1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Qui chế Olympic vật lí quốc tế

6 326 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

QUY CHẾ OLYMPIC VẬT QUỐC TẾ Bản đã được thông qua năm 1999 tại Padova (Italia) Thay đổi: Năm 2000 - Leicester (Vương quốc Anh) Năm 2001- Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) Năm 2002 - Bali (Inđônêsia) Năm 2004 - Pohang (Hàn quốc) Năm 2006 - Singapore §1 Để ghi nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của Vật trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và trong giáo dục phổ thông cho thanh niên; với mục đích thúc đẩy sự phát triển các cuộc giao lưu quốc tế trong lĩnh vực giáo dục vật phổ thông, một kỳ thi vật hàng năm được tổ chức cho các học sinh trung học phổ thông. Kỳ thi này có tên là Olympic Vật Quốc tế và là cuộc thi tài giữa các cá nhân. §2 Kỳ thi được tổ chức bởi Bộ Giáo dục, Hội Vật hoặc một cơ sở giáo dục thích hợp của một trong các nước tham gia mà địa điểm thi đặt tại nước đó. Nước tổ chức phải đảm bảo sự tham gia bình đẳng của các đoàn và mời tất cả các nước đã tham gia trong vòng ba năm gần nhất. Ngoài ra, họ còn có quyền mời các nước khác.Danh sách các thành viên mới sẽ tham gia phải được trình lên Ban thư ký Olympic Vật Quốc tế (§8) chậm nhất 6 tháng trước kỳ thi. Trong vòng 2 tháng, Ban thư ký sẽ tham khảo ý kiến của Ban tư vấn (§8) và đề nghị xoá tên những đoàn trong danh sách đệ trình nếu không đủ tiêu chuẩn tham dự Olympic Vật Quốc tế. Tuy nhiên những nước bị Ban thư ký hoặc Ban tư vấn từ chối vẫn có thể tham dự với tư cách là “đội khách” nhưng sự tham dự này không phải là cam kết để tham gia các kỳ thi tiếp theo. Không nước nào có thể bị từ chối không được tham gia vì quan điểm chính trị, do sự căng thẳng chính trị, do thiếu quan hệ ngoại giao hoặc thiếu sự thừa nhận của chính quyền nước tổ chức đối với một số nước nào đó, do bị cấm vận hoặc các do tương tự . Khi có những khó khăn ngăn cản việc mời chính thức đoàn đại diện của một nước nào đó, học sinh nước đó có thể được mời tham gia với tư cách cá nhân. Kỳ thi được tổ chức trong không khí thân thiện, với mong muốn thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai và khích lệ việc hình thành các quan hệ hữu nghị trong cộng đồng khoa học. Do đó, những căng thẳng chính trị giữa các thành viên tham gia không được ảnh hưởng tới bất kì hoạt động nào trong cuộc thi. Các hoạt động chính trị trực tiếp chống các cá nhân hay các đoàn đều bị cấm tuyệt đối. §3 Mỗi nước tham gia cử một đoàn, nhiều nhất gồm 5 học sinh (thí sinh) và 2 người dẫn đoàn (hai lãnh đạo đoàn).Các thí sinh phải là các học sinh của các trường trung học phổ thông hoặc trung học kỹ thuật, tức là các trường không được coi là đại học kỹ thuật. Các học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trong năm tổ chức thi cũng có thể là thành viên của đoàn nếu họ chưa vào đại học. Tuổi của học sinh không được vượt quá 20 tính đến ngày 30/6 năm tổ chức thi. Các lãnh đạo đoàn phải là các chuyên gia hay giáo viên vật có khả năng giải quyết tốt các bài thi. Những người này phải nói được tiếng Anh. §4 Ban tổ chức Olympic xác định ngày đến, ngày rời khỏi Olympic cũng như địa điểm cho các đoàn đến và đi phù hợp chương trình Olympic và yêu cầu của các đoàn. Chi phí cho các hoạt động trong Olympic từ ngày đến cho tới ngày rời khỏi Olympic do Ban tổ chức chịu. §5 Kì thi được tiến hành trong hai ngày, một ngày thi thuyết và một ngày thi thực hành. Có ít nhất một ngày nghỉ giữa hai ngày thi. Bài thi thuyết gồm ba bài toán và làm trong thời gian 5 giờ. Bài thi thực hành gồm một hoặc hai bài thực hành và cũng làm trong 5 giờ. Thí sinh có thể mang vào phòng thi dụng cụ vẽ hình và máy tính bỏ túi không lập trình được. Không mang vào phòng thi các phương tiện trợ giúp khác. Các bài thi thuyết thuộc ít nhất 4 phần vật đã được dạy ở trường trung học (xem Chương trình thi Olympic). Các thí sinh phải có khả năng làm các bài thi với trình độ toán lớp cuối trung học và không phải bổ sung thêm về toán. Đề thi do nước chủ nhà chuẩn bị và chọn, có sự đồng ý của Hội đồng quốc tế (§7) Nước chủ nhà chuẩn bị ít nhất một bài thi dự trữ và được giới thiệu trước Hội đồng quốc tế nếu một trong các bài thi thuyết bị loại bởi hai phần ba số thành viên của Hội đồng. Các bài đã bị bỏ không đưa ra để xét lại. §6 Điểm tối đa của bài thi thuyết là 30, của bài thi thực hành là 20. Ban tổ chức kì thi sẽ phân chia điểm cho các phần trong bài thi. Khi đã có điểm (trước khi thảo luận về điểm với các lãnh đạo đoàn), Ban tổ chức xác định điểm tối thiểu cho huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng và bằng khen theo nguyên tắc sau: Điểm tối thiểu của huy chương vàng mà Ban tổ chức đề nghị phải đảm bảo cho 6% số thí sinh dự thi đạt được huy chương này. Điểm tối thiểu của huy chương bạc mà Ban tổ chức đề nghị phải đảm bảo cho 18% số thí sinh dự thi đạt được huy chương vàng hoặc bạc. Điểm tối thiểu của huy chương đồng mà Ban tổ chức đề nghị phải đảm bảo cho 36% số thí sinh dự thi đạt được huy chương vàng, bạc hoặc đồng. Điểm tối thiểu của bằng khen mà Ban tổ chức đề nghị phải đảm bảo cho 60% số thí sinh dự thi đạt được huy chương và bằng khen. Điểm tối thiểu tương ứng với các phần trăm kể trên (6, 18, 36, 60) được làm tròn tới số nguyên nhỏ hơn và gần nhất. Điểm tối thiểu phải được thông qua bởi quá bán các thành viên của Hội đồng quốc tế bằng cách biểu quyết. Các thí sinh khác chỉ nhận được giấy chứng nhận tham gia cuộc thi. Các thành viên Hội đồng quốc tế và những người dự họp không được phép công bố điểm của họ. §7 Cơ quan điều chỉnh các hoạt động của IPhO là Hội đồng quốc tế, bao gồm các lãnh đạo đoàn của các nước tham gia IPhO. Chủ tịch Hội đồng quốc tế là người đại diện cho nước tổ chức trong các buổi thảo luận về đề bài, lời giải, biểu điểm và là Chủ tịch IPhO trong tất cả khâu. Các việc giao cho Hội đồng quốc tế, trừ Quy chế, Quy định và Chương trình (xem §10) phải được trên 50% số lãnh đạo đoàn thông qua bằng cách biểu quyết. Mọi lãnh đạo đoàn đều có quyền biểu quyết. Trong trường hợp số người đồng ý và phản đối bằng nhau, Chủ tịch là người quyết định. Số lượng quy định trong cuộc họp của Hội đồng Quốc tế là một nửa số những người được chọn để biểu quyết. Hội đồng quốc tế có trách nhiệm sau đây: a) Điều hành và giám sát kì thi sao cho kỳ thi diễn ra theo đúng quy chế; b) Sau khi các đoàn đến, khẳng định mọi thành viên của các đoàn đều đáp ứng các yêu cầu của kỳ thi về mọi phương diện. Hội đồng sẽ tước quyền dự thi của các thí sinh không đáp ứng các yêu cầu đã quy định; c) Thảo luận về việc chọn đề bài, lời giải và dự kiến biểu điểm đối với mỗi phần của bài thi. Hội đồng được uỷ quyền thay đổi hoặc bỏ các bài đã đề nghị nhưng không được đề xuất bài mới. Không được thay đổi thiết bị thí nghiệm. Có quyết định cuối cùng về đề bài và biểu điểm. Những người tham gia cuộc họp của Hội đồng quốc tế phải giữ bí mật về đề thi và không được trợ giúp bấtkỳ một thí sinh nào; d) Đảm bảo phân loại đúng và công bằng các thí sinh. Bảng điểm phải được Hội đồng quốc tế chấp thuận; e) Lập danh sách các thí sinh được huy chương và bằng khen. Hội đồng quốc tế là người quyết định cuối cùng; f) Rà soát kết quả kỳ thi; g) Chọn nước sẽ được phân công tổ chức các Olympic tiếp theo. h). Bầu các thành viên Ban thư kí của IPhO. §8 Ban thư ký của Olympic Vật quốc tế là người cùng kết hợp tổ chức Olympic. Ban thư ký gồm Chủ tịch và Thư ký, được Hội đồng quốc tế bầu với nhiệm kỳ 5 năm khi các chức vụ này mãn hạn. Chủ tịch và Thư ký của Olympic Vậtquốc tế được mời dự Olympic với tư cách là thành viên và người đứng đầu Hội đồng quốc tế. Những chi phí cho họ do Ban tổ chức kỳ thi đảm nhiệm. Chủ tịch và Thư ký không phải là lãnh đạo của đoàn một nước nào. Có Ban tư vấn bên cạnh Chủ tịch IPhO. Ban tư vấn gồm: a. Chủ tịch, b. Thư kí, c. Nước tổ chức Olympic lần trước, d. Các nước tổ chức hai kỳ Olympic tiếp theo e. Những người do Chủ tịch lựa chọn. §9 Ngôn ngữ làm việc của IPhO là tiếng Anh. Đề bài có thể được giới thiệu với Hội đồng quốc tế bằng các thứ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Lời giải được giới thiệu bằng tiếng Anh. Trách nhiệm của các lãnh đạo đoàn là dịch đề bài ra thứ tiếng mà học sinh của họ cần. Quy chế này và các tài liệu khác của IPhO phải viết bằng tiếng Anh. Các cuộc họp của Hội đồng quốc tế dùng tiếng Anh. §10 Quy chế này được bổ sung bởi:  Quy định về các công tác tổ chức  Chương trình thi nêu ở §5 Những đề nghị sửa đổi quy chế và các tài liệu bổ sungcó thể được trình lên Chủ tịch hoặc người được chỉ định không chậm hơn ngày 15 tháng 12. Chủ tịch sẽ công bố những đề nghị cùng với lời giới thiệu của Chủ tịch Ban tư vấn theo địa chỉ của lãnh đạo các đoàn đã tham gia kỳ IPhO trước không chậm hơn ngày 15 tháng 3. Mỗi sửa đổi phải được thảo luận tại cuộc họp của Hội đồng quốc tế của IPhO tiếp theo và được thông qua nếu:  Quy chế và Chương trình thi có hai phần ba trở lên  Các Quy định có quá bán số thành viên Hội đồng quốc tế biểu quyết chấp thuận. Những thay đổi như thế sẽ có hiệu lực từ khi kết thúc Olympic hiện hành và không có hiệu lực đối với kỳ thi đang tiến hành. §11 Sự tham gia Olympic Vật quốc tế chính là thừa nhận của Bộ Giáo dục hoặc cơ sở giáo dục của nước cử đoàn dự thi đối với quy chế hiện hành. --------------------------------------------- ĐIỀU CHỈNH QUY CHẾ OLYMPIC VẬT QUỐC TẾ Nội dung điều chỉnh cho §2 Bộ Giáo dục hoặc cơ quan tổ chức thi phân công nhiệm vụ chuẩn bị và điều hành kỳ thi cho các bộ phận tương ứng. Giấy mời chính thức các nước tham gia phải gửi sớm ít nhất 6 tháng trước Olympic. Thông thường, giấy mời được gửi tới cơ quan cấp quốc gia đã cử đoàn đi dự Olympic trước. Các bản copy của giấy mời cũng được gửi tới các lãnh đạo đoàn năm trước. Giấy mời phải ghi rõ địa điểm và thời gian tổ chức thi kèm theo địa chỉ của Thư ký Ban tổ chức. Các nước muốn tham dự IPhO hiện hành phải trả lời thư mời trước 15 tháng 3 và giới thiệu người liên lạc của nước mình. Mỗi nước tham gia phải cung cấp cho nước chủ nhà các thông tin cá nhân của các thí sinh (họ, tên, giới, địa chỉ, ngày sinh và địa chỉ trường đang học) vào ngày 15/5 hoặc sớm hơn. Nước chủ nhà phải mời các nước tham gia ít nhất một trong ba Olympic gần nhất. Có thể từ chối : Đề nghị tham gia thi của bất kỳ nước nào. Đề nghị tham gia từ các nước không có đoàn tham dự như nêu ở §3 (các quan sát viên, các khách mời) Trong vòng 5 năm tham gia, mỗi nước phải tuyên bố nhận đăng cai tổ chức một Olympic nào đó trong những năm tới. Một nước không có khả năng tổ chức Olympic có thể không được tham gia Olympic. Điều này do Hội đồng quốc tế quyết định. Nội dung điều chỉnh cho §3 Những người được đi theo đoàn sẽ do Ban tổ chức Olympic tiếp theo quyết định. Thư ký của Olympic (§8) là người liên lạc cho đến Olympic tiếp theo (trừ những người mới đi theo đoàn hoặc những người liên lạc khác được nước tham gia đề nghị) Mỗi nước tham gia phải đảm bảo các thí sinh là học sinh trung học phổ thông khi thông báo tên các thành viên trong đoàn. Ngoài ra, các quan sát viên và khách có thể đi cùng các đoàn. Các quan sát viên có thể tham dự tất cả các cuộc họp Olympic, kể cả những cuộc họp của Hội đồng quốc tế. Tuy nhiên họ không được biểu quyết hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận. Những khách du lịch sẽ không tham dự các cuộc họp của Hội đồng quốc tế. Nếu có thể được, nước chủ nhà có thể tiếp nhận những người sau làm quan sát viên: - Những người tổ chức hoặc những người được chỉ định của nước chủ nhà trong ba năm tiếp theo - Đại diện của bất kỳ quốc gia nào bày tỏ ý định tham dự Olympic Vật quốc tế tiếp theo. Nội dung điều chỉnh cho §4 Nước chủ nhà sẽ chịu toàn bộ chi phí cho việc tổ chức IPhO, cũng như chi phí về ăn, ở, phương tiện đi lại, du lịch tham quan và cả những giải thưởng. Tuy nhiên, nước chủ nhà không chịu trách nhiệm về những chi phí y tế và các khoản tiêu vặt của các các nhân. Các quan sát viên và khách du lịch phải trả tất cả các chi phí tham dự. Nước chủ nhà có thể yêu cầu các đoàn đóng góp tự nguyện cho những khoản chi phí bắt buộc. Nội dung điều chỉnh cho §5 Kỳ thi nên tiến hành trong vòng 10 ngày (gồm cả ngày đến và ngày đi) Nước chủ nhà phải đảm bảo kỳ thi được tiến hành theo đúng quy chế. Phải thông báo với các nước tham gia từ trước ngày họ đến mọi thông tin chi tiết về nơi đón, ngày đón, nơi ở, phương tiện đi lại từ sân bay, cảng biển, nhà ga. Toàn bộ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail của các thành viên tổ chức IPhO cũng phải được cung cấp cho các đoàn kèm theo những thông tin về luật pháp và phong tục của nước chủ nhà. Chương trình làm việc trong Olympic Vật quốc tế phải được soạn cho cả lãnh đạo và thí sinh, đồng thời gửi đến các nước tham gia trước kỳ Olympic. Ban tổ chức IPhO chịu trách nhiệm soạn thảo tất cả các đề thi. Đề thi được viết bằng tiếng Anh và những ngôn ngữ chính khác của Olympic như đã nêu ở §9. Câu hỏi của đề thi phải yêu cầu sự sáng tạo và kiến thức nằm trong chương trình thi. Kiến thức nằm ngoài chương trình thi có thể được đưa vào bài thi với điều kiện là giải thích được nó bằng cách dùng các khái niệm có trong chương trình thi. Tất cả những người tham gia chuẩn bị đề thi không được tiết lộ nội dung của nó. Độ khó của các bài thi nên cố gắng ở mức sao cho khoảng một nửa số thí sinh đạt được trên 50% tổng số điểm. Hội đồng quốc tế sẽ có một khoảng thời gian để xem xét các bài thi. Các bài này có thể được thay đổi hoặc bị loại bỏ. Nếu một bài bị loại, bài tiếp theo sẽ được thay thế. Nước chủ nhà chịu trách nhiệm chấm thi. Điểm của các thí sinh sẽ được lãnh đạo đoàn của họ thảo luận với người chấm thi. Nếu giữa các lãnh đạo đoàn và người chấm thi không thống nhất được điểm số cuối cùng thì Hội đồng quốc tế sẽ quyết định. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho các lãnh đạo đoàn bản copy bài thi của các thí sinh của họ và họ có ít nhất 12 giờ để chấm các bài thi đó. Nước chủ nhà chuẩn bị các huy chương và giấy chứng nhận theo đúng quy chế, đồng thời lập danh sách tất cả các thí sinh đoạt giải cùng với điểm số và giải tương ứng theo. Phần thưởng được trao tại Lễ bế mạc. Nước chủ nhà có trách nhiệm xuất bản kỷ yếu của kỳ thi bằng tiếng Anh trong thời gian 12 tháng tiếp theo. Bản sao của kỷ yếu phải được gửi tới tất cả lãnh đạo các đoàn và các thí sinh. Nội dung điều chỉnh cho §6 Các giải đặc biệt có thể kèm theo phần thưởng. Thí sinh đạt điểm cao nhất được nhận phần thưởng đặc biệt. Nội dung điều chỉnh cho §8 Có 3 thành viên của Hội đồng quốc tế có mặt trong cuộc họp các giám khảo, nơi biểu điểm cuối cùng và chi tiết sẽ được quyết định. Họ có quyền góp ý với nhóm giám khảo để giữ cho biểu điểm tuân theo đúng truyền thống của Olympic Vật quốc tế. Nếu các lãnh đạo, quan sát viên, hoặc các thí sinh từ các quốc gia bị phát hiện có thông đồng để gian lận ở một trong các bài thi tại Olympic quốc tế, thí sinh có liên quan sẽ bị truất quyền dự thi Olympic hiện tại. Ngoài ra, các lãnh đạo, các quan sát viên và các thí sinh liên quan cũng sẽ không được phép tham gia bất cứ một kỳ Olympic nào tiếp theo. Hội đồng quốc tế sẽ ra những quyết định thích hợp. . QUY CHẾ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ Bản đã được thông qua năm 1999 tại Padova (Italia) Thay đổi: Năm 2000 - Leicester (Vương quốc Anh) Năm 2001-. lưu quốc tế trong lĩnh vực giáo dục vật lí phổ thông, một kỳ thi vật lí hàng năm được tổ chức cho các học sinh trung học phổ thông. Kỳ thi này có tên là Olympic

Ngày đăng: 20/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w