1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải bai toan markowitz

26 295 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

giải bai toan markowitz

Giải bài toán Markowitz - tối ưu hóa danh mục đầu tư 3.1. Tổng quan về bài toán Markowitz Quy hoạch toàn phương có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Một ứng dụng điển hình đó là bài toán Markowitz. Harrry Markowitz là nhà toán học và nhà kinh tế học, ông đã nghiên cứu quá trình đầu tư trong kinh tế và đề xuất lên bài toán Markowitz về tối ưu hóa danh mục đầu tư. Với công trình này ông đã đạt giải Nobel về kinh tế. Bài toán này được mô hình hóa dưới dạng quy hoạch toàn phương, thông qua việc giải bài toán các nhà đầu tư sẽ có thêm phương hướng để lựa chọn danh mục đầu tư của mình. Để hiểu được bài toán này, trước hết chúng ta cần có một chút kiến thức về lĩnh vực kinh tế [2]. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu một vài khái niệm và các đại lượng ngẫu nhiên có tính quy luật trong kinh tế: + Lợi suất đầu tư vào một tài sản Lợi suất đầu tư trên một tài sản tài chính là thu nhập mà tài sản này mang lại và sự tăng vốn (tăng giá trị tài sản) của chính tài sản đó. Như vậy lợi suất tăng vốn bao gồm cả hiệu suất sinh lợi do thu nhập từ tài sản mang lại và giá trị vốn tăng thêm so với giá mua ban đầu của tài sản. Công thức đánh giá lợi suất của một tài sản là:              Trong đó: - R t là lợi suất của tài sản đầu tư trong thời kỳ t. - D t là thu nhập từ tài sản mà nhà đầu tư nhận được trong thời kỳ t. - P t là giá trị của tài sản ở cuối kỳ t. - P t −1 là giá trị của tài sản ở cuối kỳ t − 1. Công thức trên cũng được dùng để đánh giá hiệu quả của các tài sản đầu tư trong quá khứ. Để đánh giá hiệu quả đầu tư trong tương lai nhà đầu tư phải tính đến sự không chắc chắn của lợi suất. Công thức tính lợi suất kỳ vọng: E (R) = n i = 1 P i R i chính là công thức để đánh giá hiệu quả đầu tư mong đợi về một tài sản cá biệt. Nếu nhà đầu tư tin rằng tương lai chắc chắn thu được các lợi suất mong đợi hoặc nếu các quan sát trong quá khứ có thời gian đủ dài để bộc lộ đầy đủ xu hướng thì có thể đánh giá lợi suất kỳ vọng bằng trung bình cộng của các lợi suất thực hiện trong N thời kỳ, tương đương với: 1 E (R) = N N R t t = 1 + Lợi suất của một danh mục đầu tư Công thức trên để đánh giá hiệu quả của một tài sản. Nếu nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào một tài sản mà đầu tư vào nhiều loại tài sản thì phải có những phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư cho một danh mục tài sản. Một danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau. Mỗi loại chứng khoán lại có lợi suất đầu tư riêng. Vì thế lợi suất ước tính của một danh mục đầu tư chứng khoán là bình quân của lợi suất thu được từ mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư đó. Công thức tính: E (r p ) = w 1 E (r 1 ) + w 2 E (r 2 ) + · · · + w n E (r n ) = n i = 1 w i E ( r i ) Trong đó w 1 , w 2 , . . . , w n là tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại tài sản, E (r i ) là lợi suất đầu tư tương ứng. + Rủi ro danh mục đầu tư Rủi ro của từng chứng khoán là sự biến thiên của kết quả đó từ một nguyên nhân ban đầu, được l ượ ng hóa bằng độ lệch chuẩn của lợi suất thu được. Cũng giống như từng chứng khoán riêng lẻ, rủi ro tổng thể của danh mục chứng khoán là khả năng biến động trong tương lai về kết quả thu được từ danh mục đầu tư. Vì thế khi phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán nguời ta phải quan tâm đến rủi ro của cả danh mục chứ không phải rủi ro của một loại chứng khoán nào. 22 Trong một danh mục đầu tư mỗi loại chứng khoán có mức rủi ro khác nhau. Vì thế đa dạng hóa đầu tư (không bỏ tất cả trứng vào một rổ) trở thành một nguyên tắc trong đầu tư chứng khoán và là giải pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho toàn danh mục. Thực tế cũng chứng minh rằng, nhiều khi bổ sung vào một danh mục đầu tư các chứng khoán có tính rủi ro lại là yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro cho toàn danh mục đầu tư. Bởi vì một khi danh mục đầu tư có nhiều loại chứng khoán khác nhau thì giữa chúng sẽ có tác động tương tác, bù trừ rủi ro lẫn nhau và tạo ra một kết quả đầu tư chung cho toàn danh mục. Để xác định hệ số rủi ro giữa hai chứng khoán và giữa chứng khoán với từng danh mục người ta cần xem xét hệ số covariance (tích sai - đồng phương sai) và hệ số tương quan (correlation coefficient) của danh mục đầu tư. Công thức tính hệ số covariance giữa hai chứng khoán như sau: Cov ( r a , r b ) = A,B = P i [r a − E ( r a ) ][ r b − E ( r b ) ] Công thức covariance chỉ cho thấy mối tương tác giữa hai chứng khoán cùng chiều hay ngược chiều mà chưa chỉ ra mức độ biến động của chúng. Để định lượng mức độ biến động này ta sử dụng đến hệ số tương quan để giới hạn covariance trong khoảng từ −1 đến +1, công thức tính: Cor ( r a , r b ) = Cov ( r a , r b ) / a b + Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại Những người theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng thị trường chứng khoán là một thị trường hiệu quả, có nghĩa là giá cả chứng khoán phản ứng tức thì với hầu hết các thông tin về đầu tư nên không nhà phân tích nào được coi là sáng suốt trên khía cạnh tổng thể của thị trường. Trọng tâm chính của nhà quản lý danh mục đầu tư là lựa chọn một tập hợp các khoản mục đầu tư có thể mang lại cho nhà đầu tư thu nhập mong đợi cao nhất theo từng mức rủi ro nhất định. Ta vừa xem xét một vài khái niệm về lĩnh vực kinh tế, Markowitz dựa vào các lý thuyết trên và đưa ra mô hình Markowitz [5] về cách lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả nhất. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu mô hình[10] này trong sự tác động giữa các biến ngẫu nhiên. 3.1.1. Phát biểu bài toán Markowitz cơ bản và các tính chất Mục tiêu của bài toán Markowitz là tìm tỷ trọng của các chứng khoán trong danh mục đầu tư sao cho giảm tới mức tối thiểu phương sai (rủi ro) của toàn 23 danh mục mà đạt được một mức thu nhập nhất định. Giải bài toán với các mức thu nhập mục tiêu nguời ta xác định được một tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả. Từ đây nhà đầu tư có thêm một phương hướng đầu tư dựa trên quan điểm của mình về việc đánh đổi thu nhập và rủi ro. Trong phần này bài toán chỉ tập trung vào mô tả kỹ bài toán trong sự tác động của các biến ngẫu nhiên, các tính chất cơ bản nhất. Phát biểu bài toán: Min : rủi ro của toàn danh mục đầu tư Thỏa mãn: • giá trị kỳ vọng lợi nhuận trả về hay lợi nhuận ước tính của toàn danh mục đầu tư phải lớn hơn mức tối thiểu (mức mục tiêu đề ra) cho phép. • các tỷ trọng đầu tư ứng với từng chứng khoán: các tỷ trọng này phải không âm và có tổng bằng 1. Các ký hiệu sử dụng: Chỉ số j : chỉ mục đầu tư thứ j (hay chứng khoán j) Các tham số: • R j lợi nhuận trả về của chứng khoán j (biến ngẫu nhiên) • m j giá trị lợi nhuận kỳ vọng của biến ngẫu nhiên R j • M giá trị lợi nhuận tối thiểu (giá trị mục tiêu đề ra) của toàn danh mục đầu tư trả về. Biến: x j tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán j. Mô hình toán học: min Var[ j R j x j ] Thỏa mãn: j m j x j ≥ M j x j = 1 x j ≥ 0  j (3.1) . Giải bài toán Markowitz - tối ưu hóa danh mục đầu tư 3.1. Tổng quan về bài toán Markowitz Quy hoạch toàn phương có rất. bài toán Markowitz. Harrry Markowitz là nhà toán học và nhà kinh tế học, ông đã nghiên cứu quá trình đầu tư trong kinh tế và đề xuất lên bài toán Markowitz

Ngày đăng: 23/09/2013, 12:35

Xem thêm: giải bai toan markowitz

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Đường cong hiệu quả của danh mục đầu tư và các tiệm cận  -  giải bai toan markowitz
Hình 3.1 Đường cong hiệu quả của danh mục đầu tư và các tiệm cận (Trang 26)
Hình 3.2: Đường cong hiệu quả và đường phân bổ vốn -  giải bai toan markowitz
Hình 3.2 Đường cong hiệu quả và đường phân bổ vốn (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w