Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12 Tuần: 09 Ngày soạn: 03/10/2009 TPP: 13 Ngày dạy: …/10/2009 Bài13. ẢNH HƯỞNGCỦAMÔITRƯỜNGLÊNSỰBIỂUHIỆNCỦA GEN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua tiết này học sinh phải - Nêu ra được mối quan hệ giữa KG và môitrường trong việc hình thành kiểu hình. - Trình bày được thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học: quan sát thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu 3. Thái độ: thấy được mối qua hệ giữa kiểu gen, môitrường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật rút ra ý nghĩa củamối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống. II. Chuẩn bị của Thầy và Trò: - Tranh vẽ H13 sgk. - Phiếu học tập. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen trên NST X quy định? - Làm thế nào dể biết được 1 bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST X hay do gen trên NST thường quy định? 3. Bài mới: (30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Học sinh đọc mục I sgk và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Nêu mqhệ giữa gen và tính trạng? - Sựbiểuhiện ra tính trạng củagen có chịu tác động của các yếu tố nào không? cho ví dụ minh họa. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự tương tác giữa kiểugen và môi trường: Hs đọc mục II sgk, thảo luận và nhận xét về sự hình thành tính trạng màu lông của thỏ: - Biểuhiện màu lông thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? (Chú ý vai trò của KG và MT) - Nhiệt độ cao có ảnhhưởng đến sựbiểuhiệncủagen tổng hợp mêlanin ntn? - Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểuhiệncủa KG phụ thuộc vào môi trường? (Ví dụ cây mũi mác có cùng KG nhưng sống trong 3 môitrường khác nhau cho ra 3 loại kiểu hình khác nhau). Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG: Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng. Quá trình biểuhiệncủagen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môitrường bên trong cũng như bên ngoài chi phối. II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂUGEN VÀ MÔI TRƯỜNG: * Ví dụ 1: Thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. → Giải thích: Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho lông đen. * Ví dụ 2: Các cây hoa cẩm tú cầu trồng trong môitrường đất có độ pH khác nhau cho màu hoa có độ đậm nhạt khác nhau giữa tím và đỏ. * Ví dụ 3: Ở người bệnh phêninkêtô niệu làm thiểu năng trí tuệ và hàng loạt những rối loạn khác. → Nguyên nhân do 1 gen lặn trên NST thường quy định gây rối loạn chuyển hoá axit amin Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12 trò của KG và ảnh hưởngcủamôitrường đến sự hình thành tính trạng ntn? Hoạt động 3: Tìm hiểu về mức phản ứng củakiểu gen: HS đọc mục III, thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối qua hệ giữa 1 KG với các MT khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau Vậy mức phản ứng là gì? Ví dụ minh hoạ. Mức phản ứng được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại như thế nào? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? Hãy chứng minh. ( vd: ở gà - Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng - Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng - Nuôi rất tốt : 3kg, lông vàng - Nuôi không tốt: 1kg → chế độ dinh dưỡng ảnhhưởng lớn đến P nhưng ít ảnhhưởng đến màu lông) Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng của một KG hay không? Vì sao? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định mức phản ứng của một KG HS thảo luận và trả lời câu lệch sgk? (vì khi đkiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng do cùng 1 KG có mpứng giống nhau) Trong sản xuất chăn nuôi muốn nâng cao năng suất cần phải làm gì? (mqh giữa các yếu tố giống, kthuật canh tác và nsuất thu được) Thế nào là mền dẻo về kiểu hình? Quan sát tranh hình 13 sgk thảo luận: - Hình vẽ thể hiện điều gì? (thể hiện mpứng của 2 KG khác nhau trong cùng 1 đkiện MT) - Nhận xét về chiều cao cây của 2 kiểugen trong mỗi độ cao nước biển? - Vậy mức độ mềm dẻo phụ thuộc vào yếu tố nào? (KG) => Sự mềm dẻo về KH củamỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật? => Con người có thể lợi dụng k/n mềm dẻo về KH của vn, ct trong sản xuất chăn nuôi ntn? phêninnalanin. III. MỨC PHẢN ỨNG CỦAKIỂU GEN: 1. Khái niệm Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểugen tương ứng với các môitrường khác nhau gọi là mức phản ứng củakiểu gen. Ví dụ: Con tắc kè hoa - Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây - Trên đá: màu hoa rêu của đá - Trên thân cây: da màu hoa nâu 2. Đặc điểm: - Mỗikiểugen có mức phản ứng khác nhau trong các môitrường sống khác nhau - Kiểugen có hệ số di truyền thấp → tính trạng có mức phản ứng rộng; thường là các tính trạng số lượng (năng suất, sản lượng trứng .) - Kiểugen có hệ số di truyền cao → tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là các tính trạng chất lượng (Tỷ lệ P trong sữa hay trong gạo .) 3.Phương pháp xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể sv có cùng 1 KG, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác định MPU bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng. 4. Sự mềm dẻo về kiểu hình: Hiện tượng một kiểugen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môitrường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình. - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi củamôi trường. - Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG. - Mỗikiểugen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định 4. Củng cố: (5’) (Giáo viên phát phiếu TNKQ cho học sinh hoặc dùng bảng phụ ghi câu hỏi TNKQ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1. ADN ngoài nhân có ở những bào quan Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12 A. plasmit, lạp thể, ti thể.* B. nhân con, trung thể. C. ribôxom, lưới nội chất. D. lưới ngoại chất, lyzôxom. Câu 2. Khi nghiên cứu di truyền qua tế bào chất, kết luận rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là A. nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền. B. cơ thể mẹ có vai trò quyết định các tính trạng của cơ thể con. C. phát hiện được tính trạng đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất.* D. tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền. Câu 3. Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền A. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn. B. tương tác gen, phân ly độc lập. C. liên kết gen trên NST thường và trên NST giới tính hay di truền qua tế bào chất.* D. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập. Câu 4. Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên NST thường. B. nằm trên NST giới tính. C. nằm ở ngoài nhân.* D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. Câu 5. Những ảnhhưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể có thể tạo ra biến dị A. không di truyền. B. tổ hợp. C. đột biến. D. di truyền. Câu 6. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. sự tương tác giữa kiểugen với môi trường.* B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái. C. quá trình phát sinh đột biến. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp. Câu 7. Mức phản ứng là A. khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi củamôi trường. B. mức độ biểuhiệnkiểu hình trước những điều kiện môitrường khác nhau. C. giới hạn thường biến của một kiểugen hay nhóm gen trước môitrường khác nhau.* D. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi củamôi trường. Câu 8. Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là A. điều kiện môi trường. B. thời kỳ sinh trưởng. C. kiểugencủa cơ thể.* D. thời kỳ phát triển. 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2’) - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài. - Chuẩn bị nguyên liệu cho tiết thực hành. V. Rút kinh nghiệm: Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Sinh học . Trường THPT Ngọc Hồi Sinh học 12 Tuần: 09 Ngày soạn: 03/10/2009 TPP: 13 Ngày dạy: …/10/2009 Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN. . của môi trường. B. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. C. giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi