1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quyền trẻ em : QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ.

3 2,7K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

LỚP 7 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM I. MỤC ĐÍCH Giúp học sinh: - Hiểu Quyền được bảo vệ là gì, xác định được những tình huống nguy hiểm, khó khăn mà trẻ em cần được bảo vệ - Liên hệ thực tế và thảo luận về các vấn đề có liên quan đến Quyền được bảo vệ của trẻ em trong cuộc sống hàng ngày, - Rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ và tìm kiếm sự giúp đỡ II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy trắng khổ to - Tờ phiếu ghi các trường hợp điển cứu về việc trẻ em bị lâm vào tình trạng khủng hoảng hoặc tình huống khẩn cấp. - Bộ tranh về Quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG Khởi động: Trò chơi “ Kiến cắn, ong đốt, đau bụng” Cách chơi: - Học sinh đứng tại chỗ - Giáo viên làm mẫu : kiến cắn thì gãi đầu gối, ong đốt gãi đầu, đau bụng thì xoa bụng - Giáo viên vửa hô vửa làm động tác, học sinh chỉ làm theo lời giáo viên nói chứ không làm theo giáo viên làm. - Ai làm sai có thể bị phạt một hoạt động vui nào đó * Hoạt động 1 : Thế nào là Quyền được bảo vệ của trẻ em? Mục tiêu: Học viên hiểu Quyền được bảo vệ của trẻ em, biết được những nhóm trẻ nào cần được bảo vệ Đồ dùng dạy học: Bộ tranh Quyền trẻ em, giấy khổ to, bút dạ, băng dính/ băng keo Cách tiến hành: Bước 1: - Chia nhóm 3 em - Phát 2 tranh vẽ cho từng nhóm. Các em quan sát tranh và nhận xét những nội dung thể hiện trong tranh và trả lởi câu hỏi: - Em nhìn thấy gì trong tranh? Theo em các trẻ em này cần được giúp đỡ như thế nào? Vì sao? - Theo em, những nhóm trẻ nào đang sống trong hoàn cảnh đặc biệc khó khăn cần được bảo vệ? - Từng nhóm ghi lại ý kiến của nhóm mình vào mảnh giấy nhỏ Bước 2: Một vài nhóm nói cho cả lớp nghe ý kiến của nhóm mình. GV có thể viết các ý kiến lên bảng theo từng nhóm vấn đề. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các em và trình bày về Quyền được bảo vệ của trả em. - Những vấn đề các em quan sát thấy trong tranh gồm tình trạng đánh đập, âm mưu xâm hại, bóc lột sức lao động, bị lôi kéo vào hoạt động phạm pháp - Các em cần được bảo vệ và Quyền được bảo vệ bao gồm bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự xâm hại về thể xác và tình dục, những ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, sự lơ là và bỏ rơi, sự đối xử tàn tệ, sự phân biệt đối xử. Bảo vệ trước sự cám dỗ của ma túy, tình trạng buôn bán trẻ em, nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, bị phân biệt đối xử đối với vấn đề HIV/AIDS - Bảo vệ là sự chống lại mọi sự xâm phạm để giữ gìn bản thân nguyên vẹn, khoẻ mạnh. - Tạo điều kiện chăm sóc đầy đủ và phục hồi nhân phẩm, thể trạng và tinh thần trong những trường hợp cần thiết * Hoạt động 2: Đóng vai Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết được những tình huống cụ thể mà trẻ em có thể gặp phải và cách thức giúp đỡ các em vượt qua được tình huống đó. Cách tiến hành: Bước 1: Chia học viên thành 6 nhóm để thảo luận và đóng vai thể hiện cách ứng phó trước các tình huống sau: - Nhóm 1: Một em trai đánh giầy bị thanh niên lớn hơn rủ rê bán ma tuý để kiếm lời nhiều hơn. - Nhóm 2: Những em gái phải đi làm thuê trong nhà hàng và thường xuyên bị chủ nhà bóc lột quá sức. - Nhóm 3: Trong một gia đình nghèo cô em gái ở nhà lao động giúp cha mẹ kiếm tiền cho anh trai đi học - Nhóm 4: Hai em gái ở nhà quê lên thành phố bị bọn xấu rủ rê đi làm ở quán ăn nhưng thực chất là định lừa bán sang Trung QUốc. - Nhóm 5: Trong bệnh viên, một người mẹ trẻ bỏ đứa con mới đẻ lại để chạy trốn trách nhiệm - Nhóm 6: Trong một gia đình có bốn đứa con, 3 đứa được đi học tiểu học, riêng một em bé bị tật nói lắp không đượng ai để ý, không được tới trường. Bước 2: Sau khi xem nhóm đóng vai, giáo viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp: - Hãy nêu ý nghĩa của các tình huống mà cac nhóm vửa sắm vai? Tình huống đó có liên quan đến nhóm trẻ nào và các em cần được bảo vệ ra sao? - Giáo viên ghi ý kiến lên bảng và sắp xếp theo các ý sau: + Trẻ em làm trái pháp lậut + Trẻ em bị bóc lột lao động + Trẻ em bị phân biệt đối xử + Trẻ em bị xâm hại tình dục + Trẻ em bị bỏ rơi hoặc bị buôn bán, + Trẻ em bị tàn tật - Giáo viên giới thiệu các điều khoản có liên quan đến Quyền được bảo vệ của trẻ. Gọi một vài em đọc to cho cả lớp nghe các điều khoản. - Giáo viên kết luận: Kết luận: Trẻ em là những người còn rất non nớt, về thể xác và tinh thần các em cẩn sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái với pháp lậut, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi…. Chính vì thế trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, có nhiều điều khoản để bảo vệ trẻ em * Hoạt động 3: Các tình huống nguy cơ gây tổn thương đối với trẻ em Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ những yếu tố làm ảnh hưởng và tổn thương đối với trẻ em và ý thức nhu cầu cần được bảo vệ của trẻ em Cách tiến hành Bước 1: Cho học viên liệt kê các thiên tai hay các bệnh dịch xảy ra ở nước ta và trên thế giới 3 năm vừa qua và hậu quả của nó đối với trẻ em. Khuyến khích học viên kể ra những thảm kịch có thật mà họ biết như: những đứa trẻ có cha mẹ bị tai nạn gia thông, bệnh tật và chết đột ngột… Động đất ở Lai Châu Lụt lội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Gió bão ở Thừa Thiên Huế Lở đất ở Trugn Quốc Một làng đánh cá bị cuốn ra khơi Đại dịch AIDS ở Châu Phi Bước 2 : Thảo luận trong nhóm Hoàn cảnh trên đã tác động đến trẻ em như thế nào? Bạn có thể đề nghị chính Quyền địa phương, các tổ chức, các cá nhân làm gì để giúp đỡ các em? Kết luận: có những trẻ em đôi khi bất ngờ bị rơi vào những tình trạng cực kỳ khó khăn mà các em không thể nào chịu đựng nổi. Các em cần đến sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng để giảm bớt các hậu quả gây tổn thương và giúp trẻ em phục hồi tâm, sinh lý, tái hoà nhập vào cộng động và phát triển bình thường. * Hoạt động 4: Liên hệ với thực tế ở địa phương Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các vấn đề có liên quan đến Quyền được bảo vệ của trẻ em trong cuộc sống hằng ngày tại cộng đồng của mình. Cách tiến hành: Bước 1: Mỗi người trong nhóm kể một câu chuyên có thật trong cộng động về một trường hợp trẻ em cần được bảo vệ. - Em có biết những trẻ em nào có thực trong cộng đồng mình có hoàn cảnh tương tự các tình huống ở trên không? - Theo em cần có những biện pháp nào để bảo vệ trẻ em khỏi hoàn cảnh đó? Bước 2: Sau khi một số học sinh kể về các trường hợp có thật mà các em biết, giáo viên hướng dẫn phân loại các trường hợp cụ thể vào bảng đã có sẵn, sau đó cùng cả lớp xếp các trường hợp đã kể vào từng cột. Bảng 1: Bị lạm dụng Bị bỏ rơi và phân biệt đối xử Bị bóc lột Cần có sự bảo vệ tức thời Trường hợp A Trường hợp B Trường hợp C Trường hợp D Bước 3: Gọi một vài em đọc điều khoản có liên quan đến Quyền bảo vệ trẻ em.(Phần phụ lục) Kết luận: Toàn bộ CÔng ước về Quyền trẻ em quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em khỏi: - Sự bỏ rơi - Các tình huống nguy hiểm và chiến tranh - Sự lạm dụng và bóc lột - Phân biệt đối xử THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Tất cả các trẻ em do tuổi thơ cũng như đặc điểm phát triển của mình cần được bảo vệ đặc biệt, không phân biệt giới tính, quốc tịch, văn hoá và những yếu tố khác. 2. Trẻ em vẫn phải còn phải chịu đau khổ do các vi phạm của người lớn xuất phát từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội . 3. Thực tế cuộc sống xã hội đã nảy sinh những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt: tì lệ trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phạm pháp, trẻ em nghiện hút ngày càng gia tăng (số trẻ em lang thang: 19.047. Số trẻ em nghiện hút: 2855. Số trẻ em tàn tật 193.148. Số trẻ em mồ côi 155.157- UNICEF 2000) 4. Toàn bộ công ước về Quyền trẻ em quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em khỏi: Sự bỏ rơi : Bao gồm sự bỏ rơi của bố mẹ hoặc xã hội, tước đi sự chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đối với trẻ. Các tình huống khẩn cấp và chiến tranh: Bao gồm những yếu tố gây ra sự đe doạ khẩn cấp đới với sự sống còn và phát triển của trẻ em. Trẻ em tị nạn, trẻ em sống trong bối cảnh xung đột vũ trang và trẻ em làm trái pháp luật được quy định có những biện pháp bảo vệ đặc biệt. Sự lạm dụng và bóc lột: Công ước cũng quy định việc phục hồi và tái hoà nhập cho trẻ em là nạn nhân của sự lạm dụng, bóc lột về kinh tế, tình dục và các hình thức khác. Công ước cũng kêu gọi bảo vệ trẻ em khỏi nạn bắt cóc, buôn bán. Phân biệt đối xử: Công ước cũng bảo vệ trẻ em gái, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bản xứ khỏi bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào. Trong khi công ước ủng hộ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nó cũng yêu cầu quan tâm đến trẻ em bất hạnh, những đối tượng đòi hỏi phải có hành động tích cực nhằm giảm bớt hoặc xoá bỏ nạn phân biệt đã bị ngăn cấm trong công ước. PHỤ LỤC NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, BÓC LỘT, CÁC TÌNH HUỐNG KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Điều 2 Không phân biệt đối xử Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch Điều 10 Quyền được đàon tụ với gia đình Điều 11 Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về Điều 16 Quyền riêng tư Điều 19 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi Điều 20 Bảo vệ trẻ em trong gia đình Điều 21 Nhận lảm con nuôi Điều 22 Trẻ em tị nạn Điều 25 Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ Điều 32 Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động Điều 33 Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý Điều 34 Quyền chống bóc lột về mặt tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em Điều 36 Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác Điều 37 Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do Điều 38 Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi Điều 40 Toà án vị thành niên . động 1 : Thế nào là Quyền được bảo vệ của trẻ em? Mục tiêu: Học viên hiểu Quyền được bảo vệ của trẻ em, biết được những nhóm trẻ nào cần được bảo vệ Đồ. vài em đọc điều khoản có liên quan đến Quyền bảo vệ trẻ em. (Phần phụ lục) Kết luận: Toàn bộ CÔng ước về Quyền trẻ em quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em khỏi:

Ngày đăng: 25/09/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w