SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ BÀI THUYẾT TRÌNH “ NHẬTTHỰC – NGUYỆT THỰC” Kính thưa ban giám khảo, cùng toàn thể quý thầy cô có mặt hôm nay. Tôi tên: Nguyễn Thị Thúy Diễm là giáo viên trường THPT Thới Lai xin đại diện tổ vật lý - CN của trường đến đây dự thi mô hình đồ dùng dạy học sáng tạo năm 2009 – 2010. Tôi xin giới thiệu sơ qua mô hình: 1. Tên mô hình: Nhậtthực – Nguyệtthực 2. Mục đích : Giúp học sinh giải thích được hiện tượng Nhậtthực – Nguyệtthực nhờ định luật truyền thẳng ánh sáng. 3. Dụng cụ bao gồm: - Đế làm bằng nhôm - Bóng đèn tượng trưng cho mặt trời - Quả địa cầu tượng trưng cho trái đất - Qủa bóng bàn tượng trưng cho mặt trăng - Hai mô tơ - Dây dẫn - Hai công tắc( trái: mặt trăng, phải: mặt trời, trái đất) Như chúng ta đã biết nhậtthực và Nguyêtthực là hai hiện tượng gần với ta nhát mà khi giải thích cần phải có kiến thức về sự truyền thẳng ánh sáng, bóng tối và bóng nữa tối. “Trong một môi trường trong suốt, đồng đều, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng” đó là nội dung của định luật truyền thẳng ánh sáng. … Hãy bắt đầu từ “bóng tối” và “bóng nửa tối” … Bóng tối là gì ? Đặt một nguồn sáng nhỏ S (như bóng đèn, ngọn nến) trước một màn chắn (có thể là bức tường chẳng hạn), trong khoảng từ nguồn sáng đến màn chắn đặt một vật cản ánh sáng (như tấm bìa cứng), quan sát trên màn chắn ta thấy có một phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới phần đó gọi là bóng tối . Bóng nửa tối là gì? Nếu nguồn sáng là rộng như ngọn lửa chẳng hạn, quan sát trên màn chắn ta thấy ngoài là bóng tối còn có một phần không tối hoàn toàn bao xung quanh, phần này chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng nửa tối. … Cùng định luật đi vào vũ trụ bao la Nhật thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng và Trái Đất, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt trăng ở giữa thì trên Trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Một số nơi trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực, chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của Mặt trăng trên Trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. Những người không đứng trong những vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Nguyệt thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng. Đứng từ Trái đất về ban đêm ta nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng. Khi Mặt trăng bị Trái Đất che khuất, nó không được Mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt trăng, ta nói là có nguyệt thực. Mặt trăng quay quanh Trái đất, Trái đất lại quay quanh Mặt trời nên chỉ khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất hoàn toàn mới có hiện tượng nguyệtthực toàn phần, trong trường hợp này chỉ có một số vị trí nhất định trên Trái đất mới quan sát được (những vị trí này nằm trên mặt đất, xung quanh đường thẳng nối tâm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. Những khu vực lân cận khác chỉ thấy nguyệtthực một phần Cũng cần nhớ rằng: khi quan sát nhậtthực, bạn phải nhìn qua tấm kính đã bôi đen, không nên nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Nếu nhìn trực tiếp, mắt bạn sẽ giống như chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt năng của các tia mặt trời rất cao, sẽ gây ra bỏng, thậm chí mù mắt. Tuy nhiên, ở đúng thời điểm nhật thực toàn phần, bạn có thể quan sát hiện tượng kỳ vĩ này bằng mắt thường. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI BÀI THUYẾT TRÌNH: “ NHẬTTHỰC – NGUYỆT THỰC”