1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 7,8 sử 8

5 355 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

TranThiTuyen Tiết 7 Bài 4 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau: - Nguyên nhân dẩn đến phong trào đấu tranh của công nhân. Hình thức đấu tranh ban đầu: đập phá máy móc và bãi công trong đầu TK XIX. - Kết quả của phong trào đó. 2. Kĩ năng: - Phân tích, nhận định về quá trình phát triển của phong trào. 3. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: - Lược đồ hành chính châu Âu, tranh minh hoạ, tài liệu tham khảo, . 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 4, tìm hiểu về ptrào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX, tìm hiểu vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã chống CNTB và vì sao công nhân lại đập phá máy móc? III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Dạy và học bài mới: * Giới thiệu bài: Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản, nhưng bị áp bức bóc lột nặng nề, dẫn đến sự mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt. Ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã chống CNTB. Vậy phong trào đấu tranh của gc công nhân diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 HS đọc sgk và tìm hiểu mục ? Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã chống CNTB?( bị áp bức bóc lột nặng nề, do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục. Công nhân phải làm việc nhiều giờ, nặng nhọc và tiền lương thấp . GV Miêu tả cuộc sống của nhân dân Anh đầu TK XIX. HS Quan sát H24sgk : Em hiểu gì qua bức tranh? GV phân tích thêm. HS đọc thêm phần chữ nhỏ sgk. - GDMT: Cho HS xem thêm tranh ảnh về đời sống của công nhân vô cùng khốn khổ, LĐ trong môi trường trường , điều kiện tồi tệ… ? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?(làm việc nặng trả lương thấp, ý thức kém .) Cho HS liên hệ quyền trẻ em ngày nay. ? Công nhân đấu tranh bằng những hình thức nào?( đập phá máy móc .) ? Vì sao công nhân lại đập phá máy móc? ( nhận thức tháp tưởng nhầm là máy móc làm cho họ khổ) GV Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập công đoàn. HS đọc phần chữ nhỏ để hiẻu về tổ chức công đoàn.  Liên hệ tổ chức công đoàn ngày nay. * Hoạt động 2 : HS làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm- 3’). GV dùng lược đồ châu Âu chỉ cho HS xác định những nước có phong I/ Phong trào công nhân n ửa đầu TK XIX 1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công. a. Nguyên nhân: công nhân bị bóc lột nặng nề, lương thấp điều kiện ăn ở tồi tàn . b. Hình thức tranh : đấu đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công. c. Kết quả:thành lậpcác công đoàn. 2. Phong trào công nhân trong TranThiTuyen trào công nhân phát triển trong thời kì này. * GV Giao việc cụ thể cho mỗi nhóm và hướng dẩn các nhóm làm việc theo nội dung sau: -N1: Xác định thời gian diển ra phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước Pháp, Đức, Anh. N2: Nêu hình thức đấu tranh. N3: Nhận xét về qui mô, phong trào đấu tranh. N4: Nêu kết quả, ý nghĩa. Vì sao các phong trào đều bị thất bại? * Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại. GV ghi vào bảng thống kê (đã kẻ sẳn ở bảng phụ) HS dựa vào bảng thống kê để ghi bài. những năm 1830-1840 - 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa. - 1844 công nhân dệt vùng Sơ-lê- din(Đức) nổi dậy khởi nghĩa. - 1836-1847 phong trào Hiến chương nổ ra ở Anh. * Kết quả: đều thất bại * Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. Quốc gia Thời gian Hình thức đấu tranh Qui mô Kết quả. Ý nghĩa Pháp 1831-1834 Khởi nghĩa vũ trang Lớn Đều thất bại Đức 1844 Khởi nghĩa vũ trang Vừa Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế Anh 1836-1847 Đấu tranh chính trị Rộng lớn * Sơ kết: Vào giữa TK XIX phong trào công nhân nổ ra mạnh mẽ ở hầu hết các nước tư bản nhưng đề không thu được thắng lợi do thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối đúng dắn, thiếu lí luận cách mạng nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho lí luận CM ra đời. 2. Củng cố - Dặn dò: * Củng cố: ? Nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân nữa đầu TK XIX? ? Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất về nguyên nhân sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu TK XIX A. Do thiếu lương thực, vũ khí. B. Chưa xác định được kẻ thù. C. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo. D. Giai cấp tư sản còn mạnh dễ đàn áp phong trào. ? Ý nghĩa của phong trào này? * Dặn dò: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập: Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân vào những năm 1830-1840. - Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu phần II của bài 4, tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa Mác và vai trò của chủ nghĩa Mác đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870. - Sưu tầm tranh ảnh, mẫu chuyện về Các Mác, Ăng-ghen. ------ Tiết 8 Bài 4 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC (TT) TranThiTuyen I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm được các ý sau: - C. Mác, Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. - Vai trò của chủ nghĩa Mác đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870. 2 Kĩ năng: - Biết phân tích nhận định về quá trình phát triển của phong traò công nhân vào TK XIX. Bước đầu làm quen với các văn kiện lịch sử-Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 3. Tư tưởng: - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: * Giáo viên: - Chân dung, tranh ảnh về mác, ăng-ghen, các tài liệu liên quan . * Học sinh: - Học thuộc bài cũ , trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập: Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân vào những năm 1830-1840. - Nghiên cứu phần II của bài 4, tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa Mác và vai trò của chủ nghĩa Mác đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870. - Sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện về Các Mác, Ăng-ghen. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Dạy và học bài mới: * Giới thiệu bài: Phong trào công nhân nửa đầu TK XIX tuy phát triển mạnh nhưng cuối cùng bị thất bại .Mác, Ăng-ghen là những người đã đưa đến cho giai cấp công nhân vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Vậy Chủ nghĩa Mác ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của chủ nghĩa Mác đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870 ra sao? Để biết điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV treo chân dung Mác và Ăng ghen. GV giới thiệu: Mác sinh năm 1818 ở Tơ-ri-ơ (Đức) là người thong minh đỗ đạt cao, Mác sớm tham gia cách mạng. Ăng ghen sinh năm 1820 ở Bác-men (Đức). Trong một gia đình tư sản giàu có. Thảo luận: HS chia 4 nhóm để thảo luận. (1’) Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen? Đại diện HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại: Mác và Ăng ghen đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột. HS nghiên cứu SGK. GV lưu ý:"Đồng minh những người cộng sản"kế thừa " Đồng minh những người chính nghĩa". Là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. GV: Tập trung hướng dẫn HS tìm hiểu về "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". II/SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC: 1.Mác và Eng- Ghen ( SGK) 2"Đồng minh những người cộng sản" và"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" - "Đồng minh những người cộng sản"là chính TranThiTuyen ?"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời trong hoàn cảnh nào? ND chủ yếu? + Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp vô sản càng bị bót lột tàn nhẫn. Thất bại của các cuộc đấu tranh của vô sản đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu bứt thiết phải có một lí luận khoa học chứng minh cho phong trào công nhân quốc tế. + Nội dung chủ yếu: - Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH.Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư sản và xây dựng chế độ XHCN. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản. ? Ý nghĩa của "Tuyên ngôn"? HS: Trình bày về học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học một cách ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống. Là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. - GV nhận xét và chốt lại. GV: Nhắc lại một số nét chính về phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là phong trào mang tính tự phát. ?Phong trào công nhân từ năm 1848 dến năm 1870 có nét gì nổi bật? (Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp của mình, có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có cùng kẻ thù). GV: Ngày 28-9-1864 Quốc tế thứ nhất được thành lập. Tường thuật buổi lễ thành lập (SGK trang 37) ?Vai trò của Mác đối đối với quốc tế thứ nhất. - GV gợi ý cho HS rút ra được các ý sau: + Mác chuẩnbị cho sự thành lập và tham gia thành lập. + Đứng đầu ban lãnh đạo chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua những nghị quyết đúng đắn +Mác là linh hồn của quốc tế thứ nhất  Kết hợp lí luận với thực tiễn cụ thể.  GV nhấn mạnh: Giai cấp vô sản lúc mới ra đời đã đấu tranh chống lại giai cấp tư sản bóc lột, song không tránh khỏi thất bại. Đến khi chủ nghĩa Mác (tức chủ nghĩa xã hội khoa học) ra đời, phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa Mác mới trở thành phong trào cộng sản quốc tế. Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế. - " Tuyên ngôn của đảng cộng sản”: + Hoàn cảnh ra đời: Yêu cầu bức thiết phải có một lí luận cách mạng cho phong trào công nhân quốc tế. + Nội dung chủ yếu: . Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi củaCNXH. . Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. . Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản. 3. Phong trào công nhân từ năm 1848-Quốc tế thứ nhất: a) Phong trào công nhân: Tiếp tục phát triển có sự đoàn kết quốc tế  đòi hỏi phải thành lập một tổ chức CM quốc tế của giai cấp VS. b) Quốc tế thứ nhất: + Thành lập ngày 28-9- 1864 tại Luân-đôn. Hoạt động: + Đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm. + Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển. Mác là linh hồn của quốc tế thứ nhất * Sơ kết bài học: - Giai cấp VS ra đời cùng với giai cấp TS, hình thành XH TBCN. Ngay từ đầu 2 gc đối lập này đã mâu thuẫn gay gắt với nhau, dẫn đến cuộc đấu tranh của gc VS chống TS từ hình thức thấp phát triển dần lên cao. - Trong phong trào công nhân, CNXHKH được hình thành, đánh dấu bằng việc ra đời Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, nêu lên sứ mệnh lịch sửsự đoàn kết quốc tế của gc VS để đánh đổ chế độ TB, xác lập xã hội xã hội chủ nghĩa. 2. Củng cố - Dặn dò: * Củng cố: TranThiTuyen - Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: điền dấu x vào ô  có câu trả lời đúng nhất dưới đây:  “Đồng minh những người cộng sản” được kế thừa từ “Đồng minh những người chính nghĩa”  “Đồng minh những người cộng sản” là chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.  " Tuyên ngôn của đảng cộng sản” được công bố tháng 2-1848.  " Tuyên ngôn của đảng cộng sản” bao gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triến của XH va cách mạng XHCN.  Cả 4 ý trên đều đúng. - Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế? * Dặn dò: - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Nghiên cứu trước bài 5 " Công xã Pa ri 1871", tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri và tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa ri như thế nào? ------ . những năm 183 0- 184 0 - 183 1 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa. - 184 4 công nhân dệt vùng Sơ-lê- din(Đức) nổi dậy khởi nghĩa. - 183 6- 184 7 phong. Pháp 183 1- 183 4 Khởi nghĩa vũ trang Lớn Đều thất bại Đức 184 4 Khởi nghĩa vũ trang Vừa Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế Anh 183 6- 184 7

Ngày đăng: 20/09/2013, 11:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng - Tiết 7,8 sử 8
o ạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w