên địa bàn TP.HCM thực sự là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, học

viên mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.”

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề tội phạm ma túy và phòng ngừa tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép ma túy đã có nhiều sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu của các cá nhân,

tập thể, của các cơ quan chức năng như: “ Đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hà; “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống” của tác giả Đặng Thị Huệ, đề tài thạc sĩ luật học, năm 2011 và “ Các tội phạm về ma túy qua đường hàng không trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Vũ Đức Dũng, đề tài thạc sĩ luật học năm 2012,

Học viện Khoa học xã hội Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu trên

đã đề cập nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về mặt lý luận về tội phạm ma tuý và đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, nhưng chưa đề cập cụ thể đến công tác phòng chống tội vận chuyển trái phép ma tuý trên địa bàn TP.HCM của cơ quan Hải quan với tư cách là một chủ thể phòng ngừa đặc biệt - vừa là cơ quan QLNN trong lĩnh vực hải quan, vừa là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt

động điều tra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận khoa học về phòng ngừa tình hình tội phạm ma túy nói chung và phòng ngừa tội vận chuyển ma tuý qua biên giới nói riêng; hệ thống chủ thể phòng ngừa; tìm hiểu thực trạng tội vận chuyển trái phép ma tuý và công tác phòng, chống trên địa bàn TP.HCM của lực lượng Hải quan; đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội vận chuyển ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM trong thời gian tới

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

- Nghiên cứu làm rõ lý luận về phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM

Trang 9

- Nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý của cơ quan Hải quan trên địa bàn TP.HCM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý và hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy của

cơ quan Hải quan TP.HCM, với tư cách là một chủ thể đặc biệt

Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi hoạt động phòng ngừa của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phòng, chống tệ nạn ma túy nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng

Quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kế, trực tiếp khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, so sánh thông qua các báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý hàng năm của ngành Hải quan

và của Cục Hải quan TP.HCM

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài là tài liệu tổng kết thực tiễn, tình hình phát hiện, đấu tranh với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM; nó bổ sung làm phong phú về mặt lý luận đối với công tác phòng ngừa với loại tội phạm này

Những kiến nghị, giải pháp của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma tuý qua địa bàn hoạt động hải quan của Cục Hải quan TP.HCM

Trang 10

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

Trang 11

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP

CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Cơ sở của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Cơ sở lý luận của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng ngừa tội phạm ma túy là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nhằm tác động lên những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm ma túy hoặc là nguồn gốc làm phát sinh những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy nhằm làm giảm đến mức thấp nhất

số vụ phạm tội ma túy và tác hại do tội phạm ma túy gây ra

Các tội phạm về ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến nguồn cung cấp chất ma túy và nguồn tiêu thụ các chất ma túy Giảm nguồn cung cấp ma túy có nghĩa là làm giảm nguồn trồng các loại cây có chất ma túy, giảm sản xuất, tổng hợp chất ma túy, giảm nguồn cung cấp chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, từ đó làm giảm tội phạm ma túy và hệ quả của tệ nạn ma túy ở trong nước Giảm nhu cầu sử dụng ma túy nghĩa là làm giảm số người lạm dụng ma túy dưới mọi hình thức Hệ quả sẽ trực tiếp làm giảm số người tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sản xuất các chất ma túy, từ đó sẽ góp phần từng bước loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội

Như vậy, phòng ngừa tội phạm ma túy là quá trình kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ: làm giảm nguồn cung cấp chất ma túy và làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp như tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu tác hại của ma túy, không sử dụng ma túy, không trồng cây có chất

ma túy; tiến hành các biện pháp cai nghiện ma túy; kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển chất ma túy, tiền chất từ nước ngoài vào Việt nam và từ Việt Nam ra nước ngoài góp phần làm giảm được nguồn

Trang 12

cung cấp ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; tăng cường hợp tác quốc tế; xóa bỏ mọi sơ hở, thiếu sót và những điều kiện xã hội làm nảy sinh tội phạm ma túy

Như vậy phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành theo hai hướng cơ bản:

Thứ nhất: Phòng ngừa theo nghĩa hẹp, phòng ngừa xã hội là không để cho tội

phạm ma túy xảy ra bằng cách thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm ma túy

Thứ hai: Phòng ngừa theo nghĩa rộng, phòng ngừa nghiệp vụ là phòng ngừa

tội phạm bằng mọi cách không để tội phạm ma túy xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, đồng thời bằng mọi biện pháp làm giảm tình trạng phạm tội

ma túy, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội ma túy Như vậy, khái niệm phòng ngừa tội phạm ma túy bao hàm cả việc áp dụng các biện pháp đấu tranh ngăn chặn để tiến tới đẩy lùi tình trạng phạm tội ma túy

Phòng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra Đây là phương hướng cơ bản, quan trọng nhất trong phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, là mong muốn của xã hội Mặt khác nguyên nhân của tình trạng phạm tội ma túy mang tính

xã hội, cho nên hoạt động ngừa tình trạng phạm tội ma túy là trách nhiệm của toàn

xã hội Các biện pháp phòng ngừa tội phạm ma túy phải được thực hiện một cách đồng bộ trong từng thời gian, từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, từng địa phương và từng ngành hoặc phạm vi toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các

tổ chức đoàn thể và mọi công dân

Trong nội dung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, phòng ngừa tội phạm ma túy là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đòi hỏi sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân vào hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy, trong đó các cơ quan bảo

vệ pháp luật là lực lượng nòng cốt Mức độ tham gia tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể, trong đó,cơ quan bảo vệ pháp luật, được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma túy luôn là chủ thể đương nhiên và có tính chuyên môn cao

Trang 13

Chủ thể phòng ngừa tội phạm ma túy là các tổ chức nhà nước và xã hội, là các công dân thực hiện chức năng hoạt động có mục đích để loại trừ, hạn chế và làm suy yếu các quá trình, các hiện tượng và tình huống thuận lợi cho tội phạm ma túy xảy ra Để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều ngành, của các tổ chức, đoàn thể và của công dân tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, cơ quan, tổ chức và công dân Hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy được tiến hành bởi các chủ thể sau:

- Một là, Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn

bộ tiến trình cách mạng trong đó có hoạt động phòng ngừa tội phạm Với quan điểm coi ma túy như giặc ngoại xâm, đứng trên tư cách là chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm nhưng ở vị trí người lãnh đạo, Đảng đã chỉ đạo công tác phòng ngừa tội phạm ma túy thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng chống ma túy; quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đấu tranh với sự xâm nhập của ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; Đảng thông qua các cấp

bộ Đảng và từng đảng viên để chỉ đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy; các cấp ủy Đảng thường xuyên nghe báo cáo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng ngừa tội phạm để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, khuyết điểm đảm bảo cho hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy đi đúng hướng và có hiệu quả

- Hai là, các cơ quan quyền lực và các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh

tế, xã hội, quản lý hành chính Đây là nhóm chủ thể quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy

Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành pháp luật, ra các nghị quyết về công tác phòng chống ma túy làm cơ sở và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện; giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy của các

cơ quan, tổ chức xã hội

Trang 14

- Ba là, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục Đây là nhóm chủ thể rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp với chức năng, nhiệm

vụ chính của các cơ quan này trong phòng ngừa tội phạm là quản lý, tổ chức điều hành, phối hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy

Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa với tư cách là cơ quan trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm, chức năng chính là quản lý

và tổ chức hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn Ngành văn hóa thông tin thông qua tuyên truyền tác hại của tệ nạn ma túy, phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy mà nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm ma túy trong quần chúng nhân dân Ngành công nghiệp quản lý chặt chẽ việc cấp phép XK, NK tiền chất, không để thất thoát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp để bọn tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp Ngành y tế quản lý chặt chẽ các chất

ma túy, thuốc tân dược gây nghiện, tiền chất trong lĩnh vực y tế không để thất thoát

ra thị trường tự do là góp phần phòng ngừa tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy

Sự tham gia của các ngành trong công tác phòng chống ma túy sẽ góp phần xóa bỏ những cơ sở xã hội, những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ma túy nói chung

và tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng

- Bốn là, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, công dân là những chủ thể quan trọng của của hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy Mặt trận

tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó như Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên là cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà nước Hoạt động của tổ chức và công dân là phối hợp, hỗ trợ, tham gia cùng các cơ quan, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn của các ngành giáo dục kiến thức phòng chống ma túy, phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy; tham gia soạn thảo, xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm, trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa cụ thể ở địa bàn, khu vực

Trang 15

- Năm là, các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các

cơ quan tư pháp và các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm ma túy như cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường

Trong hệ thống cơ quan, tổ chức trên đây thì hầu hết hoạt động phòng, chống tội phạm ma túy được thực hiện trong nội địa thì hoạt động kiểm soát ma túy của cơ quan Hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan, đó là địa bàn biên giới, cửa khẩu Cơ quan Hải quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh tại địa bàn hoạt động hải quan vừa trực tiếp phát hiện, bắt giữ các tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung, vừa có tác dụng răn đe, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất qua biên giới Đây là loại tội phạm mà cơ quan Hải quan thường xuyên đối mặt khi làm nhiệm vụ

Quá trình phòng, chống tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa các khâu điều tra của cơ quan điều tra chuyên trách và

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm ngư ) với khâu truy tố, xét xử Viện kiểm sát

- Thứ nhất: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ QLNN trong đấu tranh phòng, chống tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Trải qua hơn 70 năm hoạt động của mình ngành Hải quan đều được xác định

là lực lượng bảo vệ biên cương tổ quốc về mặt kinh tế đối ngoại, có chức năng quản

lý nhà nước về lĩnh vực hải quan đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh; đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan

Trang 16

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK; thực hiện thống kê hàng hóa XK, NK theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp QLNN về hải quan đối với hoạt động XK,

NK, XC, NC, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định quy định của nhà nước về hải quan; hợp tác quốc

tế với hải quan các nước

Những nhiệm vụ, quyền hạn trên của Hải quan Việt Nam cũng là những nhiệm vụ, quyền hạn mà hầu hết các Nhà nước trên thế giới đều giao cho cơ quan Hải quan Đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất, thể hiện tính chất, đặc điểm hoạt động hải quan, gắn liền với sự tồn tại, phát triển lực lượng Hải quan

- Với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương (Tổng cục Hải quan) xuống địa phương (Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc trung ương), các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và các đơn vị tương đương thuộc cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố) Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, chỉ đạo, điều hành quản lý từ Trung ương xuống cơ sở Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của hải quan cấp trên

Theo quy định của Luật Hải quan, cơ quan Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về hải quan Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện phối hợp thực hiện QLNN trong lĩnh vực hải quan, trong đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hải quan như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, kiểm dịch y tế, kiểm tra văn hóa Mọi tổ chức, cá

Trang 17

nhân thực hiện XK,NK, quá cảnh hàng hóa, XC,NC, quá cảnh phương tiện vận tải

là đối tượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của cơ quan QLNN trong lĩnh vực hải quan

- Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan Nhà nước trên trong QLNN đối với hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh, đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan đóng vai trò là

cơ quan chủ trì thực hiện Bởi vì, Hải quan Việt Nam có địa bàn hoạt động đặc thù tại các cửa khẩu, các địa bàn do pháp luật quy định, thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động XK, NK hàng hóa, XC, NC phương tiện vận tải, đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật về hải quan đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan, mà chỉ có cán bộ, công chức hải quan, những người được đào tạo đúng chuyên môn có khả năng đưa ra những biện pháp tác động quản lý phù hợp, có hiệu quả

Trong địa bàn hoạt động hải quan còn nhiều cơ quan hữu quan QLNN theo chuyên ngành, với vai trò chủ đạo của mình cơ quan Hải quan phải bảo đảm cho các

cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng không được vi phạm thời hạn thông quan cho hàng hóa, phương tiện theo luật định, tránh sự chồng chéo, tranh chấp, tạo khe hở cho tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới lợi dụng Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Trong trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo cáo ngay cho cơ quan Hải quan để kiểm tra, xử lý Nếu hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động mà cơ quan nhà nước hữu quan

có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra xử lý theo quy định

Trang 18

của pháp luật Trường hợp này cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Trong mối quan hệ này, cơ quan Hải quan là chủ thể phối hợp

Thứ hai: Vị trí, vai trò của cơ quan Hải quan với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự

Đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói chung và tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là một nhiệm vụ không thể thiếu của lực lượng Hải quan Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tội phạm ma túy là mục tiêu đấu tranh chung của nhân loại, trong đó hải quan các nước trên thế giới đều coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu Đảng, Nhà nước ta xác định Hải quan là một trong những lực lượng có nhiệm vụ phòng, chống kiểm soát ma túy cùng lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng Một trong những văn bản đầu tiên của nhà nước ta cũng xác định điều này, tại mục 3 của Nghị quyết 06/CP ngày 29-01-1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy quy định về phân công trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy “Bộ nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác trên toàn lãnh thổ”

Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình cơ quan Hải quan, công chức Hải quan có những thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cụ thể là không chỉ được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà còn được thực hiện các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng “Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan Hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra

Trang 19

phải theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.” [19, tr.96,97]

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được Luật Hải quan quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Hải quan trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và tội vận chuyển, mua bán trái phép ma túy qua biên giới nói riêng; các văn bản pháp luật của Nhà nước còn quy định nhiệm

vụ, quyền hạn điều tra đối với các vụ án hình sự của cơ quan Hải quan Theo đó, Điều 164 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra, như sau:

“1 Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:

a Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự

b Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự

…4 Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan… thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.”

Trang 20

Nhằm cụ thể hóa quyền hạn điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của BLTTHS, Điều 33 LTCCQĐTHS qui định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Hải quan:

“1 Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ

án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ

án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến

vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.”

Theo quy định của pháp luật thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra, trong đó có cơ quan Hải quan không phải là cơ quan điều tra, những cán bộ tham gia điều tra không phải là điều tra viên Việc quy định như trên

là xuất phát từ sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hải quan được Nhà nước giao cho Bởi vì, trong địa bàn, lĩnh vực hoạt động hải quan thường xuất hiện những hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó, cho nên pháp luật mới giao cho cơ quan Hải

Trang 21

quan tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, nhằm bảo đảm việc thu thập chứng cứ kịp thời, giúp việc điều tra phá án nhanh chóng đảm bảo đúng pháp luật

Như vậy, theo quy định tại Điều 164 BLTTHS và Điều 33 LTCCQĐTHS thì

cơ quan Hải quan chỉ được phép tiến hành điều tra vụ án hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình đối với Tội buôn lậu hoặc Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền

tệ qua biên giới và Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm tại Điều 188, 189 và 190 BLHS Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Hay tại Điều 38b Luật phòng, chống ma túy quy định: Bộ Tài chính có trách nhiệm:

“Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”

Ngày 12 tháng 12 năm 1998 Kế hoạch số 01/1998/KH/CS-HQ-BP của Tổng cục Cảnh sát – Tổng cục Hải quan - Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng về kế hoạch phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát, Hải quan, Bộ đội biên phòng trong công tác đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm về ma tuý ở khu vực cửa khẩu, biên giới Tại Điểm a, Phần 2, Mục II về nội dung phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm ma tuý giữa ba lực lượng Cảnh sát, Hải quan, Bộ đội biên phòng ở khu vực cửa khẩu, biên giới quy định:“Hải quan, Bộ đội biên phòng các cấp điều tra, xử

lý những hành vi phạm tội được quy định tại chương VIIA- các tội phạm về ma tuý, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền…” Các tội phạm ma túy trên hiện nay được quy định tại Chương XX

Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 5 Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển được ban hành kèm theo Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phối hợp, điều tra, xử lý các vụ, việc cụ thể: “ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan các cấp điều tra, xử lý những hành vi phạm tội ma túy được quy định tại

Chương XVIII BLHS năm 1999 (Nay là chương XX Bộ luật hình sự 2015) trong địa

bàn quản lý của mình theo đúng thẩm quyền được quy định…”

Trang 22

Như vậy, theo những văn bản trên đây thì cơ quan Hải quan là chủ thể phòng ngừa tội phạm ma túy, có quyền điều tra không chỉ hành vi phạm tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại Điều 188,189 và Điều 190 BLHS mà còn có quyền điều tra các tội phạm ma túy trong lĩnh vực quản lý của mình Những quy định này là hết sức cần thiết và phù hợp thực tiễn công tác của lực lượng hải quan, tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan hoàn thành nhiệm vụ, làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển trái ma túy có hiệu quả ngày càng cao Đây cũng là quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò của cơ quan Hải quan trong phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và tội vận chuyển trái phép chất ma túy nói riêng

Về chủ trương, định hướng:

Tại quyết định 1001/QĐ-TTg Ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở việt nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030, nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2020 : “Nâng tỷ

lệ phát hiện, thu giữ ma túy tại khu vực biên giới lên trên 30% so với tổng số ma túy thu giữ trong toàn quốc; xóa bỏ cơ bản các tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ

và sử dụng trái phép chất ma túy ở trong nước” Và định hướng đến năm 2030:”Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, hạn chế đến mức thấp nhất ma túy thẩm lậu qua biên giới; kiên quyết triệt phá và xóa bỏ tận gốc các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong nội địa”

Quán triệt thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng đề án

"Tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan" và đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 17/02/2006 Ngày 02/8/2018 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị số 4550/CT-TCHQ

về việc tăng cường công tác phòng, chống ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan

1.1.3 Cơ sở thực tiễn của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của cơ quan Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ quan Hải quan, cán bộ, nhân viên

Trang 23

trực tiếp thực hiện nhiệm vụ luôn phải đối mặt, phát hiện, xử lý với nhiều đối tượng, nhiều hành vi vi phạm pháp luật hải quan Không chỉ là các hành vi vi phạm hành chính, mà có rất nhiều hành vi phạm tội được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan Ngoài tội phạm kinh tế, rửa tiền, tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cơ quan Hải quan còn phát hiện, xử lý nhiều vụ vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới Các vụ việc được cơ ngành Hải quan nói chung

và lực lượng Hải quan TP.HCM phát hiện, bắt giữ mang tính phổ biến, số lượng ma túy lớn được các đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt nam ra nước ngoài

Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 242 vụ vận chuyển trái phép ma túy qua địa bàn, thu giữ 3.280,687 kg

ma túy các loại, 77.413 lọ, viên ma túy, phối hợp với các lực lượng chức năng thu giữ 507,5 kg ma túy tổng hợp ketamine

Trong thời gian qua, khi thực hiện các hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM, cơ quan Hải quan đã thể hiện mình là chủ thể có vai trò hết sức quan trọng Cơ quan Hải quan có đầy đủ tính pháp lý, có điều kiện để thực hiện công tác phòng ngừa tội vận chuyển trái phép ma túy

Trong tình hình hiện nay, để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nói chung, tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới có hiệu quả Hải quan TP.HCM đã tiến hành các biện pháp sau:

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm mua vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, phát hiện, tố giác các tội phạm ma túy

- Phối hợp các cơ quan hữu quan trong khu vực, địa bàn như Bộ đội biên phòng, Công an, An ninh hàng không tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế nguồn cung cấp ma túy; kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu đường đường biển, đường hàng không, các địa bàn hoạt động hải quan khác nhằm ngăn chặn các hoạt động vận chuyển ma túy thẩm lậu qua biên giới; kiểm soát các hoạt động XK, NK ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần theo đúng quy định của pháp luật

Trang 24

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức phòng chống tội phạm ma túy của Liên hiệp quốc, Hải quan các nước, Cảnh sát quốc tế, các quốc gia trên thế giới nắm tình hình phạm tội ma túy ở nước ngoài, phương thức, thủ đoạn, xu hướng hoạt động của tội phạm ma túy có liên quan đến Việt Nam để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống

Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ mang tính đặc trưng chuyên môn được lực lượng Hải quan tiến hành nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phạm tội của tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, gồm một số nội dung sau:

- Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới, tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, phát hiện, tố giác tệ nạn ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy qua địa bàn hoạt động hải quan

- Tiến hành công tác điều tra nắm tình hình những vấn đề có liên quan đến công tác phòng chống tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới để tổng hợp, nghiên cứu rút ra những kết luận, đề ra những phương án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp

- Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, chủ trì phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới trong địa bàn hoạt động của hải quan

- Tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát, bố trí lực lượng, phương tiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu đường hàng không, cảng biển và các khu vực, địa bàn theo thẩm quyền nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ, xử lý những hành vi vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới

- Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan thường xuyên, liên tục để chủ động, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan

Trang 25

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác được pháp luật cho phép để đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm ma túy xảy ra trên địa bàn hoạt động hải quan

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát ma túy theo thẩm quyền của lực lượng Hải quan cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát ma túy đảm bảo đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn vững vàng

- Nghiên cứu áp dụng, đề xuất các chế độ chính sách nhằm động viên cán bộ làm công tác kiểm soát ma túy và mọi công dân tham gia tích cực phòng chống tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới

Hoạt động phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới là một hệ thống đồng bộ, thống nhất các biện pháp kinh tế, văn hóa, pháp luật nghiệp vụ Các biện pháp phòng ngừa chung thường mang tính bao trùm nhiều lĩnh vực, mang tính chất xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục rõ rệt, làm nền tảng thực tiễn cho hoạt động phòng ngừa chuyên môn Các biện pháp phòng ngừa chuyên môn nghiệp vụ thường có tính chất trực tiếp hơn, mang tính chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng của lực lượng Hải quan trong phòng ngừa tội phạm vận chuyển trái phép ma túy Phòng ngừa chuyên môn tốt sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa chung đối với loại tội phạm này

1.2 Đặc điểm của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1 Cơ quan Hải quan chủ yếu phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới

Hoạt động phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hoạt động của của toàn hệ thống chính trị xã hội, của cơ quan, tổ chức và công dân Nếu như

cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phòng ngừa tội phạm này bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình trong nội địa thì cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động này trong địa bàn hoạt động Hải quan Đây là địa bàn đặc trưng mà cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thẩm quyền, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ

Trang 26

trong phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy Cơ quan Hải quan phòng ngừa tội vận chuyển trái phép ma túy có đặc điểm hành vi vận chuyển đó được thực hiện qua biên giới, liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước của lực lượng Hải quan Muốn đưa chất ma túy đi từ quốc gia này sang quốc gia khác bắt buộc các đối tượng sử dụng nhiều tuyến đường, nhiều loại phương tiện, che giấu ma túy để đi qua các cửa khẩu, đưa ma túy thẩm lậu vào trong nội địa hoặc đưa ma túy ra nước ngoài

Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới do tổ chức, cá nhân phạm tội có đặc điểm về phương thức, thủ đoạn, quy mô, ngôn ngữ, ngoại giao, luật

áp dụng kiểm soát đặc trưng trên địa bàn Vì vậy, cơ sở, đặc điểm cho các hoạt động phòng ngừa của Hải quan cũng có những biện pháp đặc thù so với lực lượng Công

an và lực lượng khác Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan Hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan Đó là các loại hình cửa khẩu, các khu vực hoạt động hải quan khác trong phạm vi quy định của pháp luật Theo khoản 1, Điều 7 Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động hải quan bao gồm: Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động XK, NK, XC, NC, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan; khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất XK, NK, quá cảnh hàng hóa,

XC, NC, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan

Như vậy, lực lượng Hải quan chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chất

ma túy, tiền chất qua cửa khẩu, qua địa bàn quy định của pháp luật Ngoài địa bàn này lực lượng Hải quan phải phối hợp với cơ quan hữu quan khác

Trang 27

- Các hoạt động kiểm soát ma túy của lực lượng Hải quan chủ yếu thông qua việc kiểm tra hàng hóa, hành lý xuất nhập khẩu, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Để giúp việc kiểm tra tại cửa khẩu đạt kết quả tốt, lực lượng Hải quan được áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để nắm tình hình, thu thập thông tin về các hành vi vi phạm của các đối tượng qua lại cửa khẩu

Các biện pháp sử dụng trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh bao gồm cả biện pháp hành chính và các biện pháp trinh sát, điều tra theo quy định của pháp luật như: tiến hành thủ tục hải quan cho các đối tượng xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đúng quy trình, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, giấy tờ của các đối tượng quản lý để phát hiện các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép qua địa bàn hoạt động của mình Biện pháp tuần tra, điều tra và các biện pháp trinh sát cũng được thực hiện để thu thập thông tin nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ và xử lý các hành

vi mua bán, vận chuyển trái phép theo đúng quy định của pháp luật

1.2.2 Cơ quan Hải quan phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma túy và các tội phạm có liên quan khác thuộc lĩnh vực hoạt động hải quan

Nghiên cứu tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới của cơ quan Hải quan ta cần nghiên cứu đặc điểm người phạm tội, hoàn cảnh phạm tội đặc thù trong lĩnh vực hải quan, mối liên hệ, tính phổ biến của các tội phạm khác trong địa bàn hoạt động hải quan Hiểu được những vấn đề này, cơ quan Hải quan có thể chủ động đưa ra các biện pháp phù hợp để đấu tranh có hiệu quả đối với từng loại đối tượng thông qua các biện pháp nghiệp vụ của mình

- Đặc điểm về đối tượng phạm tội ma túy:

Tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới nói riêng trong những năm qua đã và đang diễn ra rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng và gây nhiều hậu quả xấu đối với đời sống xã hội Trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới tại TP.HCM trong thời gian qua của lực lượng Hải quan cho thấy các số đối tượng phạm tội ma túy gồm nhiều thành phần xã hội, quốc tịch, nghề nghiệp, độ tuổi khác nhau Hoạt động vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới diễn ra theo cả hai chiều xuất và

Trang 28

nhập Ngoài những vụ đã bắt giữ được tại TP.HCM, theo nguồn tin từ các đơn vị chống ma túy của Đài Loan và Úc, những năm qua có nhiều vụ vận chuyển ma túy

từ sân bay Tân Sơn Nhất qua Đài Bắc, Đài Loan, Úc Các đối tượng phạm tội luôn xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ và trung chuyển ma túy đi nước ngoài như Úc, Đài Loan, Nga, Nhật

Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan không chỉ phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà còn thực hiện phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm ma túy khác và các tội phạm về kinh tế qua biên giới, các tội phạm có

tổ chức xuyên quốc gia mang tính truyền thống và phi truyền thống Các loại tội phạm diễn ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan thường có quan hệ với nhau Để thực hiện hành vi liên quan đến ma túy phải thực hiện các tội phạm khác hoặc có liên quan đến các tội phạm khác như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, buôn bán hàng cấm, cố ý làm trái, lưu hành tiền giả, rửa tiền, khủng bố làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội Trong đối tượng buôn lậu quốc

tế, thậm chí từ buôn bán ma túy đến phản bội tổ quốc và thực hiện các hành vi khác chống lại nhà nước, chống chế độ là rất gần nhau Ma túy và tội phạm ma túy là thảm họa trên toàn thế giới, bất kỳ chính phủ các nước có xu hướng chính trị khác nhau cũng đều quan tâm đến công tác kiểm soát ma túy và hợp tác quốc tế phòng, chống bài trừ ma túy Như vậy, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy cũng là tích cực phòng ngừa các loại tội phạm khác

1.2.3 Cơ quan Hải quan thực hiện phòng ngừa kết hợp với phát hiện, xử lý hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới với tư cách là cơ quan quản

lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra

Trong quá trình phòng, chống tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, lực lượng Hải quan đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ công khai và bí mật để phát hiện mọi hành vi của đối tượng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để vận chuyển trái phép chất ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan, qua đó ngăn ngừa, phát hiện, xử lý, giảm được tác hại của tội phạm ma túy đối với xã hội

Trang 29

Khác với cơ quan Công an và cơ quan khác trong phòng ngừa, đấu tranh với với tội phạm ma túy, cơ quan Hải quan phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất

ma túy thông qua thực hiện các biện pháp công khai như kiểm tra, giám sát, thực hiện thủ tục hải quan tại cửa khẩu Thông qua các biện pháp này để phát hiện chất

ma túy được các đối tượng che giấu trong hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, phương tiện vận tải hay đồ vật vận chuyển qua biên giới Các vụ việc được phát hiện, bắt giữ hầu hết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp công khai tại cửa khẩu

và các biện pháp trinh sát

Mặc dù là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhưng do thẩm quyền luật định và thực tế địa bàn hoạt động đặc trưng tại TP.HCM nên những vụ việc được cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ thông qua khởi tố, điều tra chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số vụ việc trong thời gian qua

Trong lĩnh vực Hải quan đặc điểm đặc thù của công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội vận chuyển trái phép chất ma túy là:

- Một là, hoạt động phát hiện tội vận chuyển trái phép chất ma túy chủ yếu thông qua các biện pháp trinh sát và biện pháp công khai tại cửa khẩu;

- Hai là, trong hoạt động điều tra tội vận chuyển trái phép chất ma túy, hoạt động bắt quả tang đối tượng, thu giữ ma túy là hết sức quan trọng Để bắt giữ được đối tượng vận chuyển là hết sức khó khăn, nhất là các lô hàng được vận chuyển thương mại qua cảng hàng không quốc tế, cảng thủy, bưu cục ngoại dịch; nhiều vụ việc chỉ phát hiện được ma túy mà không bắt giữ được người phạm tội

- Thứ ba, tội phạm vận chuyển ma túy không chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ

mà hoạt động có đường dây, ổ nhóm, mang tính xuyên quốc gia, cấu kết với các đối tượng trong nước để thực hiện các hành vi phạm tội

1.2.4 Cơ quan Hải quan phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma túy chịu sự ảnh hưởng bởi đặc điểm địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và lĩnh vực hoạt động Hải quan

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta với diện tích 2098,7

km2 và khoảng hơn 8,8 triệu dân [17] Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học

Trang 30

công nghệ của khu vực phía nam, là trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất nước ta,

là nơi mà nhiều chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước được thực hiện thành công trong thời kỳ đổi mới và mở cửa Trên địa bàn này các hoạt động kinh doanh, thương mại phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú và năng động TP.HCM luôn là địa phương đạt tỷ lệ về tăng trưởng kinh tế ở chỉ số cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước

Trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, bao gồm 24 quận, huyện TP.HCM là thành phố có nhiều cửa ngõ, có đường bộ, đường biển, đường hàng không nối liền với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và thuận tiện trong việc thông thương, đi lại với các nước trong khu vực và trên thế giới Cùng với Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu hình thành khu vực tam giác kinh tế năng động

và phát triển ở khu vực phía Nam nước ta Đặc biệt TP.HCM có đa dạng các loại hình cửa khẩu như: Cửa khẩu đường hàng không, đường biển, bưu cục ngoại dịch, với những cửa khẩu quốc tế lớn như: Cảng biển Sài Gòn, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất là hai cảng rất quan trọng trong quan hệ giao dịch và buôn bán với quốc tế Từ đây một khối lượng lớn hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, lưu chuyển trong nước và nước ngoài Hàng ngày có nhiều lượt tàu thuyền với tải trọng hàng chục ngàn tấn ra vào cảng bốc dỡ hàng hóa Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 50% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước

Bên cạnh đó lượng hàng hóa XNK, lượng hành khách, phương tiện XNK qua đường hàng không là rất lớn Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cung cấp dịch vụ cho

46 hãng hàng không, 51 điểm đến trên toàn thế giới (17 điểm đến nội địa và 34 điểm đến quốc tế) Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 44% tổng lượng khách toà quốc và 56% tổng lượng khách quốc tế Với công suất từ 15 đến 17 triệu lượt khách mỗi năm, năm 2018, sân bay này đã phục vụ khoảng hơn 22 triệu lượt khách Trong đó lượng hành khách XNC chiếm một tỷ lệ không nhỏ, khoảng 10 triệu lượt khách Tại Cửa khẩu Quốc tế Tân Sơn Nhất, mỗi ngày trung bình có hàng trăm chuyến bay và hàng ngàn lượt khách làm thủ tục XNC [15, tr.45,46,47] Ngoài ra, Chi cục Hải

Trang 31

quan bưu điện và các địa bàn hoạt động hải quan khác hàng ngày cũng tiến hành thủ tục cho một số lượng hàng hóa lớn mậu dịch, phi mậu dịch và các loại hình quản lý hải quan đa dạng khác

TP.HCM là nơi hội đủ các điều kiện thuận lợi để thông thương hàng hóa với quốc tế thông qua vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đa dạng các loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mà các địa phương khác không có Cùng với sự phát triển kinh

tế với các nước trong khu vực, Thành phố có hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế hiện đại kết nối giao thông, vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới Ngoài ra,

áp dụng thủ tục thông quan điện tử, theo đó các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các địa điểm thông quan nội địa, bưu cục ngoại dịch, chuyển phát nhanh, khu chế xuất, công nghệ cao, hàng gia công, đầu tư với nước ngoài được thông quan nhanh chóng 24/24, do đó tội phạm ma túy lựa chọn TP.HCM làm địa điểm vận chuyển ma túy là điều không tránh khỏi

TP.HCM là một thành phố có kết nối giao thông rất tốt, rất nhanh với các trung tâm sản xuất ma túy lớn và các nước tiêu thụ Nếu Hà Nội chỉ có cảng hàng không, không có cảng biển Các tuyến đường bay hàng không, cảng biển ở TP.HCM nhiều hơn cả Hải Phòng, hơn cả phía Bắc Nên TP.HCM dễ bị lợi dụng làm nơi trung chuyển, tái xuất ma túy sang các nước khác Gần đây Công an TP.HCM đã bắt đầu phát hiện các đối tượng vận chuyển côcain qua địa bàn này từ khu vực Nam Mỹ - vốn không có ở châu Á, vào Việt Nam để đi tiếp các nước khác

Mặt khác, ma túy từ khu vực tam giác vàng vận chuyển qua Lào thâm nhập qua tuyến biên giới phía Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam gần đây đã bị các lực lượng chức năng triệt phá có hiệu quả nên tội phạm ma túy đã chuyển hướng vào phía Nam, thông qua các cửa khẩu đường bộ của các tỉnh giáp ranh với TP.HCM Đây là xu hướng tất yếu của tội phạm ma túy, tìm nơi an toàn để né tránh sự kiểm tra, kiểm soát quyết liệt của các lực lượng chức năng Kết quả bắt giữ các vụ ma túy

có số lượng lớn vừa qua tại TP.HCM đã góp phần làm sáng tỏ hoạt động trung chuyển ma túy của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (Theo đánh giá của Bộ Công

Trang 32

an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì 80% ma túy vào Việt Nam được đưa sang nước thứ ba, còn lại 20% được tiêu thụ trong nước) [10]

Trong thời gian qua cùng với sự thành công của phát triển kinh tế, văn

hóa-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thành phố không ngừng được nâng cao; nhưng TP.HCM cũng phải đối mặt với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, thất nghiệp, tội phạm, vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, trong đó tệ nạn

ma túy có chiều hướng phát triển nhanh Năm 1997, TP.HCM có 5.296 người nghiện ma túy, năm 1998 có 12.527 người nghiện, năm 1999 có 17.239 người nghiện, đến hết tháng 12/2008 Thành phố đã đưa hơn 4 vạn lượt người nghiện ma túy vào các trung tâm cai nghiện Nếu lấy mốc năm 1997 là 100% thì đến năm 2008

tỷ lệ người nghiện ma túy gia tăng ở TP.HCM là 600% [12, tr.1] Số liệu đến hết năm 2018, cả nước cũng có hơn 226.900 người nghiện có hồ sơ quản lý [10], thì TP.HCM có khoảng hơn 23.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (chiếm hơn 10,1 % so với tổng số người nghiện cả nước) Thực tế con số có thể lên tới trên 60.000 người [1] Trong số này người nghiện ma túy tổng hợp chiếm tỉ lệ cao

Qua đó cho thấy TP.HCM vừa là địa bàn tiêu thụ lớn vừa là địa bàn trung chuyển ma túy ra các tỉnh và nước ngoài Các băng nhóm ma túy lập "kho hàng" ở các tỉnh giáp ranh, sẵn sàng lập các đường dây mới lấp chỗ trống cung cấp ma túy khi các đường dây cũ bị triệt xóa với những phương thức thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt hơn

Từ sự đa dạng, phức tạp của địa bàn TP.HCM nói chung và sự phức tạp, đa dạng của địa bàn hoạt động hải quan tại TP.HCM làm cho nhiệm vụ quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của cơ quan Hải quan trở nên khó khăn hơn Lợi dụng những đặc điểm địa bàn này mà các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa nói chung và ma túy nói riêng đã thực hiện các hoạt động phạm tội, làm cho tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan có thời điểm diễn biến hết sức phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các lực lượng hữu quan

Trang 33

1.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy của Hải quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở phát huy lợi thế về địa bàn hoạt động, về thẩm quyền chuyên môn

và trách nhiệm của ngành Hải quan, hoạt động phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy có ý nghĩa hết sức to lớn:

- Nếu thực hiện tốt hoạt động phòng, chống tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới thì sẽ ngăn chặn được nguồn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam và vận chuyển ma túy ra nước ngoài với số lượng lớn Các đối tượng phạm tội khi vận chuyển ma túy qua biên giới bằng đường biển, đường hàng không che dấu trong các lô hàng thương mại thường có số lượng rất lớn Nếu để chất ma túy lọt qua cửa khẩu vào trong nội địa sẽ rất khó khăn cho công tác truy quét của lực lượng Công an, gây những hậu quả khôn lường cho trật tự an toàn xã hội Hiện nay, tội phạm ma túy bị bắt giữ trong nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn so với địa bàn các tỉnh bên giới Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới do kiểm soát biên giới tốt nên tội phạm ma túy bắt giữ được đạt tới 80% [12, tr.8] Tệ nạn ma túy là mầm mống phát sinh nhiều loại tội phạm Vì vậy, ngăn chặn ma túy tại biên giới là ngăn ngừa

từ xa, ngăn ngừa sự phát sinh của các loại tội phạm khác

Nếu thực hiện tốt hoạt động phòng, chống tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới thì sẽ ngăn chặn được xu hướng biến Việt Nam nói chung

và TP.HCM nói riêng thành địa bàn trung chuyển ma túy chất ma túy trên toàn cầu Nếu để ma túy xuất trái phép ra nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

- Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ngoài phòng ngừa tội vận chuyển trái phép chất ma túy thì cơ quan Hải quan còn phòng ngừa các tội phạm về

ma túy khác và các tội phạm xảy ra trong địa bàn hoạt động hải quan như: các tội phạm về an ninh quốc gia, rửa tiền, khủng bố, tội phạm có tổ chức khác…Và trong địa bàn hoạt động Hải quan, với thẩm quyền được giao cơ quan Hải quan có khả năng hiện thực thực hiện được những hoạt động phòng ngừa này

Trang 34

- Nếu thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới thì sẽ góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội, không để các thế lực có lý do can thiệp vào đất nước vì lý do phòng chống tội phạm ma túy

Kết luận chương 1

Tệ nạn ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của bất kỳ quốc gia nào Để gieo rắc ma túy và thu về lợi nhuận, các cá nhân, tổ chức buôn lậu, vận chuyển ma túy bằng mọi thủ đoạn để vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác TP.HCM không chỉ là địa bàn tiêu thụ, mà còn là địa bàn trung chuyển trái phép chất ma túy

từ Tam giác Vàng, Trăng lưỡi liềm Vàng, Nam Mỹ đi các nước trên thế giới Phòng chống ma túy là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Trong đó cơ quan Hải quan có

vị trí, vai trò quan trọng trong phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất

ma túy và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan Tại địa bàn hoạt động hải quan TP.HCM, cơ quan Hải quan luôn phải đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan Để hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động XK,

NK, XC, NC và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan Hải quan đã được trao những thẩm quyền để phòng ngừa các tội phạm qua biên giới nói chung và tội vận chuyển trái phép qua biên giới nói riêng

Diễn biến hiện nay và dự báo trong thời gian tới, bọn tội phạm ma túy vãn tiếp tục gia tăng các hoạt động vận chuyển ma túy qua biên giới, qua địa bàn hoạt động hải quan TP.HCM Vì vậy, việc ngăn chặn tội vận chuyển trái phép chất ma túy là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của Hải quan TP.HCM Chỉ có thể phát hiện,

xử lý các hành vi vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới khi lực lượng Hải quan được trang bị một hệ thống lý luận khoa học, kết hợp tổng kết hoạt động thực tiễn

để từ đó rút ra những lý luận khoa học về việc đấu tranh với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, góp phần đấu tranh phòng ngừa tệ nạn ma túy, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên trên địa bàn TP.HCM

Trang 35

Chương 2 THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP

CHẤT MA TÚY CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Phòng ngừa tình hình tội vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng kiểm soát ma túy của Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là một nước thuộc vùng Đông Nam Á, một khu vực luôn là điểm nóng và có nhiều diễn biến phức tạp về ma túy, đặc biệt vùng “tam giác vàng” là nơi sản xuất chế biến ma túy hàng đầu trên thế giới Sát biên giới Việt Nam một loạt các quốc gia tình trạng buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma tuý diễn ra phức tạp với nhiều tổ chức xuyên quốc gia, sự cấu kết và móc nối giữa các đối tượng trong và ngoài nước làm cuộc đấu tranh chống tội phạm ma tuý ngày càng khốc liệt

và khó khăn Có thể nói nguồn ma tuý chủ yếu là từ nước ngoài nhập vào Việt Nam trong khi hoạt động kiểm tra, kiểm soát ma tuý ở biên giới và các cửa khẩu quốc tế chưa đảm bảo về chất lượng hiệu quả, thiếu đồng bộ cũng như lực lượng chuyên nghiệp và các phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ Do vậy, để kiện toàn lực lượng phòng chống ma tuý của hải quan, bảo đảm chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ,

đủ khả năng kiểm soát ma túy qua cửa khẩu và các khu vực kiểm soát của hải quan theo quy định của pháp luật, ngày 22/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định

số 187/2005/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010”, trong đó khẳng định rõ: “….Củng cố và kiện toàn lực lượng phòng chống ma túy của Hải quan, bảo đảm chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng phát hiện và kiểm soát ma tuý qua cửa khẩu và các khu vực kiểm soát của Hải quan theo quy định của pháp luật….” đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính hoàn chỉnh xây dựng và chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức biên chế và chức năng nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy thuộc ngành Hải quan Tiếp đó, ngày 17/02/2006 Thủ tướng Chính phủ cũng ký quyết định số 330/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy của ngành Hải quan” với mục tiêu

Trang 36

xây dựng lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của ngành Hải quan có hệ thống tổ chức đủ mạnh, có trang thiết bị hiện đại, hoạt động chính quy nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất và các dụng cụ dùng vào việc sản xuất các chất ma túy ngay tại khu vực cửa khẩu biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, góp phần xoá bỏ tận gốc nguồn cung cấp ma túy vào Việt Nam Trên cơ sở hai quyết định trên ngày 20/03/2007 Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 16/2007/QĐ-BTC thành lập các Đội Kiểm soát phòng chống ma túy thuộc Cục Hải quan các tỉnh thành phố thuộc Trung ương Đội Kiểm soát phòng chống ma túy Cục Hải quan TP.HCM là một trong 12 Đội kiểm soát ma túy đầu tiên trên toàn quốc của ngành Hải quan Tại một số địa bàn trọng điểm thuộc Cục đã thành lập các Tổ Kiểm soát ma túy để thực hiện nhiệm

vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1, Khu vực 2, Khu vực 3, Khu vực 4 và Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh Từ năm 2018, các Tổ Kiểm soát phòng, chống ma túy được đưa về Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan theo Quyết định số 2199/QĐ-TCHQ ngày 03/8/2018 của Tổng cục Hải quan

Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của ngành Hải quan Nhiệm vụ này do Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Đội Giám sát và Kiểm soát hải quan đảm nhiệm, được tổ chức thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát hải quan, Đội Kiểm soát ma túy được quy định cụ thể tại các văn bản pháp quy sau:

- Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;

- Thông tư số 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ban hành kèm theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

Trang 37

- Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy định về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan;

- Quyết định số 16/2007/QĐ-BTC ngày 20/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc thành lập Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;

- Quyết định số 603/QĐ-TCHQ ngày 30/3/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về vệc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Kiểm soát ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;

- Quyết định số 2359/QĐ-TCHQ ngày 01/12/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế trong ngành Hải quan;

- Quyết định số 2005/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2011 của Tổng cục Hải quan về quy trình kiểm soát, bắt giữ, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép các chất

ma túy của lực lượng Hải quan;

- Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi, địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

- Công văn số 73/TCHQ-ĐTCBL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn tạm thời việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan;

- Quyết định số 4295/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đội kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong công tác kiểm soát ma túy được quy định như sau:

Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM là đơn vị nghiệp vụ chuyên trách phòng chống ma túy của ngành Hải quan có nhiệm

Trang 38

vụ tham mưu và trực tiếp tổ chức đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nắm tình hình, xây dựng trình Cục trưởng Cục Hải quan phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm để phòng ngừa và đấu tranh buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Thu thập thông tin về buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới để Cục trưởng Cục Hải quan chỉ đạo các Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu;

- Tiến hành các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép các chất

ma túy và tiền chất qua biên giới theo kế hoạch, phương án được Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt;

- Phối hợp với các lực lượng có liên quan trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hải quan và yêu cầu của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

- Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn để ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, bắt giữ các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới

- Được sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống ma túy và kinh phí kiểm soát vào công tác hoạt động nghiệp vụ sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp lãnh đạo có thẩm quyền

- Giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ phòng, chống ma túy đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh

Trang 39

- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất Cục trưởng các biện pháp quản lý, điều hành và báo cáo Tổng cục Hải quan đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định

- Được trang bị và quản lý sử dụng các loại phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng, vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật

- Trong trường hợp phát hiện có các thông tin về các vụ án ma túy lớn, phức tạp hoặc liên quan đến nhiều địa phương thì báo cáo chuyển giao cho Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc phối hợp điều tra làm rõ

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của ngành về tình hình và kết quả công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới

- Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao

Về mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát ma túy được thực hiện như sau:

- Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan

- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống

ma túy của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống ma túy đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu theo quy định của Tổng cục Hải quan

- Có quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao

- Đối với Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan là mối quan hệ chỉ đạo về nghiệp vụ (Năm 2018, lực lượng này sát nhập vào Đội Giám sát và Kiểm soát hải quan)

- Với lực lượng lượng ngoài ngành là mối quan hệ phối hợp theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; đồng thời tuân thủ quy chế phối hợp giữa 04

Trang 40

lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển trong đấu tranh

phòng chống ma túy trên biên giới, cửa khẩu, trên biển tại quyết định số

133/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Tổng Cục Hải

quan

SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI KIỂM SOÁT MA TÚY

Trong cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ chức của Đội Kiểm soát ma túy gồm:

- Lãnh đạo Đội: 01 Đội trưởng và 02 Phó đội trưởng

- Các Tổ công tác thuộc Đội, gồm 02 tổ: Tổ Tham mưu-Tổng hợp và Tổ

kiểm soát cơ động Tổng số cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát ma túy hiện tại

là 40 người (trong đó có lãnh đạo Đội, 03 huấn luyện viên chó nghiệp vụ phát hiện

ma túy)

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI

QUAN TP.HỒ CHÍ MINH

Lãnh đạo trực tiếp và toàn

KIỂM SOÁT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRỰC THUỘC CHI CỤC HẢI QUAN(Từ năm 2007 đến năm 2018)

ĐỘI KIỂM SOÁT PHÒNG, CHỐNG

MA TÚY

Quan

hệ phối kết hợp

Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ Hướng dẫn

nghiệp vụ

Ngày đăng: 30/03/2020, 22:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Thời sự (2019) “Số người nghiện ma túy thực tế tại TP.HCM gấp 10 lần thống kê”, Báo điện tử VTV New, <https://vtv.vn/trong-nuoc/so-nguoi-nghien-ma-tuy-thuc-te-tai-tphcm-gap-10-lan-thong-ke-20190405183907727.htm>,(05/04/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số người nghiện ma túy thực tế tại TP.HCM gấp 10 lần thống kê”," Báo điện tử VTV New
2. S Bình, N Khải (2019) “TP.HCM vừa là nơi tiêu thụ vừa là nơi trung chuyển ma túy?”, Báo Tuổi trẻ online, <https://tuoitre.vn/tp-hcm-vua-la-noi-tieu-thu-vua-la-noi-trung-chuyen-ma-tuy-20190328223255079.htm>, (29/3/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: TP.HCM vừa là nơi tiêu thụ vừa là nơi trung chuyển ma túy?”, "Báo Tuổi trẻ online
3. Tuấn Cảnh (2017) “Ngành Hải Quan: Quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống ma túy”, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử,<https://baophapluat.vn/kinh-te/nganh-hai-quan-quyet-liet-thuc-hien-nhieu-giai-phap-phong-chong-ma-tuy-341465.html>, (26/6/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Hải Quan: Quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống ma túy”, "Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
4. Chính phủ (1996) Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, ban hành ngày 29/1/1993, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy
5. Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997) Quyết định số 798 về việc tham gia với danh nghĩa Nhà nước 3 Công ước của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy, Pháp luật về các chất ma túy, ban hành ngày 01/9/1997, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 798 về việc tham gia với danh nghĩa Nhà nước 3 Công ước của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy, Pháp luật về các chất ma túy
6. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2005) Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực ngăn chặn buôn lậu và bắt giữ ma túy đặc biệt tập trung vào ATS và tiền chất-AD/VIE/03/G55, Tài liệu tập huấn, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực ngăn chặn buôn lậu và bắt giữ ma túy đặc biệt tập trung vào ATS và tiền chất-AD/VIE/03/G55
7. Cục Điều tra chống buôn lậu (2004) Hướng dẫn kinh nghiệm thực hành việc phát hiện, bắt giữ ma túy của Hải quan Việt Nam trên các tuyến biên giới, Tài liệu tập huấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kinh nghiệm thực hành việc phát hiện, bắt giữ ma túy của Hải quan Việt Nam trên các tuyến biên giới
8. Cục Điều tra chống buôn lậu (2002) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy qua cửa khẩu biên giới đường bộ các tỉnh miền Trung của lực lượng Hải quan, Báo cáo khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy qua cửa khẩu biên giới đường bộ các tỉnh miền Trung của lực lượng Hải quan
9. Đỗ Doãn (2019) “Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện, phối hợp phá nhiều vụ án ma tuý lớn”, Thời báo Tài chính Việt Nam online Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện, phối hợp phá nhiều vụ án ma tuý lớn”
10. Mai Hoa (2019) “Việt Nam tiêu thụ khoảng 20% ma túy, còn 80% là trung chuyển”,Báo Tuổi trẻ online, <https://tuoitre.vn/viet-nam-tieu-thu-khoang-20-ma-tuy-con-80-la-trung-chuyen-2019050916301367.htm>, (09-05-2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam tiêu thụ khoảng 20% ma túy, còn 80% là trung chuyển”
11. Nguyễn Phong Hòa (1998) Đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát hiện, điều tra, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát hiện, điều tra
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
12. Học viện Cảnh sát nhân dân-Văn phòng thường trực phòng chống ma túy (2009) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phòng chống ma túy trong tình hình mới, Hội thảo khoa học- Thực tiễn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phòng chống ma túy trong tình hình mới
13. Đặng Ngọc Hùng (2002) Những vấn đề kiểm soát tiền chất ma túy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kiểm soát tiền chất ma túy
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
14. Hoàng Duy Long (2019) “Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á”, Báo Tuổi trẻ online,<https://tuoitre.vn/ma-tuy-da-tu-tam-giac-vang-ky-cuoi-viet-nam-trong-con-loc-ma-tuy-da-o-dong-nam-a-20190422092414722.htm>, (22/04/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma túy đá từ Tam giác vàng - Kỳ cuối: Việt Nam trong cơn lốc ma túy đá ở Đông Nam Á”, "Báo Tuổi trẻ online
15. Trần Thăng Long (2014) “Báo cáo phân tích cơ hội đầu tư”, <http://static1.vietstock.vn/edocs/4957/ACV_20151120_BSC.pdf>, (18/5/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích cơ hội đầu tư
16. Trần Văn Luyện, Nguyễn Xuân Yêm (2001) Phát hiện và điều tra các tội phạm về ma túy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện và điều tra các tội phạm về ma túy
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
17. Mỹ Phương (2019) “Thành phố Hồ Chí Minh: Dân số bình quân tăng 170.000 người/năm”,Trang tin kinh tế-Thông tấn xã Việt Nam,<https://bnews.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-dan-so-binh-quan-tang-170-000-nguoi-nam/117347.html>, (01/04/2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Hồ Chí Minh: Dân số bình quân tăng 170.000 người/năm”
18. Đinh Văn Quế (2017) Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ nhất, những quy định chung, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ nhất, những quy định chung
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
19. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự năm 2015
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
20. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w