Phòng GD-ĐT TP Quy Nhơn CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Trường TH Trần Quốc Tuấn Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ----------------- CÁC GIẢI PHÁP HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “NÓI KHÔNG VỚI TIÊU CỰC TRONG THI CỬ VÀ BỆNHTHÀNHTÍCH TRONG GIÁO DỤC” CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thi cử trong nhà trường như thế nào được chặt chẽ, khách quan, chính xác? Muốn công tác kiểm tra, đánh giá thi cử được chặt chẽ, khách quan, chính xác, chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh tạo sự chuyển biến tích cực về mặt ý thức tư tưởng cho các đối tượng này. Làm cho họ thật sự hiểu rằng thi cử là nhằm phản ánh trình độ và năng lực thực chất của học sinh. - Chỉ có năng lực và trình độ thực chất mới giúp học sinh học tập hiệu quả và cái thực sự cần cho các em trong quá trình học tập và khi ra đời. - Đảng và chính quyền các cấp cũng phải có sự chuyển biến tích cực trong ý thức, không gây ra áp lực một khi các tỉ lệ có thể giảm do lành mạnh hoá trong kiểm tra thi cử của nhà trường. - Công tác ra đề kiểm tra phải đặc biệt chú trọng: + Đề thi phải bảo đảm tính toàn diện có chú ý nhiều hơn ở phần kiến thức trọng tâm. + Nội dung kiến thức phải sử dụng cho nhiều đối tượng; tính phân hoá trong đề thi cao, để phát hiện từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. +Đảm bảo tính chính xác, khoa học của đề thi + Học sinh đã học những gì thì phải được kiểm tra, tránh có những câu hỏi hướng dẫn ôn tập dành cho học sinh trước khi kiểm tra. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh cách thức học bài, làm bài để nắm vững kiến thức đã học. - Tổ chức coi thi phải thực hiện bài bản đảm bảo đúng quy trình, quy phạm nghóa là: * Có quyết đònh thành lập hội đồng coi thi việc này nhằm tác động ý thức giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kỳ thi, làm tốt chức năng của mình. * Phải cho giáo viên học tập nội quy của người coi thi * Bố trí giám thò coi thi phù hợp với quy chế (có giám thò 1, giám thò 2, giám thò 3) * Giáo viên không coi thi học sinh mình đang dạy * Thực hiện giờ làm bài đúng thời gian mà đề quy đònh, không linh động trong thời gian làm bài. - Tổ chức chấm thi: * Thành lập quyết đònh Hội đồng coi thi. * Giáo viên được học tập nội quy người chấm thi. * Học tập đáp án biểu điểm. * Công tác chấm thi phải thực hiện nghiêm ngặt từ khâu đánh phách, cắt phách, chấm bài và lên kết quả. - Lập tổ kiểm tra, theo dõi việc chấm bài. Có kiểm tra lại một số bài trong quá trình chấm. Nếu thực hiện các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ thì hiện tượng tiêu cực trong thi cử sẽ có sự chuyển biến rõ rệt. 2 Xây dựng tiêu chí thi đua và cách đánh giá để loại bệnhthành tích. Tiêu chí thi đua tốt sẽ là động lực kích thích sự tiến bộ của từng cá nhân của từng nhà trường, nhưng nếu tiêu chí thi đua không sát thực tế, muốn đạt được mọi người phải gian dối, khi đó bệnhthànhtích sẽ phát sinh. Muốn loại trừ bệnhthànhtích trong giáo dục, công tác xây dựng tiêu chí thi đua và cách đánh giá phải thực sự khoa học, sát với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Muốn vậy xây dựng tiêu chí thi đua và cách đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Xây dựng tiêu chí phải dựa trên căn cứ thực tiễn. - Tiêu chí phải thiết thực, nghóa là tiêu chí xuất phát từ yêu cầu thực tiễn dặt ra. - Tiêu chí phải được xây dựng trên cơ sở những người thực hiện các tiêu chí đó. - Tiêu chí trước khi đưa ra phải được nghiên cứu một cách cẩn thận, khoa học. Lấy mốc trung bình ít nhất 3 năm thực hiện. Tránh hiện tượng có thể xảy ra; khi người thực hiện đưa ra tiêu chí thấp để đạt tiêu chí một cách dễ dàng. Đồng thời cũng tránh hiện tượng đưa ra quá cao, để thực hiện không đạt được kết quả. - Phải theo dõi quá trình thực hiện các tiêu chí đã đề ra để tháy được người thực hiện đã đem hết năng lực hay chưa. Về cách đánh giá việc thực hiện các tiêu chí phải chính xác, khách quan, vô tư để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực. Đánh giá phải dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học, có phân tích kỹ lưỡng kết quả đạt được trong việc thực hiện tiêu chí của từng cá nhân. Trên đây là một số vấn đề có tính nguyên tắc để xây dựng tiêu chí thi đua và cách đánh giá các tiêu chí thi đua để tránh bệnhthànhtích trong công tác này. Trường TH Trần Quốc Tuấn HIỆU TRƯỞNG . tế, muốn đạt được mọi người phải gian dối, khi đó bệnh thành tích sẽ phát sinh. Muốn loại trừ bệnh thành tích trong giáo dục, công tác xây dựng tiêu chí. chuyển biến rõ rệt. 2 Xây dựng tiêu chí thi đua và cách đánh giá để loại bệnh thành tích. Tiêu chí thi đua tốt sẽ là động lực kích thích sự tiến bộ của từng