1. Trang chủ
  2. » Tất cả

tiểu luận bào chế dung dịch tiêm hỗn dịch

12 142 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM 1. Định nghĩa: Thuốc tiêm là dạng thuốc vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng( dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương ) hoặc có thể ở dạng bột được đựng cùng với một ống chất lỏng thích hợp dùng để pha chế thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm, để tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau. 2. Các đường đưa thuốc Các đường tiêm thường gặp: - Tiêm trong da. - Tiêm dưới da. - Tiêm bắp. - Tiêm tĩnh mạch. - Tiêm động mạch. - Tiêm trực tiếp vào cơ tim. - Tiêm cột sống. - Tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp - Tiêm vào mắt 3. Phân loại thuốc tiêm Có nhiều cách phân loại thuốc tiêm: - Dựa theo đường tiêm thuốc: - Dựa theo hệ phân tán - Dựa theo bản chất của dung môi dùng pha thuốc tiêm - Dựa theo nguồn gốc và môc đích sử dụng - Dựa theo liều dùng 4. Thành phần thuốc tiêm Một chế phẩm thuốc tiêm phải có 4 thành phần: - Dược chất - Dung môi hay chất dẫn - Các thành phần khác - Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc 4.1. Dược chất Dược chất là thành phần quyết định tác dụng điều trị hay phòng bệnh trong một công thức thuốc. Một dược chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ( dạng acid hay base tự do, dạng muối, dạng kết tinh hay vô định hình, dạng khan hay ngậm nước…). 4.2. Dung môi hay chất dẫn - Là những chất lỏng dùng để hoà tan hay phát tán dược chất tạo thành các dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương tiêm. - Dung môi thường dùng trong các công thức thuốc tiêm là nước, dầu thực vật, hay hỗn hợp các dung môi đồng tan với nước như glycerin, ethanol, propylen glycol, polyetylen glycol… 4.3. Các thành phần khác trong công thức thuốc tiêm Đã là các chất chống oxy hóa, các chất điều chỉnh pH, các chất sát khuẩn, các chất tạo phức, các chất làm tăng độ tan, các chất điện hoạt và các chất đẳng trương hóa thuốc tiêm. Các hóa chất này cũng phải là các hóa chất đạt tiêu chuẩn để pha thuốc tiêm .

  • II. THUỐC TIÊM DẠNG HỖN DỊCH Thuốc tiêm hỗn dịch là một trong những dạng thuốc tiêm khó sản xuất vì : Phải duy trì được mức độ phân tán của dược chất trong chế phẩm, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu vô khuẩn của một chế phẩm thuốc tiêm, nhưng lại không được phép tiệt khuẩn chế phẩm thuốc tiêm hỗn dịch bằng nhiệt sau khi đựng ống, lọ, nhất là hỗn dịch tiêm nước do : - Nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn sẽ làm tăng độ tan của dược chất rắn trong chất dẫn, nhưng khi nguội dược chất sẽ kết tủa lại thành các tinh thể có hình dạng, kích thước và dạng thù hình rất khác nhau mà ta không thể kiểm soát được. - Nhiệt độ cao có thể gây những biến đổi trong thuốc nhất là khi hỗn dịch có dược chất không bền với nhiệt. Chính vì vậy, thuốc tiêm hỗn dịch phải được pha chế trong điều kiện môi trường, thiết bị vô khuẩn và phải áp dụng các phương pháp tiệt khuẩn thích hợp đối với từng công đoạn sản xuất cụ thể. − Cách pha chế thuốc tiêm hỗn dịch: Phân tán dược chất rắn vô khuẩn vào chất dẫn vô khuẩn trong điều kiện môi trường và thiết bị vô khuẩn qua các bước : + Chuẩn bị dược chất rắn vô khuẩn có kích thước tiểu phân như đã định. Bột dược chất vô khuẩn có thể thu được bằng cách kết tinh vô khuẩn hay tiệt khuẩn bằng bức xạ thích hợp sau đã phân chia mịn bằng máy xay thích hợp trong điều kiện vô khuẩn. + Hoà tan các thành phần khác vào chất thành một dung dịch hay từng dung dịch riêng rẽ, lọc trong nếu cần, tiệt khuẩn các dung dịch này. + Tạo khối bột nhão giữa bột dược chất vô khuẩn với một lượng vừa đủ dung dịch vô khuẩn đã chuẩn bị trên. + Phân tán bột nhão dược chất vào chất dẫn vô khuẩn còn lại với sự trợ giúp của thiết bị đồng nhất hoá để thu được hỗn dịch đồng nhất.

    • 1. Kích thước tiểu phân trong hỗn dịch.

    • Phân bố kích thước tiểu phân dược chất trong hỗn dịch là một yếu tố quan trọng quyết định hình thức cảm quan, tốc độ sa lắng, độ hoà tan, độ hấp thu in vivo của hỗn dịch thuốc, khả năng tái phân tán hỗn dịch ban đầu sau bảo quản. Hỗn dịch thuốc chứa các dược chất rắn ít tan có thể có sự tăng kích thước tiểu phân kết tinh trong thời gian bảo quản theo một số cơ chế sau: - Kết tinh lên bề mặt tiểu phân do hạ thấp nhiệt độ. - Dạng vô định hình chuyển dần sang dạng kết tinh bền hơn. - Tăng kích thước tiểu phân theo chiều hướng tự diễn biến làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc trong hệ làm giảm năng lượng tự do của hệ. Để hạn chế sự tăng kích thước tiêu phân trung bình và sự thay đổi phân bố kích thước tiểu phân các biện pháp kỹ thuật có thể được áp dụng như sau: - Tạo ra hỗn dịch với sự lựa chọn phân bố kích thước tiểu phân trong vùng hẹp, các vi tinh thể trong khoảng 1 mcm đến 10 mcm. - Chọn dạng kết tinh bền, thường dạng này có độ tan trong nước thấp, nhiệt độ nãng chảy cao. - Chọn biện pháp kết tinh tạo vi tinh thể thay biện pháp xay nghiền với năng lượng cao. - Sử dụng chất gây thấm làm giảm sức căng bề mặt giữa các tiểu phân dược chất rắn và môi trường phân tán. - Sử dụng chất bảo vệ keo (như gelatin, gôm, dẫn chất cellulose) tạo hàng rào bảo vệ xung quanh tiểu phân, hạn chế sự hoà tan và kết tinh. - Bảo quản hỗn dịch ở điều kiện nhiệt độ ổn định (trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ). 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền trạng thái tập hợp của hỗn dịch thuốc tiêm.

      • 2.1. Phân bố kích thước tiểu phân. KTTP nhỏ và độ nhớt của môi trường cao giúp cho tiểu phân trong hỗn dịch sa lắng chậm. Thể tích lớp sa lắng là chỉ tiêu quan trọng hơn tốc độ sa lắng, hỗn dịch có thể tích sa lắng nhỏ sẽ khó phân tán trở lại hơn hỗn dịch sa lắng nhanh nhưng thể tích sa lắng lớn. Trạng thái tập hợp tơi xốp liên kết lỏng lẻo của các tiểu phân tạo ra thể tích sa lắng lớn, là yếu tố quyết định khả năng dễ dàng phân tán tạo lại hỗn dịch ban đầu sau bảo quản.

      • 2.2. Tá dược ổn định hỗn dịch. Các chất điện ly thêm vào hỗn dịch có thể làm tăng hay giảm thế điện động zeta của tiểu phân từ đã làm tăng hay giảm độ bền trạng thái tập hợp của hỗn dịch.

      • Dạng thuốc tiêm hỗn dịch chứa các dược chất kháng viêm có hang trăm số đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đã hỗn dịch tiêm Triamcinolon acetonid có hơn 10 số đăng ký thuốc nước ngoài và 01 số đăng ký thuốc trong nước. Hỗn dịch tiêm Triamcinolon acetonid đã được cấp số đăng ký và được sản xuất tại một cơ sở dược phẩm trong nước nhưng chất lượng thuốc chưa ổn định về độ bền trạng thái tập hợp. Hiện tại, tiêu chuẩn vật lý, hóa lý trong tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tiêm hỗn dịch Triamcinolon acetonid: hình thức cảm quan, pH và thể tích mà chưa đưa ra chỉ tiêu như: phân bố kích thước tiểu phân, độ nhớt, tốc độ sa lắng, khả năng tái phân tán… 1. Triamcinolon acetonid. 1.1. Công thức hoá học. Hoạt tính: dạng corticosteroid Dạng dùng: dạng kem, dạng tiêm, dạng thuốc mỡ và trong thuốc đánh răng. Đặc tính: bột tinh thể màu trắng ở dạng vô định hình hoặc nhiều dạng kết tinh khác nhau, không tan trong nước, rất ít tan trong alcohol, ether. Định tính: Theo các dược điển hiện hành. Góc quay cực riêng: Từ +118° tới +130° (dung dịch đo: 5 mg / mL, trong dimethylformamid). Định lượng: theo các dược điển hiện hành Đựng gói và bảo quản: Trong hộp kín, tránh ánh sáng.

      • 1.2. Các đặc tính lâm sàng. a. Chỉ định: Tiêm bắp: cho các chỉ định điều trị corticosteroid toàn thân ngắn hoặc dài hạn trong khoa phổi, dị ứng và khớp. Dùng tại chỗ: Tiên trong khớp hoặc màng ngoài khớp trong khoa xương khớp hoặc tiêm trong sẹo để chữa sẹo lồi.

      • 1.3. Các đặc tính dược lý a. Đặc tính dược lực học: Triamcinolon là glucocorticoid tổng hợp có chứa flour, được dùng dưới dạng alcol hoặc ester dạng uống, tiêm bắp hoặc tiêm tại chỗ, hít và bôi ngoài da để điều trị các rối loạn cần dùng corticoid: chống viêm, ức chế miến dịch, chống dị ứng. Triamcinolon không có tác dụng của các corticoid điều hoà chất khoáng nên thuốc không dùng đơn độc để điều trị suy thượng thận. Tác dụng giữ nước và muối yếu nhưng tác dụng khác của glucocorticoid lại mạnh và kéo dài hơn prednisolon.

      • b. Đặc tính dược động học: Triamcinolon được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột, thận ). Thuốc qua được hàng rào nhau thai và tiết vào sữa một lượng nhỏ. Triamcinolon chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận và bài xuất qua nước tiểu. Nửa đời sinh học của triamcinolon khoảng 2 tới 5 giờ, liên kết được với albumin huyết tương. Dạng acetonid, diacetat, và hexaacetonid của triamcinolon hấp thu rất chậm tại vị trí tiêm. 1.4. Các dạng bào chế thuốc tiêm Triamcinolon có trên thị trường Bảng : Một số chế phẩm chứa Triamcinolon.

  • IV. CÔNG THỨC HỖN DỊCH TIÊM TRIAMCINOLON ACETONID

Nội dung

Ngày đăng: 09/03/2020, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w