TUYẾN ĐƯỜNG NHA TRANG-QUANG NAM-HỘI AN- ĐÀ NẴNG....

36 1K 1
TUYẾN ĐƯỜNG NHA TRANG-QUANG NAM-HỘI AN- ĐÀ NẴNG....

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo kết quả xong khi hoàn thành khóa đi tour khám phá của bạn với đầy đủ các cung đường và tài liệu liên quan

TUYẾN NHA TRANG- TUY HÒA- QUY NHƠN- ĐÀ NẴNG- HỘI AN K/c khoảng 523km Đoạn 1: Nha Trang- Tuy Hòa - K/c: 119 km - QL 1C - Những địa phương đi qua: + Tỉnh Khánh Hòa: Thành phố Nha Trang Thị xã Ninh Hòa: xã Ninh Ích Huyện Vạn Ninh: thị trấn Vạn Giã Tu Bông + Tỉnh Phú Yên: Huyện Đồng Hòa: Xã Hòa Vinh, Thành phố Tuy Hòa Thôn Hảo Sơn - Nội dung thuyết minh trên tuyến: + Tỉnh Khánh Hòa: Tổng quan tỉnh Khánh Hòa, giới thiệu về yến sào, giới thiệu đặc sản nem nướng Ninh Hòa, dừa xiêm( Ninh Ích). + Tỉnh Phú Yên: tổng quan tỉnh Phú Yên, giới thiệu về hát bài chòi. - Điểm tham quan: Tháp Bà Ponagar, núi nhạn, gành đá Đĩa Đoạn 2: Tuy Hòa- Qui Nhơn - K/c: 110km - QL 1A, QL 1D. - Những địa phương đi qua: + Tỉnh Phú Yên: Thành phố Tuy Hòa, Huyện Tuy An: đèo Quán Cau, đèo Tam Giang, thị trấn Chí Thạch , thị xã Sông Cầu: ngã 3 Bình Phú + Tỉnh Bình Định: Thành phố Quy Nhơn. - Thuyết minh trên tuyến: Giới thiệu đầm Ô Loan, tổng quan tỉnh Bình Định, giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử, giới thiệu văn hóa Chăm. - Điểm tham quan: tháp Bánh Ít, thắng cảnh đồi Ghềnh Ráng, mộ Hàn Mặc Tử, suối khoáng Hội Vân Đoạn 3: Qui Nhơn- Quảng Ngãi - K/c: 171km - QL 1A - Những địa phương đi qua: • Tỉnh Bình Định: + Thị xã An Nhơn + Thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) + Thị trấn Phù Mỹ +Thị trấn Bình Dương + Thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn) +Thị trấn Tam Quan( huyện Hoài Nhơn) • Tỉnh Quảng Ngãi: + Huyện Đức Phổ + Huyện Mộ Đức + Huyện La Hà (Huyện Tư Nghĩa) • Thuyết minh trên tuyến: Tổng quan Tp. Quy Nhơn, giới thiệu về Tháp đôi, Chùa Sơn Long, giới thiệu Tx. An Nhơn, giới thiệu Đập Đá, giới thiệu thị trấn Bồng Sơn, tổng quan Tp. Quảng Ngãi, giới thiệu huyện Đức Phổ, giới thiệu huyện Mộ Đức. • Điểm tham quan : Chùa Long Khánh, Mộ thi nhân Hàn Mặc Tử, Gành Rá Tiên Sa, Bãi biển Sa Huỳnh. Đoạn 4: Quảng Ngãi – Tam Kỳ - K/c: 65km - QL 1A - Những địa phương đi qua: • Tỉnh Quảng Ngãi: + Huyện Sơn Tịnh + Thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) • Tỉnh Quảng Nam + Huyện Núi Thành + Tp. Tam kỳ • Thuyết minh trên tuyến: giới thiệu huyện Sơn Tịnh, giới thiệu Bình Sơn, tổng quan Tp. Tam kỳ. • Điểm tham quan: Núi Ấn Thiên và Sông Trà Khúc, di tích lịch sử Mĩ Sơn. Đoạn 5: Tam Kỳ - Hội An – Đà Nẵng • Khoảng cách: 66km • QL 1A • Những địa phương đi qua: • Tỉnh Quảng Nam: + Thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình) + Thị trấn Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn) + Tp. Hội An • Tp.Đà Nẵng • Thuyết minh trên tuyến: giới thiệu thị trấn Hà Lam, thị trấn Vĩnh Điện, tổng quan Tp.Hội An, tổng quan Tp.Đà Nẵng(Cảng thị Đà Nẵng, Cầu Sông Hàn) • Điểm tham quan: Tháp Chiên Đàn, Bãi biển Tam Thanh, chùa Cầu, Bãi biển Cửa Đại, Nhà cổ Hội An, Bảo tàng Hội An. NỘI DUNG THUYẾT MINH TRÊN TUYẾN Đoạn 1: Nha Trang- Tuy Hòa - Tỉnh Khánh Hòa: + Tổng quan tỉnh Khánh Hòa: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ .). Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km². Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra Biển Ðông. Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp nhưVân Phong, Nha Trang, Cam Ranh . với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người. Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. + Giới thiệu về yến sào: Hiếm có loài sinh vật nào như yến sào mà tên gọi của nó được nâng lên thành mỹ từ thuộc hàng trân quý trong nghệ thuật ẩm thực cung đình xưa. Cũng bởi tính quý hiếm và chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng cao, những bữa ăn có sự hiện diện của yến sào đã được hàn lâm hóa thành vương hiệu ẩm thực là yến tiệc, bữa tiệc chỉ dành cho các bậc vua chúa thời phong kiến ở Đông phương. Ngàn năm qua, yến sào vẫn giữ ngôi vị đặc biệt trong hàng “bát trân”, tức tám món ăn cung đình xa hoa và quý hiếm. Hơn cả một sản vật, yến sào như kết tinh của kỳ công mang tên loài chim hiền lành nhưng mạnh mẽ hòa cùng nắng gió đảo khơi để dâng tặng cho con người loại thực phẩm quý. Yến sào khởi nguyên là tổ của một loài chim yến (salanganes) có tên khoa học là Collocalia Fuciphaga, lông màu đen, thân nhỏ, mỏ ngắn, rộng, nặng khoảng 12-20gr. Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các hải đảo và trong các nhà gần dân cư. Chim yến phân bố đều tại các nước : Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Mang hình chiếc bát xinh xắn đính một cách ngoạn mục vào thành hang đá trên các hòn đảo giữa đại dương và các thanh gỗ trong nhà, mỗi tổ yến được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau. Đặc biệt chỉ hấp thu các loài côn trùng nhỏ bay trên không và nước hơi sương tinh khiết, đến lượt mình, chim yến đã hoàn nguyên lại cho tự nhiên bằng những tổ chim hàm chứa giá trị sánh như ngọc báu. Từ tổ yến tự nhiên, các viên ngự trù thời phong kiến xưa và các chuyên gia khai thác yến ngày nay đã góp phần tạo nên những món cao lương mỹ vị xứng tầm phong cách đỉnh cao của người thưởng thức. Tổ yến được thu hoạch là tổ yến trắng và tổ yến đen nhưng chỉ có tổ yến trắng , tổ yến đỏ, tổ yến hồng và tổ yến tím là có giá trị nhất. Các kết quả khảo cứu hiện nay cho thấy, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine… Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào được cho là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng tiêu hóa, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chống lão hóa, tăng tuổi thọ và mang lại sự tươi trẻ dài lâu. Nếu xưa kia, yến sào là thứ sản vật dùng để cống vua chúa thì ngày nay đây là món quà tặng đặc biệt dành cho những người sành điệu, biết thụ hưởng cuộc sống. Khi dùng món yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, bạn sẽ cảm thấy tự hào vì đã được trải nghiệm một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật. Với yến sào, bạn sẽ nâng tầm một buổi chiêu đãi khách thông thường thành tiệc chiêu đãi xa hoa và kiểu cách. + Giới thiệu đặc sản nem nướng Ninh Hòa: Mọi người biết đến Ninh Hòa, Khánh Hòa bởi món nem chua. Nhưng co ́ một món nem khác chẳng chua tí nào nhưng thuộc vào hàng danh thực, trở thành món ăn không thể thiếu đối với người dân Khánh Hòa cũng như khách du lịch đến với thành phố biển đó là nem nướng. Món nướng ngọt thơm kết hợp nước chấm và rau ăn kèm phong phú, nem Ninh Hoà mang đặc trưng rất riêng của loại thịt heo đất đỏ nổi tiếng. Thực ra chỉ mới chừng 20 năm trở lại đây, khi món nem nướng mộc mạc của một vùng quê yên bình vượt trên 30km chinh Nam và du nhập vào thành phố Nha Trang, thì món nem này đã sớm lọt vào tầm ngắm của khách du lịch, trở thành món đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Cũng do Nha Trang đã trở thành vùng đất lành để món nem nướng Ninh Hòa hội nhập và phát triển, đã có người ngộ nhận khi lầm tưởng món này có xuất xứ từ Nha Trang và đã gọi nó bằng cái tên “nem nướng Nha Trang”. Du khách thưởng thức món nem nướng tại Ninh Hòa hay Nha Trang đều không cảm thấy khác biệt bởi cách thức chế biến, pha chế nước chắm hay các phụ gia đều tuân thủ công thức lưu truyền của người Ninh Hòa từ hàng chục năm trước. Nguyên liệu chính để làm món nem là thịt heo nhưng người Ninh Hòa có cách chọn lựa và chế biến riêng khá cẩn trọng để hương vị nem Ninh Hòa không lẫn với bất kỳ loại nem của địa phương nào khác. Một trong những yếu tố làm nên món nem Ninh Hòa là giống heo địa phương rất nổi tiếng “Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ” được nhắc đến trong tục ngữ Việt Nam. Thịt phải là phần nạc ròng ở hai bắp đùi của heo vừa xả thịt còn nóng ấm, đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, trộn thêm ít mỡ phần và da heo thái hạt lựu rồi ướp với gia vị gồm đường, muối, tỏi, tiêu, hương liệu… Tiếp đến là khâu định hình, hỗn hợp sẽ được vo thành viên xiên vào đủa hoặc quấn quanh chiếc đủa để tiện nướng trên than hồng, giúp thành phẩm được chín đều từ mọi phía. Nem nướng Ninh Hòa khác với nem ở những vùng miền khác còn ở chỗ trong thành phần có thêm “ống” bánh tráng chiên giòn. Bánh tráng đặc sản ở các làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa được cuốn nhỏ, bỏ vào chảo dầu cho phồng lên làm thành chất xúc tác, khi nhai tạo ra những âm thanh rổn rảng vui tai kích thích tính thèm ăn. Một nét độc đáo khác ở nem nướng Ninh Hòa là nước chắm, được pha chế khá cầu kỳ gồm thịt nạc băm, nước mắm nhĩ pha loãng, tương, đậu phộng rang giã nhuyễn, tỏi, ớt, đường, muối… làm thành một dung dịch hơi sền sệt, có vị ngòn ngọt rất hấp dẫn. Góp phần vào thành công của món nem nướng Ninh Hòa phải kể đến rau sống, tuy không đòi hỏi quá khắt khe nhưng cũng phải hội đủ mùi vị cay, đắng, thơm, chua, chát… Tùy theo mùa mà rau có thể là dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà-lách, dưa leo, chuối chát, khế (hoặc xoài sống)… và nhiều loại rau rừng chỉ có ở miền Trung. Trên địa bàn Nha Trang hiện nay, nem nướng Ninh Hòa có mặt ở khắp nơi, tập trung nhất là ở các đường Lê Lợi (nơi có quán nem đầu tiên mang tên ông chủ Đặng Văn Quyên), Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Lê Thành Phương, Trần Đường… nhưng được chiếu cố nhiều là hai quán Đặng Văn Quyên và Ngọc Tiên. Có dịp ngang qua những nơi này, nghe thoang thoảng mùi thơm ngào ngạt từ sau những làn khói tỏa bay nghi ngút, du khách khó lòng từ chối lời mời gọi từ món nem nướng Ninh Hòa đầy quyến rũ. Để thưởng thức món nem nướng, bạn không phải bận tâm về giá cả bởi đây là món ăn của quảng đại quần chúng. Nếu trước đây vài ba năm một suất chỉ chừng 20.000Đ thì ngày nay trong thời bão giá, mức giá cũng chỉ đến 30.000Đ là cùng. + Thuyết minh về cây dừa xiêm: Hiện nay ở xã Ninh Ích đang phát triển mô hình trồng dừa xiêm bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã. Dừa xiêm có nhiều loại, như dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục…Dừa xiêm mang hương vị đậm đà tinh khiết, bổ dưỡng, dừa xiêm dần trở thành cây đặc trưng thu hút nhiều hộ dân chọn trồng. Người trồng dừa xiêm với mục đích lấy nước uống, nước dừa thanh, ngọt và đặc biệt không chua khi hái đúng độ tuổi thu hoạch của nó. Dừa được trồng sau khoảng 2,5 đến 3 năm thì cho hoa. Năng suất bình quân khoảng 140 đến 150 trái cho một cây vào một năm, trái vỏ mỏng, trung bình một trái chứa khoảng 250-350ml nước trên một trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. - Tỉnh Phú Yên: + Tổng quan tỉnh Phú Yên: Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có diện tích tự nhiên 5.060km2, dân số năm 2009 là 852,231 người. Phú Yên có 9 đơn vị hành chính gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Thành phố Tuy Hoà là tỉnh lỵ, và cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi. Tỉnh nằm giữa 2 đèo lớn của đất nước là đèo Cả và đèo Cù Mông, trên trục giao thông chính - quốc lộ I Bắc-Nam, quốc lộ 25 Đông – Tây với mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy nối với cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa rất thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, du lịch trong nước và quốc tế. Với bờ biển dài gần 190km và nhiều danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng như đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Vũng Lắm, bãi Tiên, bãi Bàng, bãi Tràm, bãi Bàu, Phú Yên được biết đến như vùng đất của du lịch cấp Quốc gia. Đặc biệt, tỉnh có di tích lịch sử Vũng Rô hào hùng - nơi tiếp nhận những chuyến tàu không số chống quân xâm lược, và gành Đá Đĩa - một danh thắng thiên nhiên cực kỳ độc đáo. Vùng lãnh hải Phú Yên rộng trên 6900 km2 có trữ lượng hải sản lớn, với nhiều loại đặc sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao tạo cho Phú Yên những tiềm năng và điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế biển và du lịch. Phú Yên có nguồn tài nguyên đất đai và lao động dồi dào. Con người Phú yên thông minh, cần cù và sáng tạo với đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật ngày càng phát triển trong những năm qua là những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng GDP bình quân của Phú Yên đạt gần 12.3%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ xấp xỉ 6,3 triệu đồng năm 2005 lên 15,8 triệu đồng năm 2010. Nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2010 được giải ngân với tỷ lệ cao nhất trong những năm gần đây. Tỉnh cũng tổ chức đăng cai thành công sự kiện kỷ niệm 400 năm Phú Yên gắn với năm du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ năm 2011. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và mở rộng đầu tư đầu tư trên nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, từ nay đến năm 2020, tỉnh Phú Yên đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh cam kết thể hiện tinh thân trách nhiệm và hợp tác đối với mọi nhà đầu tư, luôn luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, tiếp tục tiến trình cải cách thủ tục hành chính và giải quyết các khó khăn vướng mắc để các dự án đầu tư vào tỉnh được triển khai thuận lợi. + Giới thiệu thể loại âm nhạc bài chòi : Bài chòi là một loại hình dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Trung bộ từ những năm trước Cách mạng tháng Tám (1945), về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch vào những năm 30 của thế kỷ 20. Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, khắp miền quê, hội bài chòi được tổ chức trong khoảng thời gian dựng nêu (từ 30 tháng chạp đến mồng 7 Tết). Đôi khi cuộc chơi kéo dài đến rằm tháng giêng âm lịch (từ Tết Nguyên Đán đến Tết Thượng Nguyên). Hô Bài Chòi là một bộ môn văn hóa dân gian lâu đời, phát triển và dính liền cùng với những thăng trầm của lịch sử. Người dân miền Trung bắt đầu từ Quảng Bình, đi dần vào miền sông Hương núi Ngự kéo dài mãi tận Phan Thiết. Đi đến đâu loại hình văn hóa này đều được công chúng hồn nhiên tham gia và được nâng cao qua tài năng ứng đối của nhiều đời nghệ nhân qua vai trò của anh Hiệu (người hô bài hát). Theo nhiều nhà nghiên cứu, chính từ trò chơi bài chòi mà ca kịch bài chòi ra đời. Đầu tiên các nghệ nhân ngồi trên chiếu trải dưới đất còn người nghe đứng xung quanh, nhưng về sau các nghệ nhân ngồi trên một giàn gỗ dựng cao (nên người trong giới thường nói rằng bài chòi đã từ đất lên giàn “Bài bản và làn điệu của ca kịch bài chòi gồm: các điệu hát ru, điệu lý thương nhau, lý tang tình, khoan hỡi hò khoan (Quảng Nam - Đà Nẵng), nói lía, chèo thuyền (Quảng Trị), hò mái nhì (Thừa Thiên). Lời hát là những bài thơ bốn chữ theo điệu vè và nhiều nhất là thơ lục bát, không có nét nhạc cố định mà tùy theo thanh giọng của câu thơ. Có ba điệu chánh là Xuân Nữ, Nam Xuân (hay cổ bản, gần hơi bắc của nhạc tài tử) và xàng xê (gần với hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc tài tử). Đánh bài chòi là một trò chơi dân gian giải trí mang tính chất văn chương bình dân. Người ta đánh bài chòi để thử thời vận hên xui dịp đầu năm, chứ không tính ăn thua đỏ đen. Dần dần, bài chòi đã phát triển đi lên thành một nghệ thuật quần chúng. Từ một nghệ nhân ban đầu là “Anh Hiệu” đóng đủ mọi vai khi bài chòi có tính cách tự sự, về sau xuất hiện nhiều nghệ nhân và hình thành một sân khấu hẳn hoi như sân khấu tuồng truyền thống. Những làn điệu dân ca đã tiến xa với những tuồng tích hoàn chỉnh như: Lâm Sanh – Xuân Nương, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh – Lý Thông. Về tiết tấu, chỉ có nhịp đôi đều đặn hay nhịp ba bỏ một nhịp, nhưng cũng có thể biến tấu. Nhạc cụ phụ họa lúc đầu chỉ có đàn nhị và sanh sứa (là hai mảnh tre chuốt nhọn hai đầu cầm trong một tay, âm thanh chạm vào nhau nghe như tiếng ve kêu), sau thêm đàn nguyệt, ống sáo và song tiền. Động tác trên sân khấu áp dụng các điệu múa sắc bùa, lục cúng, bát dạo. Ngôn ngữ bình dân trong hô bài chòi có thể bày tỏ tình cảm trai gái lứa đôi, ve vãn, phê phán những thói hư tật xấu, nói chuyện thời tiết mùa màng, chuyện chính sự, phụ sự . Bài chòi còn cả gan “sờ tận gáy” các quan phụ mẫu thời xưa . nghĩa là nó không tha bất kỳ việc gì trên đời này. Trong khi đó, tại các sân hò (hò khoan, hò giã gạo, hò kéo vải .) chỉ thấy một kiểu thức huê tình, phong tình mà thôi. Điểm độc đáo của ca kịch bài chòi là một diễn viên có thể thủ một lúc nhiều vai, cùng với vài nhạc cụ thô sơ phụ họa mà đủ sức lôi cuốn khán thính giả thích thú theo dõi (Cách biểu diễn này ở châu Á chỉ có thể loại Pansori của Triều Tiên với một diễn viên thủ nhiều vai cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, được sự phụ họa của một trống puk. Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của miền Trung. Bài chòi được phổ biến và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhân dân lao động. Vào mỗi dịp lễ Tết, ở vùng nông thôn rất phổ biến trò chơi này. Bài chòi có hình thức chơi tương tự như chơi lô tô với 32 tấm thẻ bài và không gian chơi diễn ra trong chín chiếc chòi làm bằng tre lợp tranh thường được tổ chức vào ngày mồng 1 Tết đến ngày khai hạ mồng 7. Ban đầu, trò chơi chỉ mang tính chất gia đình, về sau cứ mỗi độ xuân về, người ta dựng những chòi cao trên bãi đất trống thu hút khách thập phương đến tham gia…. Chính vì tính dân dã, mộc mạc và vui nhộn nên trò chơi dân gian này thu hút rất nhiều người tham gia và xem; đông nhất là những người già, phụ nữ và trẻ em. Họ đắm mình trong những làn điệu dân ca quen thuộc, thả hồn theo những câu hò, điệu hát mộc mạc, dân dã; Đồng thời cũng muốn tìm được sự may mắn đầu năm. Cái thú vị của trò chơi bài chòi không những mang tính bài bạc đơn thuần mà ý nghĩa của nó còn vươn xa hơn loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian: là nơi trổ tài vừa biểu diễn, vừa hát hò, đối đáp; là nơi gặp gỡ của bà con làng trên xóm dưới . và còn đặc biệt vào dịp đầu xuân đây còn là nơi nam thanh, nữ tú đến gặp gỡ, tìm hiểu, trao duyên. Đoạn 2: Tuy Hòa- Quy Nhơn + Giới thiệu đầm Ô Loan: Đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau, cách thành phố Tuy Hoà 22km. Đây là một địa danh gắn với phong trào Cần Vương của tỉnh Phú Yên. Đầm Ô Loan rộng khoảng 1.200 ha. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, Ô Loan giống như con phượng đang xòe cánh, còn trên bản đồ, Ô Loan giống như con thiên nga đang thong thả bay. Phía tây đầm Ô Loan là những quả đồi nhỏ nằm san sát nhau. Phía đông là mả Cao Biền. Dân gian cho rằng trên đường đi ếm hại nhân tài nước Nam , Cao Biền đã bị trời chôn tại đây. Cao Biền chết tại Đồng Môn Trên Sơn dưới Thủy, trời chôn Cao Biền. Thật ra, đây không phải là mả mà là một cồn cát. Tuy nằm sát biển, sóng gió vô chừng nhưng nhờ có một luồng gió xoáy mang cát bồi đắp, nên không khi nào mả bị sụp xuống thấp. Ô Loan là một đầm nước lợ, gần như nằm trọn trong đất liền, có món đặc sản là sò huyết. Dưới thời phong kiến, các quan lại khi về Phú Yên thường ra đầm Ô Loan thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức món sò huyết. Món đặc sản khác ở Ô Loan là hàu. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) nhà thơ nổi tiếng sành ăn đã từng đi khắp nước, ăn khắp nơi, đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ cũng khen rằng: “Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Hàu sống dựa vào các tảng đá ngập mặn, có cạnh rất sắc. Hàu dùng để nấu cháo, nấu canh, xào, nhưng ngon và hấp dẫn nhất là món hàu tái hoặc hàu trộn với đậu phụng và cà chua. Món ngon vật lạ ở Ô Loan còn có cua đế, còn gọi là huỳnh đế hay hoàng đế. Mai cua hoàng đế màu đỏ hoặc vàng đậm, ngay khi cua còn sống ở dưới nước, đằng sau có một chùm lông vàng, ngắn. Đặc biệt, loài cua này không bò ngang mà bò tới, vì càng và que đều mọc ở đằng trước đầu. Ngoài ra, Ô Loan còn có tôm rằn, tôm bạc, mực, sứa, rau câu, điệp.Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng. Phong cảnh non xanh nước biếc của Ô Loan là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ sáng tác. Nhà thơ Nguyễn Mỹ viết: Biển vào Ô Loan nằm ngủ thiếp Sò huyết sinh trong đáy giếng mờ xanh. Thi sĩ Xuân Diệu đã viết bài thơ đầm Ô Loan: Đầm Ô Loan, đầm Ô Loan. Nước trời cùng với mây liên hoàn Mặt đầm, đôi cánh chim loan mở Khí mát lan bay sắc đẹp tràn Cao thấp đồi quanh gấm dựng lên Lục thêu cùng biếc với xanh lam Sắn khoai sức tốt phây phây lượn Mía bắp trông xa một sắc liền Hàng năm đến ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, lễ hội cầu ngư của ngư dân vùng đầm Ô Loan được tổ chức. Hàng vạn người từ khắp nơi về tham dự. Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian truyền thống Phú Yên. Đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia. + Tổng quan tỉnh Bình Định: Bình Định là tỉnh thuộc vùng văn hóa Nam Trung Bộ và là một trong bảy tỉnh thuộc Vùng duyên hải miền Trung. Cùng với Đà Nẵng và Huế, Bình Định là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.050km2, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông tiếp cận với biển Đông, cách Hà Nội 1.065km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km về phía nam. Nằm ở trung tâm của trục bắc - nam, Bình Định là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và quốc lộ 19). Về đơn vị hành chính, tỉnh Bình Định gồm 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh (Quy Nhơn) và 10 huyện (An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước). Trong các cư dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh thì ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có các dân tộc khác nhưng chỉ với tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là người Chăm, Ba Na và Hrê. Bình Định còn được thiên nhiên ưu đãi một bờ biển dài 134km, với nhiều cửa biển: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Hệ sinh thái biển Bình Định thích hợp cho nhiều loại hải sản có giá trị cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Bình Định có một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, hội tụ đầy đủ núi, sông, biển, đầm, hồ, hải đảo, đồng ruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nghệ thuật tuồng, là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, là kinh đô của vương quốc Champa ngày xưa, giờ đây vẫn còn để lại nhiều di tích lịch sử văn hóa (LSVH) với hệ thống tháp Chàm được đánh giá vào loại đẹp nhất của Việt Nam. + Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử: Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, các bút hiệu của ông: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị. Về bút danh Hàn Mặc Tử nguyên trước là Hàn Mạc Tử, có nghĩa là bức rèm lạnh. Người bạn thơ là Quách Tấn dí dỏm bảo ông: “Đã có rèm thì thêm bóng nguyệt vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng!” Ông hiểu ra, thêm dấu ngữa trên chữ A, Hàn Mạc hoá ra “Hàn Mặc” và Hàn Mặc Tử có nghĩa là Chàng Bút Mực. Còn bút hiệu Lệ Thanh là ghép chữ đầu của nơi sinh là Lệ Mỹ và chữ đầu của chánh quán: Thanh Tân. Ông làm việc ở sở Đạc điền Quy Nhơn (1932), thỉnh thoảng gởi thơ đăng ở tuần báo Phụ nữ Tân văn trong Nam, ký tắt với bút hiệu P.T. Quy Nhơn. Đầu năm 1935, ông xin thôi việc, rồi vào Sài Gòn, phụ trách trang văn chương ở các báo Sài Gòn, Công Luận, Tân Thời, Trong khuê phòng. khi ấy, ông gặp Mộng Cầm ở Phan Thiết. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người. . An • Tp .Đà Nẵng • Thuyết minh trên tuyến: giới thiệu thị trấn Hà Lam, thị trấn Vĩnh Điện, tổng quan Tp.Hội An, tổng quan Tp .Đà Nẵng( Cảng thị Đà Nẵng, Cầu. đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước. - Tp .Đà Nẵng + Tổng quan Tp .Đà Nẵng: Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố

Ngày đăng: 24/09/2013, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan