Báo cáo kế hoach 2010-2011

10 326 0
Báo cáo kế hoach 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT GIO LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH GIO MỸ SỐ 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Gio Mỹ, ngày 19 tháng 9 năm 2010 BÁO CÁO KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010. Thực hiện Chỉ thị số 5899/2009/CT-BGD&ĐT ngày 04 tháng 08 năm 2009 của Bộ trưởng BGD&ĐT về nhiệm vụ năm học 2009-2010 và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Quảng Trị, phòng GD&ĐT Gio LInh với chủ đề của năm học “ Năm học đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường tiểu học Gio Mỹ số 1 đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ của năm học 2009-2010 theo đúng Nghị quyết của Hội nghị CB-GV đã đề ra. PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG TRIỄN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 A, ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂM HỌC: 1, Đặc điểm chung: Năm học 2010-2011 là năm học chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI, chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm học với chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, thực hiện cuộc vận động “ Hai không” vào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2, Đặc điểm của trường: Trường tiểu học Gio Mỹ số 1 là một trường mới được chia tách 3 năm từ trường TH Gio Mỹ, trường có quy mô hạng 3 (10 lớp) a, Thuận lợi: Trường có bề dày thành tích trong nhiều năm về phong trào giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi, công tác Đội thiếu niên nhi đồng. 1 Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng chính quyền địa phương, của phòng GD-ĐT huyện. Được sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong xã hội. b, Khó khăn: - Trình độ dân trí của nhân dân còn hạn chế. - Cơ sơ vật chất các phương tiện phục vụ giáo dục còn thiếu, đặc biệt các phòng chức năng và phòng tổ chức bán trú cho học sinh. Từ đặc điểm của năm học, đặc điểm của trường, để thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của BGD&ĐT về nhiệm vụ năm học 2010-2011 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của sở, phòng GD&ĐT, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của trường tiểu học Gio Mỹ số 1 được cụ thể hoá bằng các nội dung sau: B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ, SỐ LIỆU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ: 1,Thực hiện chủ đề của năm học “Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và điểm “ Nhấn” của ngành: đề cao “Trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra và chấm điểm” thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và Ngành GD&ĐT, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện nhiệm kỳ 2010-2015. 2, Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục, giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của bậc học, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 3, Tham mưu với địa phương, các đoàn thể quần chúng, Ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động trí tuệ, vật chất, tinh thần của nhân dân phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, đặc biệt cần quan tâm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 4, Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo cho học sinh tâm lý ham thích đến trường học tập và vui chơi. 5, Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ giáo dục của đơn vị, phấn đấu duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và từng bước hoàn thiện các chuẩn để đạt trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong nhiệm kỳ 2010-2015. II/ SỐ LIỆU: 1, Học sinh: a, Số lượng huy động - độ tuổi: Độ tuổi 6-11 tuổi : 185 (5 khuyết tật) 2 Đã huy động đến trường: 185 em TT KHỐI LỚP TỔNG SỐ NỮ ĐÚNG ĐỘ TUỔI TỶ LỆ GHI CHÚ 1 Khối lớp 1 40 15 39 100% KT 1 2 Khối lớp 2 26 9 25 96.2% 3 Khối lớp 3 46 23 44 100% KT 2 4 Khối lớp 4 38 27 38 100% 5 Khối lớp 5 35 14 32 97% KT 2 Cộng: 185 88 178 98.9% KT 5 b, Số lớp, số học sinh: KHỐI SỐ LỚP SỐ HS BÌNH QUÂN/LỚP K. TẬT DIỆN MỒ CÔI CON TB HỘ NGHÈO GHI CHÚ CHA MẸ CHA+MẸ I 2 40 20 1 1 1 5 II 2 26 13 0 5 III 2 46 23 2 1 19 IV 2 38 16 0 13 V 2 35 18 2 1 13 CỘNG 11 185 18 5 3 1 55 - Số học sinh khuyết tật 5 em, trong đó học sinh khuyết tật học hòa nhập: 5 em. 2, Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: a, Cơ sở vật chất: - Diện tích đất khuôn viên trường: 12.946 m 2 ,bình quân diện tích: 70 m 2 /em - Phòng học: 11 phòng. - Thư viện - Thiết bị: 2 phòng. - Văn phòng: 1 phòng. - Phòng Hiệu trưởng: 1 phòng . - Phòng P. Hiệu trưởng: 1 phòng . - Phòng Đội: 1 phòng . - Phòng làm việc của các bộ phận khác: 4 phòng. - Bàn ghế học sinh: Có 156 bộ loại 2 chổ ngồi, có ghế rời 50%. - Bàn ghế giáo viên và các bộ phận: 14 bộ. B, Phương tiện dạy học: - Thiết bị có: 10 bộ, Bình quân 1 bộ/ lớp + Mua bổ sung và làm thêm đồ dung dạy học : 2 bộ - Thư viện đạt chuẩn 01 hiện có: 5 tên sách, với tổng số: 2989 bản sách. + Trong đó: Sách giáo khoa: 1183 bản Sách giáo viên: 131 bản Sách tham khảo: 1675 bản. 3 * Các loại báo gồm có: Báo Giáo dục, Báo nhân dân, Báo Quảng Trị, Báo Thiếu niên, Báo Nhi đồng. - Máy tính: 04 cái, máy in: 02 cái, máy chiếu: 01 cái. 3, Đội ngũ CB- GV: + Tổng số CB-GV: 18 người; Nữ: 15 người. + Đảng viên: 06 người; tỷ lệ: 33,33 % + Trình độ đạt chuẩn: 18 người Tỷ lệ: 100%; Trình độ trên chuẩn: 12 người, tỷ lệ: 66,7%. + Số giáo viên đang học đại học: 3 người. + CBGV: * có chứng chỉ A - B - C tin học: 10 người. * Có chứng chỉ A, B ngoại ngữ (anh văn): 2 người. + Biên chế đội ngũ: Quản lý: 2 ; đứng lớp 14; đoàn đội : 01; nhân viên 01 III/ CHỈ TIÊU CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1, Đối với học sinh: - Duy trì sĩ số: 100%. - Chất lượng hai mặt giáo dục: + Hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học. + Học lực: 75% học sinh khá, giỏi; Yếu dưới 1%; Học sinh khuyết tật được đánh giá theo QĐ số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22- 05-2006 của BGD-ĐT. * Học sinh năng khiếu: Phát hiện bồi dưỡng kịp thời để các em có điều kiện tham gia các hội thi do ngành tổ chức, phấn đấu để có học sinh giỏi đạt thành tích cao hơn so với năm học trước; duy trì phong trào giữ vỡ sạch, viết chữ đẹp. Phấn đấu đạt chỉ tiêu: Học sinh giỏi huyện: 18 giải; HS giỏi tỉnh: 04 giải. 2, Đội ngũ cán bộ - giáo viên: + 100% có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt tích cực tham gia các hội thi; cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức. Phấn đấu 40% giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 50% hoàn thành tốt và 10 % hoàn thành nhiệm vụ. + Cán bộ giáo viên tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội xây dựng nếp sống văn hoá ở trường, gia đình, địa phương. 3, Xây dựng, tu sửa, mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy học: - Nâng cấp nhà vệ sinh đạt chuẩn: 42.000.000,đ (dự án chia sẻ) - Mua máy móc phục vụ dạy học: 38.00.000,đ (dự án chia sẻ) - Xây các bồn hoa, cây cảnh cây bóng mát: 5.000.000,đ - Mua bổ sung các loại đồ dùng dạy hoạc cho các lớp: 3.000.000 đ - Mua sách bổ sung cho tủ sách dùng chung, (bạn nghèo): 2.000.000 đ - Thanh toán trả nợ năm học cũ 52.000.000,đ 4 - Xây tường rào khu vực A: 100.000.000, đ (Ngân sách xã) 4, Danh hiệu thi đua của đơn vị: Tập thể lao động tiến tiến (cấp huyện). IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1/ Công tác bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ giáo viên: - Tổ chức cho CBGV học tập các nghị quyết, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp, Chỉ thị số 3399/CT-BGD-ĐT ngày 16- 08-2010 về nhiệm vụ năm học 2010-2011 và các văn bản hường dẫn thực hiện của sở, phòng GD&ĐT để CB-GV có nhận thức đúng và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. - Bằng chương trình hành động cụ thể thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Hai không” của Thủ tường Chính phủ; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo ” của công đoàn giáo dục Việt Nam; mỗi một CBGV tự đăng ký một việc làm cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 mà bản thân đảm nhận. - Tăng cường công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội để tuân thủ sự đồng thuận và giúp đỡ về tinh thần, vật chất thực hiện phong trào thi đua, xây dựng “Trường học thận thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường tiểu học theo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia . 2, Thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học: - Tham mưu với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền Luật giáo dục 2005; mỗi CB,GV phải có ý thức tham gia công tác điều tra độ tuổi ở trên địa dân cư, để có số liệu chính xác giúp nhà trường, địa phương có kế hoạch huy động học sinh đến lớp, đến trường học tập. - Mỗi một CB,GV phải có ý thức trách nhiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh của lớp mình, trường mình. Nội dung hoạt động giáo dục của nhà trường phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trường là chổ dựa về tinh thần, trí tuệ của học sinh, giúp các em có niềm tin trong học tập và rèn luyện, nắm bắt hoàn cảnh từng học sinh để kịp thời động viên, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn trong cuộc sống, học tập; kết hợp chặt chẻ với phụ huynh học sinh để tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi cho các em trong sinh hoạt và học tập. - Có đầy đủ hồ sơ PCGD tiểu học, làm tốt công tác cập nhật thông tin vào từng loại hồ sơ. 3, Tổ chức các hoạt động giáo dục: a, Giáo dục đạo đức: 5 - Thực hiện đúng chương trình môn học đạo đức của từng khối, lớp, giáo viên có tránh nhiệm hướng dẫn, theo dõi học sinh thực hiện trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt của các em, từng bước hình thành thói quen, hành vi đạo đức: Lễ phép với mọi người, đoàn kết với bạn bè, thương yêu, giúp đỡ các bạn khuyết tật, thực hiện nếp sống có văn hoá của học sinh , tự giác học tập lao động để phục vụ cho sinh hoạt của bản thân, giúp đỡ bố, me. - Từ chủ điểm hàng tháng, Tổng PTĐ, GVCN của các lớp phát động phong trào thi đua trong học sinh với nội dung: con ngoan, trò giỏi, nói lời hay làm việc tốt, để học sinh phấn đấu rèn luyện, chú ý đến công tác động viên, khen ngợi, tạo ra động lực cho các em phấn đấu vươn lên. - Các đoàn thể trong trường kết hợp với các lực lượng xã hội, địa bàn dân cư thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh giúp học sinh học tập, rèn luyện tổ chức cho các em tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nghĩa, bảo vệ môi trường, thực hiện luật giao thông, chống các tệ nạn xã hội xâm lấn học đường. b. Giáo dục văn hoá: + Hoạt động giáo dục giờ trên lớp - Thực hiện dạy 09 buổi /tuần; mỗi ngày 07 tiết. (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết riêng ngày thứ 4 học 5 tiết/ buổi chiều sinh hoạt chuyên môn) - Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên. - Từ số liệu khảo sát đầu năm học, kết hợp với chất lượng cuối năm hoc 2009 - 2010. Giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh theo các đối tượng, từ đó để có cơ sở khoa học trong soạn giáo án, trong tiết dạy, dạy đúng đối tượng, đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng tiết học, môn học. Khuyến khích soạn giáo án điện tử, triển khai các chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các khối lớp. - Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học để tổ chức cho học sinh học tập, chấm dứt lối dạy thầy đọc, trò chép, phấn đấu để mỗi tiết dạy với thời gian không dưới 35 phút, không quá 40 phút nhưng đạt yêu cầu:" Nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng ", tạo cho học sinh tâm lý hứng thú, tích cực, tự tin trong học tập, giúp cho các em biết cách tự học của từng môn học, giải quyết được bài học ở lớp và ở nhà, tư vấn cho phụ huynh học sinh chuẩn bị đầy đủ sách, vở và kiểm tra nhắc nhở học sinh tự học tại gia đình. - Để đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, giáo viên ra đề kiểm tra đảm bảo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nêu cao ý thức trách nhiệm của người thấy trong việc chấm chữa bài làm của học sinh. 6 - Từ chủ điểm hàng tháng phát động phong trào thi đua dành điểm cao, phong trào giữ vở sạch - viết chữ đẹp trong các lớp và toàn trường, có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời để động viên phong trào. c/ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 1 trong 2 nội dung giáo dục của bậc học Tiểu học, là thời gian để học sinh thể hiện kiến thức đã học được vào cuộc sống dưới các hình thức sinh hoạt, vui chơi tập thể, do vậy từ tổ chuyên môn, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải có kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian, không gian, địa điểm để tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động với tinh thần vui chơi để học tập, song phải phấn đấu đạt mục tiêu là: Từng bước hình thành cho học sinh một số kỹ năng cần thiết: Kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng vận dụng, thực hành và tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, tổ chức tiếng hát dân ca, chăm sóc các di tích văn hóa, di tích lịch sử của ở địa phương, làm tốt công tác tình nghĩa và công tác đền ơn đáp nghĩa. d/ Giáo dục thể chất: - Thực hiện đầy đủ chương trình môn thể dục, tự nhiên xã hội, tăng cường thời lượng thực hành để hình thành cho học sinh thói quen tốt: Tham gia tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp nơi công cộng, biết cách phòng chống các bệnh như: Cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, thủy đậu, . Tham gia làm công tác tuyên truyền trong cộng đồng về cách phát hiện phòng chống các bệnh dịch, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong tổ chức các hoạt động-cần chú ý phát hiện những học sinh năng khiếu để bồi dưỡng, giúp các em tham gia các hội thi. - Kết hợp với trung tâm y tế, các công ty bảo hiểm để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, động viên các em tham gia mua các loại bảo hiểm để phòng ngừa rũi ro và giáo dục lòng nhân ái với cộng đồng. 4/ Xây dựng tập thể sư phạm: Tập thể sư phạm là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nên cần thực hiện các biện pháp sau: - Từ nhận thức các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục và phong trào thi đua xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực". mỗi cán bộ giáo viên phải có kế hoạch triển khai thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ mà bản thân đảm nhận trong năm học 2010 - 2011. - Tổ khối chuyên môn phải hoạt động đúng theo chức năng của mình, tăng cường công tác kiểm tra để mọi thành viên phải chấp hành tốt kỹ cương, nền nếp trong hoạt động giáo dục, giảng dạy, tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng 7 lực sư phạm, rèn luyện chữ viết để làm mẫu cho học sinh, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ phấn đấu để thực hiện các nội dung yêu cầu của chuẩn giáo viên tiểu học. Tổ chuyên môn phải chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục học sinh của tổ mình, yêu cầu giáo viên thực hiện đầy đủ các thông tin theo các tiêu chuẩn quy định trong Chỉ thi số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 5/ 8/2008 của Bộ GD-ĐT về công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. - Xây dựng mạng lưới chuyên môn từ cấp tổ đến toàn trường để thực hiện nhiệm vụ triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, hội thảo các nội dung giáo dục, thao giảng, thi giảng, kiểm tra, thăm lớp dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả cán nội dung trên là cơ sở để đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. V/ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC: 1, Tham mưu với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền Luật giáo dục 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, để phụ huynh có nhận thức đúng về quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với việc học tập của con em, từ đó để khắc phục mọi khó khăn, tạo ra các điều kiện để học sinh đến trường học tập. 2, Xây dựng Ban đại diện cha, mẹ học sinh từ đơn vị lớp đến toàn trường, tư vấn cho Ban đại diện hoạt động đúng Điều lệ do Bộ Giáo dục ban hành, thực hiện dân chủ trong việc bàn bạc thống nhất về việc đóng góp trí tuệ, vật lực phục vụ cho giáo dục giảng dạy của nhà trường. 3, Thông qua hoạt động của Ban đại diện cha, mẹ học sinh và các tổ chức xã hội ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện, đồng thời qua mối liên hệ này, nhà trường nắm thông tin về Cán bộ - Giáo viên trong việc thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Ngành và phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” VI/ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ: 1, Quản lý hành chính: - Thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 “ Định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10 năm 2009” chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. - Tổ chức Hội nghị CB- GV đầu năm học, để xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị số: 3399/CT-BGDĐT về nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Bộ GD&ĐT về các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, ngành giáo dục và đào tạo. 8 - Hội đồng trường triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học theo đúng yêu cầu của Điều lệ trường tiểu học nhằm kiểm tra, đôn đốc giúp đỡ, Ban giám hiệu thực hiện kế hoạch năm học mà Hội nghị CB-GV đã thống nhất. Thành lập các ban để triển khai các nhiệm vụ giáo dục, Ban phổ cập giáo dục, Ban an toàn giao thông, Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh, ban phòng chống dịch cúm A/H1N1 và các loại dịch khác…. - Tăng cường công tác bảo quản, tu sửa, mua sắm cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ giáo dục, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho CB-GV, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ, thực hiện thông tin với ngành đầy đủ, chính xác, đúng thời gian. Phấn đấu thực hiện đầy đủ yêu cầu tự kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. 2, Quản lý chuyên môn: - Căn cứ vào điều kiện chất lượng học tập của học sinh, trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ để phân công lao động hợp lý với từng thành viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường, lấy hiệu quả công việc để đánh giá năng lực của CB-GV, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và triển khai áp dụng CNTT trong giảng dạy. - Xây dựng chương trình hành động thực hiện cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Ngành và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các nội dung đó được thể hiện qua kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, có sơ kết đánh giá cụ thể để mọi thành viên trong hội đồng đúc rút kinh nghiệm, phấn đấu thực hiện, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “ Hai không” của ngành. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giảng dạy của thầy, học tập của trò để phân loại đúng chất lượng người dạy, người học, xây dựng kênh thông tin với phụ huynh, các lực lượng xã hội, để cùng đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo đúng thông tư số 32 của Bộ Giáo dục, nhằm khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, bệnh thành tích trong giáo dục. 3, Quản lý Tài chính: a, Nguồn Ngân sách do Nhà nước cấp theo năm Tài chính ( 2010): - Lương và phụ cấp lương: 833.150.000 đồng - Chi khác: 28.350.000 đồng + Nguồn kinh phí do Ngân sách cấp( lương, phụ cấp, chi khác) thực hiện tự chủ theo Nghị định số 43 của Chính phú. 9 b, Các nguồn thu khác phục vụ cho bản thân, học sinh phải được sự nhất trí, tự nguyện của từng phụ huynh, không vì các khoản thu này mà gây khó khăn cho học sinh đến trường học tập. Việc chi nguồn quỹ này phải đúng mục đích, phải được thường trực ban đại diện cha, mẹ học sinh đồng ý, cuối năm phải được công khai Tài chính đến từng phụ huynh. 4, Quản lý các hoạt động đoàn thể trong trường học: - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể để hoạt động đúng chức năng của mình, thông qua hoạt động của các đoàn thể để thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động giáo dục của nhà trường và triển khai cuộc vận động của Công đoàn Giáo dụcViệt Nam: “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo”. Xây dựng nếp sống văn hóa học đường, văn hóa gia đình nhà giáo, chống hiện tượng tiêu cực làm phương hại đến uy tín của nhà trường và của nhà giáo. C/ KẾT LUẬN: - Năm học 2010-2011 trường tiểu học Gio Mỹ số 1 được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, chính quyền các đoàn thể địa phương của phòng GD&ĐT, sự đồng tình của phụ huynh học sinh, các điều kiện cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học đã hội tụ khá đầy đủ, cùng với ý thức trách nhiệm của mỗi một CB-GV trong nhà trường, tất cả các yếu tố trên hứa hẹn một sự thành công lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011. HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Luật 10 . Sách tham khảo: 1675 bản. 3 * Các loại báo gồm có: Báo Giáo dục, Báo nhân dân, Báo Quảng Trị, Báo Thiếu niên, Báo Nhi đồng. - Máy tính: 04 cái, máy in:. nhiệm vụ năm học 2010-2011 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của sở, phòng GD&ĐT, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của trường

Ngày đăng: 25/09/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan