LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
LÊ TUẤN ANH
Hà Nội, 2019
Trang 2Họ và tên học viên: Lê Tuấn Anh
Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội, 2019
Trang 3Tôi tên là Lê Tuấn Anh, học viên cao học khóa 24, chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng, Đại học Ngoại thương Hà Nội Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạmsự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu nàydo tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Các số liệu trong bài luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày đượcthu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực.
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người cam đoan
Lê Tuấn Anh
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦIRO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 5
1.1.2 Khái niệm Quản lý rủi ro tín dụng 5
1.1.3 Các tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàngthương mại 6
1.2.Các nội dung Quản lý rủi ro tín dụng 7
1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 7
1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 10
1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 13
2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 23
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .232.1.2 Cơ chế, chính sách trong hoạt động tín dụng tại BIDV 23
2.1.3 Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2018 của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam 25
Trang 53.1.Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đến năm 2030 63
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung 63
3.1.2 Định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng 64
3.2.Cơ hội và thách thức trong công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 68
3.2.1 Cơ hội 68
3.2.2 Thách thức 69
3.3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Đầu tư 70
3.3.1 Nhóm giải pháp về nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng 70
3.3.2 Nhóm giải pháp về kiểm soát rủi ro tín dụng 74
3.3.3 Nhóm giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng 80
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Bảng 2.1 Dư nợ tín dụng của BIDV từ năm 2013 đến năm 2018 26Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ và tốc độ tăng trưởng của BIDV
27giai đoạn 2013-2018
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ tại một số ngân hàng
27giai đoạn 2017-2018
Bảng 2.4 Diễn biến nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018 28Bảng 2.5 Lợi nhuận từ kinh doanh trước chi phí dự phòng RRTD
30của BIDV giai đoạn 2013-2018
Bảng 2.7 Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
42tại BIDV
Bảng 2.9 Giới hạn tín dụng cao nhất đối với một khách hàng tại BIDV 50Bảng 2.10 Tình hình trích DPRR tại BIDV giai đoạn từ năm 2013
53đến năm 2018
Bảng 2.11 Tình hình sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro của BIDV
54giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
Trang 7Hình 2.1 Tỷ trọng các nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018 29Hình 2.2 Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn từ năm 2013 31đến năm 2018
Trang 8Chữ viết tắtTiếng AnhTiếng Việt
CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng”
Trang 9luôn là hoạt động trụ cột, đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng Tuynhiên, hoạt động tín dụng luôn đi kèm với rủi ro, có thể gây ra tổn thất cả về tàichính lẫn hình ảnh của ngân hàng Do đó, các ngân hàng thương mại luôn phải đưara các biện pháp phòng tránh cũng như xử lý các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Bài luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), là một trong những ngân hànglớn nhất Việt Nam hiện nay Qua tổng hợp và phân tích số liệu, luận văn đã chothấy BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, với quy mô dư nợtín dụng cuối kỳ rất lớn so với các ngân hàng khác Tuy nhiên, chất lượng tín dụngcủa BIDV cũng không thật sự tốt, tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao so với các ngân hàngkhác Do đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảnlý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong ba nghiệp vụ chính trong hoạt động của các “Ngân hàng thươngmại” (NHTM), hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩnnhiều rủi ro Hiện nay, khi nền kinh tế vĩ mô đã và đang có những biến động phứctạp và khó lường, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng thì hoạt động tín dụng lại càng trởnên là sự quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong đó là vấn đề rủi ro tín dụng Bởi một khicác NHTM để phát sinh rủi ro tín dụng mà không có biện pháp ứng xử kịp thời thìsẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hồi vốn, từ đó tác động trực tiếp đến tínhthanh khoản cũng như uy tín của các ngân hàng, xa hơn là dẫn tới sự sụp đổ cả hệthống ngân hàng Do đó, để duy trì cho sự hoạt động ổn định của mình thì cácNHTM cần có hệ thống quản lý chất lượng tín dụng, đồng thời thường xuyên theodõi, đánh giá và phòng ngừa rủi ro Như vậy, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng khôngchỉ là sự quan tâm của riêng NHTM nào mà là của cả hệ thống các ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2018, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lýđược 149.220 tỷ đồng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,89% (giảmso với mức 2,46% cuối năm 2016 và 1,99% cuối năm 2017) - mức thấp nhất kể từnăm 2012 đến nay và đã về dưới ngưỡng mục tiêu 2% theo Nghị quyết 01/NĐ-CP2019 ban hành hồi đầu năm.
Là một trong các NHTM lớn tại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đặt ra mục tiêu giảm tỷ nợ xấu xuống mứcdưới 1% trước năm 2020 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV những năm gần đây có xu hướnggiảm, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu năm 2018 vẫn ở mức 1,8% - cao hơn mức 1% mục
tiêu Vì vậy, đề tài luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” là rất cần thiết để đánh
giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro tại BIDV, những thành tựu đạt được cũng nhưmặt còn hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảcông tác quản lý rủi ro tín dụng.
2 Tình hình nghiên cứu
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động quan trọng của ngân hàng
Trang 11thương mại, nhằm giúp hạn chế và xử lý các tổn thất phát sinh do rủi ro tín dụng Vìvậy, trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu về
hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, ví dụ như giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng” xuất bản năm 2012 của GS TS Nguyễn Văn Tiến, giáo trình“Risk Management in Banking” xuất bản năm 2009 của Joel Bessis, … Ngoài ra có
một số ấn phẩm báo chí về đề tài này như “Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam” của TS Đỗ Đoan Trang (Đại học Bình Dương),“Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Ths Đào
Nguyên Thuận (Kiểm toán Nhà nước) Ở cấp độ luận văn thạc sỹ, đề tài được
nghiên cứu khá nhiều ở các NHTM khác, ví dụ như luận văn “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)” của tác giả Lương Thu Phương (Đại
học Kinh tế, 2017), hay luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – CN Nam Thừa Thiên Huế) của tác giả Nguyễn Tất LêNgân (Học viện Hành chính Quốc gia, 2016), … Các giáo trình, công trình nghiêncứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về hệ thống ngân hàng thương mại và đã đánh giámột cách đầy đủ, chi tiết về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng Cáccông trình nghiên cứu này thường được các trường đại học sử dụng phục vụ côngtác giảng dạy, nghiên cứu, và ngân hàng thương mại sử dụng xây dựng các chínhsách quản lý rủi ro tín dụng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ.
Nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV cũng đã có một số luận văn
như “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Đông Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Nga (Đại học Kinh tế, 2016),
hay luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương” của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng (Viện Đại
học Mở Hà Nội, 2018), … Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới đượcthực hiện ở quy mô một chi nhánh nhất định, do đó chưa đưa ra được thực trạngQLRRTD trong hệ thống BIDV, những thành tựu và những mặt hạn chế còn tồn tại.Vì vậy, tiếp thu những kết quả từ các công trình nghiên cứu trên, luận văn sẽ nghiêncứu một cách tổng quan công tác QLRRTD trong hệ thống BIDV, từ đó đưa ra cácgiải pháp áp dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác QLRRTD.
Trang 123 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu thứ nhất là đưa ra cơ sở lý thuyết, hệ thống hóa các vấn đề lý luận vềrủi ro tín dụng (RRTD) và công tác quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) tại ngânhàng thương mại (NHTM).
Mục tiêu thứ hai là đánh giá được thực trạng QLRRTD tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam, những thành tựu đạt được và những mặt còn hạnchế, tìm hiểu những nguyên nhân gây ra những mặt còn hạn chế đó.
Mục tiêu thứ ba là dựa trên thực trạng công tác QLRRTD tại BIDV đã đượcnghiên cứu ở Chương II, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện côngtác QLRRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàngthương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu và công tác quản lý rủi rotín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018.
5 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứusau:
Thứ nhất, nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp tổng
hợp, phân tích.
Thứ hai, nhóm các phương pháp nghiên cứu thực trạng: Phương pháp tổng
hợp, phân tích số liệu, phương pháp so sánh.
6 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
Trang 13Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trang 14CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀQUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Một số khái niệm cơ bản1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo khoản 01 Điều 03 - Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 củaNgân hàng nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phươngpháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đốivới nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng khôngthực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ củamình theo cam kết ”.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong
trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việcthanh toán gốc và lãi không đúng kỳ hạn”.
Tóm lại, rủi ro tín dụng là những tổn thất có khả năng xảy ra hoặc không xảyra phụ thuộc vào khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ của kháchhàng.
1.1.2 Khái niệm Quản lý rủi ro tín dụng
Tương tự với rủi ro tín dụng, có khá nhiều quan điểm về quản lý rủi ro tín dụng:
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012): “Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây
dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêuan toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.
Theo Trần Trung Tường (2011): “Quản lý rủi ro tín dụng là tiến trình của
nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàngphải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợpnhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM”.
Theo Trần Huy Hoàng (2010): “Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận
rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
Trang 15soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợicủa rủi ro tín dụng.”
Tóm lại, quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh quađó ngân hàng nhận diện, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro khi cấp tín dụng cũngnhư lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tốiđa cho mình Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở mộtkhoản tín dụng và một danh mục tín dụng.
1.1.3 Các tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngânhàng thương mại
Theo Đào Nguyên Thuận (2019), công tác quản lý rủi ro tín dụng được cácngân hàng thực hiện một cách hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:
Thứ nhất, việc kiểm soát tốt rủi ro sẽ hạn chế phát sinh các khoản nợ nhóm 2,
nợ xấu, do đó, chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng sẽ giảm đi, làm tănglợi nhuận trước thuế của ngân hàng.
Thứ hai, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu được giữ ở mức thấp sẽ tạo niềm tin cho
người gửi tiền và các nhà đầu tư về chất lượng tín dụng, độ ổn định của ngân hàng,tạo niềm tin cho các khoản đầu tư và tiền gửi sẽ sinh lời, không bị đọng vốn do cáckhoản nợ quá hạn.
Thứ ba, ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu thấp sẽ có điều kiện tập trung
nguồn lực mở rộng thị trường, tăng thị phần, có năng lực tài chính vững chắc đểcạnh tranh với các đối thủ, nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường.
Thứ tư, rủi ro tín dụng mang tính tất yếu, gắn liền với hoạt động tín dụng của
các ngân hàng Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, xảy ra do nhiều nguyên nhân(cả khách quan và chủ quan), rất phức tạp và khó nắm bắt, gây thiệt hại rất lớn chocác ngân hàng về vốn, thu nhập và uy tín Do đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng làcần thiết trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo giảm tối thiểu ảnh hưởng của rủi rotín dụng.
Thứ năm, quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng hoạt động một cách
lành mạnh và ổn định Như đã trình bày ở trên, ngân hàng phải thực hiện trích lập
Trang 16dự phòng rủi ro cho các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu Về lâu dài, việc trích dự phòngrủi ro sẽ ăn vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng, làm giảm quy mô và có thể dẫn tớiphá sản.
1.2.Các nội dung Quản lý rủi ro tín dụng1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Ngay khi lập hồ sơ tín dụng cho khách hàng, các cán bộ tín dụng đã có thể gópphần phòng ngừa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng bằng cách nhận diện các rủi ro.Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những rủi ro khácnhau với mức độ khác nhau Vì vậy ngân hàng cần xác định những thông tin liênquan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được Nguồn thông tin mà ngân hàngnhận được thường là do khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác do ngânhàng tự tìm hiểu được Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải xác định có những loại rủiro nào mà khách hàng có thể có trước khi cấp tín dụng, để từ đó có hướng đo lườngmức độ của từng loại rủi ro Mặt khác, sau khi cấp tín dụng, ngân hàng phải thườngxuyên giám sát khoản tín dụng đó, để có thể xác định những loại rủi ro nào phátsinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, từ đó có hướng giải quyết sao cho rủiro là thấp nhất, và nếu có tổn thất xảy ra thì tổn thất đó là thấp nhất.
Theo Lê Phong Châu (Đại học Kinh tế quốc dân), một số dấu hiệu giúp ngânhàng nhận diện được rủi ro tín dụng như sau:
Thứ nhất, nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với các ngân hàng củakhách hàng
Một là, lịch sử giao dịch qua tài khoản của khách hàng: có nhiều dấu hiệu rủi
ro liên quan đến quá trình giao dịch tại ngân hàng như: sự giảm sút số dư tiền gửi,
có sự chuyển tiền lòng vòng trong một nhóm khách hàng, tiền về tài khoản thườngxuyên được rút ra ngay lập tức, các khoản phát sinh có chủ yếu là nộp tiền mặt vàoTK chứ ít phát sinh doanh thu, Điều này có thể là dấu hiệu của việc hoạt động sảnxuất, kinh doanh của khách hàng không thực sự hiệu quả, không tạo ra được doanhthu thực tế Các hoạt động nộp, rút tiền hay chuyển tiền lòng vòng có thể là dấu hiệutạo doanh thu ảo của khách hàng.
Trang 17Hai là, các hoạt động vay: Nhu cầu vay thường xuyên gia tăng không phù hợp
với sự gia tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu các khoản vay vượtquá nhu cầu dự kiến, thường chỉ vay để trả nợ cho một/một số ít đối tác có liênquan, thường xuyên trong tình trạng trả nợ rồi xin giải ngân lại ngay, thường xuyênchậm trễ trong việc thanh toán nợ gốc và lãi Đây có thể là dấu hiệu của việc kháchhàng đang gặp khó khăn về tài chính, không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫntới thanh toán chậm gốc và lãi, thực hiện giải ngân mới trả nợ khoản vay cũ.
Ba là, phương thức tài chính: Thường xuyên sử dụng các nguồn vốn ngắn để
tài trợ cho các nhu cầu trung dài hạn (khi nguồn thu từ phương án kinh doanhthương mại về khách hàng không dùng trả nợ ngắn hạn vay ngân hàng mà đem đầutư tài sản dài hạn từ đó dẫn đến giảm giá trị vốn lưu động ròng, nghiêm trọng hơncó thể gây mất cân đối tài chính hoặc; các hệ số thanh toán biến đổi theo chiềuhướng xấu; giảm vốn chủ sở hữu
Thứ hai, nhóm dấu hiệu liên quan đến bộ máy và phương thức quản lý củakhách hàng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếukhách hàng có một số biểu hiện sau đây:
Một là, khách hàng thường xuyên thay đổi chủ sở hữu, các thành viên trong
hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, các thành viên trong ban điều hành; Cácthành viên trong hội đồng quản trị/hội đồng thành viên/ban điều hành thường xuyêncó những bất đồng về mục tiêu, cách thức điều hành doanh nghiệp Điều này có thểdẫn tới việc doanh nghiệp hoạt động không theo một đường lối chung, thiếu nhấtquán và gây ra những bất ổn trong hoạt động.
Hai là, việc luân chuyển, thay đổi nhân viên diễn ra thường xuyên, nhân viên
thường không có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Sự thiếu ổn định vềnhân sự cho thấy doanh nghiệp có những bất ổn về nội bộ, cơ cấu tổ chức thườngxuyên thay đổi có thể dẫn tới việc hoạt động thiếu ổn định, không nhất quán.
Ba là, việc điều hành doanh nghiệp được quyết định bởi Hội đồng quản trị
hoặc Ban điều hành ít hoặc không có kinh nghiệm; thiếu quan tâm đến lợi ích của
Trang 18cổ đông, chủ nợ; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhấtthời, không có khả năng đối phó với những thay đổi Điều này sẽ dẫn tới việc doanhnghiệp hoạt động thiếu định hướng rõ ràng, ban lãnh đạo không đưa ra được kếhoạch kinh doanh hiệu quả, tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Bốn là, có nhiều chi phí quản lý bất hợp lý: sử dụng nhiều vốn để đầu tư các
trang thiết bị nhằm mục đích phô trương hơn là mục đích sử dụng như đầu tư cácthiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, Ban điều hành cócuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân Đây có thểlà dấu hiệu cho thấy tài chính của công ty không minh bạch, các chi phí bất hợp lýcó thể ăn vào vốn mà doanh nghiệp không phát hiện sớm.
Thứ ba, nhóm dấu hiệu liên quan tới hoạt động kinh doanh của khách hàngMột là, các kế hoạch kinh doanh đưa ra không thực tế, doanh nghiệp quá lệ
thuộc vào một/một số ít đối tác (đầu vào, đầu ra); doanh nghiệp mất một hay nhiềukhách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính; sản phẩm của doanhnghiệp gặp phải nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ Đây là các dấu hiệu cho thấyrủi ro hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể gặp khó khăn trong tương lai khimất đi đối tác chính, doanh nghiệp phải tiêu sản phẩm trên thị trường gặp phải cạnhtranh sẽ không có được doanh số như kế hoạch.
Hai là, doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh các sản phẩm không thích
hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại của doanh nghiệp; sản phẩm của kháchhàng mang tính thời vụ cao Điều này cho thấy rủi ro sản phẩm của doanh nghiệp cóthể không đảm bảo chất lượng, dẫn tới khó tiêu thụ trên thị trường, làm sụt giảmdoanh thu.
Thứ tư, nhóm dấu hiệu liên quan tới xử lý thông tin tài chính, kế toán củakhách hàng
Một là, doanh nghiệp chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ,
trì hoãn nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích thuyếtphục; không có báo cáo về lưu chuyển tiền tệ; đơn vị kiểm toán báo cáo tài chínhloại trừ nhiều khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính Những dấu hiệu này có
Trang 19thể cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu bất ổn, khách hàng cónhững động thái nhằm che dấu số liệu thực tế.
Hai là, những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân
đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhưng lãigiảm hoặc không có; số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của cáckhách nợ được kéo dài; hoạt động lỗ… Đây là những dấu hiệu rủi ro khách hàngmất cân đối về tài chính, tăng nợ vay nhưng không tận dụng hiệu quả, lâu dài sẽ dẫntới mất khả năng thanh toán.
Thứ năm, nhóm các dấu hiệu phi tài chính khác
Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trôngthấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu; doanhnghiệp hay xảy ra tranh chấp với các đối tác
1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường rủi ro tín dụng thường được thực hiện theo các phương phápsau đây:
Thứ nhất, Đo lường rủi ro tín dụng theo Phương pháp IRB
Phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based Approach - IRB baogồm FIRB - xếp hạng nội bộ cơ bản và AIRB - Xếp hạng nội bộ nâng cao), theo đótổn thất tín dụng dự kiến (EL – Expected Loss) được xác định như sau:
EL = PD x EDA x LGD
Trong đó:
PD - Probability of Default: Xác suất khách hàng không trả được nợ.
EDA - Exposure at Default: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm kháchhàng không trả được nợ.
LGD - Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính.Cách xác định PD:
Trang 20PD: dựa trên các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm:Các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và các khoản nợ không thu hồi được.
Theo Basel, để tính được PD trong 1 năm thì phải tính trên dữ liệu dư nợ của khách hàng trong vòng 5 năm trước đó, gồm:
Nhóm dữ liệu tài chính (các hệ số tài chính và đánh giá của các tổ chức xếphạng).
Nhóm dữ liệu phi tài chính: năng lực quản lý, khả năng tăng trưởng của ngành…
Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo: (khả năng trả nợ) hạn mức thấu chi, số dư tiền gửi…
Sau đó, PD sẽ được tính toán dựa trên mô hình Logistic.Cách xác định LGD và EAD
LGD: tỷ trọng phần vốn bị tổn thất/tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng khôngtrả được nợ, bao gồm: Gốc, lãi chưa trả được, chi phí phát sinh…
LGD = (EAD – Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Số tiền có thể thu hồi phụ thuộc: Tài sản bảo đảm + Cơ cấu tài sản của khách hàng + Yếu tố vĩ mô.
Có 3 phương pháp tính LGD:
Market LGD: Sử dụng với các khoản tín dụng được mua bán trên thịtrường LGD bằng giá của khoản tín dụng đó trên thị trường = hiện tại hoá tất cảcác dòng tiền có thể thu hồi được của khoản tín dụng trong tương lai.
Workout LGD: LGD căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trảđược nợ Ngân hàng ước tính các dòng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dựkiến thu hồi được các dòng tiền đó và chiết khấu về hiện tại Khó khăn: dự tính tínhchính xác CF, t, DR.
Implied Market LGD: căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.
Thứ hai, Mô hình điểm số Z
Trang 21Mô hình điểm số Z (Z - Credit Scoring Model) là một trong số những mô hìnhlượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản thường được sử dụng nhất Mô hình này do E I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất của Mỹ Đây làmô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản nhất thường được sử dụng, trong đó đạilượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụthuộc vào
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay.
Nội dung mô hình điểm số Z:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5Trong đó:
X1 = Vốn lưu động trên Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên Tổng tài sản (EBIT/Total Assets). X4 = Vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ (Total Equity/Total Liabilities).
X5 = Doanh số trên Tổng tài sản (Sales/Total Assets).
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trịsố Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơvỡ nợ cao.
Hạn chế của mô hình điểm số Z
Thứ nhất, mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là
"vỡ nợ" và "không vỡ nợ" Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từkhông trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc vàlãi tiền vay Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diệnhơn theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tương ứngvới các mức độ vỡ nợ khác nhau.
Trang 22Thứ hai, mô hình không có lí do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan
trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn Tương tự như vậy, cácbiến số (Xj) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinhdoanh thường xuyên thay đổi Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xjlà hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau.
Thứ ba, mô hình đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng
hóa, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng Nhìnchung, các nhân tố này thường không được đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng"Z" Mặt khác, mô hình cho điểm thường không sử dụng các thông tin đại chúng cósẵn, như giá cả thị trường của các tài sản chính
1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 củaNgân hàng Nhà nước Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thươngmại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm tốithiểu các nội dung sau đây:
Thứ nhất, vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi,kiểm soát rủi ro tín dụng Hiện tại, các ngân hàng đã xây dựng mô hình, quy trình
phê duyệt tín dụng phù hợp với các thông lệ quốc tế, đảm bảo tính khách quan tốiđa khi phê duyệt và kết hợp với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tíndụng để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc Bên cạnh đó, các ngân hàngcũng thành lập các phòng, ban chuyên trách công tác theo dõi chất lượng tín dụngvà đề xuất biện pháp xử lý khi có dấu hiệu rủi ro phát sinh.
Thứ hai, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòngrủi ro để xử lý rủi ro tín dụng Hiện tại, các ngân hàng đã thực hiện phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro định kỳ hàng tháng theo đúng quy định được hướng dẫn tạiThông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc Quy định về phân loại tàisản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài.
Trang 23Thứ ba, đánh giá, theo dõi rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng,danh mục cấp tín dụng Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình
khác nhau để phân tích và đánh giá rủi ro, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnhđịnh tính hoặc định lượng về rủi ro tín dụng Mỗi khách hàng có kết quả đánh giákhác nhau, và căn cứ kết quả đánh giá, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách tín dụngphù hợp Ngoài ra, các ngân hàng cũng đưa ra các quy trình về việc kiểm tra saucho vay, đánh giá năng lực tài chính, phi tài chính cũng như mục đích sử dụng vốnvay của khách hàng để có biện pháp ứng xử kịp thời khi có dấu hiệu rủi ro.
Thứ tư, kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổđối với từng khoản cấp tín dụng, danh mục các khoản cấp tín dụng bao gồm: Tầnsuất tối thiểu thực hiện kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với khách hàng đểthu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi rủi ro tín dụng Do đó, các ngân hàng
đã triển khai công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm tuân thủ đúng cácquy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ,trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng Với các biệnpháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro, ngân hàng hướng tới thu được lợi nhuậntối đa ngay trong các hoạt động có nhiều rủi ro nhất Tuy nhiên, đôi khi ngân hàngcó thể bị lợi nhuận dẫn dắt khiến đi chệch khỏi mục tiêu về rủi ro và dẫn tới nhữngtổn thất nặng nề khi rủi ro xảy ra Do vậy, các hoạt động của ngân hàng luôn cần cósự giám sát chặt chẽ của chính nội tại ngân hàng đó và của các tổ chức/bộ phậngiám sát độc lập bên ngoài ngân hàng.
Thứ năm, tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ suy giảm chấtlượng tín dụng của từng khoản cấp tín dụng và danh mục cấp tín dụng; cơ chế cảnhbáo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm Các ngân
hàng đã xây dựng các báo cáo định kỳ về nợ quá hạn, nợ xấu để theo dõi chất lượngtín dụng của từng khoản vay Cán bộ thực hiện kiểm tra thông tin khách hàng địnhkỳ về tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng với các TCTD khác, tình hìnhnhân sự, Ban lãnh đạo để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro.
1.2.4 Đánh giá rủi ro tín dụng
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một NHTM, trong đó
Trang 24có bốn chỉ tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn”.
Hiểu một cách cụ thể hơn, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộnợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Nợ quá hạn có thể là nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn(đối với trường hợp khoản vay quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi bị quá hạn); hoặc các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm5 cũng chưa chắc đã là nợ quá hạn (trong trường hợp nợ đã được điều chỉnh kỳ hạntrả nợ và/hoặc gia hạn trả nợ).
Song song với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cũng phản ánh khả năngquản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ Đâylà chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và là dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơchuyển nợ xấu của một khoản vay trong tương lai Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thểhiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
Thứ hai, chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Dư nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước: nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 Tỷ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao, mức độ rủi ro càng cao.
Thứ ba, chỉ tiêu Hệ số rủi ro tín dụng
Công thức tính hệ số rủi ro tín dụng như sau:Tổng dư nợ
Tổng tài sản có
Trang 25Hệ số này phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có.Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn, lợi nhuận sẽ càng lớn nhưng đồngthời rủi ro tín dụng cũng càng cao Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngânhàng được phân thành 03 nhóm:
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản chovay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngânhàng Đối với các khách hàng lớn, được các NHTM đánh giá là khách hàng tốt, cácNHTM thường áp dụng mức lãi suất ưu đãi để đảm bảo cạnh tranh với các ngânhàng khác, do đó NIM tín dụng không cao.
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại chongân hàng là vừa phải Đây là các khoản tín dụng thưởng chiếm tỷ trọng cao trongtổng dư nợ cho vay của NHTM.
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản chovay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng (ví dụcác khoản cho vay tín chấp, các khoản cho vay các lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn).Tùy vào khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng mà quy mô các khoản tín dụng này có thểcao hoặc thấp so với tổng dư nợ của ngân hàng đó.
Thứ tư, chỉ tiêu Hệ số khả năng bù đắp rủi ro
Để phòng ngừa và giảm thiểu mức độ thiệt hại của RRTD, các ngân hàng luônthực hiện trích lập dự phòng rủi ro, đây là số tiền được hạch toán vào chi phí hoạt động Dự phòng rủi ro trích lập gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung, trong đó:
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Ri = (Ai - Ci) x rAi: Số dư nợ gốc thứ i.
Trang 26Ci: giá trị khấu trừ của TSBĐ của khoản nợ thứ i.
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm (Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%;Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%).
Trường hợp Ci > Ai: Ri được tính bằng 0.
Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thấtcó thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể Số tiền dựphòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từnhóm 1 đến nhóm 4.
1.2.5 Xử lý rủi ro tín dụng
Việc xử lý rủi ro tín dụng được tiến hành tại bước giám sát và thanh lý tíndụng trong quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại Các biện pháp xử lýrủi ro tín dụng thường được các Ngân hàng thương mại áp dụng như sau:
Thứ nhất, chủ động phối hợp với khách hàng vay vốn để có phương án cơ cấu
lại nợ (gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) nhằm giãn thời gian trả nợ đểkhách hàng có thể cân đối nguồn thu và dòng tiền để trả nợ đầy đủ khoản vay chongân hàng Mặc dù theo quy định mới của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013, các khoản nợ cơ cấu sẽ bị chuyển nợ xấu trong thời gian thử thách,nhưng sau khi vượt qua thời gian thử thách và trả nợ đúng lịch trả nợ sau cơ cấu,khoản vay có thể được chuyển lên nhóm nợ tốt hơn Qua đó trực tiếp góp phần hỗtrợ tài chính cho khách hàng không phát sinh nợ quá hạn (có thể phải chịu thêm cảlãi suất phạt quá hạn làm tăng chi phí hoạt động) Tuy nhiên, để được ngân hàng cơcấu nợ, khách hàng cần có tài liệu phù hợp để chứng minh khả năng trả nợ đầy đủsau khi được cơ cấu nợ và được phía ngân hàng chấp nhận.
Thứ hai, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định Trong quá
Trang 27trình hoạt động, các ngân hàng đều phải thực hiện trích lập dự phòng chung và tríchlập dự phòng cụ thể đối với các khoản vay nhằm phòng ngừa rủi ro không thu hồiđược một phần hoặc toàn bộ khoản vay Do đó, các ngân hàng cần thực hiện phânloại nợ một cách khách quan phù hợp quy định của ngân hàng nhà nước, qua đó làmcơ sở xác định mức trích lập dự phòng rủi ro đảm bảo an toàn tín dụng, tránh việcchạy theo mục tiêu lợi nhuận mà cắt giảm mức trích lập dự phòng rủi ro.
Thứ ba, đối với các khách hàng gặp khó khăn về tài chính, mặc dù đã được
ngân hàng áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãisuất… nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ và không có khả năng hồi phục Ngânhàng cần rà soát khép kín hồ sơ pháp lý, bám sát thực trạng tài sản bảo đảm để xemxét khả năng phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn vay trên cơ sở phối hợp với các cơquan chức năng để xử lý tài sản đúng trình tự của pháp luật.
Thứ tư, ngân hàng có thể bán lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng đã
ký sang cho các tổ chức tài chính khác để san sẽ bớt rủi ro, nhanh chóng thu hồi vốnvà tránh những tranh chấp pháp lý với người vay Bán nợ được xem là phương ánxử lý nợ xấu nhanh nhất, nhưng khi áp dụng phương án này, ngân hàng cũng phảichấp nhận việc không thể thu hồi đầy đủ khoản vay, vì giá trị bán nợ thường thấphơn so với dư nợ thực tế của khách hàng tại ngân hàng.
Thứ năm, sử dụng quỹ dự phòng để xứ lý RRTD: Khi một khoản vay đã
chuyển nợ xấu và đã được ngân hàng trích lập đầy đủ 100% dự phòng, ngân hàngcó thể chuyển hạch toán nợ ngoại bảng Việc chuyển nợ ngoại bảng này sẽ cũnggiúp ngân hàng giảm giá trị và tỷ trọng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, đồng thờingân hàng vẫn tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đãký kết với khách hàng.
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng1.3.1 Các yếu tố khách quan
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nhân tố và không tác động một cách trựcdiện nhưng ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến công tác quản lý rủi ro tíndụng tại các Ngân hàng là không hề nhỏ.
Trang 28Thứ nhất, môi trường kinh doanh gặp khó khăn, tình hình kinh doanh và tàichính của doanh nghiệp suy giảm Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động
tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấnđề lạm phát cao Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanhvà làm tăng nợ xấu của các TCTD Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay cónăng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ vàkhả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế Vì vậy, khi môitrường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thờitiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinhdoanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp Trong giai đoạn này, lãisuất ngân hàng có lúc lên trên 20%/ năm dẫn đến hệ quả nhiều doanh nghiệp gặpkhó khăn, không thể trả nợ ngân hàng Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có sựkhôi phục khi năm 2018 đạt mức khá cao là 7,08%, cao nhất từ năm 2008 tuy nhiên,tỷ lệ lạm phát ở mức 3,54%, do đó, nền kinh tế chưa thực sự tốt cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ hai, pháp lý về việc xử lý tài sản đảm bảo còn rắc rối Đây là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến khâu xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM Đối với vấn đề xử lýtài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ vay: cácNHTM phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém chi phí cho việc khiếukiện đòi xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ vay của khách hàng Hơn nữa, tại nhiều địaphương sự quá tải ở tòa án, sự quan liêu của cán bộ thực thi pháp luật, sự kháng cựcủa bên vay vốn, cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi
nợ Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT của Vietcombank, “Thời gian
bình quân để giải quyết tranh chấp thông qua tòa án phải mất tới 2 năm thậm chícó những vụ ngân hàng đã phải theo đuổi tới 7 năm Sau đó, quá trình thi hành ánlại mất khoản 2-3 năm nữa” Như vậy, để xử lý một khoản nợ xấu, ngân hàng phải
mất hàng năm trời, gây thêm tổn thất cả về thời gian và chi phí cho các ngân hàng,giảm hiệu quả của việc xử lý TSBĐ Do đó, môi trường pháp lý thuận lợi cũng tạođiều kiện không nhỏ đến việc triển khai công tác quản lý rủi ro tín dụng tại cácNgân hàng.
Trang 29Thứ ba, hệ thống thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng: Đây là nhân tố
ảnh hưởng đến khâu nhận diện rủi ro tín dụng của các NHTM Việc đánh giá rủi rođể quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng không chỉ đơn thuần là dựa vào cácthông tin một chiều do khách hàng cung cấp mà các ngân hàng còn phải tìm hiểu từnhiều kênh thông tin khác để có đánh giá toàn diện Hiện nay nguồn thông tin quantrọng và chủ yếu mà các ngân hàng có được khi muốn tìm hiểu về tình hình quan hệtín dụng của khách hàng đó là qua tìm hiểu thực tế khách hàng và các thông tinđược cung cấp từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC).Mặc dù đã hỗ trợ cho các NHTM khá nhiều trong việc tra cứu các thông tin như:thông tin về tình hình vay vốn, tình hình tài sản đảm bảo, nợ quá hạn, nợ xấu, Tuynhiên trong một số trường hợp thông tin cung cấp từ CIC thiếu tính cập nhật kịpthời hoặc cập nhật nhưng chưa đầy đủ Các thông tin về tài sản đảm bảo đã có sự cảitiến so với trước đây nhưng các thông tin về tài sản đảm bảo còn chung chung, khótheo dõi Các điều bất cập này trong nhiều trường hợp dẫn đã dẫn đến rủi ro trongquyết định cho vay của các Ngân hàng.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Đây được coi là các nhân tố cốt lõi và các ngân hàng có thể thay đổi trực tiếpvà tác động lên công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình Một số nguyênnhân chính gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ chính ngân hàng cho vay như sau:
Thứ nhất, do chính sách kinh doanh của ngân hàng Hoạt động tín dụng là
hoạt động kinh doanh chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, do đó các ngân hàngđều đặt ra các mục tiêu tăng trưởng tín dụng với tốc độ khá cao, ví dụ BIDV đặtmục tiêu 12%, ACB, MB, Techcombank đặt mục tiêu 13%, đặc biệt Vietcombankđặt mục tiêu tăng trưởng 15% Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, rủiro phát sinh nợ xấu cũng tăng theo do áp lực về chỉ tiêu có thể khiến các ngân hàngnới lỏng khâu thẩm định hay chính sách cho vay, làm tăng nguy cơ phát sinh nợxấu.
Thứ hai, do quy trình thẩm định, xét duyệt tín dụng Đây là nhân tố ảnh hưởng
chủ yếu đến khâu đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng của các NHTM Nếu ngânhàng xây dựng được quy trình thẩm định cấp tín dụng khoa học, phân chia tách
Trang 30bạch rõ ràng trách nhiệm và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận có liên quan sẽtạo điều kiện cho các quyết định cấp tín dụng được đưa ra một cách an toàn và thậntrọng Cùng với đó việc xây dựng bộ khung các điều kiện cấp tín dụng tối thiểu màkhách hàng cần phải đáp ứng đối với từng loại hình cho vay khác nhau cũng là cơsở để đảm bảo tính thống nhất và tiêu chuẩn hóa khi cho vay của ngân hàng, qua đógiúp cho công tác QTRRTD phát huy được tính tích cực.
Ngược lại, nếu quy trình thẩm định cấp tín dụng thiếu chặt chẽ, không có sựtập trung sẽ gây khó khăn cản trở trong quá trình hoạt động của ngân hàng Các bộphận, phòng ban có thể xảy ra tình trạng đùn đẩy công việc và thiếu trách nhiệm,thời gian xử lý hồ sơ theo đó bị kéo dài hoặc không có hướng giải quyết Mặt khác,nếu không có một tiêu chuẩn về chính sách cấp tín dụng sẽ dễ dẫn tới tình trạngcùng một khách hàng, hoặc những khách hàng có sự tương đồng về tài chính cũngnhư năng lực sản xuất, nhưng có khách hàng được ngân hàng chấp thuận cho vay,có khách hàng lại không được chấp thuận cho vay.
Thứ ba, việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay chưa thực hiện triệt để: Đây là
nhân tố ảnh hưởng đến khâu kiểm soát rủi ro tín dụng của các NHTM Mặc dù quytrình, quy định trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của các NHTM luôn cóphần kiểm tra sau cho vay, tuy nhiên trên thực tế vấn đề này lại chưa được cán bộtín dụng thực sự quan tâm Một phần do việc chủ quan quá tin tưởng khách hàng,một phần do ngại xuống thực tế khách hàng (đặc biệt là đối với các khách hàng ởđịa bàn xa), một số trường hợp khác chỉ làm biên bản kiểm tra theo kiểu đối phó:gửi biên bản kiểm tra khống cho khách hàng ký trước rồi cán bộ tín dụng ký sau màkhông có kiểm tra hoạt động thực tế, Trong khi vấn đề này là hết sức quan trọngtrong việc nắm bắt thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, mặt khác còn giúpsớm phát hiện ra các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn nhằm nâng cao khả năng cảnh báo rủi rotrong cho vay doanh nghiệp.
Thứ tư, các quy định về biện pháp xử lý rủi ro cũng như các chế tài xử phạtđối với các cán bộ và/hoặc lãnh đạo liên quan khi không thực hiện các biện phápxử lý rủi ro kịp thời: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khâu xử lý rủi ro tín dụng của
các NHTM Khi xảy ra rủi ro tín dụng, việc áp dụng kịp thời các biện pháp xử lý rủi
Trang 31ro phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng Tuy nhiên nếu các quyđịnh về xử lý rủi ro chưa chặt chẽ, hoặc các cán bộ tín dụng không theo sát tình hìnhcủa khách hàng và không kịp thời tiến hành các biện pháp xử lý sẽ có thể làm chậm,thậm chí làm giảm khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng Việc chế tài xử phạt khôngnghiêm minh sẽ dẫn tới cán bộ lơ là trách nhiệm trong khâu xử lý nợ quá hạn, nợxấu, khiến cho những khoản nợ quá hạn kéo dài và ngày càng khó xử lý.
Thứ năm, đạo đức của một số cán bộ ngân hàng Đây là nguyên nhân mà ngân
hàng thường khó phát hiện sớm, khi phát hiện sai phạm của cán bộ đã phát sinh rủiro Cán bộ có thể lợi dụng sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, làm giả hồ sơ vay vốncủa khách hàng, giả mạo chữ ký, con dấu, hoặc thông đồng với khách hàng để nânggiá trị tài sản đảm bảo, giả hồ sơ phương án vay vốn, để chiếm đoạt tài sản củangân hàng Vụ việc điển hình mới xảy ra gần đây như Chu Ngọc Hải làm giả 562 bộhồ sơ vay vốn, chiếm đoạt 114 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Krông Bông.
Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng vàcông tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Đây là cơ sở để tác giả đánh giá thựctrạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV giai đoạn 2013-2018 tại chương kếtiếp.
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàngkiến thiết Việt Nam, được thành lập ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài chính Từ khithành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thayđổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn năm 1957 đến 1981), Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 đến 1990), Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 05/2012), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (từ khi cổ phần hóa vào ngày 30/5/2012 cho đến nay).
Trụ sở chính của BIDV được đặt tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận HoànKiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Vốn điều lệ của BIDV tính đến thời điểm31/12/2017 là 34.187.153 triệu đồng (95,28%), trong đó vốn Nhà nước là32.573.242 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài thông qua phát hành cổphiếu là 1.613.911 triệu đồng (4,72%).
2.1.2 Cơ chế, chính sách trong hoạt động tín dụng tại BIDV
Tùy theo từng loại khách hàng, lĩnh vực tài trợ, mục đích và quy mô của khoảnvay mà công tác quản lý rủi ro tại BIDV được thực hiện qua các bước khác nhau(việc phê duyệt cấp tín dụng và xử lý rủi ro được phê duyệt bởi các cấp khác nhau):
Khách hàng tại BIDV được chia thành 3 loại gồm:
Khách hàng loại 1: là khách hàng doanh nghiệp/Định chế tài chính không
phải là TCTD xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB trở lên và được phân loại nợ nhóm 1tại BIDV (trừ các khách hàng là doanh nghiệp tư nhân/chủ doanh nghiệp tư nhânvay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV dưới 6 tháng hoặc đã ngừng quan hệtín dụng với BIDV từ 12 tháng trở lên).
Trang 33Khách hàng loại 2: là khách hàng doanh nghiệp/Định chế tài chính không
phải là TCTD không thuộc khách hàng loại 1, doanh nghiệp tư nhân/chủ doanhnghiệp tư nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Khách hàng loại 3:
nghiệp công lập có thu,nghiệp).
là khách hàng bán lẻ, khách hàng tổ chức khác (đơn vị sự hợp tác xã và các tổ chức khác không phải là doanh
Trong ba nhóm khách hàng trên, nhóm khách hàng loại 2 là nhóm khách hàngđược BIDV đánh giá có mức độ rủi ro cao nhất do đang có nợ quá hạn tại BIDV,hoặc các khách hàng mới, thời gian quan hệ tín dụng chưa đủ lâu do đó BIDV chưađánh giá được một cách chắc chắn về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, uytín của khách hàng.
Về lĩnh vực tài trợ, đối với ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro như ngành kinh doanhbất động sản, BIDV đã ban hành các nghị quyết, văn bản hướng dẫn riêng về thẩmquyền phê duyệt cũng như các điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng Ngoài rahàng năm BIDV còn ban hành nghị quyết về giới hạn ngành, các ngành có dư nợcấp tín dụng vượt giới hạn ngành mà HĐQT đã phê duyệt sẽ phải hạn chế tăng mớivà được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Hiện tại hệ thống BIDV gồm 189 chi nhánh được phân thành 9 nhóm để ápdụng mức thẩm quyền cấp tín dụng khác nhau căn cứ vào quy mô và chất lượng cấptín dụng của mỗi chi nhánh Trong đó, tổng giới hạn tín dụng được cấp đối với mộtkhách hàng (không bao gồm các khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% bằng tiềngửi tại BIDV) tại chi nhánh nhóm 1 là 110 tỷ đồng, tại chi nhánh nhóm 9 là 30 tỷđồng (mức thẩm quyền được phép phê duyệt tại chi nhánh, không phải qua Hội sởchính) Hàng năm, Ban quản lý tín dụng kết hợp với Ban Quản lý rủi ro tín dụng sẽtiến hành đánh giá lại tình hình hoạt động tín dụng của các chi nhánh để xem xét,quyết định thay đổi/giữ nguyên mức thẩm quyền được giao.
Đối với các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh, các chi nhánhsẽ phải thực hiện trình cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính (qua Ban Quản lý rủi rotín dụng) phê duyệt.
Trang 342.1.3 Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2018 của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2013-2018 được thể hiện quamột số yếu tố sau:
Thứ nhất, về quy mô tín dụng Chỉ tiêu quy mô tín dụng cũng được sử dụng đểđánh giá quy mô của một ngân hàng, bên cạnh chỉ tiêu Tổng tài sản.
Cho vay là một mảng trong hoạt động tín dụng và thường chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu tài sản có của ngân hàng Trong những năm 2013-2018, dư nợ tín dụngcủa BIDV có mức tăng trưởng khá, tại thời điểm 31/12/2018 dư nợ toàn hệ thốngđạt 955.456 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2017, mức tăng trưởng bình quân giaiđoạn từ năm 2013 đến năm 2018 là 19,91%.
Về đối tượng khách hàng, tín dụng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo vớidư nợ thời điểm 31/12/2018 là 644.358 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lên tới 67,44% tổngdư nợ, tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 là 14,46% Cơcấu dư nợ theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn2013-2018 theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ bán lẻ: thời điểm 31/12/2013, tỷ lệdư nợ bán lẻ và dư nợ doanh nghiệp lần lượt là 15,1% và 84,9%, trong khi 2 tỷ lệnày năm 2018 lần lượt là 32,56% và 67,44%.
Các lĩnh vực BIDV có tỷ trọng cho vay lớn nhất trong giai đoạn 2013-2018 làthương mại, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ Tỷ trọng cho vaytheo kỳ hạn thời gian qua được BIDV duy trì ở mức tương đối ổn định, tỷ trọng chovay trung dài hạn bình quân khoảng 40-45%/tổng dư nợ.
Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV những năm 2013-2018 được cụ thểtại Bảng 2.1.
Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiệnmục tiêu, chính sách phát triển kinh doanh của BIDV.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cuối kỳ của BIDV ở mức tương đối ổn định tronggiai đoạn 2013-2018, được thể hiện ở bảng 2.2.
Trang 35Bảng 2.1 Dư nợ tín dụng của BIDV từ năm 2013 đến năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng
TT“Dư nợ tín31/12/201331/12/201431/12/201531/12/201631/12/201731/12/2018dụng cuối kỳ”
Theo đối
1tượng khách388.931443.580596.144710.085834.435955.456hàng
Dư nợ bán lẻ58.62079.777136.950195.669244.820311.098Dư nợ DN330.311363.803459.194514.416589.615644.358
2Theo ngành388.931443.580596.144710.085834.435955.456nghề
Nông nghiệp,
lâm nghiệp và19.11624.24835.92041.96436.89141.526thủy sản
Khai khoáng11.07413.35013.95914.05214.87411.822Công nghiệp
chế biến, chế84.66285.016107.317119.213141.585163.875tạo
SX và phân
phối điện, khí35.14933.19238.13144.77243.31447.009đốt, nước
Bán buôn, bán
Vận tải kho bãi9.8398.94437.24846.85545.79946.527
Bất động sản27.87531.62341.11236.90637.16226.284Ngành khác45.09549.24374.518107.257132.886135.097
Theo kỳ hạn
3gốc của khoản388.931443.580596.144710.085834.435955.456vay
Nợ ngắn hạn220.347256.175339.806388.919485.089590.556Nợ trung hạn51.30262.21881.59285.11976.10766.954
Nợ dài hạn117.282125.186174.746236.046273.239297.946(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Trang 36Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ và tốc độ tăn trưởng của BIDV giaiđoạn 2013-2018
Đơn vị: tỷ đồng
TTChỉ tiêu31/12/201331/12/201431/12/201531/12/201631/12/201731/12/2018
1 Dư nợ tín 388.931443.580596.144710.085834.435955.456dụng cuối kỳ
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Tại thời điểm 31/12/2018 dư nợ toàn hệ thống đạt 955.456 tỷ đồng, tăng14,5% so với năm 2017 Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2013 đếnnăm 2018 là 19,91% do trong giai đoạn này, BIDV tập trung đẩy mạnh công tác tíndụng với mục tiêu trở thành ngân hàng top đầu của Việt Nam.
So sánh với dư nợ tại một số Ngân hàng thương mại khác thời điểm31/12/2017 và 31/12/2018:
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ tại một số ngân hàng giai đoạn 2018
(Nguồn: BCTC kiểm toán của các ngân hàng năm 2018)
Năm 2017-2018, quy mô dư nợ tín dụng cuối kỳ tại BIDV có tốc độ tăngtrưởng trung bình trong hệ thống ngân hàng, và tương đương với các ngân hàngTMCP có quy mô lớn khác như Vietinbank, Vietcombank Tuy nhiên, giá trị dư nợ
Trang 37tín dụng cuối kỳ của BIDV lớn hơn hai ngân hàng trên, gấp 1,12 lần Vietinbank vàgấp 1,52 lần Vietcombank Điều này cho thấy, BIDV có quy mô và tốc độ tăngtrưởng tín dụng rất cao, tuy nhiên, đi kèm theo đó là nguy cơ phát sinh nợ quá hạn,nợ xấu cũng cao hơn so với các ngân hàng khác.
Thứ ba, về thực trạng nợ quá hạn, đây là tiêu chí đánh giá chất lượng tíndụng của BIDV, phản ánh hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, phân loại nợ được chia làm 05 nhóm, trong đó Nợ xấugồm: Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nợ nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) Thực trạng Nợ quá hạn – Nợ xấu tại BIDV thời gian quanhư sau:
Bảng 2.4 Diễn biến nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng dư nợ371.165443.579596.144710.085834.435955.456
+ Nợ nhóm 1337.926415.938569.128670.664793.838917.418+ Nợ nhóm 224.61218.76017.42626.11328.41020.837+ Nợ nhóm 33.8544.6433.9675.8402.7004.746+ Nợ nhóm 46801.0688879954.8075.849+ Nợ nhóm 54.0923.1704.7356.4724.6806.606
Tổng nợ quá
33.23827.64127.01539.42040.59738.038hạn *
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
* Do không thu thập được số liệu chính xác về nợ quá hạn của BIDV nên số
liệu về nợ quá hạn trong luận văn được tính bao gồm các nhóm nợ 2,3,4,5.
Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của BIDV có xu hướng giảm dần.Trong giai đoạn này, Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực,
Trang 38BIDV đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ theo đúng quy định,tạo điều kiện để xử lý các khoản nợ xấu khó đòi bằng quỹ dự phòng rủi ro Ngoàira, BIDV chủ động thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu, đưa ra phương án phùhợp với từng đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ Đồng thời, dư nợtín dụng cuối kỳ của BIDV cũng tăng trưởng ở mức cao (trung bình 26,95%) đãgiúp cho tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm đi từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong giai đoạn năm 2015 - 2016, do diễn biến kinh tế thế giới và kinh tếtrong nước có nhiều biến động, thị trường đầu ra của các ngành đều có dấu hiệu bịthu hẹp, sức mua thị trường giảm trong khi các yếu tố đầu vào mang tính thiết yếucho hoạt động sản xuất như than, điện nước, xăng vẫn có xu hướng tăng qua đó ảnhhưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đã dẫn tới nợ xấucủa BIDV có xu hướng gia tăng Ngoài ra, một số khách hàng có hoạt động khókhăn từ năm 2012, mặc dù đã được BIDV hỗ trợ tháo gỡ thông qua việc thực hiệnchính sách gia hạn nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, nhưng đến giai đoạn này vẫn chưa có dấu hiệuphục hồi hoặc khả năng phục hồi thấp dẫn tới chuyển nợ xấu.
Mặc dù giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu có gia tăng, nhưng nhìn chung vẫn nằmtrong mức cho phép và ở mức thấp so với bình quân chung của hệ thống ngân hàng.
Đơn vị: %
Nợ nhóm 290%
Nợ nhóm 188%
Hình 2.1 Tỷ trọng các nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Trang 39Đến năm 2017, mặc dù giá trị nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV không biếnđộng nhiều so với năm 2016 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 17,51% sovới năm 2016 nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV đã giảm đáng kể, xuốngmức 4,87% và 1,46% vào thời điểm 31/12/2017.
Tuy nhiên, đến năm 2018, giá trị nợ quá hạn đã giảm xuống nhưng giá trị nợxấu lại tăng lên, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 lần lượt là3,98% và 1,8%.
Thứ tư, về trích lập dự phòng rủi ro sẽ phản ánh hiệu quả thực tế của việctăng trưởng tín dụng của ngân hàng, lợi nhuận thu được có tương ứng với tăngtrưởng tín dụng.
Bảng 2.5 Lợi nhuận từ kinh doanh trước chi phí dự phòng RRTD của BIDVgiai đoạn 2013-2018
Đơn vị: tỷ đồng
1Tổng thu nhậphoạt18.61221.28123.60929.06237.64741.930động
Trong đó:
+ Thu nhập lãi thuần13.73516.57718.67622.56829.61933.396+ Lãi thuần từ hoạt động
2.1931.5282.0322.1032.4393.006dịch vụ
+“Lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh vàng và ngoại162268289533611980hối”
+ Lãi thuần từ mua bán 1.385 1.089 (33) 811 694 476chứng khoán
+ Lãi thuần từ hoạt động 945 1.581 2.319 1.796 3.199 3.571khác
+“Thu nhập từ góp vốn,
mua cổ phần”
2Tổng chi phí hoạt động (7.082)(8.256)(10.443)(12.725)(13.836) (14.754)
“Lợi nhuận thuần từ hoạt
3động kinh doanh trước 11.53013.02513.16616.33823.81127.177
chi phí dự phòng rủi rotín dụng”
4“Chi phí dự phòng rủi ro (6.503)(6.969)(5.522)(8.884)(15.647)(18.258)
tín dụng”
5Tổng lợi nhuậnthuếtrước 5.0276.0567.6437.4548.1658.918
6 Chi phí thuế TNDN(1.209)(1.280)(1.537)(1.421)(1.571)(1.743)
7Lợi nhuận sau thuế 3.8184.7766.1066.0346.5937.175
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Trang 40Ngày nay, bên cạnh việc cho vay, các ngân hàng thương mại cũng phát triểnnhiều hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại như bảo lãnh, chuyển tiền, kinh doanhngoại tệ, thẻ… để đa dạng hóa nguồn thu và tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, hoạtđộng cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh chính và mang lại tỷ trọng lợi nhuận caonhất cho ngân hàng Riêng tại BIDV trong 06 năm 2013-2018, lợi nhuận từ hoạtđộng cho vay trước khi trích lập dự phòng RRTD chiếm tỷ trọng bình quân khoảng78,52% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Song song với hoạt động cho vay, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngânhàng hiện đại ngày càng được quan tâm đẩy mạnh và đóng góp quan trọng nhằm giatăng lợi nhuận hoạt động.
Đơn vị: tỷ đồng
Trích lập dự phòng rủi ro trong năm
Lợi nhuận trước thuế
Hình 2.2 Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn từ năm 2013đến năm 2018
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Dưới áp lực kinh doanh ngày càng gia tăng, nhưng với cố gắng nỗ lực củatoàn bộ cán bộ công nhân viên BIDV, dư nợ tín dụng và số dư huy động vốn quacác năm 2013-2018 có sự tăng trưởng tương đối tốt Lợi nhuận sau thuế của BIDVvề cơ bản cũng có sự tăng trưởng qua các năm với mức tăng trưởng bình quânkhoảng 12,06%.