Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
179 KB
Nội dung
TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ d.Hệ thống các nghành luật của nước ta hiện nay. - ĐN: Hệ thống các nghành luật là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống nhất nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau. - Ở nước ta hiện nay có các nghành luật sau: + Luật Nhà nước (Hiến pháp): là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước,về chế độ chính trị,kinh tế,văn hoá xã hội,chế độ bầu cử,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Nó điều chỉnh những mối quan hệ quan trọng nhất của quốc gia + Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình quản lý nhà nước . VD:Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với công dân. + Luật tài chính: gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thu chi tài chính của nhà nước . VD thu thuế,sử cụng ngân sách nhà nước + Luật đất đai gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý ,bảo vệ sử dụng đất đai + Luật dân sự: gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ tài sản dưới hình thức H-T và một số quan hệ nhân thân phi tài sản VD: quyền sang chế,phát minh khoa học… + Luật lao động gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các quan hệ trực tiếp làm ra CCVC cho XH. + Luật hôn nhân gia đình: gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân than và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn) + Luật tố tụng dân sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ giữa cơ quan xét xử,VKSND các cấp, đương sự và những người tham gia khác trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án dân sự + Luật hình sự gồm những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm và phải chịu hình phạt như thế nào. + Luật tố tụng hình sự: gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra,xét xử và kiểm sát những vụ án hình sự VD: những quy định về việc khám nhà,bắt người… + Luật kinh tế: là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý,lãnh đạo hoạt động kinh tế của nhà nước và trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức,cá nhân …………… - Ngoài ra,bên cạnh hệ thống pháp luạt của mỗi quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế,bao gồm: Công pháp quóc tế và tư pháp quốc tế Công pháp quốc tế:là tổng hợp những nguyên tắc,chế định,những quy phạm được các quốc gia xây dựng trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng. Tư pháp quốc tế bao gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điều chỉnh nữhng quan hệ dân sự,thương mại,hôn nhân gia đình,lao động,tố tụng dân sự…nảy sinh giữa các công dan,tổ chức thuộc các nước khác nhau. 2.Hệ thống các vănbản quy phạm pháp luật - ĐN: Hệ thống các vănbản quy phạm pháp luật là hình thức bỉểu hiện, mối liên hệ bên ngoài của pháp luật,bằng các vănbản quy phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định,nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất. - Đặc điểm của hệ thống vănbản quy phạm pháp luật : + Nội dung của các vănbản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành + Các vănbản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau: Luật,pháp lệnh,nghị định… do hiến pháp quy định,có giá trị cao thấp khác nhau. 13 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ Ngang cấp:Văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn so với vănbản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước . Vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên cao hưon vănbản của cơ quan nhà nước cấp dưới. +.Các vănbản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong không gian,thời gian,và theo nhóm người NGÀNH LUẬT CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT QUI PHẠM PHÁP LUẬT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Hiến pháp Luật , Nghị quyết Pháp lệnh , Nghị quyết Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội Lệnh , Quyết định Chủ Tịch nước Chính phủ Quyết định Nghị định Thủ tướng Chính phủ Nghị quyết Thông tư Hội đồng thẩm phán TANDTC Chánh án TANDTC Thông tư Viện trưởng VKSNDTC Thông tư Bộ trưởng ,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Quyết định Tổng kiểm toán NN Nghị quyết liên tịch UBTVQH hoặc Chính phủ với CQTW của tổ chức chính trị - xã hội Thông tư liên tịch -Giữa CA- TANDTC với VT - VKSNDTC -Giữa Bộ trưởng với CA -TANDTC, VT -VKSNDTC - Giữa các Bộ trưởng Thủ trưởng CQNB . Nghị quyết Quyết định , Chỉ thị Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân 14 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ V. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 1.- Vi phạm pháp luật Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có đủ 3 dấu hiệu cơ bản: Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật + Hành vi đó có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy đònh của pháp luật hoặc không hành động – không làm những việc phải làm theo quy đònh của pháp luật . + Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. °Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật. + Hành động cụ thể: Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển xe mô tô mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều đi xe ngược chiều quy đònh; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào đất, nguồn nước ; nhập cảnh, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dòch;… + Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước (trái với pháp luật về thuế); Người có thẩm quyền theo quy đònh của pháp luật không giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ; . Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất đònh theo quy đònh pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chòu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình. °Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là năng lực trách nhiệm p/ lí? Những người nào đủ và không đủ năng lực trách nhiệm p/lí ? GV giảng: Năng lực trách nhiệm pháp lý : Khả năng của người đã đạt độ tuổi nhất đònh theo quy đònh của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết đònh cách xử sự cho đúng pháp luật và chòu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ - tâm lý (có bò bệnh về tâm lý làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không). Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật , có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. °Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. GV nêu câu hỏi: Theo em, bố con bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động của bố con bạn A có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hay vô ý? GV giảng; Một người bình thường, khoẻ mạnh về mặt tâm lý, có lý chí và tự do ý chí, hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình hành vi xử sự phù hợp với lợi ích của XH, của cộng đồng và cần phải thấy trước hậu quả hành vi của mình. Nếu coi thường lợi ích XH và lợi ích của cá nhân khác, có thể nhận thấy được hậu quả thiệt hại cho XH hoặc cho người khác do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn, hoặc để mặc, hoặc do sơ xuất để nó xảy ra thì đó là hành vi có lỗi. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý phản ánh trạng thái tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức : lỗi cố ý và lỗi vô ý. 15 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ Lỗi cố ý : Lỗi cố ý trực tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho XH và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Ví dụ : Hành vi đánh người gây thương tích. Lỗi cố ý gián tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho nó xảy ra. VD : Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. + Lỗi vô ý, Lỗi vô ý do quá tự tin : Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra. Ví dụ : Phanh xe (thắng) không an toàn ; bán thực phẩm bò quá hạn sử dụng làm nhiều người bò ngộ độc. Lỗi vô ý do cẩu thả : Chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả của thiệt hại cho xã hội và cho người khác do mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước.Ví dụ : Hút thuốc lá làm cháy rừng ; tạt ngang xe máy làm ngã người khác Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hành vi đó) không bò coi là hành vi vi phạm pháp luật. GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật. Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật? GV giảng: Trong 2 nguyên nhân khách quan (thiếu PL, PL không còn phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn) và chủ quan (coi thưòng PL, cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân, không hiểu biết pháp luật) thì nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, ý thức con người là yếu tố quan trong nhất, quyết đònh việc tuân thủ pháp luật hay vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức. GV động viên, khuyến khích HS nâng cao hiểu biết về pháp luật. => Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Trách nhiệm pháp lí Trách nhiệm pháp lí là nghóa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chòu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm : + Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật . + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp luật GV hỏi: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự? Khi phân tích về lí thuyết, GV sử dụng các ví dụ trong SGK, Bài đọc thêm Vết trượt từ chiếc mũ hoặc cùng HS nêu vài vụ án đã xét xử. GV giảng: Trong lónh vực PL, thuật ngữ “Trách nhiệm” được hiểu theo hai nghóa. Theo nghóa thứ nhất, trách nhiệm có nghóa là chức trách, công việc được giao, là nghóa vụ mà PL quy đònh cho các chủ thể pháp luật. Ví dụ : Khoản 2 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy đònh : “UBND cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác đònh nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý”. Theo nghóa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là nghóa vụ mà các chủ thể phải gánh chòu hậu quả bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghóa vụ của mình mà PL quy đònh. Đây là sự phản ứng của NN đối với những chủ thể có hành vi vi phạm PL gây hậu quả xấu cho xã hội. Trách nhiệm pháp lý trong bài học được hiểu theo nghóa thứ hai. 16 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ BÀI 3: LUẬT LAO ĐỘNG I KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG,CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1-Khái niệm Luật lao động (?) Lao động? - Là hoạt động có mục đích,có ý thức của con người,nhằm tác động vào tự nhiên,biến đổi tự nhiên trở thành những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.Thông qua quá trình đó,con người phải tuân theo những quy luật của tự nhiên và những quy luật của xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người,lao động có vị trí quan trọng hàng đầu.Mỗi chế độ XH có giai cấp đều tồn tại nhiều loại hình lao động khác nhau do tính chất của QHSX xã hội đó quyết định. - Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động,các tiêu chuẩn lao động,các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động,góp phần thúc đẩy sản xuất,vì vậy có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia. - Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là quan hệ xã hội về sử dụng lao động (quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụnglao động (quan hệ liên quan đến quan hệ sử dụng lao động) (?) Luật lao động là gì? - Là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động , trong đó có quan hệ giữa CNVC với xí nghiệp,cơ quan nhà nước, những quan hệ giữa tổ chức công đoàn với ban quản lý xí nghiệp, với thủ trưởng cơ quan nhà nước có liên quan đến sử dụng lao động của CNVC. - Nó sẽ gồm những chế định rất cơ bản : Tuyển dụng,thôi việc,hợp đồng lao động,học nghề,việc làm,tiền lương,thời gian làm việc,nghỉ ngơi,khen thưởng kỷ luật… 2-Các quan hệ pháp luật lao động a,Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động - KN : Quan hệ pháp luật lao động (quan hệ pháp luật về sử dụng lao động),là quan hệ pháp lý trong quá trình tuyển chọn và sử dụng sức lao động của người lao động tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. + Đó là sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động.(Về quyền và nghĩa vụ giữa các bên) - Đặc điểm : +Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động,trong đó các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện HĐLĐ. + Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động ,người lao động tự đặt mình vào sự quản lý của người sử dụng lao động,chịu sự kiểm tra giám sát của người sử dụng lao động ; đồng thời có quyền được nhận lương,phụ cấp,tiền thưởng,phúc lợi của doanh nghiệp và các chế độ trợ ccấp BHXH mà PL quy định. 17 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ + Một trong những điều kiện làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động ,là sự tham gia của tổ chức công đoàn, đại diện cho tập thể người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng cho người lao động. b, Nội dung của quan hệ pháp luật lao động . - Nội dung của quan hệ pháp luật lao động bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ (cá nhân,người sử dụng lao động) - Mục đích : để các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. c,Một số quan hệ pháp luật khác có liên quan - Quan hệ pháp luật giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động :Tổ chức công đoàn là người đại diện cho lợi ích cả tập thể người lao động, thay mặt cho tập thể người lao động trong cơ quan doanh nghiệp để đàm phán với người sử dụng lao động những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. - Quan hệ pháp luật về BHXH : Là quá trình đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động bằng quỹ BHXH.Quan hệ pháp luật về BHXH được chia thành 2 nhóm : + Quan hệ pháp luật trong việc tạo lập quỹ BHXH + Quan hệ pháp luật trong việc chi trả trợ cấp BHXH. - Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại vật chất : Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động,nếu một trong 2 bên gây thiệt hại về vật chất cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên kia. Quan hệ này gồm 3 loại : + Bồi thường thiệt hại tài sản + Bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐ + Bồi thường thiệt hại về tính mạng,sức khoẻ của người lao động. - Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động: Được phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động,các bên có thể có những bất đồng không thể tự thương lượng,phải yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền đứng ra giải quyết. 3- Hợp đồng lao động. ĐN: HĐLĐ là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công , điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.( Điều 26) Có 3 loại HĐLĐ (Điều 27): Như vậy, chỉ được coi là HĐLĐ khi có đủ các yếu tố: + Có sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động + Có việc làm cụ thể,có trả công theo công việc đã thoả thuận. + Có thoả thuận về điều kiện lao động (thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi,thưởng phạt,vệ sinh an toàn lao động,BHXH…) + Có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia thực hiện HĐLĐ . + Có năng lực trách nhiệm pháp lý và năng lực hành vi lao động. Có 3 loại HĐLĐ : + HĐLĐ không xác định thời hạn + HĐLĐ xác định thời hạn (Từ 12 đến 36 tháng) 18 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ + HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đặc điểm của HĐLĐ: + Giữa các chủ thể là sự bình đẳng thông qua thoả thuận. + Sự thoả thuận có thể bằng một trong 2 hình thức: bằng vănbản hoặc bằng miệng. Bằng miệng: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm các công việc bình thường với thời hạn dưới 12 tháng. + Các nội dung của HĐLĐ : Công việc phải làm,tiền lương,thời gian, địa điểm làm việc, điều kiện vệ sinh an toàn lao động,chế độ BHXH. - Nguyên tắc giao kết HĐLĐ : + Tự do,tự nguyện + Bình đẳng + Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể + Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động,hoặc với người đại diện hợp pháp của người lao động + Giao kết giữa đại diện của một nhóm người lao động với người sử dụng lao động ,trong trường hợp này HĐLĐ có giá trị như giao kết trực tiếp với từng người lao động. II- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG , NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.Quyền và nghĩa vụ của người lao động. a.Quyền cơ bản của người lao động - Được trả công lao động theo số lượng,chất lượng lao động và hiệu quả lao động,tiền lương ngang nhau cho công việc như nhau. - Được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong điều kiện an toàn cho sức khoẻ và tính mạng. - Được nghỉ ngơi theo chế độ : nghỉ phép hàng năm,nghỉ tết,nghỉ lễ,nghỉ hàng tuần mà vẫn hưởng lương. - Được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau,thai sản,giảm hoặc mất khả năng làm việc,rủi ro, hết tuổi lao động hoặc mất việc làm… - Được hưởng phúc lợi tập thể và các quyền lợi khác. - Được đình công theo quy định của pháp luật. b.Nghĩa vụ: - Thực hiện đúng HĐLĐ đã ký kết. - Chấp hành kỷ luật lao động,nội quy lao động. - Tuân theo sự quản lý điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động . 2.Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động . a.Quyền của người sử dụng lao động - Quyền tuyển chọn,bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu của sản xuất,công tác. - Quyền được cử đại diện để thương lượng,ký kết thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp hoặc trong nghành. - Quyền khen thưởng,kỷ luật theo quy định của pháp luật 19 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - Quyền được chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp nhất định. b.Nghĩa vụ của người sử dụng lao động - Thực hiện HĐLĐ , thoả ước lao động tập thể và các thoả thuận khác với người lao động. - Bảo đảm an toàn,vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác. - Bảo đảm kỷ luật lao động. - Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình. III- BẢO HIỂM XÃ HỘI ; VAI TRÒ,QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. (Được quy định từ điều 140 đến điều 152 – chương XII) 1,Bảo hiểm xã hội a,Khái niệm:Là sự trợ giúp về vật chất cần thiết được PL quy định nhằm giúp phục hồi nhanh chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hội, góp phần giảm bớt những khó khăn kinh tế để ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố hiểm nghèo dẫn đến bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. (ví dụ như ốm đau,thai sản tai nạn lao động,tuổi già…) - BHLĐ sẽ phát huy tác dụng trong những lúc người lao động ốm đau,thai sản…những biến cố tỏng cuộc sống,nhưng phải dựa trên cơ sở những cam kết đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan bảo hiểm trước khi xảy ra nữhng biến cố đó. Điều 142: 1.Khi ốm đau,người lao động được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ BHYT. 2.Người lao động ốm dau có giấy chứng nhận của thày thuốc cho nghỉ việc để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện, thì được trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc vào điều kiện làm việc,mức và thời gian đã đóng BHXH do chính phủ quy định b.Loại hình BHXH Có hai loại hình BHXH: BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Các loại hình BHXH này theo điều 140 khoản 2: được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp. Điều 141: -Khoản 1:BHXH bắt buộc: đối với các cơ quanmtổ chức,doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn. Trong đó,người lao động phải đóng số tiền bằng 5% tiền lương,người sử dụng lao động phải đóng 15% tiền lương (Điều 149), Khi đó sẽ được hưởng các chế độ BHXH khi ốm đau,TNLĐ,bệnh nghề nghiệp,hưu trí,tử tuất… - Khoản 2: BHXH tự nguyện: Áp dụng đối với người lao động làm việc theo HĐ lao động có thời hạn dưới 3 tháng. Khi hết hạn HĐLĐ mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới, thì áp dụng BHXH bắt buộc theo khoản 1 điều 141. c.Các chế độ BHXH: Có 5 chế độ BHXH: - Chế độ trợ cấp ốm đau: (Điều 142) - Chế độ trợ cấp khi bị TNLĐ (Điều 143) - Chế độ trợ cấp thai sản (Điều 144) 20 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ - Chế độ trợ cấp hưu trí: (Điều 145) - Chế độ trợ cấp tử tuất (Điều 146) 2,Vai trò,quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động . (Chương 13, từ điều 153 đến 156) a,Khái niệm công đoàn. Công đoàn là 1 tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật b.Vai trò của công đoàn - NHÀ NƯớC thừa nhận là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, được thể qua hai lĩnh vực chủ yếu: + Tham gia quản lý NHÀ NƯớC về lao động,quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ tập thể lao động. + Chăm lo cải thiện đời sống, điều kiện làm việc,bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động c.Quyền hạn của tôe chức công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động . - Quyền tham gia xây dựng quy chế lao động (nội dung lao động, định mức lao đọng,thoả ước lao động tập thể).Tổng LĐLĐVN có quyền tham gia xây dựng Luật lao động và các vănbản luật khác về lao động - Quyền cùng với người sử dụng lao động tổ chức đại hội CNVC hoặc đại hội đại biểu CNVC,chỉ đạo ĐHCNVC và phong trào thi đua trong cơ quan,xây dựng nghị quyết ĐH,tham gia vào HĐ doanh nghiệp,và Ban thanh tra nhân dân của cơ quan đơn vị. - Quyền tham gia cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động - Quyền tham gia quản lý sử dụng quỹ khen thưởng ,phúc lợi của cơ quan đơn vị. - Quyền thay mặt người lao động kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động . - Quyền tham gia xử lý kỷ luật lao động,tham gia giải quyết tranh chấp lao động - Quyền đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động . (Điều 45) - Quyền tổ chức đình công theo quy định của pháp luật (Điều 173 khoản 2) 21 TẬP BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ BÀI 4: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC NGÀNH LUẬT I- LUẬT KINH TẾ 1,Khái niệm pháp luật kinh tế - Quan hệ kinh tế: là các quan hệ xã hội phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (cả sản xuất,lưu thông) trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp,nông nghiệp,vận tải,thương mại,dịch vụ…). VD:Quan hệ chiếm hữu tưnhân đối với TLSX đã sinh ra nhóm quan hệ sở hữu,từ đó sẽ sinh ra quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Hoặc:Trong quá trình sản xuất, người sản xuất phải mua TLSX bao gồm nguyên liệu,nhiên liệu,CCLĐ…và sản phẩm cũng phải được mang ra trao đổi mua bán trên thị trường,từ đó sẽ sinh ra các quan hệ trong việc trao đổi hàng hóa, hay gọi là quan hệ hợp đồng kinh tế - một loại quan hệ kinh tế cơ bản chịu sự điều chỉnh của Luật kinh tế. - Các quan hệ kinh tế phong phú đa dạng về hình thức và khác nhau về tính chất,nội dung và thành phần chủ thể.Do vậy,pháp luật kinh tế không phải là một nghành pháp luật độc lập mà là một khái niệm tổng hợp, bao gồm tất cả các vănbản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình vận hành và quản lý nền kinh tế. Bao gồm pháp luật về lao động,pháp luật về thuế,về đất đai,ngoài ra còn bao gồm một số chế định của luật dân sự,luật hành chính… 2,Khái niệm pháp luật kinh doanh - Pháp luật kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh ,hoạt động kinh doanh,giải thể,phá sản doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp gồm 10 chương,172 điều Chương I: Những quy định chung Chương II: Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh Chương III: Công ty TNHH Chương IV: Công ty cổ phần Chương V: Công ty hợp danh Chương VI: Doanh nghiệp tưnhân Chương VII: Nhóm Cty Chương VIII: Tổ chức lại,giải thể và phá sản doanh nghiệp Chương IX: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Chương X : Điều khoản thi hành Được Quốc hội thông qua Kỳ họp thứ 8 quốc hội khoá XI,ngày 29/11/05. - Cơ cấu của luật kinh doanh: Gồm 4 chế định cơ bản: + Pháp luật về các hình thức kinh doanh và loại hình doanh nghiệp + Pháp luật về hợp đồng kinh tế. + Pháp luật về các cơ quan tài phán kinh tế 22 . phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định,nhưng đều tồn tại. phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành + Các văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau: Luật,pháp lệnh,nghị