Catừtrongâm nhạc TrịnhCôngSơnCatừtrongnhạcTrịnhCôngSơn quả thật vô cùng đa đạng. Trong các ca khúc, ta có thể tìm thấy nào là bò, gà, ngựa, vạc, côn trùng, chim chóc, cây cỏ, bào thai, lăng, miếu. Không ít người thắc mắc, không biết “cây cơm nguội” như thế nào, hay loài “sâm cầm” hình dáng ra sao? Nhưng lúc hát Nhớ mùa thu Hà Nội, chẳng ai cảm thấy trở ngại chút nào vì không hiểu ý nghĩa của những catừ ấy. (Sâm cầm là một loài chim quý hiếm chuyên ăn sâm. Thời nhà Nguyễn, làng Nghi Tàm phải đóng thuế hàng năm cho triều đình bằng loại chim này. Lúc Bà Huyện Thanh Quan được triệu vào dạy học trong cung đình đã xin nhà vua cho giảm loại thuế đó vì ngày càng khó tìm cho đủ số). Trái lại, có những catừ rất đặc biệt, mà nếu không hiểu rất dễ hát nhầm làm sai nghĩa một cách trầm trọng. Chẳng hạn “làm sao em nhớ những vết chim di (Diễm xưa) chứ không phải là chim đi. Hay rọi suốt trăm năm chứ không phải là rọi xuống trăm năm (Một cõi đi về). Hoặc con tinh yêu thương mà hát sai thành con tim yêu thương, trường hợp đó thì dù có dễ dãi đến mấy, chắc chắn tác giả cũng không thể nào chấp nhận được. Từ ngữ sử dụng là những chữ bình thường, không cầu kỳ, lạ lẫm, nhưng lại được dùng một cách rất … TrịnhCông Sơn: Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Xin đứng yên trong chiều, phơi tình cho nắng khô mau, xin đứng yên trong chiều, treo tình trên chiếc đinh không (Tình xót xa vừa) Lá hát như mưa, suốt con đường đi (Em còn nhớ hay em đã quên). Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa (Tình sầu). Nguyễn Du trong Đoạn trường Tân thanh có câu: Nào người phượng chạ loan chung Nào người tích lục tham hồng là ai Chữ lục và hồng để chỉ những người phụ nữ. Trong “Rơi lệ ru người”, một cách tình cờ anh Sơn cũng dùng những chữ sen xanh, sen hồng để chỉ những thiếu nữ xinh đẹp: Bao nhiêu sen xanh, sen hồng, với dòng sông, hay anh em và những phố phường. Hay: Ngày xưa khi còn bé, tôi mơ có cuộc tình, như mơ ước được gần với những nụ hồng (Ngày nay không còn bé). Trong nhạc TrịnhCông Sơn, catừ chiếm một địa vị rất quan trọng. Hát không rõ lời, người nghe không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của ca khúc. Khánh Ly thành công với ca khúc TrịnhCôngSơn không chỉ nhờ giọng ca đặc biệt mà còn nhờ cách nhả chữ rõ ràng làm cho người nghe dễ hiểu những ca từ. Ngoài hình ảnh phong phú, catừTrịnhCôngSơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm người nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âmnhạc (Tương tự như một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tưởng rất… trừu tượng của mình thể hiện trên tác phẩm hội họa). Chẳng hạn: Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng sau cùng. Quả đúng là: Tự mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta (Ngẫu nhiên). Tuy nhiên lại có trường hợp, chỉ cần một câu trongca khúc nào đó đủ tác động sâu sắc khiến người nghe suốt đời không thể quên. Một nhà văn, bạn của anh Sơn, đã từng nói: “Sau khi nghe câu Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà (Một cõi đi về), thì tôi cảm thấy không còn sợ cái chết xưa nay vẫn thường ám ảnh mình”. Một người khác đã nói về catừTrịnhCôngSơn như sau: “Tôi rất yêu nhạcTrịnh và thuộc khá nhiều ca khúc. Nhưng hễ nói đến nhạc TrịnhCông Sơn, tôi luôn nhớ đến câu Người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm (Ru ta ngậm ngùi). Chỉ một câu đó thôi cũng đủ cho tôi tư duy về cả cuộc đời”. Có lần, trong một nhà hàng karaoke, anh Sơn hỏi một cô gái vẻ khá quê mùa chất phác: “Em nói rất thích ca khúc Một cõi đi về, vậy em có hiểu thế nào là một cõi đi về không?”. Cô gái ngây thơ trả lời:“Em chẳng hiểu gì cả, nhưng không biết sao mỗi lần hát bài này em lại có một cảm xúc không thể nào diễn tả được”. Một người bạn trẻ ở Montreal (Canada) sau khi uống rượu ngà ngà, nghe ca khúc Đêm thấy ta là thác đổ đã yêu cầu bạn mình lái xe đi hơn 600 cây số chỉ để nhìn thác nước Niagara cuồn cuộn mà tiếp tục uống rượu. Riêng anh Sơn, trong những năm sau cùng trước khi mất, bất cứ lúc nào được yêu cầu, anh cũng chỉ hát lui tới hai ca khúc Mưa hồng và Một cõi đi ve. Có thể nói gần như tất cả triết lý về cuộc đời cũng như nhân sinh của anh Sơn đã được tóm tắt trong vài câu: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (Mưa hồng). Và: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi suốt trong ta một cõi đi về (Một cõi đi về) Nhạc TrịnhCôngSơn đã đi vào lòng người như thế. Nó đến nhẹ nhàng và đôi khi đọng lại mãi trong tâm tư người nghe. (ST) . Ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn quả thật vô cùng đa đạng. Trong các ca khúc, ta có thể tìm thấy. người khác đã nói về ca từ Trịnh Công Sơn như sau: “Tôi rất yêu nhạc Trịnh và thuộc khá nhiều ca khúc. Nhưng hễ nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, tôi luôn nhớ