1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de hoc sinh gioi

10 317 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

.Phòng GD-ĐT Hải Lăng ĐỀ THI HỌC KỲ I Trường THCS Hải Vĩnh Môn : Sinh học 7 GV: NGUYỄN THỊ ÁI DIỄM Thời gian: 45 phút I. Phần câu hỏi: Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh. Hãy kể tên một số đại diện (2đ) Câu 2: Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện. (2đ) Câu 3: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.(2đ) Câu 4: Trình bày đặc điểm của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.(2đ) Câu 5: Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào?.Nêu lợi ích của giun đất đối với trồng trọt. (2đ) II. Phần đáp án: Câu 1(2đ ): Đặc điểm chung của ĐVNS (1,5đ) + Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ một tế bào nhưng đảm nhận chức năng của một cơ thể sống (0,5đ) + Hình thức sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi.(0,5đ) + Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi (0,25đ) + Sống tự do hoặc kí sinh. (0,25) • Kể tên: 5 đại diện (0,5đ). Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét . Câu 2: (2đ) Tập tính thích nghi với lối sống của nhện. + Chăng lưới bắt mồi dùng tơ để di chuyển và bắt mồi (1đ) + Tập tính thích nghi với việc bắt mồi sống, tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi. Để chờ một thời gian cho phần thịt của con mồi dưới tác động của enzim tạo thành chất lỏng, nhện mới hút dịch lỏng đó để sinh sống. (1đ) Câu 3: (2đ) Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung + Cơ thể có 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng.(0,5đ) + Đầu có một đôi râu, ngực thường có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. (0,5đ) + Thở bằng hệ thống ống khí, đó còn gọi là đặc điểm để nhận biết sâu bọ có trong tự nhiên (1đ). Câu 4: (2đ) Đặc điểm của giun đũa thích nghi + Cơ thể dài , có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể có tác dụng bảo vệ giúp cơ thể giun không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hoá trong ruột non người.(1đ) + Dinh dưỡng khoẻ, thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng đến hậu môn, hầu phát triển hút chất dinh dưỡng nhanh nhiều. (1đ) Câu 5: Sự thích nghi của giun đất với đời sống trong đất được thể hiện ở cấu tạo ngoài:(1đ) + Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ thể phát triển.(0,5đ) + Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất (0,5đ) - Lợi ích của giun đất.(1đ) + làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất (0,5đ) + Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra (0,5đ) Phòng GD_ĐT Hải Lăng ĐỀ KIỂM TRA: 1 TIẾT Gv: Nguyễn Thị Ái Diễm Môn: Sinh học 9 ( Thời gian: 45p) I. Phần trắc nghiệm: (6đ) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? A. Để nâng cao hiệu quả lai. B. Để tìm ra các thể đồng hợp trội. C. Để phân biệt thể đồng hợp và thể dị hợp. D. Cả Bvà C. Câu 2: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: P: thân đỏ thẫm X thân đỏ thẫm. F1: 74,9% Đỏ thẫm: 25,1% Xanh lục) Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào? A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa Câu 3: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là: A. U liên kết với A, G liên kết với X. B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. C. A liên kết với X, G liên kết với T. D. A liên kết với T, G liên kết với X hay ngược lại. Câu 4: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con. B. Sự phân chia đồng đều các NST về 2 tế bào con. C. Sự tự nhân đôi để sao chép toàn bộ bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con D. Cả Avà B Câu 5: Thế nào là di truyền liên kết? A. Sự di truyền của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân ly trong quá trình phân bào. B. Sự di truyền các tính trạng do các gen bắt chéo qui định. C. Sự di truyền một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên các NST tương đồng. D. Cả B và C Câu 6: Gen là gì? A. Một chuỗi cặp Nu có trình tự xác định. B. Một đoạn của NST. C. Một đoạn của ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin. D. Một cặp Nu. II.Phần tự luận:( 4đ) Câu1: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.(1,5 đ) Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.(1đ) Câu3: Trình bày cấu trúc không gian và chức năng của ADN.(1,5đ) .hết . Đáp Án: Kiểm tra 1 tiết I. Phần trắc nghiệm: (6đ) mỗi câu đúng 1đ Câu1:C Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: C II. Phần tự luận: (4đ) Câu 1: Những biến đổi cơ bản của NST trong nguyên phân: (1,5đ) + Quá trình nguyên phân gồm 1giai đoạn chuẩn bị và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì.(0,25đ) + Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn , co ngắn lại và dày dần lên. (0,25đ) + Kì giữa: Các NST đóng xoắn cực đại , có hình thái rõ rệt dễ quan sát nhất. các NST kép chuyển về tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (0,5đ) + Kì sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách nhau ra ở tâm động. Hai crômatit trước đó bây giờ trở thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. (0,25đ) + Kì cuối: Các NST ở tế bào con duỗi xoắn và trở lại dạng sợi dài, mãnh.(0,25đ) Câu 2: (1đ) Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có nội dung cơ bản là: - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố me (0,5đ). - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau. (0,5đ) Câu 3. Cấu trúc không gian của ADN.(1đ) + ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đề quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. (0.5đ) + Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X và ngược lại (0,25đ) + Mỗi chu kì xoắn cao 34 A 0 gồm 10 cặp Nu, Đường kính vòng xoắn là 20 A 0 .(0,25đ) • Chức năng của ADN (0,5đ) + ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền.(0,25đ) + ADN có đặc tính tự nhân đôi nên ADN truyền đạt được thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. (0,25đ). . hết . Phòng GD-ĐT Hải Lăng ĐỀ THI HỌC KỲ I GV: NGUYỄN THỊ ÁI DIỄM Môn: Sinh học 9 năm học 08-09 Thời gian: 45 phút I.Phần câu hỏi: Câu 1: Phân biệt thường biến và đột biến (2đ) Câu 2: Thế nào là phép lai phân tích? Viết sơ đồ lai minh hoạ.(2đ) Câu 3: Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật.(2đ) Câu4: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN me.(2đ) Câu 5: Bài tập: Ở cà chua, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục (2đ) a ) Muốn F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:1 thì bố, mẹ phải có kiểu gen như thế nào? b.) Đem thụ phấn 2 cây cà chua quả bầu dục với nhau. Xác định tỷ lệ phân ly ở đời con. II. Phần đáp án: Câu1: Phân biệt thường biến và đột biến (2đ) mỗi đặc điểm 0,4đ Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình - Biến đổi kiểu di truyền - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định - Riêng lẻ, không theo hướng xác định - Không di truyền - Di truyền - Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. - Có lợi, hại hay trung tính - Không là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá - Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hoá. Câu 2: Thế nào là phép lai phân tích (1đ) - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn . Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mạng tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. • Viết sơ đồ minh hoạ. 1đ - Sơ đồ 1: P AA( Hoa đỏ) x aa (hoa trắng) G A a F1 Aa (hoa đỏ) Kiểu gen: Aa Kiểu hình: 100% Hoa đỏ - Sơ đồ 2: P Aa (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) G A a a F1: Aa aa Kiểu gen: 1Aa . 1aa Kiểu hình: 50% hoađỏ ,50% hoa trắng Câu 3: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp Nu. (0,5đ) - Các dạng : mất ,thêm, thay thế một cặp Nu (0,5đ) - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp P. (1đ) Câu 4: Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì quá trình tự sao diễn ra: - Theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là các Nu trên mạch khuôn kết hợp với các Nu tự do trong môi trường nội bào: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.(1đ) - Theo nguyên tắc giữ lại một nửa: Mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. (1đ) Câu 5: a) Xác định kết quả F1(1đ) Qui ước gen; A quả tròn , a quả bầu dục - Xác định kiểu gen: - Muốn F1 xuất hiện tỉ lệ 1: 1. Đây là tỉ lệ của lai phân tích nên kiểu gen bố dị hợp1 cặp và mẹ đồng hợp lặn (hoặc ngược lại) - Cây bố:quả tròn Aa, cây mẹ: quả bầu dục aa - Viết sơ đồ lai và kết quả; P: ♂Quả tròn Aa X ♀ Quả bầu dục aa G A , a a F1: Aa aa Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình : 1 quả tròn : 1 quả bầu dục. b) Xác định tỉ lệ phân li ở đời con. (1đ) - Xác định kiểu gen: Bố: quả bầu dục: aa, mẹ quả bầu dục: aa Sơ đồ lai: P: ♂ quả bầu dục aa X ♀ quả bầu dục aa G: a a F1 aa Kết quả: Kiểu gen: 100%aa Kiểu hình: 100% quả bầu dục PHÒNG GD-ĐT HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH GV: NGUYỄN THỊ ÁI DIỄM MÔN: SINH HỌC 9 NĂM 2008 Thời gian: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: ( 7 đ) Câu 1: Nơron là gì? Cấu tạo,chức năng của nơron? Tua nơron bị đứt có phục hồi được không, vì sao? (1đ) Câu 2: Phân biệt hồng cầu với bạch cầu. (1đ) Câu 3: Sự tiêu hoá là gì? Ý nghĩa của sự tiêu hoá? Ống tiêu hoá gồm những phần nào, chức năng của từng phần?(1đ) Câu 4: Những đặc điểm về cấu trúc của ADN để bảo đảm nó giữ được thông tin di truyền. (1đ) Câu 5: Thế nào là mã gốc, mã sao, đối mã? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? (1đ) Câu 6: (2đ) Một gen có 150 vòng xoắn và có 15% A. Gen tiến hành nhân đôi 3 lần. Xác định. a) Số lượng từng loại Nu của gen? b) Số gen con được tạo ra qua nhân đôi? c) Số lượng từng loại Nu có trong các gen con? II PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BẢNG A: (3đ) Câu 7 : Đột biến là gì? Thể đột biến là gì? Trong trường hợp nào thì đột biến thành thể đột biến? (1đ) Câu 8: Ở đậu Hà lan tính trạng màu sắc và hình dạng hạt được qui định như sau: A hạt vàng, a hạt xanh, B hạt trơn, b hạt nhăn. Các gen phân li độc lập. Tìm kiểu gen của bố, mẹ biết rằng đời con F1 hoàn toàn vàng, trơn. (1đ) Câu 9: Đem giao phối thỏ lông xù, tai thẳng với thỏ lông xù, tai cụp ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 3: 3: 1: 1 (1đ) a) Xác định kiểu gen bố, mẹ. Cho biết lông xù, tai thẳng trội hoàn toàn so với lông trơn, tai cụp. b) Lai phân tích thỏ lông xù, tai thẳng ở P. Xác định kết quả thu được ở F1. III.PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BẢNG B: (3đ) Câu 7: Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. (1đ) Câu 8: Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài 2n= 6 kí hiệu AaBbXY các NST phân li độc lập. Hãy cho biết có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành. Viết các loại giao tử đó.(1đ) Câu 9: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu AaBbDd XY. Xác định tên và giới tính của loài. Kí hiệu các NST được xếp như thế nào trong các kỳ đầu 1 của giảm phân .(1đ) .Hết . ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH I. PHẦN CHUNG : Câu 1: (1đ) Noron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh (là các tế bào đã được biệt hóa cao độ, mất khả năng phân chia, nhưng có thể hoạt động trong suốt cuộc đời của một con người. (0,25đ). - Cấu tạo: gồm 1 thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có cúc xinap (0,25đ) - Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.(0,25đ) - Tua nơron .bị đứt có thể phục hồi, vì Nơron tuy không phân chia nhưng có khã năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu đoạn gốc không bị tổn thương. Chính vì thế khi dây thần kinh bị đứt được nối lại, thì sau khoảng nữa năm, nhờ hiện tượng tái sinh mà hoạt động thần kinh liên quan đến vùng bị tổn thương được phục hồi.(0,25đ) Câu 2: Phân biệt hồng cầu với bạch cầu (1đ) Hồng cầu Bạch cầu Cấu tạo (0,5đ) - Hình dĩa,hai mặt lõm không nhân, chứa hêmôglôbin. - Hình dạng không nhất định, di chuyển bằng chân giả, có nhân chia nhiều thuỳ, không chứa hêmôglôbin Số lượng(0,25đ) - Ở người lớn 4- 4,5 triệu trong 1mm 3 máu - Ở người lớn:5000-8000 trong mm 3 máu. Đời sống(0,25đ - Được sinh ra từ tuỷ đỏ của xương và bị huỷ ở gan, tỳ. - Sống khoảng 130 ngày -Được sinh ra từ tuỷ xương, tỳ,hạch bạch huyết. -Sống khoảng 2- 4ngày Câu 3 (1đ): Sự tiêu hóa là quá trình biến đổi lí, hóa học các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những hợp chất đơn giản, hòa tan, được hấp thụ vào máu để cung cấp cho tế bào (0,25đ) - Ý nghĩa: (0,25đ ) Cung cấp nguyên liệu để xây dựng các tế bào . Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. - ống tiêu hóa: Nêu đủ các phần (0,5đ) Câu 4: Những đặc điểm trong cấu trúc phân tử ADN……(mỗi ý đúng 0,25 đ) - Trên một mạch đơn các Nu liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, qui định trật tự nghiêm ngặt các Nu. - Trên mạch kép các Nu đứng đối diện nhau bằng liên kết hyđro không bền vững nhưng vì số lượng lớn nên cấu trúc không gian của ADN bền vững. TT Các phần Chức năng 1 Khoang miệng Răng cắt xé, nghiền thức ăn, lưỡi chuyển, đảo thức ăn thấm đều nước bọt. 2 Hầu Đẩy thức ăn vào thực quản qua động tác nuốt 3 Thực quản Cơ vòng của thực quản co thắt đẩy thức ăn xuống dạ dày 4 Dạ dày Chứa, nghiền bóp, trộn thức ăn với dịch vị 5 Ruột non Biến đổi thức ăn phức tạp thành chất đơn giản dễ hấp thu nhờ dịch tụy, dịch ruột, dịch mật. Hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa qua lông ruột vào máu. 6 Ruột già Nơi chứa cặn bã và thải phân. - Nhờ các cặp Nu đứng đối diện nhau liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A- T, G- X nên chiều rộng của ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa. - Từ 4 loại Nu khác nhau do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đa dạng, đặc trưng ở các loài sinh vật. Câu 5: - Mã gốc: là bộ ba mã hóa được ghi dưới dạng 3 Nu kế tiếp nằm trên mạch gốc của gen và mã hóa cho một axit amin (0,25đ) - Mã sao: Là bộ ba ribonuclêotit nằm trên phân tử mARN và mã hóa cho một a.amin (0,25đ) - Đối mã; Là bộ ba Ribônuclêôtit nằm trên phân tử tARN và qui định một axit amin tương ứng do nó vận chuyển (0,25đ) - Mối quan hệ: (0,25đ) Mã gốc → Mã sao → P(bản dịch) ↑ Gen m ARN t ARN Câu 6: a) Số lượng từng loại Nu của gen: (0,5đ) Tổng số Nu của gen: 150*20 = 3000(Nu) A= T = 15% *3000 = 450 (Nu) A + T + G +X = 3000 Nên G = X = 3000/2-( A+T)/2 = 1500 - 450= 1050 (Nu) b) Số gen con được tạo ra qua nhân đôi(0,25đ) Một gen nhân đôi 1 lần tạo ra 2 gen con. Số gen con tạo ra qua 3 lần nhân đôi của gen là : 1*2 3 =8 c) Số lượng từng loại Nu có trong gen con:(0,25đ) A = T = 450*8= 3600 (Nu) G = X = 1050*8= 8400 (Nu) II. Phần dành cho thí sinh bảng A. Câu 7: Đột biến là những biến đổi xảy ra trong cơ sở vật chất di truyền (gen, NST) của tế bào.(0,25đ) - Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến được biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài.(0,25đ) - Trong trường hợp sau đây đột biến chuyển thành thể đột biến.(0,5đ) + Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử gặp gỡ nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp tử. + Gen ĐB lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y, hoặc trên Y không có alen tương ứng trên X. + ĐB ở trạng thái trội. + ĐB NST Câu 8: Có các khả năng của kiểu gen của P ( 3 khả năng đúng 0,25đ) P1 : AABB x AABB P2: AABB x AABb P3: AABB x AAbb P4: AABB x AaBB P5: AABB x AaBb P6: AABB x Aabb P7: AABB x aaBB P8: AABB x aaBb P9 : AABB x aabb Ngoài ra có thêm 4 nghiệm tương đương rút ra từ P5,P6, P8,P9 (0,25đ) P10: AABb x AaBB P11: AAbb x AaBB P12: AABb x aaBB P13: AAbb x aaBB Câu9: a) 0,5đ . Xác định kiểu gen của bố mẹ. Quy ước gen: gen : A: Lông xù, gen a: lông trơn, gen B: tai thẳng, gen b: tai cụp - Xác định kiểu gen: F1 thu được tỉ lệ: 3:3:1:1 = 8 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 2. Muốn có 4 loại giao tử thì thỏ lông xù, tai thẳng có kiểu gen: AaBb Muốn có 2 loại giao tử thì thỏ lông xù, tai cụp có kiểu gen: Aabb - Sơ đồ lai: P.( ♂ lông xù, tai thẳng ) AaBb x ( ♀ lông xù, tai cụp)Aabb G: AB, Ab, aB, ab Ab, ab F1: Lập khung pennet Thống kê: Tỷ lệ kiểu gen: 1AABb: 2 AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBb: 1aabb Tỷ lệ kiểu hình: 3 lông xù, tai thẳng: 3 lông xù, tai cụp: 1 lông trơn, tai thẳng: 1 lông trơn, tai cụp. b) Kết quả F1 (0,5đ) P: (♂ Lông xù, tai thẳng )AaBb x (♀ Lông trơn, tai cụp) aabb G: AB, Ab, aB, ab ab F1: AaBb , Aabb, aaBb , aabb Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb: 1aabb Tỉ lệ kiểu hình: 1 lông xù, tai thẳng, 1 lông xù, tai cụp , 1lông trơn, tai thẳng, 1 lông trơn , tai cụp. III. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BẢNG B Câu 7: mỗi ô đúng 0,2đ Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình - Biến đổi kiểu di truyền - Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định - Riêng lẻ, không theo hướng xác định - Không di truyền - Di truyền - Có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường - có lợi, hại hay trung tính - Không là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa - Là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa. Câu 8: Có: Số giao tử được tạo thành là 2 3 = 8 (0,5đ) Viết kiểu giao tử: ABX, ABY, AbX,AbY,aBX, aBY,abX,abY (0,5đ) Câu 9: a) Xác định tên và giới tính của loài: (0,5đ) Bộ NST kí hiệu AaBbDdXY có 2n= 8 ( ruồi giấm đực) b) Kí hiệu bộ NST ở kì đầu 1. (0,5đ) Ở kì đầu 1: các NST đã tự nhân đôi thành NST kép. Kí hiệu bộ NST AAaa, BBbb, DDdd, XXYY ====HẾT==== . HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH GV: NGUYỄN THỊ ÁI DIỄM MÔN: SINH HỌC 9 NĂM 2008 Thời gian: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: ( 7 đ) Câu 1:. bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi.(0,5đ) + Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi (0,25đ) + Sống tự do hoặc kí sinh. (0,25) • Kể tên: 5 đại diện (0,5đ). Trùng

Ngày đăng: 20/09/2013, 21:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a) Muốn F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:1 thì bố, mẹ phải có kiểu gen như thế nào?  b.) Đem thụ phấn 2 cây cà chua quả bầu dục với nhau - de hoc sinh gioi
a Muốn F1 xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:1 thì bố, mẹ phải có kiểu gen như thế nào? b.) Đem thụ phấn 2 cây cà chua quả bầu dục với nhau (Trang 4)
- Biến đổi kiểu hình - Biến đổi kiểu di truyền -   Xuất   hiện   đồng   loạt   theo  hướng   xác  - de hoc sinh gioi
i ến đổi kiểu hình - Biến đổi kiểu di truyền - Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác (Trang 4)
Tỷ lệ kiểu hình :3 lông xù, tai thẳng :3 lông xù, tai cụp: 1lông trơn, tai thẳng: 1lông trơn, tai cụp - de hoc sinh gioi
l ệ kiểu hình :3 lông xù, tai thẳng :3 lông xù, tai cụp: 1lông trơn, tai thẳng: 1lông trơn, tai cụp (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w