Lý Thường Kiệt Năm 1019 tại căn nhà của một võ quan ở phường Thái Hoà, con trai đầu lòng của ông Ngô An Ngữ và bà họ Hàn ra đời đặt tên là Ngô Tuấn. Năm Thiên Thành đời Lý Thái Tông, ông An Ngữ được cử đi tuần vùng phía nam Thanh Hoá, ít lâu sau bị lâm bệng qua đời. Chồng của cô ruột là Tạ Ðức đem ông về nuôi dậy văn võ. Năm 18 tuổi mẹ mất (1036), Ngô Tuấn cùng em lo đủ tang lễ mai táng. Hết tang, ông được bổ chức kỵ mã hiệu uý. Do tính siêng năng, cần mẫn lại hết lòng trung thành, càng được vua tin yêu thăng thưởng dẫn lên đến chức Ðô Tri và được đổi sang họ Vua gọi là Lý Thường Kiệt. Năm 1061, ông được Vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở, ông đã vỗ về nhân dân chăm lo sản xuất, khai khẩn đất hoang làm cho nhân dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng. Năm 1075, Nhà Tống do Vương An Thạch làm Tể tướng âm mưu chuẩn bị xâm lược nước ta, Thái uý Lý Thường Liệt tâu với Thái hậu ý Lan rằng "Ngồi yên đợi giặc, không bằng đưa quân ra trước ", Thái Hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Ðản đem quân sang đánh phá các căn cứ tập kết lương thực, vũ khí của Nhà Tống ở Châu Khâm, Châu Liêm, Châu Ung (Quảng Ðông, Quảng Tây) rồi chủ động rút quân về nước. Lập phòng tuyến chống giặc Tống xâm lược ở bờ nam sông Cầu. Ðầu năm 1077 Quách Quỳ và Triệu Triệu Tiết dẫn hơn 10 vạn quân tiến vào xâm lược nước ta, quân xâm lược bị quân và dân ta chặn lại bên bờ bắc sông Cầu hơn 2 tháng. Chính trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt đã cho ra đời bài thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tạI thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! Ðấy chính là "Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. Quân Tống phải rút chạy về nước, bờ cõi nuớc ta lại vững bền. Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công. Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải TrầnQuang Khải (1241-1294) là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (Anh ruột Quang Khải), TrầnQuang Khải được phong chức tước Chiêu Minh đại vương. Năm Giáp Tuất (1274), ông được giao chức Tướng quốc thái úy. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Nhân Tông, TrầnQuang Khải được cử làm Thượng tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, TrầnQuang Khải là vị tướng chủ chốt thứ 2, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính TrầnQuang Khải đã chỉ huy quân Trần đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm ất Dậu (1285). Bên cạnh năng lực quân sự, TrầnQuang Khải còn là một nhà thơ có vị trí không nhỏ trong văn học sử Việt Nam. Ông là tác giả "Lạc Đạo" đã thất truyền và theo lời bình của Phạm Huy Chú, thơ ông "thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú". Đọc bản dịch bài thơ "Vườn Phúc Hưng" của Quang Khải, thấy rõ hơn tâm hồn ông: Phúc Hưng một khoảnh nước bao quanh Vài mẫu vườn quê đất rộng thênh Hết tuyết chòm mai hoa trắng xóa Quang mây đỉnh trúc sắc tươi xanh Nắng lên mời khách pha trà nhấp Mưa tạnh sai đồng giở thuốc nhanh Báo giặc ải Nam không khói lửa Bên giường một giấc ngủ ngon lành TrầnQuang Khải, một cuộc đời lớn, vừa làm Thủ tướng, vừa làm tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ. . Sư Trần Quang Khải Trần Quang Khải (1241-1294) là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (Anh ruột Quang Khải) , Trần Quang. thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ 2, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đã chỉ huy quân Trần đánh tan quân